Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giảng dạy có hiệu quả môn Tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giảng dạy có hiệu quả môn Tiếng Anh

I. Nêu vấn đề

Tiếng Anh là một môn học cần thiết đối với học sinh. Đối với học sinh ở các trường trọng điểm, hay học sinh được phụ huynh quan tâm ho học thêm song song với các môn chính khác thì tiếng Anh đối với các học sinh bậc trung học cơ sở chỉ là bước tiếp theo có tính chất hệ thống bắt buộc. Các em tự tin và tiếp thu kiến thức mới dễ dàng, nhanh chóng. Còn đói với các học sinh vì lý do này hay lý do khác bị hụt hẫng kiến thức thì đây quả là một môn học khó. Do đó, muốn có những phương pháp dạy để phát huy tính tích cực, chủ động trong quá trình học của học sinh mà vẫn sử dụng được nguồn sách là chính, kết hợp với các hoạt động giúp các em tự làm việc như quan sát, thảo luận đưa ra ý kiến của mình thật không phải là điều dễ dàng.

 

doc 4 trang Người đăng phuongthanh95 Ngày đăng 16/07/2022 Lượt xem 357Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giảng dạy có hiệu quả môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY CÓ HIỆU QUẢ 
MÔN TIẾNG ANH
I. Nêu vấn đề
Tiếng Anh là một môn học cần thiết đối với học sinh. Đối với học sinh ở các trường trọng điểm, hay học sinh được phụ huynh quan tâm ho học thêm song song với các môn chính khác thì tiếng Anh đối với các học sinh bậc trung học cơ sở chỉ là bước tiếp theo có tính chất hệ thống bắt buộc. Các em tự tin và tiếp thu kiến thức mới dễ dàng, nhanh chóng. Còn đói với các học sinh vì lý do này hay lý do khác bị hụt hẫng kiến thức thì đây quả là một môn học khó. Do đó, muốn có những phương pháp dạy để phát huy tính tích cực, chủ động trong quá trình học của học sinh mà vẫn sử dụng được nguồn sách là chính, kết hợp với các hoạt động giúp các em tự làm việc như quan sát, thảo luận đưa ra ý kiến của mình thật không phải là điều dễ dàng.
II. Các bước tiến hành
Đối với chương trình dạy tiếng Anh nói chung, và với trình độ, bài khóa của các em học sinh lớp 9 nói riêng, người giáo viên phải rèn luyện cho học sinh cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
1. Hình thành cặp nhóm: hoạt động nhóm, cặp rất quan trọng để học sinh có thể trao đổi ý kiến, giúp nhau khi viết bài, soạn một bài thuyết trình bằng giáo án điện tử 
2. Thúc đẩy động cơ học tập và tính sáng tạo của học sinh, trong các tiết học, giáo viên nên tạo cho học sinh tâm lý thoải mái nhẹ nhàng, các mục tiêu tiết học nên vừa sức, không quá cao và chấp nhận mắc lỗi trong quá trình thực hiện tiếng Khuyến khích học sinh tự chủ, tự tin khi nói nhằm tạo điều kiện cho các em làm quen việc sử dụng tiếng Anh vào giao tiếp thật. 
3. Hướng dẫn học sinh rèn luyện 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Nghe: để giúp học sinh dễ dàng đạt yêu cầu hơn, trước khi nghe giáo viên cần nêu mục đích, giải thích tình huống, giới thiệu từ mới hay hướng dẫn học sinh cần phải nghe điều gì.
Nói: ở khối lớp 9, học sinh cần được hướng dẫn để nói lên những sở thích của mình (bài 2: Clothing) hay những ý thức về môi trường xung quanh, cách bảo vệ môi trường (bài 6: Environmemt) Giáo viên nên cho những câu hỏi gợi ý hoặc cho học sinh thời gian chuẩn bị ở nhà hoặc trao đổi ý kiến tại lớp trước khi gọi vài em đại diện cho nhóm lên bày tỏ ý kiến của mọi thành viên trong tổ, nhưng cũng không nên quên tạo cơ hội cho các học sinh ít nói, nhút nhát phát biểu ý kiến riêng của mình (dù các em có nói 1, 2 câu hay nói sai cũng được).
Đọc: trong chương trình dạy tiếng Anh lớp 9 (mới), đa số các chủ đề dạy đều rất gần gũi với đời sống hằng ngày. Vì thế để khuyến khích, khêu gợi khả năng đọc hiểu của học sinh giáo viên nên có những tranh ảnh, tài liệu về các đề tài mà các em phải đọc. Ví dụ bài 2, cho các em biết qua về nguốn gốc quần Jeans, các hãng quần Jeans nổi tiếng; bài 1, đặc điểm của các quốc gia trong vùng Đông Nam Á, bài 5: lịch sử, xuất xứ của các dụng cụ chạy bằng điện (điện thoại, TV, bóng đèn điện) vừa mở mang kiến thức cho các em, vừa rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, tạo sự yêu thích môn ngoại ngữ.
Viết: đa số học sinh viết rất tệ, vì thế nhất thiết khi hướng dẫn các em viết, phải rất quan tâm đến việc sửa lỗi cho các em, ôn lại bài học ngữ pháp mới và cũ. Trước khi cho các tổ, nhóm làm bài viết ở nhà, giáo viên phải cho các em thời gian thảo luận, đóng góp ý kiến theo nhóm (1 lớp chia thành 6 nhóm) giáo viên cho một em đọc lại bản nháp của nhóm, phát hiện những lỗi quá lớn. Thường xuyên phải cho các em làm những bài tập sentence building, hoặc kiểm tra, bắt các em viết lại các bài khóa trong sách giáo khoa bằng cách điền thêm từ vào các chỗ trống trong một đoạn văn (gap-filling).
Sau đây tôi xin nêu mười điểm để học tốt môn Tiếng Anh: 
Điểm 1
Cần hiểu rất rõ tại sao bạn muốn học tiếng Anh. Bạn cần tiếng Anh để phục vụ cho nghề nghiệp của mình hay để giúp bạn xin việc sau này, hay để nói chuyện với những người nói tiếng Anh, hay để giúp bạn trong việc học?
Điểm 2
Cần biết rõ bạn muốn tiếng Anh của mình giỏi tới mức độ nào. Bạn muốn giỏi tiếng Anh tới mức nào về các kỹ năng nói, nghe, đọc và viết?
Điểm 3
Hãy thử hình dung và có khái niệm thật rõ về chính mình khi bạn đã đạt được trình độ tiếng Anh ở mức thành thạo mà bạn muốn. Liệu bạn sẽ nhìn và nghe thấy gìvà bạn sẽ cảm thấy như thế nào?
Điểm 4
Nếu có thể hãy đăng ký theo học một khóa tiếng Anh ngoài giờ. Nếu không thể làm được điều đó thì hãy tự đặt mình trong bối cảnh mà bạn cần phải dùng tiếng Anh
Điểm 5
Hãy tìm kiếm các cơ hội học và sử dụng tiếng Anh. Hãy nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể. Hãy nghe đài và CD bằng tiếng Anh, đọc và viết bằng tiếng Anh. Nếu bạn tìm những cơ hội như vậy thì nhất định bạn sẽ tìm thấy.
Điểm 6
Hãy viết những từ ngữ mới vào một cuốn sổ ghi chép. Luôn mang cuốn sổ theo người và như vậy bạn có thể giở sổ ra xem bất kỳ khi nào bạn có chút thời gian rảnh rỗi.
Điểm 7
Luyện tập, luyện tập và luyện tập. Có một câu thành ngữ trong tiếng Anh. Nếu bạn không muốn mất thì hãy sử dụng nó. Câu thành ngữ này rất đúng nhất là khi áp dụng trong trường hợp học ngoại ngữ.
Điểm 8
Hãy kiếm một người có thể giúp bạn học tiếng Anh, có thể là bạn cùng lớp của bạn. Tìm một người mà bạn có thể học tiếng Anh cùng. Hãy nói tiếng Anh với người đó hay các bạn có thể gửi tin nhắn bằng tiếng Anh cho nhau.
Điểm 9
Học một ít một nhưng thường xuyên. Hãy tạo ra một thói quen học tiếng Anh mỗi ngày chỉ cần 10 phút thôi. Như thế sẽ tốt hơn là học mỗi tuần chỉ có một lần dù với thời gian dài hơn.
Điểm cuối cùng
