Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy bài đọc Tiếng Anh 6

Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy bài đọc Tiếng Anh 6

A. Một số vấn đề chung

I. Lý do chọn đề tài

Trong xu thế toàn cầu hoá, đặc biệt là sự kiện Việt Nam ra nhập tổ chức thơng mại thế giới WTO, ngoại ngữ (Đặc biệt là Tiếng Anh, ngôn ngữ quốc tế hoá cao nhất) trở thành một công cụ, một phơng tiện của cuộc sống hiện đại. Nền giáo dục ở nớc ta đang đợc cải tiến và nâng cao, nhu cầu học và sử dụng ngoại ngữ đang đợc mọi ngời quan tâm. Trên thế giới hiện có khoảng 350 triệu ngời sử dụng Tiếng Anh nh tiếng mẹ đẻ và cũng với số lợng ngời tơng đơng nh vậy đang sử dụng tiếng Anh nh ngôn ngữ thứ hai của mình. Mác đã nói: “Biết thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời”. ở Việt nam Tiếng Anh đã và đang là chiếc cầu nối quan trọng giúp chúng ta mở rộng quan hệ, giao lu hữu hiệu nhất trong các hoạt động: ngoại giao; thơng mại; giáo dục; thể thao; văn hoá. với các nớc trên toàn thế giới. Mấy năm gần đây các trờng THCS ở thị xã Sơn la nói chung và ở trờng THCS Chiềng xôm nói riêng bộ môn tiếng Anh đã đợc đa vào chơng trình học bắt buộc và nó đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong bối cảnh đất nớc đang mở rộng quan hệ ngoại giao trên thế giới cũng nh ra nhập tổ chức thơng mại thế giới WTO. Biết đợc Tiếng Anh đã là điều khó, để hiểu sâu sắc và vận dụng tốt phục vụ cho mục đích giao tiếp lại còn khó hơn. Đặc biệt là đối với học sinh vùng khó khăn, nông thôn, vùng đồng bào dân tộc. Môn tiếng Anh là môn học tơng đối mới đối với các em học sinh tại địa bàn thị xã Sơn la nói riêng và tỉnh Sơn la nói chung, lên cấp II các em mới bắt đầu đợc làm quen với tiếng Anh. Học sinh phải tìm hiểu và tiếp cận một ngôn ngữ mới đồng thời đòi hỏi phải có những hiểu biết nhất định về một nền văn hoá hoàn toàn mới lạ. Xuất phát từ yêu cầu đó, đòi hỏi ngời thầy phải hiểu sâu nội dung chơng trình, quan điểm đổi mới, biết sử dụng linh hoạt các thủ thuật sao cho phù hợp với nội dung cụ thể từng bài nhằm nâng cao chất lợng dạy. Đã có ngời nói rằng: “Ngoại ngữ không phải của để dành”, vì vậy để học tốt đòi hỏi ngời học phải nỗ lực thờng xuyên và duy trì liên tục và đó là sự kết hợp của bốn kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết.

 

doc 21 trang Người đăng phuongthanh95 Ngày đăng 04/07/2022 Lượt xem 196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy bài đọc Tiếng Anh 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mục lục
A. Một số vấn đề chung
I. Lý do chọn đề tài
II. Phương pháp nghiên cứu 
III. Đối tượng nghiên cứu 
B: Nội dung của đề tài 
 I. Cơ sở lý luận 
II. Cơ sở thực tiễn 
III. Biện pháp tiến hành 
1. Đối với giáo viên 
2. Đối với học sinh
IV. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu 
C. Kết luận 
I. Bài học kinh nghiệm 
iI. Một số kiến nghị đề xuất 
IIi. Kết luận chung
A. Một số vấn đề chung
I. Lý do chọn đề tài 
Trong xu thế toàn cầu hoá, đặc biệt là sự kiện Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, ngoại ngữ (Đặc biệt là Tiếng Anh, ngôn ngữ quốc tế hoá cao nhất) trở thành một công cụ, một phương tiện của cuộc sống hiện đại. Nền giáo dục ở nước ta đang được cải tiến và nâng cao, nhu cầu học và sử dụng ngoại ngữ đang được mọi người quan tâm. Trên thế giới hiện có khoảng 350 triệu người sử dụng Tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ và cũng với số lượng người tương đương như vậy đang sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai của mình. Mác đã nói: “Biết thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời”. ở Việt nam Tiếng Anh đã và đang là chiếc cầu nối quan trọng giúp chúng ta mở rộng quan hệ, giao lưu hữu hiệu nhất trong các hoạt động: ngoại giao; thương mại; giáo dục; thể thao; văn hoá... với các nước trên toàn thế giới. Mấy năm gần đây các trường THCS ở thị xã Sơn la nói chung và ở trường THCS Chiềng xôm nói riêng bộ môn tiếng Anh đã được đưa vào chương trình học bắt buộc và nó đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong bối cảnh đất nước đang mở rộng quan hệ ngoại giao trên thế giới cũng như ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Biết được Tiếng Anh đã là điều khó, để hiểu sâu sắc và vận dụng tốt phục vụ cho mục đích giao tiếp lại còn khó hơn. Đặc biệt là đối với học sinh vùng khó khăn, nông thôn, vùng đồng bào dân tộc. Môn tiếng Anh là môn học tương đối mới đối với các em học sinh tại địa bàn thị xã Sơn la nói riêng và tỉnh Sơn la nói chung, lên cấp II các em mới bắt đầu được làm quen với tiếng Anh. Học sinh phải tìm hiểu và tiếp cận một ngôn ngữ mới đồng thời đòi hỏi phải có những hiểu biết nhất định về một nền văn hoá hoàn toàn mới lạ. Xuất phát từ yêu cầu đó, đòi hỏi người thầy phải hiểu sâu nội dung chương trình, quan điểm đổi mới, biết sử dụng linh hoạt các thủ thuật sao cho phù hợp với nội dung cụ thể từng bài nhằm nâng cao chất lượng dạy. Đã có người nói rằng: “Ngoại ngữ không phải của để dành”, vì vậy để học tốt đòi hỏi người học phải nỗ lực thường xuyên và duy trì liên tục và đó là sự kết hợp của bốn kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết. 
Có thể nói, sách giáo khoa chương trình tiếng Anh mới là một bộ sách hay, đẹp về hình thức, nội dung bao quát, cách dẫn dắt đi từ đơn giản đến phức tạp một cách logíc nên học sinh dễ dàng tiếp thu. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Làm sao có thể khắc phục được vấn đề này? Với mục tiêu chương trình Tiếng Anh THCS là giúp các em rèn luyện và sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh và những kiến thức ngôn ngữ cho các em, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học, tìm hiểu khoa học kỹ thuật hiện đại và kho tàng phong phú về văn hoá của thế giới. Xuất phát từ việc thực hiện nhiệm vụ của sự nghiệp cải cách giáo dục nói chung và bộ môn tiếng Anh nói riêng, gắn liền với sự nghiệp đổi mới toàn diện của chương trình sách giáo khoa, cũng như hệ thống trang thiết bị phương tiện dạy học trong nhà trường THCS, đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi áp dụng thủ thuật, phương pháp giảng dạy để đạt tốt những yêu cầu hiện đại phù hợp với chương trình mới - Chương trình cải cách giáo dục.
Với thực tế giảng dạy tiếng Anh trong những năm qua: Tôi thấy rằng còn một số học sinh tiếp thu còn chậm, việc vận dụng thực hành luyện tập đàm thoại giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ tiếng Anh đơn giản vẫn còn khó khăn. Việc học và tiếp thu của các em còn nhiều hạn chế là do những nguyên nhân sau đây là chủ yếu:
Đại đa số các em học sinh chỉ được làm quen với môn tiếng Anh khi vào THCS.
Thiếu hiểu biết về xã hội và thế giới xung quanh; không có thói quen thu thập thông tin tích luỹ cho vốn hiểu biết của mình.
Không có điều kiện tiếp cận với những phương tiện, thiết bị hiện đại vì lí do kinh tế; nhận thức hạn chế của phụ huynh.
Vốn từ Tiếng Việt còn hạn chế (đa số là học sinh dân tộc).
ít được rèn luyện trong môi trường giao tiếp, dẫn tới khả năng sử dụng ngôn ngữ còn hạn chế, rơi vãi.
Nhận thức về tầm quan trọng của môn Tiếng Anh ở nhiều học sinh và phụ huynh còn chưa cao. Học sinh còn lười kèm theo sự thiếu quan tâm của gia đình.
Chưa xác định được mục tiêu học tập, mục đích sử dụng tiếng Anh.
Từ những khó khăn đối với việc dạy và học Tiếng Anh trên đây, tôi thấy việc làm thế nào để dạy và học Tiếng Anh, có hiệu quả là rất cần thiết nhất là đối tượng các em ở bậc THCS làm sao để đảm bảo đủ lượng kiến thức cơ bản để các em tiếp tục học cao hơn nữa trong các năm tiếp theo.Để thực hiện một tiết dạy theo đúng tinh thần đổi mới đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo của thầy và trò, đặc bệt là sự gia công của thầy. Đọc là một trong bốn kỹ năng cơ bản trong quá trình dạy và học ngoại ngữ, trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đề cập tới một trong bốn kỹ năng dạy học ngoại ngữ đó là dạy một bài đọc trong chương trình Tiếng Anh THCS và cụ thể là những dạng bài đọc ở môn Tiếng Anh 7. Qua kinh nghiệm giảng dạy tôi nhận thấy đa số các em luôn kêu khó với dạng bài này và chất lượng nhìn chung còn thấp, kỹ năng đọc Tiếng Anh của các em còn nhiều hạn chế, để “hiểu” thôi đã là rất khó chứ chưa nói đến “vận dụng”. Cơ bản do những nguyên nhân sau:
ý thức chuẩn bị bài trước khi tới lớp của các em còn chưa hiệu quả. Nếu có thì chỉ mang hình thức chống đối.
Chưa có sự chuẩn bị về từ, sưu tầm tài liệu liên quan theo sự hướng dẫn của giáo viên. Hoặc có sự chuẩn bị thì chỉ là chống đối, không đúng nội dung yêu cầu.
Hiểu biết xã hội của cá nhân học sinh và phụ huynh còn nhiều hạn chế. Vốn từ không nhiều
Việc học và làm theo hướng dẫn của giáo viên trên lớp còn thụ động do sự chuẩn bị của các em chưa kỹ càng. Luôn trông đợi thầy dịch câu, câu hỏi hoặc thậm chí toàn bộ nội dung bài đọc, lười suy nghĩ khi gặp từ mới mà không chịu suy đoán từ qua ngữ cảnh.
Việc rèn luyện sau bài đọc của các em sau khi đọc và khi ở nhà chỉ mang tính chất thụ động. Chưa thực sự chịu khó tìm tòi và phát triển theo hướng dẫn của giáo viên. 
Xuất phát từ những nhận thức trên tôi đã chọn đề tài: “áp dụng phương pháp dạy học mới ở trường THCS: Dạy bài đọc môn Tiếng Anh 7” để qua đó ngày càng đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả một giờ dạy đọc.
* Nhiệm vụ của đề tài:
Bản thân tôi trong khi nghiên cứu và thực hiện đề tài: “áp dụng phương pháp dạy học mới ở trường THCS: Dạy bài đọc môn Tiếng Anh 7” còn gặp nhiều khó khăn về sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy. Do đó nhiệm vụ chính của đề tài này tôi muốn đề cập tới là: 
* Giúp học sinh định hướng, xác định đúng mục tiêu học tập. Hiểu được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong cuộc sống thực tiễn.
* Giúp học sinh trút bỏ được tâm lý nặng nề khi học một giờ Tiếng Anh và cụ thể là học 1 bài đọc, dạng bài mà các em thường xuyên kêu khó. Từ đó nâng cao chất lượng “hiểu và vận dụng” bài đọc, giúp các em có kiến thức cơ bản, sâu, vững để có khả năng tiếp cận với những kiến thức cao hơn trong những năm tiếp theo. Có vốn hiểu biết nhất định, cơ bản về các chủ đề quen thuộc trong các “topic” mà chương trình đã đưa ra, áp dụng được vào cuộc sống thực tế.
* Nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá và phân loại từng đối tượng học sinh để từ đó có những biện pháp cụ thể để hướng dẫn các em học và rèn luyện các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng đọc. 
* Từng bước rèn luyện và hướng dẫn các kỹ năng các thao tác luyện tập : để gây được hứng thú và niềm say mê học tập bộ môn. Qua tiết học các em thành lập thói quen và kỹ năng vận dụng ngôn ngữ tiếng Anh với sự hỗ trợ tích cực của ý thức để tiến tới nắm vững và hiểu được tiếng Anh. 
* Học sinh chủ động trong học tập, biết được phương pháp học. Các em có thể tự tóm tắt bài, thảo luận, nói và viết về những vấn đề liên quan
II. Phương pháp nghiên cứu: 
Để phục vụ cho việc nghiên cứu qua việc tìm hiểu những năm học qua tôi chọn ra những phương pháp để thực hiện đề tài này là:
- Phương pháp xác định mục tiêu bài đọc
- Phương pháp tiến hành các bước: trước, trong và sau khi đọc
- Phương pháp áp dụng, vận dụng các thủ thuật dạy học. (Xử lí từ mới cấu trúc mới trong bài đọc; Khai thác đồ dùng dạy học...)
- Phương pháp ra bài tập, câu hỏi kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc hiểu của học sinh
- Phương pháp tổng hợp, tổng kết kinh nghiệm. 
- Phương pháp khai thác tài liệu tham khảo.
- Tham khảo ý kiến của một số giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy, qua đó giúp cho học sinh và giáo viên cải tiến việc dạy và học tiếng Anh ở cấp bậc THCS.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Để nghiên cứu thực hành và hoàn thành đề tài tôi đã chọn đối tượng nghiên cứu trong phạm vi khối 7 : Năm học 2006-2007 gồm có 3 lớp : 7A, 7B, 7C với tổng số là : 112 em ; Năm học 2007-2008 gồm có 2 lớp : 7A, 7B với tổng số học sinh là 75 em.
* Năm học 2006-2007:
Lớp 7A = 32 em
Lớp 7B = 38 em
Lớp 7C = 32 em
* Năm học 2007-2008:
Lớp 7A = 37 em
Lớp 7B = 40 em
Qua đánh giá, khảo sát ban đầu thì trình độ nhận thức của các em không đồng đều: Giỏi có, khá có, nhưng số lượng trung bình yếu vẫn còn chiểm một tỉ lệ khá cao, vì vậy việc phân loại học sinh là cần thiết để có hướng phụ đạo và bồi dưỡng. Bằng kết quả khảo sát tôi nhận thấy kỹ năng rèn luyện và thực hành tiếng Anh của các em vẫn còn hạn chế, thậm chí một số em còn rất yếu. Đặc biệt là các dạng bài đọc, vì vậy tôi mạnh dạn áp dụng một số sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy dạng bài đọc hiểu ở môn Tiếng Anh 7
B. Nội dung của đề tài
I. Cơ sở lý luận 
Đối tượng học sinh lớp 7 là đối tượng học sinh ở đầu cấp THCS. Hầu hết các em mới chỉ tiếp xúc và học tiếng Anh, trình độ tư duy và kỹ năng thực hành tiếng Anh vẫn còn hạn chế. Môn tiếng Anh ở bậc THCS nói chung và ở khối 7 nói riêng là quá trình rèn luyện 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Đối với kỹ năng đọc cần phân biệt giữa đọc to và đọc hiểu. Vì vậy mục đích của việc dạy đọc là giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc hiểu, có khả năng đọc hiểu sách báo, tài liệu bằng Tiếng Anh với nội dung phù hợp với trình độ lứa tuổi của học sinh, giúp học sinh có điều kiện thu nhận thông tin, nâng cao trình độ Tiếng Anh, và có hiểu biết thêm về xã hội. Đọc thầm là mục đích cuối cùng của việc dạy đọc. Nhiệm vụ của giáo viên là giúp học sinh tự đọc để hiểu nội dung bài. Đọc thành tiếng chỉ giúp cho việc luyện và kiểm tra phát âm. 
II. Cơ sở thực tiễn:
Việc thực ... c sống và khả năng tưởng tượng của học sinh. Người giáo viên có thể tổ chức cho các em tham gia vào một số hoạt động như :
+ Thảo luận theo cặp đôi, theo nhóm về những bài học các em rút ra được qua nội dung bài đọc. (discuss in pair)
+ Đóng kịch qua nội dung bài đọc. (Phỏng vấn lẫn nhau về nội dung bài đọc) (Role-play)
+ So sánh, đối chiếu, đánh giá nội dung bài đọc với thực tế cuộc sống.
+ Bày tỏ quan điểm, thái độ của mình về nội dung hoặc nhân vật trong bài đọc. (give comments, opinions)
+ Tưởng tượng bản thân mình là chính nhân vật, hoặc đang ở nơi có sự việc đó xảy ra và nêu cảm tưởng hoặc nhận xét.
Ví dụ:
* Unit 4. A6-page44
Giáo viên có thẻ hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động như :
- Discussion : Students discuss about the similarities and differences between schools in the USA and in Viet nam
- Interview: One student acts as an American student who visits Vietnam to be interviewed about his/her school in the USA.
- Role-play: One student acts as an American student, the other acts as a Vietnamese student to ask each other about schools in their own countries.
* Unit5. A2
- Discuss in pair: ask and answer about themselves by using the questions: What do you do in your free time?/ What are you good at?/ What is your favorite subjects?
Trong điều kiện và hoàn cảnh giảng dạy hiện nay lớp học là nơi có điều kiện thuận lợi nhất giúp học sinh tiếp xúc rèn luyện và vận dụng tiếng Anh. Vì vậy giáo viên cần khuyến khích học sinh sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong một số sinh hoạt taị lớp. Học sinh cần được tạo điều kiện để có cơ hội càng được thực hành nhiều càng tốt. Cần tránh những động tác thừa, nhiều lời trong lúc điều khiển lớp. Trước khi cho các em thực hành giáo viên cần làm hướng dẫn nhiều lần và hướng dẫn rõ ràng cách thực hành. Nếu cần nên cho một cá nhân hoặc một nhóm thực hành cho cả lớp xem. Để điều khiển lớp trong lúc thực hành giáo viên nên chia lớp ra thành nhiều nhóm: Cử các học sinh khá, giỏi làm nhóm trưởng, giáo viên sẽ đi đến từng nhóm để hướng dẫn và sửa chữa những sai sót. Giáo viên nên khuyến khích cách làm tập thể và giúp nhau.
2. Đối với học sinh: 
Để học tốt một bài đọc hiểu trên lớp đòi hỏi học sinh sự tự giác chuẩn bị về từ, mẫu câu.. hay sự cố gắng trau dồi kiến thức xã hội liên quan tới chủ điểm chủ đề của bài đọc theo hướng dẫn của giáo viên khi ở nhà. Bên cạnh đó việc tích cực tham gia vào các hoạt động do giáo viên hướng dẫn, tổ chức trên lớp đóng góp vào việc thành công, đảm bảo yêu cầu của một bài đọc.
Học sinh là đối tượng, là kết quả của giáo viên thể hiện phương pháp của mình. Do đó việc rèn luyện thực hành tiếng Anh ngay tại lớp. Với các tình huống cụ thể, thực tế là rất cần thiết cho việc lĩnh hội kiến thức tiếng Anh cho học sinh THCS. Đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 7 các em có thể tự giao tiếp bằng tiếng Anh với khả năng tự có của mình vào cuộc sống hàng ngày.
Qua một thời gian áp dụng những kiến thức và mục tiêu của chương trình đổi mới cùng với kinh nghiệm của bản thân tôi thấy chất lượng học tập của môn tiếng Anh nói chung và bài đọc nói riêng đã được nâng lên rõ rệt. Kết quả của học sinh ở các kỳ học như sau:
* Kết quả học kỳ I, năm học 2006-2007:
Lớp
Ss
Giỏi
Khá
T.B
Yêú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
32
1
3.1
4
12.5
15
46.9
10
31.3
7B
38
2
5.3
13
34.2
19
50.0
4
10.5
7C
32
1
3.1
4
12.5
23
71.9
4
12.5
TK
102
4
3.9
21
20.6
57
55.9
18
17.6
* Kết quả học kỳ II, năm học 2006-2007:
Lớp
Ss
Giỏi
Khá
T.B
Yêú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
32
2
6.3
3
9.4
13
40.6
9
28.1
7B
38
6
15.8
10
26.3
19
50.0
3
7.9
7C
32
2
6.3
4
12.5
23
71.9
3
9.4
TK
102
10
9.8
17
16.7
55
53.9
15
14.7
* Kết quả cuối năm học 2006-2007:
Lớp
Ss
Giỏi
Khá
T.B
Yêú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
32
2
6.3
3
9.4
19
59.4
8
25.0
7B
38
5
13.2
10
26.3
20
52.6
3
7.9
7C
32
1
3.1
5
15.6
23
71.9
3
9.4
TK
102
8
7.8
18
17.6
62
60.8
14
13.7
* Kết quả học kỳ I, năm học 2007-2008
Lớp
Ss
Giỏi
Khá
T.B
Yêú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
37
3
8.1
10
27.0
20
54.1
4
10.8
7B
40
2
5.0
8
20.0
22
55.0
8
20.0
TK
77
5
6.5
18
23.4
42
54.5
12
15.6
Qua kết quả học tập ở giữa học kỳ I đã đạt được một số yêu cầu đề ra mặc dù tỷ lệ học sinh yếu kém vẫn còn. Vẫn sử dụng phương pháp rèn luyện như trên nhưng sang giữa kỳ II trở đi tôi mạnh dạn khai thác kỹ năng đọc hiểu của học sinh lồng vào phương pháp thảo luận từng nội dung kiến thức ở lớp. Trong thảo luận các nhóm đều có kết quả cao. Qua việc khảo sát chất lượng học tập của học sinh ở giữa kỳ II tôi thấy tỷ lệ học sinh yếu đã giảm hẳn, các em học sinh đã có thói quen thực hành vận dụng tiếng Anh trong sinh hoạt hàng ngày các em đã biết vận dụng ngoại ngữ của mình trong giao tiếp hàng ngày. Qua đó giúp các em say mê và có hứng thú môn học tiếng Anh.
Qua việc kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ II năm học 2006-2007 và học kỳ I năm học 2007-2008, tôi thấy kết quả học tập của học sinh được nâng cao hơn. Nguyên nhân là do giáo viên biết vận dụng các bước dạy đọc một cách linh hoạt góp phần giúp cho học sinh có thể thu được kết quả học tập một cách toàn diện và theo một trình tự logic: đi từ biết-hiểu-áp dụng-phân tích-tổng hợp-đánh giá. Thiếu đồ dùng trực quan giáo viên phải khắc phục bằng cách sưu tầm tranh ảnh, đồ vật thật, hình vẽ đơn giản trên bảng, trình bày khoa học để giúp các em hiểu và vận dụng tốt những yêu cầu của một bài đọc hiểu
Phân loại học sinh để hướng dẫn học sinh để thực hành các kỹ năng giao tiếp trong tiếng Anh phù hợp với đối tượng học sinh, từng kỹ năng, thao tác, rèn luyện.
IV. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu:
Tháng 9,10 Năm học 2006-2007 : Đọc tài liệu, nghiên cứu tài liệu.
Tháng 11,12 Năm học 2006-2007 : Điều tra khảo sát.
Tháng 2,3 Năm học 2006-2007 : Thu thập tài liệu, viết bảng nháp.
Tháng 4,5: Năm học 2006-2007 tham khảo ý kiến đồng nghiệp, so sánh đối chiếu kết quả, rút kinh nghiệm.
Tháng 9,10 Năm học 2007-2008 : Tiếp tục triển khai đề tài.
Tháng 11,12 Năm học 2007-2008 : Điều tra khảo sát, tiếp tục triển khai đề tài.
Tháng 2,3 Năm học 2007-2008: Thu thập tài liệu, tổng hợp kết quả. Hoàn thành đề tài.
C. Kết luận
I. Bài học kinh nghiệm:
Qua thực tế áp dụng đề tài, bản thân tôi tự rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Giáo viên cần có sự đầu tư rất nhiều trong những năm đầu để tìm kiếm tài liệu, hình ảnh liên quan đến chủ đề, đồng thời không ngừng cập nhật thông tin để hỗ trợ cho bài giảng. Giáo viên cần nghiên cứu kỹ và hiểu rõ nội dung bài giảng.
- Trao quyền chủ động cho học sinh. Huy động học sinh tích cực làm việc (chuẩn bị và xem trước bài ở nhà. Ôn lại kiến thức có liên quan đến bài mới. Tránh được việc tiếp thu thụ động, dồn ép, vì vậy cần tránh việc dạy “nhồi nhét” giảm nhẹ việc ghi chép nhiều và máy móc.
- Muốn dạy một bài đọc có hiệu quả người giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt các thủ thuật, sao cho phù hợp với nội dung cụ thể của từng bài để gây hứng thú cho học sinh. Khai thác triệt để các hoạt động và vận dụng linh hoạt chứ không gò bó vào khuôn khổ.
- Đọc là một trong bốn kỹ năng mà học sinh cần được rèn luyện theo phương pháp giao tiếp. Đọc giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức về thế giới xung quanh; cung cấp kinh nghiệm trong một số lĩnh vực như văn hoá, khoa học kỹ thuật..đồng thời giúp học sinh nắm và ghi nhớ kiến thức ngôn ngữ và rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ. Ngoài ra, đọc còn tạo cho học sinh có thói quen và lòng ham mê đọc sách. Chính vì vậy chúng ta cần phải tìm ra những thủ thuật dạy thật hấp dẫn, thích hợp để giúp cho việc dạy đọc có hiệu quả.
II. Một số kiến nghị đề xuất:
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi thấy vẫn còn một số khó khăn của chương trình giảng dạy theo sách giáo khoa mới và có một số kiến nghị sau:
Về thời gian: Phân bổ chương trình chung bình 5-6 tiết/bài chỉ vừa đủ cho giáo viên giảng dạy. Không có thời gian để làm bài tập thêm hay nâng cao, cũng không có thời gian để ôn luyện. Một tiết học theo phương pháp tích cực tuy rất sôi động đối với cả thầy và trò nhưng sẽ không thể đạt được hiệu quả cao nếu lượng kiến thức cho mỗi bài học quá nhiều dẫn tới không có thời gian dành cho luyện tập và làm bài tập.
Cách kiểm tra: Dạy thiên về giao tiếp trong khi đánh giá kiểm tra học sinh lại qua bài thi viết, chú trọng ngữ pháp và từ vựng.
Số lượng học sinh: Khá đông, không thích hợp để tổ chức những tiết học giao tiếp. Dù giáo viên có bao quát đến mấy cũng khó lòng quan tâm hết đến từng học sinh.
Đội ngũ giáo viên: Đối với một số giáo viên thì phương pháp dạy học mới chỉ được thực hiện tích cực khi có dự giờ còn ở những tiết học bình thường thì vẫn còn phải sử dụng cả phương pháp cũ. 
- Phải tâm huyết với bài giảng coi chất lượng học tập của học sinh là hàng đầu.
- Đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu bài giảng, tài liệu tham khảo, hoặc sáng tạo ra đồ dùng giảng dạy: Vẽ, viết, sưu tầm phục vụ cho bài giảng. 
- Tích cực, tìm tòi áp dụng những phương pháp thủ thuật dạy học theo quan điểm đổi mới một cách linh hoạt và phù hợp với đối tượng học sinh.
Học sinh: Còn nhiều học sinh lười học, yếu kém không theo kịp chương trình. Gia đình chưa thực sự quan tâm tới việc học của con em mình.
Các cấp quản lý giáo dục: Cần đầu tư nhiều về trang thiết bị dạy học cho các trường như Projecter nhằm tạo điều kiện cho giáo viên có thể ứng dụng giảng dạy nhiều bài học bằng giáo án điện tử.
Iii. Kết luận chung
Từ nhiệm vụ chiến lược cấp bách của sự nghiệp cải cách giáo dục và sự nghiệp đổi mới toàn diện phù hợp với chương trình đổi mới về phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Đặc biệt là việc rèn luyện 4 kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết nó phát huy khả năng thực hành của học sinh. Từ thực tế đó tôi nghiên cứu và khắc phục phần nào phương pháp dạy một bài đọc cho bản thân trong phần nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm về quá trình áp dụng phương pháp mới dạng bài đọc hiểu môn Tiếng Anh 7.
Trong phạm vi đề tài này tôi mới chỉ tham khảo bằng tài liệu sẵn có do nhà trường được cung cấp cùng một số tài liệu do bản thân tự sưu tầm và bằng kinh nghiệm của mình mà đưa ra các bước tiến hành giảng dạy đối với đối tượng học sinh trung bình. Trong quá trình giảng dạy muốn đạt được kết quả cao theo tôi phải tìm tòi, học hỏi, đọc sách tham khảo, tài liệu, học hỏi đồng nghiệp rất nhiều.
Từ nội dung đã nghiên cứu tôi rất mong muốn đồng nghiệp tham khảo góp ý để tôi rút ra được kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 
	 Chiềng xụm, ngày 12 tháng 03 năm 2010
	Người thực hiện
 Phan Hồng Thỏi
Xác nhận của Hội đồng khoa học nhà trường

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_bai_doc_tieng_anh_6.doc