Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức thực hành ngữ liệu trong Tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức thực hành ngữ liệu trong Tiếng Anh

A- ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, Tiếng anh đã thực sự trở thành ngôn ngữ Quốc tế.Có khoảng hơn 300 triệu người sử dụng tiếng anh như tiếng mẹ đẻ, và cũng có số lượng người tương đương như vậy đùng tiếng anh như ngôn ngữ thứ hai.Tiếng anh cũng là ngôn ngữ chính của 44 quốc gia.Tiếng anh là phương tiện thông tin quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Việt nam cũng trở thành một quốc gia sử dụng tiếng anh như ngôn ngữ thứ hai. Cùng với sự bùng nổ thông tin khoa học, công nghệ hiện đại Tiếng anh đã ào đến Việt Nam như một luồng gió mới và đẫ được đón nhận rất hồ hởi vào sự khởi sắc riêng của nền kinh tế và những chuyển biến của đất nước trên con đường “ công nghiệp hoá - hiiện đại hoá”

 

doc 16 trang Người đăng phuongthanh95 Ngày đăng 13/07/2022 Lượt xem 414Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức thực hành ngữ liệu trong Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục vĩnh bảo
Trường thcs nhân hoà
Tên đề tài
Tổ chức thực hành cấu trúc trong tiết học giới thiệu ngữ liệu mới trong tiếng anh
Giáo viên thực hiện: nguyễn thị hương giang
đơn vị công tác:Trường thcs nhân hoà
Năm học: 2006-2007
đặt vấn đề
Ngày nay, Tiếng anh đã thực sự trở thành ngôn ngữ Quốc tế.Có khoảng hơn 300 triệu người sử dụng tiếng anh như tiếng mẹ đẻ, và cũng có số lượng người tương đương như vậy đùng tiếng anh như ngôn ngữ thứ hai.Tiếng anh cũng là ngôn ngữ chính của 44 quốc gia.Tiếng anh là phương tiện thông tin quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Việt nam cũng trở thành một quốc gia sử dụng tiếng anh như ngôn ngữ thứ hai. Cùng với sự bùng nổ thông tin khoa học, công nghệ hiện đại Tiếng anh đã ào đến Việt Nam như một luồng gió mới và đẫ được đón nhận rất hồ hởi vào sự khởi sắc riêng của nền kinh tế và những chuyển biến của đất nước trên con đường “ công nghiệp hoá - hiiện đại hoá”
Như Mác đã nói “Biết thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời”. Hơn nữa chúng ta có một tấm gương lớn về ngoại ngữ đó là Bác Hồ kính yêu. Người đã bôn ba khắp bốn biển năm châu để tìm đường cứu nước. Ngoại ngữ trên con đường Bác đi là yếu tố vô cùng quan trọng để giúp người thành công. Đi đến đâu ,ở nước nào, Người đều cố gắng học tiếng của người bản xứ để học hỏi, lao động và giao tiếp.Học ngoại ngữ đòi hỏi sự khổ luyện và Người đã luôn thành công.
Tiếng anh là một ngôn ngữ giao tiếp chung của rất nhiều nước và nhiều nền văn hoá, nó trở nên rất phong phú. Để hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, về đất nước và nền văn hoá nước Anh nói riêng cũng như các đất nước khác trên thế giới.
Với tất cả cá lý do trên đây, Tiếng anh giờ đây đã trở thành môn học quan trọng trong các trường phổ thông. Biết được Tiếng anh,để hiểu sâu sắcvà vận dụng nó như một công cụ giao tiếp là điều tương đối khó, hợn nữa học sinh phải tiếp cận với một đất nước khác một nền văn hoá xa lạ. Điều đó đòi hỏi người thầy phải đổi mới phương pháp dạy học, tìm ra những phương pháp dạy học tích cực, giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả nhất. 
