Tác giả văn học trong chương trình Ngữ văn 7 - Phần 1

Tác giả văn học trong chương trình Ngữ văn 7 - Phần 1

Lý Lan

Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Lý Lan

 Lý Lan chào đời ngày 16 tháng 7 năm 1957 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở xứ

vườn trái cây Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, tỉnh Quảng Đông, Trung quốc. Tám

năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư đến nay.Lý Lan học khoảng một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và học hết tiểu học ở trường Chợ Quán, trung học ở trường Gia Long, đại học ở trường Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở đại học Wake Forest (Mỹ).

 

doc 10 trang Người đăng vultt Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tác giả văn học trong chương trình Ngữ văn 7 - Phần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác giả văn học trong chương trình Ngữ văn 7
Lý Lan 
Khánh Hoài 
Lí Thường Kiệt 
Trần Quang Khải 
Trần Nhân Tông 
Nguyễn Trãi 
Đặng Trần Côn 
Đoàn Thị Điểm 
Hồ Xuân Hương 
Bà Huyện Thanh Quan 
Nguyễn Khuyến 
Lí Bạch 
Đỗ Phủ 
Hồ Chí Minh 
Xuân Quỳnh 
Vũ Bằng 
Thạch Lam 
Minh Hương 
Đặng Thai Mai 
Phạm Văn Đồng 
Hoài Thanh 
Phạm Duy Tốn
Lý Lan
Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Lý Lan
 Lý Lan chào đời ngày 16 tháng 7 năm 1957 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở xứ 
vườn trái cây Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, tỉnh Quảng Đông, Trung quốc. Tám 
năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư đến nay.Lý Lan học khoảng một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và học hết tiểu học ở trường Chợ Quán, trung học ở trường Gia Long, đại học ở trường Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở đại học Wake Forest (Mỹ).
 Từ năm 1980, Lý Lan bắt đầu dạy ở trường trung học Cần Giuộc (Long An), năm 1984 chuyển về trường trung học Hùng Vương (thành phố Hồ Chí Minh), năm 1991 chuyển qua trừơng trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy hẳn.
 Truyện ngắn đầu tay của Lý Lan là Chàng Nghệ Sĩ in trên báo Tuổi Trẻ và được giải thưởng (năm 1978). Lan tiếp tục viết và đăng truyện trên báo Tuổi Trẻ, Văn Nghệ Giải Phóng, Khăn Quàng Đỏ. Tập truyện ngắn đầu tay Cỏ hát (in chung với Trần Thùy Mai) xuất bản năm 1983 (nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, Hà Nôi). Tập truyện thiếu nhi Ngôi nhà trong cỏ (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của hội Nhà Văn Việt Nam. Tập thơ Là mình (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2005) được giải thưởng thơ hội Nhà Văn TP HCM.
Khánh Hoài
 Tên Khai sinh: Đỗ Văn Xuyền, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1937. Quê gốc: xã Đông Kinh, Đông Hưng, Thái Bình. Nơi ở hiện nay: thành phố Việt Trì. Tốt nghiệp Đại học sư phạm (khoa sinh ngữ). Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1981)
Khánh Hoài học tiểu học và trung học ở Thái Bình, Hà Nội và Hải Phòng. Thời kỳ học Trung học đã tham gia hoạt động bí mật trong phong trào học sinh, sinh viên. Năm 1956-1959 học Đại học sư phạm Hà Nội. Từ 1959-1987: Dạy học, làm hiệu trưởng nhiều trường phổ thông ở Vĩnh Phú. Từ 1988 đến nay: Chi Hội trưởng chi hội Văn nghệ Việt Trì; Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội và Phó chủ nhiệm thường trực ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em thành phố Việt Trì.
