A: PHẦN MỞ ĐẦU :
I. Bối cảnh của đề tài :
- Với xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam đang ngày càng phát huy hết khả năng sẵn có trong mọi lĩnh vực. Ngôn ngữ giao tiếp trở thành công cụ đắc lực và có sức mạnh tiên quyết. Ngoài tiếng mẹ đẻ, người Việt Nam đã coi tiếng Anh như ngôn ngữ giao tiếp thứ hai, hết sức coi trọng và đưa chương trình tiếng Anh như một môn chính khoá vào các trường học, thậm chí ngay từ bậc Tiểu học.
- Tiếng Anh là môn học này đòi hỏi người học phải chịu khó, đầu tư nhiều thời gian, phải có phương pháp phù hợp khi học. Hiện nay, tình trạng chất lượng học tập môn Tiếng Anh còn thấp do nhiều nguyên nhân: trước hết là do phụ huynh, học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học, do đó chưa có sự đầu tư thời gian, chưa nỗ lực vượt khó học tập; nhiều học sinh đến giờ học không chú ý tập trung, về nhà không chịu làm bài tập, không chịu khó rèn luyện học hỏi nên không thể tiến bộ được; ngoài ra, cùng với sự phát triển kinh tế, có nhiều loại hình vui chơi, giải trí – nhất là Game –online ra đời thu hút, lôi cuốn phần đông học sinh; đã và đang “đầu độc” , làm hao tốn biết bao nhiêu thời gian dành cho việc học tập của học sinh; nhiều học sinh sa đà, việc học ngày càng sao nhãng. Điều này cũng góp phần làm cho học sinh học yếu nhiều môn học trong đó có môn Tiếng Anh. Như vậy làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh thích học Tiếng Anh và hạn chế số lượng học sinh học yếu ?
A: PHẦN MỞ ĐẦU : I. Bối cảnh của đề tài : - Với xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam đang ngày càng phát huy hết khả năng sẵn có trong mọi lĩnh vực. Ngôn ngữ giao tiếp trở thành công cụ đắc lực và có sức mạnh tiên quyết. Ngoài tiếng mẹ đẻ, người Việt Nam đã coi tiếng Anh như ngôn ngữ giao tiếp thứ hai, hết sức coi trọng và đưa chương trình tiếng Anh như một môn chính khoá vào các trường học, thậm chí ngay từ bậc Tiểu học. - Tiếng Anh là môn học này đòi hỏi người học phải chịu khó, đầu tư nhiều thời gian, phải có phương pháp phù hợp khi học. Hiện nay, tình trạng chất lượng học tập môn Tiếng Anh còn thấp do nhiều nguyên nhân: trước hết là do phụ huynh, học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học, do đó chưa có sự đầu tư thời gian, chưa nỗ lực vượt khó học tập; nhiều học sinh đến giờ học không chú ý tập trung, về nhà không chịu làm bài tập, không chịu khó rèn luyện học hỏi nên không thể tiến bộ được; ngoài ra, cùng với sự phát triển kinh tế, có nhiều loại hình vui chơi, giải trí – nhất là Game –online ra đời thu hút, lôi cuốn phần đông học sinh; đã và đang “đầu độc” , làm hao tốn biết bao nhiêu thời gian dành cho việc học tập của học sinh; nhiều học sinh sa đà, việc học ngày càng sao nhãng. Điều này cũng góp phần làm cho học sinh học yếu nhiều môn học trong đó có môn Tiếng Anh. Như vậy làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh thích học Tiếng Anh và hạn chế số lượng học sinh học yếu ? - Qua những năm giảng dạy, tôi nhận thấy biểu hiện học sinh yếu kém về môn Tiếng Anh phổ biến nhất là vốn từ nghèo nàn, không nắm được ngữ pháp, phát âm không chuẩn, kỹ năng thành lập cấu trúc câu còn nhiều hạn chế và yếu nhất là kỹ năng nghe, nói. Qua ý kiến chân thành của các đồng nghiệp, ý kiến của Ban Giám Hiệu và một vài kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được