B- Cơ sở khoa học
1. Cơ sở lý luận
Ngôn ngữ là một loại hình giao tiếp, học ngoại ngữ là học cách sử dụng từ ngữ trong giao tiếp, hình thành kỹ năng giao tiếp trong tiếng anh. Do vậy người dạy học phải xác định giữa mối quan hệ giữa kiến thức và kỹ năng- Hai thành tố chủ yếu của nội dung dạy học. Kĩ năng là trung tâm là mục đích cuối cùng của dạy học, Kiến thức là điều kiện, là phương tiện. Chỉ có kiến thức mà không có kĩ năng thì không có khả năng giao tiếp.Dạy ngoại ngữ chính là hoạt động rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh bằng cách tạo ra những tình huống giao tiếp, giúp các em vận dụng được những điều đã học vào trong nhữ cảnh.
2. Cơ sở thực tiễn
Thực tế cho thấy học ngoại ngữ không gíông như học Tiếng Việt. Đối với Tiếng Việt các em dược giao tiếp hàng ngày ,mọi lúc mọi nơi và từ bé, đương nhiên đã giúp các em hình thành kĩ năng giao tiếp với vốn từ phong phú. Còn Tiếng Anh thì phạm vi giao tiếp nhỏ hơn . Điều này đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt trong việc tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành ngữ liệu đã học, biến kiến thức thành kỹ năng, thành ngôn ngữ chính của mình.
Với phương pháp đổi mới ngày nay cần rèn luyện bốn kỹ năng: nghe ,nói , đọc , viết sao cho cả bốn kỹ năng này đều được thuần thục, hỗ trợ nhau để nâng cao kết quả học tập của học sinh.
Trong nội dung bài viết này tôi xin đề cập một số thủ thuật “Tổ chức thực hành ngữ liệu trong Tiếng Anh” mà tôi thực hiện thu được nhiều kết quả.
 C. giải quyết vấn đề
I. Các biện pháp thực hiện
1.Khái niệm về thực hành ngữ liệu
Thực hành ngữ liệu là những hoạt động được thực hiện sau phần giới thiệu ngữ liệu mới để thực hành nội dung vừa được giới thiệu.Hoạt động này bước đầu thường xoay quanh mẫu cho sẵn, điều này chỉ giúp học sinh ghi nhớ bài học một cách máy móc, để học sinh có thể ghi nhớ lâu hơn ,có thể tạo ra các tình huống giao tiếp, giúp học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào ngữ cảnh, có thể tự tư duy để phát triển ý hiểu của mình. Quá trình này có thể diễn ra theo các bước cùng với các hoạt động như sau:
Bước1:
Thực hành có kiểm soát Hoạt động
(Controlled pratice) (Drill)
Bước 2:
Thực hành có hướng dẫn Hoạt động
(Guided pratice) (Meaningfull practice in the cotext)
Bước 3:
Thực hành tự do Hoạt động
(Free production) ( Communicative Activities )
2.Các cách tổ chức thực hành
a.Thực hành máy móc
Mục đích của loại hoạt động này là thực hành để nắm được hình thái cấu trúc, cách dùng mẫu câu mang tính máy móc nhằm đạt được sự chính xác và đúng ngữ pháp.
Loại hình thực hành này giúp giáo viên hướng dẫn học sinh vào mục đích cấu trúc câu mình đã đưa ra 
Hình thức thực hành này có thể bao gồm những bài luyện tập phổ biến sau: 
+Nghe- nhắc lại Repeation
+Thay thế Substitution
+Kết hợp Combination
+Chuyển hoá Transformation
+Mở rộng Expantion
+Hoàn thành câu Completion
+ Trả lời câu hỏi Question and answer
Những bài tập này không xếp theo trình tự đã học. Việc sử dụng chúng phải phụ thuộc vào đặc thù của cấu trúc ngữ liệu của bài tập thực hành.Mặc dù những bài tập này tẻ nhạt, máy móc.Song chúng góp phần giúp học sinh nhớ kiến thức cơ bản.Để phần thực hành đỡ tẻ nhạt và có ý nghĩa giao tiếp hơn giáo viên có thể sử dụng một vài cách như sau:
*/ Dùng gợi ý:
1- Gợi ý bằng từ (Wordcue drill)
2- Gợi ý bằng trực quan (pictures,cards,objects)
*/Thay đổi cách luyện tập bằng cách thay đổi vai trò của thầy và trò
- Teacher-Whole class
- Close pair
- Open pair
Phối hợp luyện cặp , luyện nhóm hoặc luyện cả lớp
Ví dụ minh hoạ.