Tác phẩm đã xuất bản: 
- Trận chung kết (truyện dài, 1975)
- Những chuyện bất ngờ (truyện vừa 1978)
- Cuộc chia tay của những con búp bê (truyện, 1992)
- Chuyện ở lớp, chuyện ở nhà (hay Băng ngũ hổ, truyện vừa, 1993-1994)
Nhà văn đã được nhận: 
- Giải A, giải Văn nghệ Vĩnh Phú 10 năm (1975-1985) (truyện dài Trận chung kết). 
- Giải Nhì cuộc thi thơ -văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen (Thụy Điển) tổ chức (cho truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê)
- Giải chính thức giải thưởng Hùng Vương (Hội Văn nghệ Vĩnh Phú) (cho tập Chuyện ở lớp, chuyện ở nhà). 
Lí Thường Kiệt
Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn; 1019–1105) là một danh tướng nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077.
Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, ông tên thật là Ngô Tuấn, là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Ngô Ích Vệ, chắt của Sứ quân Ngô Xương Xí và cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập–hoàng tử trưởng của Ngô Quyền , người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay. Có tài liệu lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay).
Đền thờ Lý Thường Kiệt tại xã Ngọ Xá, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. 
 Gia đình ông nối đời làm quan, nhiều mưu lược, có tài làm tướng. Khi còn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung làm Hoàng môn chi hậu, là thái giám theo hầu Lý Thái Tông, thăng dần đến chức Nội thị sảnh đô tri. Lý Thánh Tông phong chức Thái bảo, ban tiết việt để đi thăm hỏi lại dân ở Thanh Hóa, Nghệ An. Tháng 2 năm 1069, khi vua Lý Thánh Tông thân đi đánh Chiêm Thành, ông làm tướng tiên phong, bắt được vua Chiêm là Chế Củ (Rudravarman ).
 Năm 1075, trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt chủ trương đem quân sang đánh hai châu Ung và châu Khâm, tạo thế chủ động và để quân ta có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng.
 Đầu năm 1077, ông đã cho lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt và phá tan đạo quân xâm lược.
 Ngoài việc cầm quân đánh Tống, ông còn hai lần trực tiếp đi đánh Chiêm Thành vào các năm 1075 và 1104. Những năm cuối đời, ông còn cầm quân đi đánh Lý Giác ở Diễn Châu (1103). Năm 1104, vua Chiêm Thành là Chế Ma Na (Jaya Indravarman 2, 1086-1113) đem quân đánh và lấy lại 3 châu Địa Lý v.v. mà vua Chế Củ đã cắt cho Đại Việt. Đến đây, Lý Thường Kiệt đi đánh, phá được, Chế Ma Na lại nộp đất ấy cho Đại Việt.
 Vì có công, ông được ban "quốc tính", mang họ vua (do đó có họ tên là Lý Thường Kiệt), và phong làm Phụ quốc thái phó, dao thụ chư trấn tiết độ, đồng trung thư môn hạ, thượng trụ quốc, thiên tử nghĩa đệ, phụ quốc thượng tướng quân, tước Khai quốc công, sau lại có công nữa, được phong làm Thái úy. 
 Tháng 6 năm 1105, Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi. Vua Lý Nhân Tông ban cho ông chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công, thực ấp một vạn hộ, cho người em là Lý Thường Hiến được kế phong tước hầu.
Trần Quang Khải
Trần Quang Khải (1241-1294), ông không chỉ là một nhà quân sự, một nhà ngoại giao giỏi mà còn là một bậc văn tài nổi tiếng của dân tộc. Sống dưới triều Trần, ông không chỉ được vua cha Trần Thái Tông rất yêu quý, mà những bậc lừng danh văn võ cũng rất nể trọng.
 Trần Quang Khải là con trai vua Trần Thái Tông (Tức Trần Cảnh). Dưới triều vua Trần Thánh Tông (anh ruột Quang Khải), ông được phong tước Chiêu Minh Đại Vương. Năm Giáp Tuất (1274), ông được giao chức Tướng quốc thái uý. Năm Nhâm Ngọ (1282), dưới triều vua Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải được cử làm Thượng Tướng thái sư, nắm toàn quyền nội chính.
