Tác giả văn học trong chương trình Ngữ văn 7 - Phần 4

Tác giả văn học trong chương trình Ngữ văn 7 - Phần 4

Thạch Lam (1909-1942) là một nhà văn Việt Nam thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn. Ông còn có bút danh khác là Việt Sinh.

Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân), sinh năm 1909. Quê nội ông ở làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam, quê ngoại ở Cẩm Giàng, Hải Dương. Thuở nhỏ, Thạch Lam sống với gia đình ở quê ngoại, sau đó theo cha chuyển sang Thái Bình tiếp tục bậc tiểu học. Lớn lên, ông cùng gia đình chuyển ra Hà Nội, học trường Canh Nông, rồi trường Trung học Albert Saraut.

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tác giả văn học trong chương trình Ngữ văn 7 - Phần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thạch Lam
Thạch Lam (1909-1942) là một nhà văn Việt Nam thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn. Ông còn có bút danh khác là Việt Sinh.
Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân), sinh năm 1909. Quê nội ông ở làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam, quê ngoại ở Cẩm Giàng, Hải Dương. Thuở nhỏ, Thạch Lam sống với gia đình ở quê ngoại, sau đó theo cha chuyển sang Thái Bình tiếp tục bậc tiểu học. Lớn lên, ông cùng gia đình chuyển ra Hà Nội, học trường Canh Nông, rồi trường Trung học Albert Saraut. 
 Thạch Lam bắt đầu hoạt động văn học từ 1932, thành viên của Tự Lực văn đoàn. Ông tham gia biên tập các tờ tuần báo Phong hóa, Ngày nay. Thạch Lam nghiện thuốc phiện từ trẻ, sau mất vì bệnh lao năm 1942 tại Hà Nội.
Quan điểm và phong cách
 Thạch Lam không thành công lắm trong tiểu thuyết nhưng ông là cây bút viết truyện ngắn tài hoa xuất sắc.Ông đã tạo được tên tuổi ngay từ tập truyện ngắn đầu tay Gió đầu mùa.
 Truyện của ông thuộc dạng không có cốt truyện rõ rệt, nhưng rất nên thơ, giàu tình thương người. Chất liệu trong truyện chủ yếu là chất liệu gần gũi với đời thường, nên truyện mang tính chân thật hơn so với các nhà văn Tự lực khác.
 Thạch Lam có quan điểm sáng tác hơi khác với các anh trai. Ông quan niệm dùng ngòi bút tấn công vào những cái "giả dối" và "tàn ác", xây dựng nên một xã hội tốt đẹp hơn. Chính vì vậy mà tác phẩm của ông chủ yếu phản ánh cuộc đời nghèo khổ của những người dân thường, đồng thời ca ngợi những đức tính tốt đẹp của họ như: lòng thương người, nghị lực, bản tính lương thiện,... và cả những ước mơ tuy giản dị mà cao đẹp của họ.
 Quan điểm sáng tác của Thạch Lam được coi là gần với "nghệ thuật vị nhân sinh" hơn cả. Ông là nhà văn duy nhất của Tự lực văn đoàn được chương trình sách giáo khoa văn Việt Nam giới thiệu và bắt buộc phải học.
Tác phẩm
* Gió đầu mùa (tập truyện ngắn - 1937)
* Nắng trong vườn (tập truyện ngắn - 1938)
* Sợi tóc (tập truyện ngắn - 1942)
* Ngày mới (Tiểu thuyết - 1939)
* Theo dòng (Tập tiểu luận - 1941)
* Hà Nội băm sáu phố phường (Tập bút ký - 1943)
Đặng Thai Mai
Đặng Thai Mai (sinh ngày 25 tháng 12, 1902) (còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình) là một giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam. Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.
Ông sinh năm 1902 tại làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học. Thân phụ ông là Đặng Nguyên Cẩn, đỗ phó bảng, tham gia phong trào Duy Tân cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, bị thực dân Pháp bắt, đày đi Côn Đảo.
 Sau khi thân phụ bị bắt, ông về sống tại quê nội từ năm 6 tuổi, và được bà nội nuôi dưỡng, giáo dục lòng yêu nước, học chữ Hán và chữ Quốc ngữ theo chương trình Đông kinh nghĩa thục.
Năm 1925, khi đang theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương - Hà Nội, ông tham gia phong trào đòi "ân xá" Phan Bội Châu, truy điệu Phan Chu Trinh, đồng thời gia nhập đảng Tân Việt.
 Năm 1928, ông trở thành giáo sư Trường Quốc học Huế. Năm 1929, khi đảng Tân Việt tan vỡ, 
ông bị xử một năm tù treo, sau đó lại trở về dạy học ở Huế. Ông lại bị bắt năm 1930 và bị xử 3 năm vì tham gia phong trào Cứu tế đỏ. Sau khi ra tù, Đặng Thai Mai ra Hà Nội sống và dạy học tại trường tư Gia Long (1932).
 Đến năm 1935, Đặng Thai Mai cùng với các bạn là Phan Thanh, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp... lập ra Trường tư thục Thăng Long. Năm 1936, ông cùng Nguyễn Văn Tố, Vương Kiêm Toàn, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp... thành lập ra Hội truyền bá chữ Quốc ngữ.