Khi bắt đầu buổi học hãy tự hỏi mình: “Mình muốn học gì hôm nay?” và vào cuối buổi học, tự hỏi mình: “Mình đã học được gì hôm nay?”
Có câu chuyện về một thầy giáo nọ đã nói với học sinh rằng Các em có biết không, các em đang có tiến bộ trong việc học tiếng Anh khi mà các em nói bằng tiếng Anh, nghĩ bằng tiếng Anh và ngủ mơ bằng tiếng Anh.
Một hôm một học sinh tới lớp đầy phấn khởi và nói với thấy: Thưa thầy, đêm qua em nằm mơ bằng tiếng Anh. Thầy giáo nói: Thật tuyệt. Thế em nằm mơ về điều gì? Người học sinh đáp: Thưa thầy em không biết, vì nó bằng tiếng Anh ạ.
(George Pickering)
Và năm nguyên nhân thất bại: 
Cần phải hiểu rõ về những nguyên nhân tại sao học ngoại ngữ không có kết quả để khắc phục. Có 5 nguyên nhân chính:
1- Không thành công vì học ngoại ngữ không có mục đích rõ rệt
Việc học ngoại ngữ của một số em chỉ học để lấy điểm chứ không có mục đích rõ rệt, nên nhất định không có kết quả. Tôi đã đặt một câu hỏi cho các em là: “Em hãy nêu những mục đích của việc học môn Tiếng Anh?” . Các câu trả lời của các em làm cho tôi phải giật mình: “...để giao lưu với những dãy chữ lạ lùng..., ...để lấy điểm, ...vv. Điều đó chứng tỏ rằng đa số các em chưa xác định được mục đích học môn Tiếng Anh của mình.
2 – Không thành công vì học ngoại ngữ thiếu kiên trì
Một số không ít em thiếu kiên trì trong học tập ngoại ngữ. Những tháng đầu, năm đầu, nội dung học còn đơn giản, trí óc làm việc còn thuận lợi, tốc độ tiến bộ nhanh, nên ai học cũng thấy phấn khởi. Nhưng những ngày sau, tháng sau, năm sau, số lượng “từ” ngày càng nhiều lên, trí nhớ phải làm việc nhiều, nội dung ngữ pháp cũng phức tạp hơn, nên việc học ngoại ngữ đã trở thành khó khăn hơn. Nhiều bài tập không làm được, chán vì không hiểu, tắc lưỡi, rồi thả trôi luôn. Những em thiếu đức tính kiên trì đã không chịu tìm cách khắc phục những khó khăn, vất vả đó để vượt lên; các em đâm chán nản và bỏ cuộc. Như vậy kết quả lại bằng không.
3 – Không thành công vì học ngoại ngữ không có phương pháp.
4- Không thành công vì học ngoại ngữ mà không thực hành, không tạo ra được môi trường đối thoại 
Dù không có môi trường đối thoại cũng phải tìm mọi biện pháp để đối thoại bằng tiếng nước ngoài mà mình đang học.
5 – Không thành công vì không chịu tự học là chính 
Học ngoại ngữ, phải tự học là chính. Không cứ học ngoại ngữ, mà học bất cứ môn gì, cũng phải tự học là chính.
Tóm lại, nếu có phương pháp khoa học, quyết tâm cao và tránh những nguyên nhân thất bại thì chắc chắn chúng ta hoàn toàn có khả năng học tốt mọi ngoại ngữ. 
III. Kết luận
Để đạt hiệu quả cao trong các tiết dạy ngoài vai trò tích cực trong học tập của học sinh còn phải đề cập đến tính kiên nhẫn của người thấy. Giáo viên phải thường xuyên khuyến khích học sinh học theo phương châm thử nghiệm, năng động tìm tòi và rút ra kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy để bảo đảm tiến độ chương trình phân phối, vừa giúp học sinh hiểu bài, tạo nền tảng cho các cấp họ tiếp theo. Chắc hẳn các điều trên không phải xa lạ gì với các bạn đồng nghiệp, nhưng mỗi người đầu có cách áp dụng riêng của mình. Mong sao đây chỉ là một số kinh nghiệm nhỏ nhoi đóng góp cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho nhà trường. 
***@@@***

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giang_day_co_hieu_q.doc