 Thời Trần, ba lần quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta nhưng cả ba lần đều thất bại thảm hại. Các chiến thắng Đông Bộ Đầu, Hàm Tử Quan, Bạch Đằng vào các năm 1258, 1285, 1288 đã từng đi vào những trang sử chói lọi của dân tộc ta, đưa đất nước ta đến với cuộc sống thanh bình, nhân dân có điều kiện sinh sống, làm ăn, đất nước phát triển. Trần Quang Khải là một trong những người có công xây dựng nền độc lập ấy. Chiến dịch Hàm Tử tháng 4 năm Ất Dậu (1285), Trần Quang Khải là người giữ một vai trò quan trọng. Toàn bộ quân giặc Nguyên Mông đóng tại Hàm Tử đã nhanh chóng bị quân ta đánh tan tành. Cũng trong năm đó, Trần Quang Khải được cử làm tổng chỉ huy chiến dịch Chương Dương và Thăng Long. Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng của Trần Quang Khải đã đẩy lùi được quân Nguyên Mông ra hai vị trí này, góp phần khôi phục kinh thành Thăng Long. Chiến công giải phóng kinh thành Thăng Long của ông được sử sách ca ngợi là chiến công to nhất lúc bấy giờ.
 Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba (1288), Trần Quang Khải được bố trí theo hầu cận vua Trần Nhân Tông và Thượng Hoàng Trần Thánh Tông, vừa tham gia trận mạc dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Vua và Thượng hoàng. Trong trận quyết chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng (ngày 9 tháng 4 năm 1288), cùng với hàng loạt tướng lĩnh xuất sắc khác, Trần Quang Khải đã góp phần to lớn vào việc đập tan toàn bộ quân Nguyên Mông, lập lại hoà bình cho đất nước.
 Không chỉ là nhà quân sự tài tình, Trần Quang Khải còn là một nhà thơ có vị trí trong văn học Việt Nam. Thơ ông được Phan Huy Chú đánh giá là những vần thơ “thanh thoát, nhàn nhã, sâu xa, lý thú”. Các bài thơ trữ tình của ông đã thể hiện sự khoáng đạt, gần gũi, gắn bó với cuộc sống của một tâm hồn thi sĩ yêu thiên nhiên, gắn bó với quê hương đất nước.
 Thơ Trần Quang Khải còn thể hiện hào khí Đông A, hào khí đời Trần với giọng thơ hùng hồn, hào sảng, đanh thép. Bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” là một trong số những bài thơ nổi tiếng của ông, được xếp vào trong những bài thơ hay của thơ cổ nước ta. Đây là bài thơ được Trần Quang Khải viết nhân dịp Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh đô Thăng Long tổ chức ăn mừng chiến thắng: 
 Trần Nhân Tông (1279-1293)
 Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, quyết đoán, được sử sách ngợi ca là vị anh hùng cứu nước là bậc "Vua hiền của nhà Trần... thuần túy đạo mạo, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng..." Thời gian Nhân Tông trị vì, nước Đại Việt đã trải qua những thử thách ghê gớm. 