 Ông bắt đầu hoạt động văn hóa thời kì Mặt trận Dân chủ (1936-1939), viết báo và sáng tác một số truyện ngắn bằng tiếng Pháp nêu gương các chiến sĩ cách mạng buổi đầu (Cô câm đã lên tiếng, Người đàn bà điên, Chú bé...).
 Năm 1939, ông ứng cử Viện dân biểu Trung Kỳ. Năm 1944, ông cho ra đời tác phẩm Văn học khái luận - cuốn sách đầu tiên trình bày có hệ thống nhiều vấn đề lí luận văn học theo quan điểm tiến bộ, như điển hình và cá tính, nội dung và hình thức, truyền thống và hiện đại. Đặng Thai Mai cũng là người có công giới thiệu văn học hiện đại Trung Quốc qua các công trình Lỗ Tấn (1944), Tạp văn Trung Quốc (1944), các bản dịch kịch Lôi Vũ, Nhật xuất của Tào Ngu, Lịch sử văn học Trung Quốc hiện đại, tập 1 (viết năm 1958).
 Sau Cách mạng tháng Tám, ông giảng dạy ở bậc đại học và nghiên cứu phê bình văn học. Năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I, Ủy viên Ban dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Bộ trưởng Bộ giáo dục trong Chính phủ liên hiệp. Cũng trong năm này, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
 Trong các giai đoạn về sau, ông lần lượt giữ các chức vụ về văn hoá và giáo dục như Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hóa, Hội trưởng Hội văn hóa Việt Nam, Giám đốc Trường dự bị đại học và Sư phạm cao cấp Liên khu IV, Giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện trưởng Viện văn học, Chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông cũng cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị như Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20 (1960), Trên đường học tập và nghiên cứu (tập 1, 1959, tập 2, 1965 và tập 3, 1973).
 Đặng Thai Mai có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Đặng Thai Mai là nhà lí luận phê bình sắc sảo. Năm 1982, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1996, ông lại được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I) về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới.
Đặng Thai Mai mất năm 1984.
 Phạm Văn Đồng
Phạm Văn Đồng (1 tháng 3, 1906 – 29 tháng 4, 2000) là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (1955–1987).
Ông là một cộng sự của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976 và Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987. Ông có một bí danh là Tô.
 Phạm Văn Đồng sinh ra ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Ông tham gia phong trào bãi khóa chống Pháp của học sinh sinh viên năm 1925, khi Phan Châu Trinh mất. Năm 1926, ông sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện cách mạng do Hồ Chí Minh tổ chức và gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Đến năm 1929, ông được cử vào Kỳ bộ Nam Kỳ, rồi vào Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và tham gia đại hội của tổ chức này họp ở Hồng Kông. Tháng 7 năm 1929, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, đày đi Côn Đảo.
 Năm 1936, ông ra tù, hoạt động ở Hà Nội. Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với Võ Nguyên Giáp, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ địa ở biên giới Việt–Trung.
 Năm 1945, tại Đại hội Quốc dân Tân trào, ông được bầu vào Ủy ban Thường trực gồm 5 người thuộc Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.
 Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, ông được giữ chức Bộ trưởng Tài chính, Phó Trưởng ban Thường vụ Quốc hội (khóa I).
 Tháng 6 năm 1946, ông là Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Fontainebleau (Pháp) thay cho Nguyễn Tường Tam không nhận nhiệm vụ, nhằm tìm một giải pháp độc lập cho Đông Dương. Tuy nhiên, hội nghị này thất bại bởi sự ngoan cố của thực dân Pháp không chịu trao trả độc lập cho Đông Dương.
 Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông được cử làm Đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ tại Nam Trung Bộ. Năm 1947 ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ( uỷ viên chính thức từ năm 1949). Từ tháng 7 năm 1949, ông được cử làm Phó Thủ tướng duy nhất.
Tại Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương/Đảng Lao động Việt Nam lần thứ hai năm 1951, ông trở thành Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng.
 Năm 1954, ông là Trưởng phái đoàn Chính phủ dự Hội nghị Genève về Đông Dương. Tháng 9 năm 1954, ông trở thành Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ tháng 9 năm 1955, ông là Thủ tướng Chính phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và từ năm 1976 là Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng. Từ năm 1981 đến 1987, ông là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho đến khi về hưu năm 1987. Ông cũng liên tục là đại biểu Quốc hội từ năm 1946 đến năm 1987.
 Ông là Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12 năm 1986 đến 1997. Ông cùng Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười đã tham gia cuộc gặp không chính thức với lãnh đạo Trung Quốc tại Thành Đô tháng 9 năm 1990 nhằm bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nước sau hơn 10 năm căng thẳng và xung đột.
 Ông đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng của Việt Nam và nhiều huân chương khác của Liên Xô, Lào, Campuchia, Cuba, Bulgaria, Ba Lan và Mông Cổ.
Về cuối đời, dây thần kinh đáy mắt của ông đã bị teo nên mắt ông mờ dần và ông thường xuyên phải đeo kính đen.
Ông mất tại Hà Nội ngày 29 tháng 4 năm 2000. 
Hoài Thanh
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, có vị trí lớn trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Cùng với em trai là Hoài Chân, ông là đồng tác giả cuốn Thi nhân Việt NamQuê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Ông từng gia nhập Tân Việt cách mạng Đảng, tham gia Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ở Huế tháng 8 năm 1945.
Sau 1945 ông lần lượt giữ những chức vụ: Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc, Huế (tháng 9 năm 1945); cán bộ giảng dạy tại Đại học Hà Nội (từ 1945 đến 1946); công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam (từ 1947 đến 1948); ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam(1950); Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương (1950-1956); Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (1958). Trong khoảng 10 năm 1958-1968 ông trở thành đại biểu Quốc hội khóa 2, làm Tổng thư ký Hội văn học nghệ thuật Việt Nam; tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 và 2. Từ 1959-1969 ông giữ chức Phó viện trưởng Viện Văn học kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện. Từ 1969 đến 1975 ông giữ chức Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ
Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Phạm Duy Tốn
Phạm Duy Tốn (1881-1924) là nhà văn của nền Văn học mới hồi đầu thế kỷ 20. Tác phẩm của ông được đưa vào học trình văn học nhà trường, đăng trong các sách báo. Ông còn sưu tầm và phóng tác những chuyện tiếu lâm dưới bút danh Thọ An; tác phẩm tiếu lâm được biết đến là Tiếu Lâm An Nam. 
Ông sinh tại 54 Rue Felloneau (Hàng Dầu), Hà Nội. Người bố là Phạm Duy Đạt và mẹ là Nguyễn Thị Huê. Vợ ông là Nguyễn Thị Hòa. Con út của ông là nhạc sĩ nổi tiếng Phạm Duy.
 Phạm Duy Tốn còn là nhà báo và một doanh nhân tiến bộ, người bạn thân của nhà dịch thuật và nhà cải cách Nguyễn Văn Vĩnh, và cũng là người từng viết những đoản văn đầu tiên của thể loại truyện ngắn theo lối Tây phương.
 Phạm Duy Tốn là một trong số những người Việt đầu tiên húi tóc ngắn và mặc Âu phục, một trong số những người sáng lập phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội năm 1907. Ông đi dự đấu xảo ở Marseille năm 1922 cùng với Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh.
 Năm 1901 ông tốt nghiệp trường Thông Ngôn ở Yên Phụ, được bổ làm thông ngôn ngạch tòa sứ Ninh Bình rồi sang Thị Cầu (toà sứ Bắc Ninh). Lúc ấy ông đã nổi tiếng là một thông ngôn có bản sắc riêng. Ông kết bạn với ông Nguyễn Văn Vĩnh, bản báo chủ nhiệm, lúc đó cũng làm thông ngôn một toà.Đầu thế kỷ 20, ở miền Bắc có câu phương ngôn lưu truyền: "Quỳnh, Vĩnh, Tốn, Tố", nhằm chỉ Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn và Nguyễn Văn Tố là bốn người không những giỏi tiếng Pháp vào bậc nhất mà còn tinh thông Hán học.
 Phạm Duy Tốn đã cùng với các chí sĩ yêu nước, nhà nho học, học giả như Phan Bội Châu, Lương Ngọc Cán, Nguyễn Quyền, Ngô Đức Kế, Dương Bá Trạc, Đào Nguyên Phổ, Hoàng Tăng Bí... chủ xướng với sự hợp tác của một số tây học như Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Bá Học ...dạy ở trường Đông Kinh Nghĩa Thục Phạm Duy Tốn mất năm 1924 vì bệnh lao.

Tài liệu đính kèm:

  • docTAC GIA NGU VAN 7 PHAN 4.doc