qua những năm giảng dạy môn Tiếng Anh ở các khối lớp, tôi xin trình bày một vài phương pháp thúc đẩy học sinh yếu học tốt Tiếng Anh ở trường tôi – THCS Trần Đại Nghĩa . II. Lý do, mục đích chọn đề tài: 1/ Lý do : - Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển, đã hội nhập với thế giới trong tất cả các lĩnh vực, vì vậy đòi hỏi mỗi người phải có trình độ nhất định, trong đó ngoại ngữ (tiếng Anh) là công cụ là không thể thiếu trong quá trình hội nhập thế giới, với tầm quan trọng đó môn ngoại ngữ ngày nay trở thành môn trọng yếu trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên việc giảng dạy môn tiếng Anh ở trường phổ thông còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng bộ môn không đồng đều mà điển hình là trường THCS Trần Đại Nghĩa nơi tôi đang công tác. - Với đặc thù là một huyện miền núi, có đông đồng bào dân tộc, đời sống người dân còn khó khăn, một số gia đình ít quan tâm đến việc học của con em, ý thức học tập của một số em còn hạn chế, do đó làm ảnh hưởng đến kết quả giảng dạy của bộ môn. Đối với môn học này, để học tập tốt ngoài việc các em có ý thức học tập, siêng năng, mà còn phải mạnh dạn phát biểu, đồng thời còn có một yếu tố không thể thiếu là người giáo viên giảng dạy phải có phương pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn tiếng Anh, tôi luôn xem chất lượng giảng dạy là mục tiêu hàng đầu, luôn mong muốn kết quả học tập của các em thật tốt, ít nhất phải đạt mức chuẩn kiến thức cơ bản. Từ suy nghĩ đó, tôi đã tìm hiểu nghiên cứu và chọn đề tài “ Một số giải pháp giúp học sinh yếu học tốt môn tiếng Anh” 2/ Mục đích nghiên cứu: - Thực trạng hiện nay, đối với môn tiếng Anh tỉ lệ học sinh yếu kém khá nhiều, do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các em học yếu, với mong muốn nâng cao chất giảng dạy bộ môn, bản thân suy nghĩ tìm ra các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh yếu để giúp các em học tập tiến bộ. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 1/ Phạm vi nghiên cứu : - Chương trình sách giáo khoa hiện hành môn tiếng Anh các lớp 6, 7, 8, 9 THCS. - Sách giáo viên tiếng Anh 6,7,8,9 ở trường THCS - Sách hướng dẫn giảng dạy môn tiếng Anh trong trường phổ thông. - Tài liệu chuẩn kiến thức. 2/ Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các lớp 6,7,8,9 ở trường THCS Trần Đại Nghĩa IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: - Qua kết quả thực hiện các giải pháp khá thiết thực sẽ giúp các em học sinh ở vùng dân tộc hoặc vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa mạnh dạn hơn, tự tin hơn trước đám đông, các em có thể học hỏi ở các bạn khác, biết tự học, tự đánh giá kết quả học tập của bản thân cũng như các bạn khác. Từ đó các em sẽ phấn đấu thi đua học tập để đạt được kết quả cao hơn. Đồng thời bản thân giáo viên cũng nắm bắt được tình hình học tập và áp dụng một số phương pháp phù hợp cho lớp dạy của mình. Giáo viên cũng có thể trao đổi với các đồng nghiệp để nâng cao chất lượng bộ môn tại đơn vị. B: PHẦN NỘI DUNG : I. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài: - Trong phương pháp dạy học ngày nay, việc dạy học theo hướng phân hóa đối tượng học sinh được áp dụng có hiệu quả, trong một lớp học khả năng tiếp thu kiến thức của các em học sinh không đồng đều, vì vậy khi áp dụng phương pháp cần chú ý đến đặc điểm của từng đối tượng học sinh, nếu áp dụng một phương pháp chung cho cả lớp thì đối với các em học yếu sẽ không theo kịp các bạn, tiếp thu không hết những kiến thức mà giáo viên muốn truyền đạt, đôi khi bị hỏng kiến thức. Nếu người giáo viên trong quá trình dạy học có chú ý và phân loại đối tượng học sinh, trên cơ sở đó chọn lọc kiến thức truyền đạt, sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với khả năng tiếp thu của các em thì sẽ đạt được kết quả tốt nhất. - Để thực hiện được công việc này đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều công sức cho việc soạn giáo án, đặc biệt phải chọn lọc kiến thức trọng tâm, kiến thức nâng cao để truyền đạt phù hợp cho từng đối tượng học sinh. - Thực tế bản thân đã áp dụng phương pháp này vào quá trình dạy học ở trường nơi tôi công tác, do đặc điểm của trường có đối tượng học sinh chủ yếu là học sinh dân tộc. Hầu hết các em ở bậc tiểu học các trường A,B,C,D trong địa bàn đều nghe và đọc Tiếng Việt chưa thông thạo, không học môn tiếng Anh như các em học sinh ở thị trấn Chi Lăng hay Tịnh Biên hoặc Nhà Bàng được học môn tiếng Anh bắt đầu từ lớp 1 hay lớp 3, do đó khi lên lớp 6 các em bỡ ngỡ khi học tiếng Anh. Vì thế khi phân công giảng dạy ở các lớp đầu cấp này, để đảm bảo chất lượng giảng dạy, tôi phải chú ý phân loại đối tượng, từ đó xác định kiến thức truyền đạt và xây dựng phương pháp dạy học phù hợp. II. Thực trạng của vấn đề : - Thực trạng học sinh học yếu môn tiếng Anh khá phổ biến ở các địa phương trong huyện, tại đơn vị tôi đã được phân công giảng dạy nhiều năm liền và hầu như các lớp mà tôi giảng dạy đều có nhiều đối tượng học sinh yếu, kết quả học tập của các em còn nhiều hạn chế. Theo thống kê năm học 2009-2010 : tỉ lệ yếu kém toàn trường là : 43,79 %, riêng ở khối lớp 7 tỉ lệ học sinh dưới trung bình của bộ môn tôi phụ trách cuối năm học 2009-2010 là 41,88 %. (Khối phụ trách chính). - Với thực trạng trên tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ để giúp đỡ các em học tập tiến bộ, nhằm nâng chất lượng bộ môn, qua nghiên cứu tìm ra các phương pháp giảng dạy phù hợp, đạt hiệu quả, kết quả giảng dạy của tôi hiện nay có bước tiến bộ hơn so với các năm về trước. III. Các giải pháp để thực hiện : 1. Nắm năng lực học tập bộ môn của học sinh: - Để có được càng nhiều thông tin cũng như hiểu biết về mỗi học sinh, bắt đầu từ đầu năm tôi đã tìm hiểu các em thông qua các hình thức như: tiếp xúc với từng đối tượng học sinh theo yêu cầu đặt ra của bản thân, muốn có điều đó tôi đã tạo ra sự thân thiện với học sinh thông qua các tình huống như: - Vào giờ ra chơi tôi ngồi lại lớp hỏi thăm về tình hình học tập của các em, trong đó có em Hòa, Út , Thường, Nhàn, Thạnh, Chau Kia Ralớp 7A1, 7A2, 7A3 (2010-2011) qua trao đổi tôi được biết các em này làm bài mà còn lo lắng không biết đúng hay sai mà không dám phát biểu hay hỏi thầy khi có nhiều học sinh giỏi hơn đang ở trong lớp. Tôi mới đến và tạo mối quan hệ thân thiện bằng cách hỏi thăm “học ở các môn học khác giáo viên có thường gọi các em lên bảng để làm bài không?, giáo viên có khen ngợi em không?, về nhà chuẩn bị bài như thế nào?...” sau đó các em mới thấy dễ gần gũi với giáo viên và bắt đầu hỏi bài, thường xuyên giơ tay phát biểu khi biết câu trả lời. - Ngoài ra để nắm thêm thông tin về học sinh tôi còn tiếp xúc với một số phụ huynh trong phạm vi có thể, với giáo viên chủ nhiệm và một số giáo viên bộ môn khác. - Bên cạnh đó tôi cũng đã thể hiện sự thân thiện hòa đồng, tình yêu thương và quan tâm đến các em, tìm ra điểm tích cực trong mỗi học sinh làm cho các em thấy tốt hơn và nói điều đó với các em vào dịp các em học lớp bồi dưỡng học sinh yếu mà tôi phụ trách ( do trường tổ chức phụ đạo học sinh yếu khối 9, 6) vì những học sinh chưa được học môn tiếng Anh ở các trường tiểu học, một số em học yếu ở lại lớp, nên tôi có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn. 2. Giúp các em nhận ra tầm quan trọng của bộ môn: - Tôi dẫn chứng cho các em biết ngày nay môn tiếng Anh có vai trò rất quan trọng trong việc tiếp cận những thông tin về khoa học kỹ thuật, đặc biệt nếu học tốt môn tiếng Anh thì các em dễ dàng học môn tin học, đây là môn học mà mọi người khi làm việc hoặc lao động sản xuất đều cần thiết, ngoài ra sau này khi các em ra trường và tìm kiếm việc làm nếu các em biết ngoại ngữ (tiếng Anh) thì dễ dàng xin việc hơn. - Ví dụ các em nghe thông tin trên báo đài về việc tuyển nhân viên làm trong các công ty, xí nghiệp, cơ quan nhà nước ngoài việc có trình độ chuyên môn đạt chuẩn còn đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ nhất định như bằng A, B, C tiếng Anh.... . - Ở tuổi các em còn là học sinh cần phải biết sử dụng tiếng Anh để lên sử dụng phục vụ cho các môn học khác....... . 3. Hướng dẫn các em cách học, tự học và tự chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Đồng thời phối hợp với phụ huynh học sinh nhờ họ giám sát và nhắc nhở việc học tập của các em : - Thông thường học sinh yếu đa phần là do các em không biết cách học tập của một bộ môn hay thiếu ý thức học tập. Vì vậy là giáo viên bộ môn tôi nhận thấy được điều này và hướng dẫn cho các em cách làm bảng phụ bằng giấy kiếng và giấy A0 treo ở nơi thuận tiện nhất trong nhà để dùng cho việc học tập các môn. Ngoài ra yêu cầu các em làm lịch học tập tại lớp có thời gian và công việc hẳn hoi theo cho cá nhân sao cho phù hợp để các em tự học . - Theo tôi khi giáo viên thường cho học sinh bài tập về nhà nên hạn chế số lượng vì các em học không chỉ một hay hai môn cho một buổi học. Và khi cho bài tập hay từ vựng để các em chuẩn bị phải có kiểm tra và khích lệ các em. Đây cũng là một trong các yếu tố giúp các em hiểu bài tốt hơn và chất lượng của tiết học cũng nâng lên. - Một công việc cũng không thể thiếu được đó là nhân các c ... tranh để học sinh tập nói với cấu trúc “used to” và kết quả là học sinh làm phần liên hệ thực tế rất tốt từ đó dẫn qua phần “pre-listening” tốt hơn. Past: -People/live in small houses/cottages -People/walk to travel -There/ didn’t/use/be electricity/in the home -People/work hard all the time -Children/stay home Now: -Now people/live/big house -Now they/go /car or motobikes -Now there/be/electricity every where -Now they/have/ a lot of time entertainment -Now they/go/school - Ngoài ra tôi còn học hỏi được kinh nghiệm ở đồng nghiệp thông qua các buổi họp tổ chuyên môn, ví dụ như họp tổ vào ngày 6/03/2010, nội dung như sau: English 7: U13: Activities B: Come and play. Lesson: B1, B2 ( p 134, 135) Vocabulary: - a paddle - spare ( adj) - (to) borrow Model verbs: Should, ought to, must, have to, will + V0 Thảo luận phần “pre – stage”giáo viên đưa bức tranh Ba và Nam ( không phải trong sách giáo khoa) và đặt câu hỏi bạn Ba và Nam dự định làm gì? While – stage: Now answer the questions:: a) What should Nam do before he plays table tennis? b) When will Nam be ready? c) What will Ba do? d) How many paddles does Ba have? Cho học sinh nghe máy để biết cách phát âm trong đàm thoại B1 chuyển sang B2 tôi cho học sinh lắng nghe và thực hành. Post – stage: Change the underlined details using information in the box to practice dialogue IV. Kết quả đạt được: 1/ Đối với học sinh: - Đối với các em học sinh yếu trở nên thích phát biểu hơn, chủ động hơn trong việc học, tích cực đóng góp xây dựng bài, giờ học trở nên sôi nổi, chất lượng học tập của các em ngày càng tiến bộ. Đặc biệt là đối với học sinh khối 6, do có 1 số em mới làm quen với môn Tiếng Anh. Qua thời gian áp dụng một số biện pháp nêu trên ở năm học 2010-2011 và năm 2011-2012 được tăng lên đáng kể ở cả hai khối 7 và 9. Tôi xin lấy kết quả ở một năm ở khối 7 và một năm ở khối 9. Bảng thống kê điểm kiểm tra một tiết khối lớp 7 năm học 2010-2011 Năm học 2010-2011 Tổng số HS Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Trên TB (%) Yếu (%) Kém (%) Dưới TB (%) HKI Kiểm tra lần 1 167 16.4 23.6 31.0 71.0 21.0 9.0 29.0 Kiểm tra lần 2 167 18.1 23.4 34.0 75.5 12.5 12.0 24.5 HKII Kiểm tra lần 1 165 22.1 20.7 33.4 76.2 12.6 11.2 23.8 Kiểm tra lần 2 164 17.6 23.6 34.8 76.0 14.2 9.8 24.0 Bảng thống kê điểm kiểm tra một tiết khối lớp 9 năm học 2011-2012 Năm học 2011-2012 Tổng số HS Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Trên TB (%) Yếu (%) Kém (%) Dưới TB (%) HKI Kiểm tra lần 1 82 12.4 22.4 30.4 65.2 25.0 9.8 34.8 Kiểm tra lần 2 82 13.1 23.9 36.5 73.5 16.5 10.0 26.5 HKII Kiểm tra lần 1 76 14.4 25.8 35.6 74.8 15.4 9.8 25.2 Kiểm tra lần 2 74 17.5 24.4 33.5 75.6 16.3 8.1 24.4 2/ Đối với giáo viên: + Tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh yếu. + Rèn luyện khả năng thích ứng, linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp. + Nâng cao tay nghề, chất lượng giảng dạy bộ môn. 3/ Đối với tổ chuyên môn: + Chia sẽ tạo thêm nhiều kinh nghiệm với đồng nghiệp trong việc giảng dạy học sinh yếu. + Kích thích, tạo thêm động lực cùng nhau thi đua sáng tạo giữa các thành viên trong tổ, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu cầu hiện nay. 4/ Đối với nhà trường: Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường, cụ thể là hạn chế tình trạng học sinh yếu, kém và đồng thời góp phần hạn chế tình trạng học sinh nghỉ học (do các em học yếu dẫn đến chán và bỏ học), phù hợp với xu hướng vươn đến việc đạt chuẩn quốc gia của nhà trường trong thời gian tới. V. Nguyên nhân thành công và tồn tại: 1. Nguyên nhân thành công: a1. Đối với giáo viên: - Người giáo viên phải vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học vào tình hình thực tế, để có hiệu quả cao nhất. - Người giáo viên phải kiên trì, chịu khó, đầu tư trí tuệ, công sức cho việc soạn giáo án; cái quan trọng phải là người thật sự có tâm huyết với nghề, hết sức thương yêu, luôn quan tâm động viên giúp đỡ các em. - Cần có sự chia sẽ, đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sự hỗ trợ, giúp đỡ của BGH nhà trường, của các thầy cô bộ môn và GVCN. a2. Đối với học sinh: - Các em phải được sự động viên, giúp đỡ kịp