Ông có tên là Trần Khâm (con trưởng của vua Thánh Tông, Trần Hoảng) sinh nǎm 1258 và lên ngôi nǎm 21 tuổi (1279). Ông làm vua 14 nǎm đến 35 tuổi thì nhường ngôi cho con là Anh Tông để làm Thượng hoàng. Triều đại nhà Trần dưới quyền ông, quả là một thời thịnh trị. Những nǎm đầu cầm quyền, Trần Nhân Tông đã phải trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông. Ông đã cùng vua cha Trần Thánh Tông, mở hội nghị quân sự Bình Than, phân công các tướng lĩnh đi đóng giữ những nơi hiểm yếu để chuẩn bị đỡ các mũi tiến công của địch (1282). Ông lại cùng với cha tổ chức hội nghị Diên Hồng (1284) để cùng nhất trí trẻ già, một lòng quyết đánh. Chưa bao giờ tinh thần đánh giặc ở nước ta được phát triển mạnh như dưới thời vua Trần Nhân Tông. Cả nước sục sôi chuẩn bị, quân sĩ tỏ thái độ quyết không đội trời chung với địch. Và quả nhiên quân ta đã ra quân là chiến thắng còn địch thì thất bại thảm hại. Trận Bạch Đằng (9-4-1288) đại thắng đã đè bẹp ý đồ bành trướng của đế quốc Nguyên Mông, đế quốc cường bạo nhất hồi bấy giờ, đã chiến thắng từ Âu sang A', song chúng không làm gì xoay chuyển nổi tình thế ở Việt Nam. Chiến công này là của toàn dân, của những vị nguyên soái, đại tướng tài giỏi như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão v.v... Song công lao đầu thuộc về hai cha con Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Trong cả 2 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông hai ông đã trở thành ngọn cờ đoàn kết toàn dân lãnh đạo nhân dân Đại Việt vượt qua bao khó khǎn gian khổ, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi huy hoàng.
 Trần Nhân Tông không những chỉ là một vị vua giỏi, một anh hùng cứu nước mà ông còn là một nhà vǎn xuất sắc, có công lớn đối với nền vǎn học quốc âm. Từ đời nhà Lý trở về trước, cho đến các triều vua Trần: Thái Tông, Thánh Tông không có một tác phẩm vǎn chương quốc ngữ nào. Những Hàn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố mới chỉ nghe tên chứ chưa tìm ra tác phẩm. Đến cuối thế kỷ 13, chỉ có Trần Nhân Tông với bài phú Cư trần lạc đạo là mở trang đầu cho cuốn sách sưu tầm vǎn học quốc âm của thời đại. 
 Khi đất nước sạch bóng quân thù, Trần Nhân Tông đã chú trọng đến việc khuyến khích trồng dâu nuôi tằm, chiêu mộ dân khai khẩn ruộng hoang, mở rộng các ... được chấp thuận. Và Lê Lợi đã theo kế của ông nói với các tướng rằng:
 "Đánh Đông Quan là hạ sách. Nếu ta đánh thành kiên cố đó, phải mất mấy tháng hoặc hàng năm, chưa chắc đã hạ nổi, binh sĩ ta phải mệt mỏi chán nản. Đang khi đó, viện binh của địch kéo dến, thế là ta bị địch đánh cả đằng trước, đằng sau, đó là rất nguy. Chi bằng ta hãy nuôi sức khoẻ, chứa dũng khí chờ đánh viện binh. Khi viện binh đã bị phá, tất nhiên quân trong thành phải hàng, thế là ta chỉ khó nhọc một phen mà thu lợi gấp hai."
 Diễn biến chiến sự sau đó quả như Nguyễn Trãi tiên đoán. Lê Lợi điều các tướng giỏi lên đánh chặn hai đạo viện binh, giết được Liễu Thăng, Mộc Thạnh bỏ chạy về nước. Vương Thông trong thành tuyệt vọng không còn cứu binh phải mở cửa thành ra hàng, cùng Lê Lợi thực hiện "hội thề Đông Quan", xin rút quân về nước và cam kết không sang xâm phạm nữa.
 Theo lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi thảo bài Bình Ngô đại cáo để bá cáo cho thiên hạ biết về việc đánh giặc Minh, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam (sau bài thơ Nam quốc sơn hà).
 Công thần bị tội
 Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, phong ông tước Quan Phục hầu và cho theo họ Lê của vua.
Sau thắng lợi 1 năm, đầu năm 1429, Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn, một tướng giỏi vốn là dòng dõi nhà Trần định mưu phản, nên sai người đi bắt hỏi tội. Trần Nguyên Hãn nhảy xuống sông tự vẫn. Vì Nguyên Hãn là anh em họ của Nguyễn Trãi nên ông cũng cũng bị bắt giam vì nghi ngờ có liên quan tới tội mưu phản. Sau đó vì không có chứng cứ buộc tội, vua Lê lại thả ông ra. Tuy nhiên cũng từ đó ông không còn được trọng dụng như trước nữa.
Bị oan khuất, sau khi ra khỏi ngục, ông làm bài Oan thán bày tỏ nỗi bi phẫn, trong đó có câu:
"Hư danh thực hoạ thù kham tiếu,
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên."
Dịch:
Danh hư thực họa nên cười quá,
Bao kẻ dèm pha xót người trung
Vụ án Lệ Chi Viên
 Năm 1433, Thái Tổ mất, thái tử Nguyên Long lên nối ngôi, tức là Lê Thái Tông. Những năm đầu, Tư đồ Lê Sát làm phụ chính điều hành triều chính. Nguyễn Trãi tham gia giúp vua mới. Nhân bàn về soạn lễ nhạc, Nguyễn Trãi khuyên nhà vua:
 "Nguyện xin bệ hạ yêu thương và nuôi dưỡng dân chúng để nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hận sầu than".Năm 1435, ông soạn sách Dư địa chí để vua xem nhằm nâng cao sự hiểu biết, niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của nhà vua đối với non sông đất nước.Bị các quyền thần đứng đầu là Lê Sát chèn ép, Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Chí Linh, thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay.Tuy nhiên, trái với dự tính của Lê Sát, Thái Tông còn ít tuổi nhưng không dễ trở thành vua bù nhìn để Sát khống chế mãi. Năm 1437, nhà vua anh minh nhanh chóng chấn chỉnh triều đình, cách chức và giết các quyền thần Lê Sát, Lê Ngân; các lương thần được trọng dụng trở lại, trong đó có Nguyễn Trãi. Lúc đó ông đã gần 60 tuổi, lại đảm nhiệm chức vụ cũ, kiêm thêm chức Hàn lâm viện Thừa chỉ và trông coi việc quân dân hai đạo Đông, Bắc (cả nước chia làm 5 đạo). Thời gian phò vua Thái Tông, Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy được tài năng của ông. Tuy nhiên khi triều chính khá yên ổn thì cung đình lại xảy ra tranh chấp.
 Vua Thái Tông ham sắc, có nhiều vợ, chỉ trong 2 năm sinh liền 4 hoàng tử. Các bà vợ tranh chấp ngôi thái tử cho con mình nên trong triều xảy ra xung đột. Vua truất hoàng hậu Dương Thị Bí và ngôi thứ tử của con bà là Lê Nghi Dân lên 2 tuổi, lập Nguyễn Thị Anh làm hoàng hậu và cho con của bà này là Lê Bang Cơ chưa đầy 1 tuổi làm thái tử. Cùng lúc đó một bà vợ khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại sắp sinh, hoàng hậu Nguyễn Thị Anh sợ đến lượt mẹ con mình bị phế nên tìm cách hại bà Ngọc Dao. Nguyễn Trãi cùng một người vợ thứ là Nguyễn Thị Lộ tìm cách cứu bà Ngọc Dao đem nuôi giấu, sau bà sinh được hoàng tử Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông sau này).Tháng 7 năm 1442, vua Lê Thái Tông về qua nhà Nguyễn Trãi tại Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương ngày nay), vợ Nguyễn Trãi là bà Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua. Trên đường về kinh Vua đột ngột qua đời tai vườn hoa Lệ Chi Viên nay thuộc Gia Bình, Bắc Ninh. Nguyễn Trãi bị triều đình do hoàng hậu Nguyễn Thị Anh cầm đầu khép tội giết vua và bị giết cả 3 họ (tru di tam tộc) ngày 16 tháng 8 năm 1442. "Tru di tam tộc" là giết người trong họ của người bị tội, họ bên vợ và họ bên mẹ của người đó. Theo gia phả họ Nguyễn, ngoài những người họ Nguyễn cùng họ với ông, còn có những người họ Trần cùng họ với bà Trần Thị Thái mẹ ông, người trong họ bà Nhữ thị vợ thứ của Nguyễn Phi Khanh, những người trong họ của các bà vợ Nguyễn Trãi (kể cả vợ lẽ), tất cả đều bị xử tử.
 Năm 1464, Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi. Con cháu ông được tìm lại và bổ dụng. Người con út sinh ra sau khi ông qua đời là Nguyễn Anh Vũ được Lê Thánh Tông phong cho chức Đồng Tri Phủ huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), cấp cho 100 mẫu ruộng gọi là "Miễn hoàn điền" (ruộng không phải trả lại) con cháu đời đời được hưởng. Nguyễn Anh Vũ xây dựng mộ chí của Nguyễn Trãi tại xứ đồng Tai Hà, làng Dự Quần, lấy sọ dừa, cành dâu táng làm cốt; lấy ngày mất của Nguyễn Trãi - 16 tháng 8 là ngày giỗ họ. Minh oan cho Nguyễn Trãi, vua Thánh Tông ca ngợi ông: "Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo" (tấm lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Năm 1467, vua Thánh Tông ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi.
 Dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn băn khoăn chưa rõ vì sao một vị vua được coi là anh minh và quyết đoán như Lê Thánh Tông, đã minh oan cho Nguyễn Trãi, một đại công thần sáng lập vương triều Lê, người đã cùng với vợ là Nguyễn Thị Lộ ra sức che chở cho mẹ con nhà vua lúc gian nan, mà chỉ truy tặng tước bá, thấp hơn cả tước hầu vốn được Lê Thái Tổ ban phong khi ông còn sống. Các công thần khác của nhà Hậu Lê thường được các vua đời sau truy tặng tước cao hơn, như công và sau nữa lên vương.
 Năm 1980 nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, UNESCO đã công nhận ông là danh nhân văn hóa thế giới.
 Đặng Trần Côn
 Đặng Trần Côn là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời vua Lê Chúa Trịnh.
 Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, tức Hà Tây ngày nay. Ông đỗ Hương cống, nhưng thi Hội thì hỏng. Sau đó làm huấn đạo trường phủ, rồi tri huyện Thanh Oai, sau thăng chức Ngự sử đài đại phu.
 Có một vài giai thoại về Đặng Trần Côn. Tương truyền lúc ấy chúa Trịnh Giang cấm nhân dân Thăng Long ban đêm không được đốt lửa, để đèn sáng, ông phải đào hầm dưới đất, thắp đèn mà học. Khi mới làm thơ, Đặng Trần Côn có đem đến cho bà Đoàn Thị Điểm xem, Đoàn Thị Điểm cười nói: "nên học thêm sẽ làm thơ."
 Ngoài Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn có một số bài thơ, bài phú tả cảnh thiên nhiên, nhưng chỉ còn lưu lại một số bài như Tiêu tương bát cảnh, ba bài phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố y, Khấu môn thanh. Khuynh hướng chung của thơ văn ông là đi sâu vào tình cảm, đi sâu vào nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ. 
Đoàn Thị Điểm
 Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm sinh năm 1705 tại làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh) mất năm 1748 tại tỉnh Nghệ An. Bà có tài, có sắc, thông minh từ nhỏ, học vấn uyên bác, viết nhiều tác phẩm bằng chữ Hán và chữ Nôm. Tác phẩm nổi tiếng nhất của bà là bản dịch Chinh phụ ngâm (Khúc ngâm của người vợ có chồng đi chiến trận). Khúc ngâm này nguyên tác bằng chữ Hán của nhà thơ Đặng Trần Côn (1715-1750) quán làng Nhâm Mục (làng Mọc) thuộc Kinh thành Thăng Long.’
 Ðoàn Thị Ðiểm hiệu Hồng Hà nữ sĩ, con của Ðoàn Doãn Nghi, em danh sĩ Ðoàn Doãn Luân. Tổ quán vốn ở xã Hiến Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, sau bà và mẹ về ở với anh ở huyện Ðường Hào, tỉnh Hải Dương (nay là Hải Hưng). Năm 16 tuổi, Thượng thư Lê Anh Tuấn muốn xin bà làm con nuôi rồi ngỏ ý muốn tiến bà vào cung chúa Trịnh, nhưng chỉ ở ít lâu bà xin về, cùng với anh cần cù học tập trở nên người sành văn chương.
 Khi người anh mất, bà đảm nhận gánh nặng gia đình. Bấy giờ bà đã nhiều tuổi mà vẫn chưa lấy chồng. Nhiều người đến hỏi, trong đó có cả những kẻ quyền quý (như công tử làng Hoạch Trạch là Nhữ Ðình Toản; Thượng thư làng Kim Lũ....), bà đều từ chối. Năm 37 tuổi, bà lập gia đình với Tiến sĩ Nguyễn Kiều, người làng Phú Xá, huyện Từ Liêm. Năm 1748, ông được cử làm Tham thị ở Nghệ An. Ngày cùng chồng lên đường đến nhiệm sở mới, bà bệnh nặng rồi mất ở Nghệ an ngày 11/09/1748.
 Đặng Trần Côn viết Chinh phụ ngâm để ghi nhận một hiện thực lịch sử của đất nước. Trải bao thế kỷ, dân tộc ta phải đương đầu chống giặc ngoại xâm, trai tráng trong nước phải tòng quân giết giặc, những người phụ nữ phải đảm nhiệm công việc gia đình, đồng ruộng. Và kiên trì chờ đợi ngày về của người lính chiến. Tình trạng ấy cũng diễn ra trong đời sống của tác giả và dịch giả là thời Trịnh Nguyễn phân tranh, nạn binh hỏa liên miên không dứt.
 Dịch Chinh phụ ngâm từ thơ chữ Hán sang thơ tiếng Việt, Đoàn Thị Điểm không làm công việc chuyển dịch bình thường. Bà đã tạo nên một công trình văn học dịch có giá trị cao, không những sát với nguyên tác mà có phần còn vượt nguyên tác. Tâm tư và cảnh ngộ của bà giống hệt tâm tư cảnh ngộ của người vợ trong khúc ngâm. Vì vậy, tuy là dịch thơ mà bà đã "dịch" chính đời mình ra thơ:
"Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên"
Đời bà vất vả thế. Ba mươi bảy tuổi lấy chồng (ông tiến sĩ Nguyễn Kiều). Lấy chồng được một tháng, chồng đi sứ ba năm. Cảnh tiễn biệt:
"Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp, ai rầu hơn ai?"
Chồng đi vắng, vợ ở nhà vừa làm nhiệm vụ con trai nuôi mẹ vừa làm nhiệm vụ người cha dạy con:
"Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam
Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân
Nay một thân nuôi già dạy trẻ
Nỗi quan hoài mang mẻ xiết bao"
Sau thời gian đi sứ, ông Nguyễn Kiều về. Sum họp chẳng được bao lâu, ông được lệnh vào trị nhậm ở Nghệ An. Bà đi cùng với ông. Mới vào đến Nghệ An, chẳng may bà bị bệnh, mất đột ngột, không thực hiện được câu thơ:
"Liên ngâm, đối ẩm đòi phen
Cùng chàng lại kết mối duyên đến già
Cho bõ lúc sầu xa cách nhớ
Giữ gìn nhau vui thuở thanh bình"
Đoàn Thị Điểm cùng với Bà Huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương là ba nhà thơ nữ kiệt xuất trong văn học Việt Nam xưa, góp phần làm vẻ vang cho văn học Việt Nam nói chung và văn học nữ giới Việt Nam nói riêng. Bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm đã phổ biến sâu rộng, được rất nhiều người yêu thích và ngâm nga truyền miệng như văn học dân gian.
Tác phẩm:
- Chinh phụ ngâm (bản dịch)
- Truyền kỳ tân phả (hay Tục truyền kỳ) 

Tài liệu đính kèm:

  • docTAC GIA TRONG CHUONG TRINH NGU VAN 7 PHAN 1.doc