1. Bài tập thay thế máy móc.
T: What do you often do at recess ?
S: I play marbles
T: play blindman’s bluff
S1:What do you often do at recess?
S1:I play blindman’s bluff.
Ect...
Bài tập thay thế có ý nghĩa 
Sử dụng bảng gợi ý (Means of transport)
Model: 
S1: How do you go to school?
 does he/she
S2: I go to school by bike
 He goes
Name
Go to school
Travel to work
Hoa
Bike 
Nam
Bike
Mr Long
motorbike
T: (Hoa/ go to school)
S1: How does Hoa go to school?
S2:She goes to school by bike
T: (Hoa andNam/ go to school)
S1: How do Hoa and Nam go to school?
S2: They go to school by bike
Ect...
Sử dụng bảng thời gian gợi ý
Model:
S1: What is he doing?
 are you
S2: He is reading book
 I am playing games
 Time
 Work
 6.00
 You/ have breakfast
 7.00
 He/ go to school
 8.00
 She/ learn English
S1: What are you doing?
S2: I am having breakfast
Ect ...
Sau khi luyện tập những câu máy móc trên giáo viên có thể chuyển sang những bài tập sáng tạo và có ý nghĩa hơn bằng cách yêu cầu học sinh tự lập một bảng ghi nhớ cho chính mình, có nghĩa là tự rút ra dạng tổng quát.
Model sentences:
S1: What are you doing?
S2: I am reading book
T: you/ ride your bike
S1: What areyou doing ? 
S2: I am riding my bike
T: What is Lan doing ?
S: She is riding her bike
Học sinh có thể tự rút ra công thức
Form:
S1: What + be + S + V-ing ?
S2: S + be + V-ing
Học sinh có thể luyện tập tương tự theo cặp. Giáo viên chỉ có thể đưa ra hình thức tổng quát này sau khi học sinh đã học cả các mẫu trên. Từ đó giáo viên có thể kết nối thành một đoạn hội thoại nhỏ nhằm nâng cao nhận thức của học sinh. Hoạt động này giúp học sinh dần hình thành hoạt động giao tiếp tự do. Nó chính là nội dung chính của việc dạy thực hành trên lớp.Quá trình này thường được đi từ đơn giản đến phức tạp. 
b. Các hoạt động tình huống
- Giáo viên đưa ra tình huống, học sinh đặt mình vào hoàn cảnh và đưa ra nhận xét theo ý hiểu.
Example 1: Giving advices “should- shouldn’t”
T: I am tired. What should I do now?
S1:You should go to bed early.
S2: You should stay at home
S3: You shouldn’t do hardwork
-Một số tình huống khác
Mary wants to go out. But it’s raining. What should we do ?
Example2 : Suggestion with “let’s”
Go to the beach/ zoo/ park ...
Watch TV/ Play soccer/ Listen to music
S1: It’s fine today.Let’s go to the park.
S2: Yes, let’s...
 ( No, let’s not . I am busy)
c.Các hoạt động cá thể hoá, cụ thể hoá tình huống
c.1 Hoạt động cá thể hoá
Luyện tập qua tranh
Example 1
T : draws a house and a tree
T: Where is the tree?
S: It’s next to the house
Mở rộng:
T: What about your school?
S : It’s next to the hospital
Example 2
What are you doing?
Watch TV
Listen to the radio
Do exercises
c. 2 cụ thể hoá tình huống
Example1: (Talking about the weather)
Summer : 300 C
Spring: 200 C
Winter : 100 C
Autumn : 180 C
S1: What the weather like in the summer?
 Spring?
S2: It’s very hot
 warm
T: Now, talk to your friends about the weather in HaiPhong.
Comepare with the weather in HaNoi
Ect ...
Hình thức bài tập này rất đa dạng, nó tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của ngữ liệu được sử dụng và giới thiệu Sự phong phú đa dạng được thể hiện qua vai trò của trò và của thầy.
VD :
Unit 13 – leson 1 A1,2 P134-135 (English 6)
Unit 3- leson 1 A1,2 P30-31 ( English 6) 
Đồ vật 
Sau khi tiến hành các bài tập ở dạng thay thế máy móc.
T: What is this? 
 that? (Giaó viên chỉ vào bất kỳ đồ vật nào trong lớp)
S: It’s a chair
 a clock
T: What are these?
 Those?
S: They are windows
 hats
Ví dụ trên cho thấy khi thực hiện những hoạt động này giáo viên phải biết sử dụng các đồ dùng trực quan có sẵn cho học sinh trả lời một cách tự nhiên. Và ngẫu nhiên giáo viên đã giúp các em hình thành nên kỹ năng giao tiếp 
d.Các hoạt động có khoảng trống thông tin
 Những hoạt động này là những hoạt động giáo viên tạo ra bằng cách đưa ra bài tập thiếu hụt thông tin hoặc” khoảng trống” về thông tin, học sinh phải tự trao đổi với nhau để hoàn thành yêu cầu đặt ra.
Unit 6 – Lesson A2-3 P 63 (English 6)
T: Gives an exercise
Fill in the blanks
1.Our house has a .............. It is near a ...........
2.There is a .... near the ............
3. There are ...... and ........ in the park
D. Kết quả thực nghiệm 
Khi đối chiếu kết quả dạy thực nghiệm qua một bài tập ở lớp 7A( Sử dụng theo phương pháp mới dạy học theo ngữ liệu P-P-P ) và cùng tiết học đó ở lớp 7B( dạy theo phương pháp cũ), lớp 7A có 42 học sinh , lớp 7B có 40 học sinh
Kết quả thu được như sau:
Phương pháp
Loại giỏi
Điểm 9-10
Loại khá
Điểm 7-8
TB
Điểm 5-6
Yếu
Điểm 3-4
Kém
Điểm 1-2
Mới
8
20%
16
40%
13
30%
5
10%
0
0%
Cũ
4
8%
8
20%
12
30%
8
20%
8
20%
Như vậy khi dạy học theo phương pháp mới dã phát huy được tính tích cực hoạt động của học sinh cụ thể : 
- Học sinh tích cực làm việc nhiều hơn.
- Học sinh nắm bài sâu hơn, chắc chắn hơn , nhớ bài lâu hơn.
- Học sinh tự tin vào kết quả học tập tư giác cao trong giờ học.
-Học sinh hứng thú trong học tập, lớp học sôi nổi hơn.
E. Kết luận
Trên đây là một số ý kiến hiểu biết của tôi về đổi mới phương pháp dạy học thực hành trong tiết dạy ngữ liệu (P-P-P) với sự vận dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tôi thấy học sinh học tập sôi nổi, phát huy tính tích cực sáng tạo, độc lập tự giải quuyết vấn đề mà giáo viên đã nêu. Giúp các em khắc sâu nắm chắc bài hơn, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế. Tránh được tình trạng học sinh chỉ được thực hành máy móc, ghi chép thụ động những điều giáo viên đưa ra. Qua phương pháp dạy này học sinh khá giúp được cho học sinh yếu dưới hình thức hoạt động theo nhóm , theo cặp nhờ đó học sinh khá giỏi vươn lên ,học sinh yếu kém có tiến bộ rõ rệt.
Bản sáng kiến này không tránh khỏi thiếu sót rất mong được sự bổ sung và góp ý của các bạn đồng nghiệp.
 	Nhân Hoà , Ngày 20-Tháng 12-Năm 2007
 	 Người viết
 	 Nguyễn Thị Hương Giang
Mục lục
A. Đặt vấn đề
B. Cở khoa học
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
C. Giải quyết vấn đề
D. Kết quả thực nghiệm
E. Kết luận
F. Mục lục
G. Tài liệu tham khảo

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_thuc_hanh_ngu_lieu_trong_tieng.doc