thời của giáo viên, đồng thời phải có ý thức học tập, chuẩn bị bài ở nhà, vào lớp tập trung lắng nghe và làm theo hướng dẫn của thầy cô, tích cực đóng góp xây dựng bài. - Ngoài ra thông qua sự hướng dẫn và chỉ bảo của thầy cô các em còn phải biết học tập ở bạn bè những cái hay, cái tốt, có phương pháp tự học phù hợp với điều kiện thực tế và khoa học. 2. Tồn tại: b1. Đối với giáo viên: - Giáo viên phải tốn nhiều công sức, làm việc vất vả hơn trong một tiết dạy. - Giáo viên phải mất nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu nguyên nhân các em học yếu cũng như đặc điểm tâm lý của từng em. b2. Đối với học sinh: - Một số em nhận thức chưa tốt trong việc học, còn ham chơi, thụ động trong việc học, phương pháp học chưa phù hợp. C. KẾT LUẬN: I. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: - Qua thời gian áp dụng các biện pháp nhằm giúp các em hoc sinh yếu học tốt môn tiếng Anh, không những phụ huynh học sinh mà các em còn biết được cách tự học, hiểu được tầm quan trọng của môn học, khắc sâu hơn các kiến thức đã học với việc chuẩn bị bài trước, nhiều em trước đây là học sinh yếu nay đã học tập tiến bộ, mạnh dạn phát biểu, chất lượng giảng dạy bộ môn được nâng lên. II. Khả năng áp dụng, triển khai : - Qua hai năm áp dụng các phương pháp trên tôi nhận thấy kết quả đạt hơn mong đợi, các em học sinh yếu giảm và có ý thức học tập bộ môn hơn. Do đó bản thân tôi nghĩ các biện pháp trên có thể áp dụng được rộng rãi không chỉ ở các khối lớp 6, 7, 8, 9 của đơn vị THCS Trần Đại Nghĩa mà còn có thể áp dụng được cho các trường trong và ngoài huyện có nhiều học sinh học yếu kém. Đặc biệt là đối với các trường ở nông thôn, vùng sâu và vùng dân tộc. - Với các biện pháp trên tôi hy vọng sẽ góp một phần công sức vào việc thành công trong việc giúp các em học sinh yếu có kết quả học tập tốt hơn và hy vọng chất lượng học tập của đơn vị nói riêng và của huyện nói chung sẽ được nâng cao. III. Kết quả ứng dụng của sáng kiến kinh nghiệm: - Với kết quả đạt được khá khả quan, kinh nghiệm của tôi đã được trình bày trong tổ chuyên môn, với những minh chứng cụ thể những giải pháp của tôi đưa ra được tổ ghi nhận và cùng nhau đóng góp xây dựng thêm cho hoàn chỉnh. -Việc bồi dưỡng học sinh yếu là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người giáo viên, để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi người giáo viên phải thật sự tâm huyết với nghề, hết lòng thương yêu các em, bởi vì mỗi đối tượng học sinh yếu đều do những nguyên nhân khác nhau, cái quan trọng là phải tiếp cận và tìm hiểu chính xác những thông tin về các em, tìm ra những điểm tích cực và hạn chế ở mỗi em, tạo cho các em niềm tin vào bản thân, từ đó phát huy các mặt tích cực, khắc phục khó khăn để vươn lên trong học tập. IV. Bài học kinh nghiệm: - Chuẩn bị giáo án thật kỹ, sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp và đặc biệt là phải thật sự linh hoạt trong quá trình giảng dạy nhằm thu hút các em. - Không ngừng học tập nâng cao trình độ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để ngày càng tiến bộ. - Trong các tiết dạy tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giúp các em hứng thú học tập hơn. - Người giáo viên phải luôn gần gũi các em, nắm được tâm tư tình cảm của các em để kịp thời động viên giúp đỡ các em vượt qua khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. D. KẾT LUẬN CHUNG, NHỮNG KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT I. Kết luận chung : - Là người giáo viên, nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng cũng đầy vinh quang đó là “trồng người”. Vì vậy việc tìm tòi ra những biện pháp, cách thức giúp cho học sinh học tốt bộ môn mình phụ trách là nhiệm vụ hàng đầu cho nên người giáo viên phải thật sự là chỗ dựa vững chắc cho các em vươn lên trong học tập, là cầu nối, tiếp thêm niềm tin cho các em học tập tốt hơn, nhằm góp phần xây dựng một thế hệ tương lai sau này có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề vững vàng để xây dựng và phát triển đất nước. Muốn làm được điều này chúng ta không thể không làm tốt nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh yếu ngay từ trong nhà trường. II. Kiến nghị, đề xuất: -Xuất phát từ cơ sở lý luận, mục đích dạy học cũng như những thành công và hạn chế khi thực hiện đề tài, để góp phần cho việc dạy Tiếng Anh cũng như tạo cho học sinh có lòng ham mê học bộ môn, bản thân tôi có những kiến nghị sau: 1. Đối với giáo viên : - Là giáo viên chúng ta nên thật sự có tâm huyết với nghề, nên xem học sinh là những người thân, là em, cháu. Người giáo viên có được đức tính này (lòng yêu nghề mến trẻ) sẽ có được cái tâm và sẽ tránh được sự phức tạp rắc rối của việc dạy thêm, học thêm đã và đang gây nhiều dư luận. 2. Đối với đơn vị : - Cần tạo điều kiện để giáo viên dạy tiếng Anh có cơ hội được học tập, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho công việc giảng dạy. Đặc biệt là năng lực ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy. 3. Đối với cấp Phòng và Sở giáo dục : - Do đặc thù của môn ngoại ngữ học sinh thường xuyên luyện tập các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết; Vì vậy cần phải có phòng bộ môn để tránh gây tiếng ồn cho những lớp học bên cạnh cũng như không bị tác động của tiếng ồn từ bên ngoài vào. - Hệ thống điện cần được tu sửa để đảm bảo tính hữu dụng và an toàn khi sử dụng. - Hằng năm cần cung cấp thêm băng nghe, tu sửa máy cassette vì sử dụng lâu ngày chúng sẽ bị hư hỏng. -Hết- MỤC LỤC : PHẦN MỞ ĐẦU . ( Trang 1 - 2) I/.Bối cảnh của đề tài (trang 1) II/.Lí do chọn đề tài (trang1,2) III/. Phạm vi nghiên cứu. (trang 2) IV/.Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. (trang2 - 3) PHẦN NỘI DUNG : (Trang 3 - 15) I/.Cơ sở lí luận. (trang 3) II/.Thực trạng của vấn đề. (trang 3,4) III/.Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề. (trang 4 - 13) IV/.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. (trang 13- 14) V/.Nguyên nhân thành công ,tồn tại (trang 14 - 15) C.PHẦN KẾT LUẬN: (Trang 15 - 16) I/.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm. (trang 15) II/.Khả năng ứng dụng, triển khai. (trang 15, 16) III/. Kết quả áp dụng. (trang 16) III/.Những bài học kinh nghiệm (trang 16) D/. KẾT LUẬN CHUNG, NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: (trang 16 - 17) I/. Kết luận chung .(trang 16) II/. Kiến nghị, đề xuất. (trang 16, 17) TÀI LIỆU THAM KHẢO & - Chương trình sách giáo khoa hiện hành môn tiếng Anh các lớp 6, 7, 8, 9 THCS. - Sách giáo viên tiếng Anh 6,7,8,9 ở trường THCS - Sách hướng dẫn giảng dạy môn tiếng Anh trong trường phổ thông. - Tài liệu chuẩn kiến thức.
Tài liệu đính kèm: