Phần I . Đặt vấn đề
Chúng ta biết rằng những yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh là phương pháp dạy học.
Trong những năm gần đây phong trào đổi mới phương pháp dạy học có kết quả đáng ghi nhận đặc biệt là môn tiếng Anh. Bộ giáo dục đào tạo đã nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh . Phương pháp dạy học này tập trung và phát huy tính năng động, sáng tạo tích cực của học sinh nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề, coi học sinh là chủ thể hành động, khuyến khích các hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc dạy học ngoại ngữ. Dạy ngoại ngữ chọn giao tiếp làm phương pháp chủ đạo, năng lực giao tiếp là đơn vị dạy học cơ bản, coi giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học, phát huy tốt nhất vai trò chủ thể, chủ động của học sinh trong việc rèn luyện kỉ năng ngôn ngữ và ý thức học tập đúng đắn. Trong các giờ học, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp để giúp học sinh tìm ra kiến thức cơ bản, chân lý đúng đắn, tạo môi trường để học sinh phát huy tối đa khả năng của mình trong các kỷ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Qua đó rèn luyện thói quen lao động, độc lập, sáng tạo phù hợp với yêu cầu của xu thế phát triển của thời đại.
Phương pháp tổ chức luyện tập theo cặp, theo nhóm cho học sinh trong giờ học tiếng Anh Phần I . Đặt vấn đề Chúng ta biết rằng những yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh là phương pháp dạy học. Trong những năm gần đây phong trào đổi mới phương pháp dạy học có kết quả đáng ghi nhận đặc biệt là môn tiếng Anh. Bộ giáo dục đào tạo đã nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh . Phương pháp dạy học này tập trung và phát huy tính năng động, sáng tạo tích cực của học sinh nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề, coi học sinh là chủ thể hành động, khuyến khích các hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc dạy học ngoại ngữ. Dạy ngoại ngữ chọn giao tiếp làm phương pháp chủ đạo, năng lực giao tiếp là đơn vị dạy học cơ bản, coi giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học, phát huy tốt nhất vai trò chủ thể, chủ động của học sinh trong việc rèn luyện kỉ năng ngôn ngữ và ý thức học tập đúng đắn. Trong các giờ học, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp để giúp học sinh tìm ra kiến thức cơ bản, chân lý đúng đắn, tạo môi trường để học sinh phát huy tối đa khả năng của mình trong các kỷ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Qua đó rèn luyện thói quen lao động, độc lập, sáng tạo phù hợp với yêu cầu của xu thế phát triển của thời đại. Ở các trường THCS ,Tiếng Anh là môn học chính quan trọng và rất cần thiết. Vì vậy việc học Tiếng Anh là điều không thể thiếu và học sinh cần đạt các yêu cầu cụ thể sau: - Nắm được kiến thức cơ bản, tối thiểu và tương đối hệ thống Tiếng Anh hiện đại, phù hợp với lứa tuổi. - Có kỷ năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp đơn giản dưới dạng: Nghe – Nói - Đọc - Viết. - Có sự hiểu biết về các nước nói Tiếng Anh nói chung và Tiếng Anh nói riêng. - Hình thành các kỷ năng học Tiếng Anh và phát triển tư duy những kỷ năng này sẽ giúp các em phát triển khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ và góp phần hình thành ngôn ngữ toàn diện cho học sinh. Vì vậy để đạt được các yêu cầu trên phương pháp dạy học là yếu tố quyết định. Trong quá trình dạy học các kỷ năng cần được quan tâm ngay từ đầu và sẽ là các hoạt động trên lớp được thay đổi và phát triển đa dạng. Người giáo viên cần nắm bắt các nguyên tắc chính của phương pháp dạy học mới và tìm tòi các thủ thuật, hoạt động dạy học theo quan điểm giao tiếp sao cho có thể áp dụng được một cách uyển chuyển phù hợp và có hiệu quả. Có nhiều phương pháp phát huy được tính tích cực của học sinh và giúp giáo viên nâng cao chất lượng giờ dạy của mình, một trong các phương pháp biện pháp tôi mạnh dạn đề ra thảo luận trong đề tài này là : “ Tổ chức cho học sinh luyện tập theo cặp, theo nhóm trong giờ học Tiếng Anh” Nhưng thực tế hiện nay đa số giáo viên vẫn dạy theo phương pháp truyền thống trong SGK, không khai thác, tham khảo tư liệu bài dạy. Học sinh ghi chép một cách máy móc, thụ động. Hoạt động trên lớp diễn ra một chiều: Học sinh được tổ chức luyện tập ngôn ngữ chủ yếu dưới hình thức chung cho cả lớp, giáo viên chưa tổ chức cho học sinh các hoạt động luyện tập theo cặp ( pairwork), theo nhóm ( groupwork). Đặc biệt học sinh cảm thấy thiếu tự tin khi được khuyến khích tham gia vào các hoạt động phát triển kỷ năng ngôn ngữ. Giáo viên làm việc quá nhiều thậm chí thay cho cả học sinh. Vì vậy kết quả dạy học thường không đạt được. Các giờ học thường tẻ nhạt, thiếu sôi động và kém hấp dẫn. Học sinh tiếp thu bài một cách máy móc, thụ động, lười suy nghĩ và không tham gia vào hoạt động luyện tập. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề đúng đắn, cần thiết và phù hợp với nhu cầu giao tiếp hiện nay. Phương pháp dạy học mới trong đó lấy người học làm trung tâm, là người chủ động tham gia các hoạt động học tập.Giáo viên chỉ là người tổ chức,hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh.Có nhiều phương pháp tổ chức luyện tập cho học sinh:cả lớp-nhóm-cặp hoặc cá nhân.Việc trao đổi trên lớp giữa thầy và trò cũng rất đa dạng: Thầy- cả lớp,Thầy-trò,Trò-trò,Trò-thầyMỗi hình thức luyện tập đều có mặt mạnh,yếu khác nhau.Vì vậy trong quá trình dạy học GV cần phải nhận thức rõ ràng,cụ thể,chính xác để tổ chức cho học sinh các hoạt động luyện tập phù hợp với mỗi đơn vị bài học.Giáo viên phải biết áp dụng phối hợp có hiệu quả,các hình thức luyện tập trong các bài dạy để tăng thêm tính đa dạng,sôi nổi,sinh động,hấp dẫn ,sáng tạovà đạt hiệu quả cao, đặc biệt phát huy hình thức tổ chức cho học sinh luyện tập theo nhóm,theo cặp trong các giờ học tiếng Anh. Phần II . Nội Dung I..Cơ sở lý luận : Như tôi đã trình bày,việc dạy học tiếng Anh trong nhà trường là hết sức quan trọng,là bước khởi đầu để các em hình thành các kĩ năng cơ bản trong giao tiếp và sử dụng tiếng Anh.Để đáp ứng yêu cầu đó,tổ chức các hoạt động luyện tập cho học sinh là yếu tố cần thiết,quan trọng nhất trong quá trình dạy học ngoai ngữ,nó quyết định kết quả học tập của học sinh để thực hiện kĩ năng giao tiếp. Tổ chức hoạt động luyện tập phù hợp,đa dạng nhằm phát huy tính tích cực,tự giác của học sinh,và khuyến khích,tăng cường số học sinh tham gia vào quá trình luyện tập.Trong mỗi đơn vị bài,GV nên tổ chức cho học sinh nhiều hoạt động luyện tập khác nhau,không nên chỉ có hình thức Thầy giảng-Trò nghe,hay Thầy hỏi-Trò đáp để tránh sự trùng lặp,nhàm chán trong quá trình học tập của học sinh. Tổ chức hoạt động luyện tập cho học sinh dù dưới hình thức nào(cả lớp-cá nhâcặp hay nhóm) song mục đích cuối cùng đều là phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các kĩ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết. Phương pháp dạy học”Người học làm trung tâm”chỉ đem lại hiệu quả cao khi GV làm tốt vai trò của mình là:hướng dẫn,chỉ đạo tổ chức hoạt động trên lớp cho học sinh,là nguồn cung cấp kiến thức và thông tin cần thiết trong hoạt động học tập của học sinh,người tham gia hoạt động giao tiếp với học sinh,người hướng dẫn hoạt động tìm tòi,nghiên cứu,vừa là người kiểm tra,đánh giá kết quả học tập của học sinh.Còn học sinh phải làm tốt vai trò trung tâm của họ là tích cực hóa hoạt động học tập.Học sinh phải được bồi dưỡng phương pháp học tập,phương pháp tự học,tự nghiên cứu,có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế.Để làm tốt điều đó,ngay từ đầu GV phải tạo cho học sinh lối tư duy tích cực hóa ý thức,động cơ học tập đúng đắn,tự giác,năng động,sáng tạo,và phương pháp học tập phù hợp với lối tư duy đó đặc biệt phương pháp tổ chức các hoạt động luyện tập trên lớp cho học sinh là vô cùng quan trọng,quyết định hiệu quả dạy học. II..Thực trạng của vấn đề Qua thực tế giảng dạy,tôi nhận thấy rằng: Tổ chức các hoạt động luyện tập cho học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn về đối tượng tính cách,môi trường,hoàn cảnh,ý thức,trình độNhìn chung học sinh bậc THCS đặc biệt học sinh nông thôn ngại giao tiếp.Các em quá e dè,nhút nhát,đôi khi còn tự ti với bản thân,các em không có thói quen bày tỏ quan điểm của mình trước một vấn đề gì đó, nhiều em có tâm lí thụ động,chờ đợi,phụ thuộc vào người khác,đặc biệt là học sinh yếu kém.Các em dễ bị nản lòng hoặc thu hẹp mình vì sợ bạn bè chỉ trích,cười chê. Hơn nữa,số lượng học sinh trong lớp tương đối đông(khoảng 40em).Vì vậy việc tổ chức cho từng học sinh luyện tập là rất khó thực hiện. Mặt khác,do điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn,không có đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc học tập bộ môn như phòng nghe,băng đài,tài liệu tham khảo nâng caoTrong các giờ học nếu tổ chức theo cặp,nhóm dễ gây ồn ào ảnh hưởng các lớp bên cạnh.Bên cạnh đó một số gia đình do hoàn cảnh kinh tế hoặc nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của ngoại ngữ nên chưa quan tâm sâu sắc đến quá trình học tập của các em.Do vậy là giáo viên,nhiều khi tôi chỉ cố gắng truyền đạt hết kiến thức trong sách giaó khoa,việc mở rộng trên lớp rất hạn chế và khó khăn.Điều đó dẫn đến chất lượng dạy học chưa cao.Ngoài ra điều kiện tự học,tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn,nâng cao trình độ,đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên còn hạn chế,nên chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu dạy học hiện nay. Vì vậy để phát huy những mặt tích cực của giáo viên,cũng như của học sinh,khắc phục hạn chế,khó khăn có nhiều cách để giúp giáo viên nâng cao chất lượng giờ dạycủa mình.Một trong các phương pháp,biện pháp tôi mạnh dạn đề ra thảo luận trong đề tài này là:”Tổ chức luyện tập cho học sinh theo cặp,nhóm trong giờ học tiếng Anh”. Đối với phương pháp này đã khắc phục được một số khó khăn trên như :Tất cả học sinh trong lớp đều được học cùng một nội dung,cùng một thời điểm.Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian,tạo điều kiện cho học sinh yếu kém,hay xấu hổ,rụt rè có cơ hội để được luyện tập với bạn bè để đưa ra ý kiến của mình.Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này,giáo viên lại gặp những vấn đề bất lợi như:ồn ào,một số học sinh lợi dụng tình thế để nói chuyện riêng,làm việc riêng,một số em chây lười,ỷlại cho bạn bè,thiếu cố gắng trong quá trình học tập. Giáo viên không thể biết được hết các lỗi sai của học sinh trong quá trình luyện tập với bạn.Nếu điểm yếunày không được điều chỉnh kịp thời thì hiệu quả giờ dạy sẽ thấp. Vậy làm thế nào để đạt được hiệu quả cao trong giáo dục nói chung,và phương pháp tổ chức luyện tập cho học sinh theo cặp,theo nhóm nói riêng,thì người giáo viên cần phải làm gì để đạt được điều đó.Đó cũng chính là vấn đề được giải quyết trong đề tài này. III .Nhiệm vụ của đề tài 1. Nhiệm vụ cơ bản Nhìn chung đề tài này cần phải giải quyết các vấn đề sau.Tìm hiểu thực tế giảng dạy bộ môn,và tình hình học tập của học sinh. Tìm hiểu lí thuyết của phương pháp”hướng dẫn học sinh luyện tập theo cặp,theo nhóm”.Từ đó nắm được những mặt tích cực,cũng như khó khăn của phương pháp này.Phát huy mặt tích cực,khắc phục những mặt chưa thuận lợi để áp dụng vào thực tế giảng dạy. 2. Nhiệm vụ của giáo viên - Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên trong việc thực hiện đề tài này là phải hiểu rõ lí thuyết giáo học pháp của phương pháp dạy” Tổ chức cho học sinh luyện tập theo cặp,theo nhóm”trong tình hình đổi mới hiện nay. - Tiến hành khảo sát tình hình học tập,chất lượng học tập của học sinh để xây dựng cơ sở thực hiện sao cho hợp lí để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. - Sau đó giáo viên tiến hành viết đề tài,triển khai đề tài trong thực tế giảng dạy. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và triển khai áp dụng đề tài cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp để đưa ra phương pháp luyện tập cho từng đối tượng học sinh. Hơn nữa để kết quả giáo dục có chất lượng giáo viên cần kết hợp chặt chẽ với các phương pháp dạy học khác,cũng như đối với các giáo viên khác. 3. Nhiệm vụ của học sinh - Trước hết học sinh phải có đủ phương tiện,đồ dùng học tập tối thiểu cho bộ môn như sách,vở,bútTrong ... ộng. (Post ) Hoạt động này nhằm chốt lại,củng cố những kiến thức trọng tâm,những cấu trúc,mẫu câu đã được nêu trong phần nội dung bài học đã được luyện tập.Trên cơ sở đó có thể mở rộng – liên hệ thực tế tùy thuộc đối tượng học sinh cụ thể. *Example 1: (English 6.) Period26. Unit 5: A3 – 4 Qua tiết học này giáo viên cần giúp học sinh nắm vững cách sử dụng thì hiện tại đơn và Wh – questions with he/she để nói về công việc hàng ngày của con người. T: Leads sts to play games ( Noughts and crosses ) Group work ( 2 groups ) He / play games She brush teeth Lan /do the home work Ba /takes a shower Mai /go to school Thu /do her home work She /wash her face He /head books Nga /listen to music Ex: S1: What does he do every afternoon? S2: He plays games. S1 *Example 2 :Unit 5 : Work and play ( English 7 ) Period 27 : A2 ( 3 ) ( page 52,53 ) +Take a survey : ( Group work) Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh ôn lại một số môn học ở trường , các hoạt động học sinh yêu thích và một số hoạt động trong thời gian rỗi . Cách tổ chức : chia lớp thành 4 nhóm – Các nhóm hỏi đáp theo cặp các thành viên trong nhóm . Name Favorite subject Good at Free time activities Hoa Nam Physics Music Experiments Play piano Go to physics club Go to art club Example : S1; What is your favorite subject , Nam ? S2 : It’s Physics . S!: What are you good at ? S2 : I’m good at doing experiments . S1 : What do you usually do in your free time ? S2 : I often go to physic club . .. Sau khi các nhóm hoàn thành . GV yêu cầu đại diện mỗi nhóm báo cáo - Giáo viên cùng các nhóm khác nhận xét và chữa lỗi ( nếu thấy cần thiết ) * Example 3 ;( English 9) : Unit 5 ; The Media Perriod 30 : Read ( page 43- 44 ) Mục đích bài học này là rèn luyện học sinh nắm được lợi ích và bất lợi của internet qua các kỷ năng Nghe – Nói – Đọc – viết .Qua đó học sinh tỏ ý kiến , quan điểm của mình về diễn đàn này . * Activity 1; (Group work )Do you agree of dis agree with this forum? -Divide class into 4 groups - Each group discuss and write the number of members who agree or disagree with this forum. Name Agree Disagree Group 1 6 Group 2 4 Group 3 7 Group 4 5 * Activity 2 : Hoạt động mở rộng này là giáo viên cần tổ chức cho học sinh liên hệ thực tế về các phương tiện truyền thông đại chúng và sử dụng nó với thời gian thích hợp - Chia lớp thành 3 nhóm - Phát handout cho mỗi nhóm - Các nhóm thảo luận và nêu lợi ích của T. V - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp - GV tống hợp ý kiến và cho điểm mỗi nhóm . Benefits of T.V Entertainments Getting informations Education V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm : Trước đây với phương pháp dạy học truyền thống, các hoạt động luyện tập thường chung cho cả lớp. Thầy hỏi, trò nghe trả lời và ghi chép, vì thế tiết học thường buồn tẻ, nhàm chán . Học sinh tiếp thu bài thụ động, lười suy nghĩ và ỷ lại. Giáo viên làm việc nhiều, thậm chí thay cho cả học sinh. Giáo viên chưa thực sự quan tâm chú ý đến tâm lý, tình cảm và tính cách của học sinh, vì thế chất lượng dạy học thường rất thấp, chưa đạt được muc đích dạy học ngoại ngữ hiện nay. Kết quả khảo sát giữa kỳ I của học sinh khối 6 ( 6A2 ) và khối 9( 9D2) lớp SS Gioi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 6A2 41 2 5 12 29 27 66 0 0 0 0 9D2 40 0 0 5 12 25 63 7 18 3 7 Nay nhờ đổi mới phương pháp dạy học, nắm được mục đích dạy học ngoại ngữ theo hướng giao tiếp, giáo viên đã tổ chức được đa dạng các hoạt động luyện tập cho học sinh, đặc biệt theo cặp , nhóm cụ thể. Tùy theo điều kiện hoàn cảnh và đối tượng học sinh, giáo viên gần gũi, tìm hiểu ,tâm sự để giúp học sinh tự giác tham gia các hoạt động học tập, đặc biệt khơi dậy lòng tự tin, chủ động tích cực, tự giác của các em trong quá trình luyên tập. Từ đó phong trào học tập sôi nổi, tiến bộ rõ rệt, trong các giờ luyện tập học sinh tự giác, thi đua lẫn nhau để đạt kết quả tốt. Giáo viên thường xuyên gần gũi kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các em trong quá trình luyện tập, vì vậy kết quả dạy học được nâng lên rõ rệt, đạt được mục đích dạy và học hiện nay Kết quả cuối học kỳ I năm học 2010- 2011 Lớp SS Giỏi Khá TB Yếu Kém Ghi chu SL % SL % SL % SL % SL % 6A 41 9 24 21 49 11 27 0 0 0 0 9D 40 5 12 8 20 22 56 5 12 0 0 Do điều kiện thực tế , bản thân không thể khảo sát được tất cả các khối lớp mà chỉ khảo sát và ứng dụng thực tế vào 2 lớp 6A2và lớp 9D2 . Nhưng tôi tin chắc rằng với việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào các tiết dạy ở các khối lớp khác kết quả đạt được cũng rất khả quan. Phần III. Kết luận: I .Ý nghĩa : Luôn đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy là yêu cầu trọng tâm của ngành giáo dục, cũng là mục đích nguyện vọng của giáo viên, học sinh và của mọi người. Bản thân tôi là một giáo viên trưc tiếp giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp hướng dẫn học sinh luyên tập theo cặp, theo nhóm . Đây chỉ là ý kiến nhỏ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, tuy nhiên không có phương pháp nào là duy nhất tối ưu. nhưng đó là tâm huyết sự phấn đấu nổ lực của bản thân đã không quản khó khăn , vất vả tìm tòi , học hỏi , sáng tạo , đổi mới P .P.D.H để tạo không khí học tập nhẹ nhàng , thoải mái ,tự tin ,tích cực , sáng tạo và có hiệu quả cho học sinh trong các tiết học .Vì vậy để đạt được hiệu quả cao cho đề tài này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của giáo viên và học sinh thì việc kết hợp với phương pháp khác là điều kiện không thể thiếu. Trong quá trình giảng dạy, dù giáo viên có sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa thì học sinh vẫn phải là đối tượng trung tâm trong bài giảng. Trong lúc đó môn tiếng Anh thì tập trung phát triển các kỷ năng : Nghe- Nói – Đọc – Viết, mà kỷ năng : Nghe – Nói là chủ yếu. Vì vậy việc phát huy, tăng cường thời gian rèn luyện kỷ năng nghe – nói cho học sinh là rất quan trọng. Tôi hy vọng khi áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy sẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. II. Bài học kinh nghiệm và giải pháp thực hiện : Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “ Hướng dẫn học sinh luyện tập theo cặp, theo nhóm ” bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau đây: - Phương pháp này là một trong các phương pháp dạy học đổi mới phù hợp với đặc trưng bộ môn, mang tính hiệu quả cao, song cần áp dụng linh hoạt vào từng bài học cụ thể, từng đối tượng học sinh. Trong quá trình giảng dạy, cần tránh hiện tượng học sinh gây ồn ào và làm việc riêng thì giáo viên phải đóng vai trò là một“Monitor/guider”Người hướng dẫn/ người điều hành hết sức nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ hoạt động của học sinh. Có các biện pháp linh hoạt như: đánh giá cho điểm, nhận xét biểu dương khuyến khích tạo ra sự thi đua tích cực giữa các cặp, các nhóm, tạo ra môi trường thoải mái, thân thiện nhẹ nhàng nhưng có chất lượng -Trong giờ học cần đảm bảo các cặp, các nhóm hoạt động đúng chủ đề,theo đúng hướng yêu cầu của bài học củng như yêu cầu của giáoviên.Muốn đạt được yêu cầu đó trước khi cho học sinh luyện tập giáo viên cần hướng dẫn kĩ lưỡng cách làm bài, phổ biến mục đích yêu cầu của bài, trong quá trình luyện tập cần hướng dẫn kiểm tra, đặc biệt chú ý khuyến khích các phương án trả lời khác nhau, cho học sinh nhận xét so sánh kết quả của mình với kết quả của các cặp hoặc các nhóm khác, nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sịnh. - Trong quá trình giảng dạy, cần phối kết hợp với các giáo viên bộ môn khác, cũng như sử dụng kết hợp nhiều phương pháp day học nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ động của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. III. Những kiến nghị đề xuất : Để cho đề tài được áp dụng có hiệu quả cao vào trong thực tế giảng dạy các giờ Anh văn, tôi xin kiến nghị : - Đề nghị cấp trên tăng cường thêm giáo viên cho trường để tạo điều kiện cho giáo viên có điều kiện nghiên cứu , tham khảo ,tự học , tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ và nâng cao chất lượng dạy học . - Hiện nay các loại phương tiện, đồ dùng dạy học dành cho bộ môn tiếng Anh còn thiếu thốn như đài , băng đĩa , tranh ảnh , máy chiếu Vì vậy đề nghị các cấp lãnh đạo cần tăng cường mua sắm, trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy. - Tăng cường tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh, tổ chức các cuộc hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức các tiết dạy mẫu các bài khó , các tiết dạy áp dụng công nghệ thông tinđể trao đổi kinh nghiệm . - Đối với cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương Cần quan tâm, nhắc nhở con em giành thời gian học tập thích đáng ở nhà và có thái độ tích cực học tập ở lớp. Đầu tư cơ sở vật chất để xây dựng phòng học, đóng bàn ghế theo chuẩn mới, trang bị phòng máy vi tính Để tổ chức hoạt động luyện tập theo cặp, theo nhóm cho học sinh đạt kết quả cao. Trên đây là những kinh nghiệm tổ chức hoạt động luyện tập theo cặp, theo nhóm cho học sinh trong giờ học tiếng Anh mà tôi áp dụng thấy có hiệu quả. Tuy nhiên kết quả đạt đươc vẫn chưa thật mỹ mãn, phần lớn các giờ tổ chức hoạt động luyện tập theo cặp, theo nhóm chỉ mới phát huy được tính tích cực, tự giác học tập ở các em khá và giỏi còn các em yếu và kém vẫn còn nhiều hạn chế như còn thiếu tự tin, chưa chủ động tham gia các hoạt độngVì vậy mong được sự góp ý xây dựng, bổ sung của tất cả mọi người, nhằm nâng cao hiệu quả của giờ lên lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Xin chân thành cảm ơn Ngày 2 tháng 3 năm 2011 Trang Tài liệu tham khảo { Trang19} Sách giáo khoa lớp 6,7,8,9 Sách giáo viên lớp 6,7,9 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Tài liệu chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học 1 Trang bìa và 1 trang phụ bìa Phòng giáo dục- đào tạo Nam đàn Trường THCS Khánh sơn Đề tài : Phương pháp tổ chức luyện tập theo cặp , theo nhóm cho học sinh trong giờ học tiếng Anh Họ và tên giáo viên : Đặng thị Đào Tổ khoa học xã hội – Môn tiếng Anh Năm thực hiện : năm học 2010-2011 Số điện thoai.01699457326 --------------------------------------------------------------------------------------------- 1 Trang mục lục Phần I Đặt vấn đề Phần II Nội dung I. Cơ sở lý luận của vấn đề II. Thực trạng của vấn đề III. Nhiệm vụ của đề tài 1 Nhiệm vụ cơ bản 2 Nhiệm vụ của giáo viên 3 Nhiệm vụ của học sinh 4 Giới hạn của đề tài 5 Đối tượng nghiên cứu IV . Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề 1 Hoạt động khởi động 2 Hoạt động luyện tập 3 Hoạt động luyện tập mở rộng V . Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Phần III : Kết luận I Ý nghĩa II. Bài học kinh nghiệm III. Kiến nghị đề xuất
Tài liệu đính kèm: