Tài liệu Địa lý Bắc Giang

Tài liệu Địa lý Bắc Giang

2. Sự phân chia hành chính

Tỉnh Bắc Giang được thành lập vào năm 1895 với 2 phủ: Lạng Giang, Đa Phúc và 6 huyện: Việt Yên, Yên Dũng, Kinh Anh, Yên Thế, Hiệp Hòa, Phượng Nhỡn. Từ năm 1921 – 1945, Bắc Giang gồm 3 phủ, 4 huyện với 13 tổng, 453 xã.

Ngày 27/10/1962, Bắc Giang cùng Bắc Ninh sáp nhập thành một tỉnh lấy tên là Hà Bắc.

Ngày 6/11/1996, Quốc hội khóa IX, kì họp thứ 10 đã phê chuẩn việc tách tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Bắc Giang đước tái lập với 10 huyện, thị là thị xã Bắc Giang, các huyện Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam, Tân Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Việt Yên, Yên Dũng với 205 xã, 5 phường, 14 thị trấn.

Các đơn vị hành chính của tỉnh Bắc Giang

Tên huyện, thị xã

Diện tích(km2)

 

doc 32 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Địa lý Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÝ BẮC GIANG
I . VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH
1. Vị trí và lãnh thổ
Bắc Giang là tỉnh miền núi trung du vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và tây bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía nam và đông nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ninh. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3822km2 với dân số (năm 1999) 1497,1 nghìn người, đứng thứ 34 về diện tích và thứ 17 về dân số trong 61 tỉnh, thành phố của cả nước. 
Bắc Giang có một số trục giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy) quan trọng của quốc gia chạy qua đường quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn ra cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng; các trục quốc lộ giao thông liên vùng như quốc lộ 31, quốc lộ 37 nối Bắc Giang với Lạng Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh), với Hải Dương, Hải Phòng, ra cảng Cái Lân (Quảng Ninh), đường sắt Kép – Quảng Ninh, đường thủy theo song Thương, sông Cầu và Sông Lục Nam. 
Bắc Giang nằm không xa các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh. Thị xã Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội khoảng 50 km.
Vị trí địa lí đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế liên vùng, giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh Đông Bắc và với các tỉnh thành khác trong cả nước. Nhờ vị trí địa lí như vậy, Bắc Giang có thể phát huy lợi thế sẵn có của một tỉnh nhiều tiềm năng, đưa lãnh thổ này thành một đầu mối kinh tế quan trọng nối khu vực kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Hồng. 
2. Sự phân chia hành chính
Tỉnh Bắc Giang được thành lập vào năm 1895 với 2 phủ: Lạng Giang, Đa Phúc và 6 huyện: Việt Yên, Yên Dũng, Kinh Anh, Yên Thế, Hiệp Hòa, Phượng Nhỡn. Từ năm 1921 – 1945, Bắc Giang gồm 3 phủ, 4 huyện với 13 tổng, 453 xã. 
Ngày 27/10/1962, Bắc Giang cùng Bắc Ninh sáp nhập thành một tỉnh lấy tên là Hà Bắc. 
Ngày 6/11/1996, Quốc hội khóa IX, kì họp thứ 10 đã phê chuẩn việc tách tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Bắc Giang đước tái lập với 10 huyện, thị là thị xã Bắc Giang, các huyện Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam, Tân Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Việt Yên, Yên Dũng với 205 xã, 5 phường, 14 thị trấn. 
Các đơn vị hành chính của tỉnh Bắc Giang
Tên huyện, thị xã
Diện tích(km2)
Số phường xã, thị trấn
Toàn tỉnh
1. Thị xã Bắc Giang
2. Huyện Yến Thế
3. Huyện Lục Ngạn
4. Huyện Sơn Động
5. Huyện Lục Nam
6. Huyện Tân Yên
7. Huyện Hiệp Hòa
8. Huyện Lạng Giang
9. Huyện Việt Yên
10. Huyện Yên Dũng
3822
31
299
1011
846
598
203
201
245
170
212
205 xã, 5 phường, 14 thị trấn
5 phường, 4 xã
20 xã
30-
22-
27-
23-
26-
24-
17-
24-
II – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Địa hình, khoáng sản
a)Địa hình
Về mặt kinh tế, có thể chia Bắc Giang thành một số khu vực sau đây:
- Khu vực miền núi xâm thực được nâng lên mạnh thuộc lưu vực Sông Lục Nam. Khu vực này có những đỉnh núi cao và hiểm trở của tỉnh Bắc Giang. Các dãy núi Bảo Đài – Cấm Sơn và Huyền Đinh – Yên Tử là đường phân giới của tỉnh với các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương. Trên đường đỉnh của dãy núi Huyền Đinh – Yên Tử có đỉnh cao nhất là Yên Tử ở Sơn Động – Lục Ngạn cao 1063m; trên đường đỉnh của các dãy núi Bảo Đài – Cấm Sơn có đỉnh Ba Vòi ở Lục Ngạn cao 975m. Khu vực miền núi này có khả năng phát triển nghề rừng (chủ yếu là bảo vệ và trồng rừng phòng hộ), chăn nuôi và trồng cây công nghiệp. 
- Khu vực miền đồi trung du được nâng lên yếu, thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Trong phạm vi của tỉnh, đường phân giới của khu vực này với khu vực miền núi nói trên là đường dọc theo chân núi Huyền Đinh lên Biển Đông, men theo chân núi Bảo Đài lên Bến Lường ở bắc thị trấn Kép. Ranh giới phía nam rồi đến đường phân giới với huyện Thái Nguyên. Đây là miền đồi trung du được cấu tạo bằng trầm tích đá gốc. Các ngọn đồi ở đây thường có độ cao 30 – 50m. 
- Khu vực này có nhiền vùng đất đai còn tốt (nơi còn rừng tự nhiên). Ở những nơi đồi núi thấp, có thể trồng cây ăn quả (vải thiếu, cam, chanh, na, hồng), trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc. 
- Khu thêm phù sa cổ bị chia cắt yếu. Địa hình chủ yếu là các đồi thoải lượn sóng, có độ cao dưới 30m, trên nền phù sa của sông Cầu, sông Thương. Địa hình này thấy rất rõ ở các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và thị xã Bắc Giang. Các đồi không có lớp phủ thực vật nên nhiều nơi đất bị xói mòn trơ sỏi, đá. Đây là địa bàn có thể phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc bằng việc trồng cây công nghiệp dài ngày. 
- Khu vực thềm mài mòn cũ bị chia cắt yếu có những núi sót. Địa hình chủ yếu là những đồi núi thấp khá bằng phẳng và những miền núi trũng với những khối núi sót như núi Neo ở Yên Dũng (cao 260m). Ngày nay nhiều đồi núi thấp và máng trũng ở Yên Dũng, Việt Yên đã được nhân dân cải tạo thành những ruộng cao, thấp khác nhau để trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày. 
Địa hình đa dạng là điều kiên để tỉnh Bắc Giang có thể phát triển nông – lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị sản phẩm cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. 
b) Khoáng sản
Khoáng sản ở Bắc Giang chủ yếu là mỏ nhỏ. Đây được coi là cơ sở nguyên liệu để phát triển nông nghiệp địa phương, các khoáng sản chính là than, quặng sắt, đồng, sét làm gạch chịu lửa
Một số khoáng sản chủ yếu của tỉnh Bắc Giang
Tên khoáng sản
Đơn vị
Trữ lượng
Địa điểm phân bố
Than các loại
Quặng sắt
Quặng đồng
Cao lanh
Sét làm gạch chịu lửa
Sỏi, cuội kết
Triệu tấn
Nghìn tấn
Nghìn tấn
Nghìn tấn
Triệu tấn
Triệu m3
105,6
500
84
3000
100
200
Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động
Yên Thế
Lục Ngạn, Sơn Động
Yên Dũng
Tân Yên, Việt Yên
Hiệp Hòa, Lục Nam
2. Khí hậu, thuỷ văn
a) Khí hậu
Do nằm ở vị trí đệm giữa khu vực núi đông bắc và đồng bằng song Hồng nên khí hậu Bắc Giang có tính đa dạng của chế độ hoàn lưu gió mùa nhiệt đới. Mùa đông ít mưa, sương muối xuất hiện trên nhiều đồi núi. Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của địa hình. Mưa giảm dần từ phía Quảng Ninh về các huyện Lục Ngạn, Sơn Động và từ phía Hải Dương về huyện Yên Dũng. Lượng mưa trung bình cả năm là 1300 – 1800mm. Vùng núi bị chi phối bởi vĩ độ và địa thể bình phong nên ít mưa và khô hanh. Thêm vào đó, gió biển có nhiều hơi nước theo thung lũng sông Thương đưa lên phía Bắc đem về gió lạnh, mùa đông đến sớm.
Nhiệt độ thấp dần từ trung du lên miền núi. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 27 – 280C. Mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 2, nhiệt độ trung bình là 16 – 170C. Số tháng có nhiệt độ không khí dưới 150C chỉ 1 – 2 tháng, trên 270C có 3 tháng. Sự biến động về số giờ nắng trong các năm cũng không nhiều (từ 1530 – 1776 giờ).
Khí hậu Bắc Giang với chế độ nhiệt ẩm như trên thích hợp với các nhu cầu sinh trưởng của các cây trồng nhiệt đới. Vùng đồi trung du lạnh vừa và ẩm là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả và công công nghiệp. Vùng núi lạnh và ẩm, thuận lợi cho việc trồng cây gây rừng, trồng chè, các loại rau ôn đới, chăn nuôi gia súc. 
b) Thuỷ văn
Bắc Giang có 3 con song lớn sông Cầu, sông Thương, Sông Lục Nam chảy qua, với chiều dài qua tỉnh là 347km. Các sông này đều chảy về sông Phả Lại. 
Sông Lục Nam bắt nguồn từ Đình Lập (Lạng Sơn) dài 178km. từ thượng nguồn đến Chũ lòng hẹp , uốn khúc, gồ ghề, lắm thác nghềnh, độ dốc lớn. Từ Chũ đến Lục Nam, lòng sông rộng trung bình 80-100m, độ sâu trung bình 4-5m. Từ Lục Nam đến ngã ba Nhãn (cửa ra), lòng sông rộng và sâu hơn. Sông Lục Nam có 33 nhánh, trong đó có 4 nhánh lớn là sông Ràng, sông Thanh Luân, sông Cẩm Đàn và sông Bò. Sông Thương có tên là sông Nhật Đức. Theo truyền thuyết, sở dĩ có tên là sông Thương là xưa kia các sứ thần của ta đi sang Trung Quốc, gia đình và bạn bè đều tiễn đến bờ sông này, khi binh lính lên trấn ải biên giới gia đình cũng chỉ đưa tiễn đến đây. Họ hàng thân thích từ biệt nhau và tỏ tình quyến luyến. Sông Thương phát nguyên từ từ dãy Na Pa Phước (Lạng Sơn). Đoạn qua Bắc Giang dài khoảng 42Km. Đoạn sông từ đặp Cấm Sơn trở lên hẹp, uốn khúc từ hạ lưu đập Cấm Sơn đến Bố Hạ lòng sông rộng 40-50m, từ Bố Hạ đến thị xã Bắc Giang lòng sông rộng 70-120m, thuyền bè có thể đi lại thuận lợi. Sông Thương có 32 nhánh, trong đó có 3 nhánh lớn là sông Hoá, sông Tung, và sông Sỏi. 
Sông Cầu có tên Nguyệt Đức nhân dân gọi là sông Phú Lương. Sông có 2 nguồn: một nguồn từ phía nam sông Ngọc Long của tỉnh Thái Nguyên chảy vào huyện Hiệp Hoà, chạy quanh co đón nhận các sông Hà Châu, sông Gia Cát, sông Trà Lâm rồi chảy Về Yên Phong (Bắc Ninh). Đoạn này gọi là sông Hương La có bến Vọng Nguyệt và Như Nguyệt. Một nguồn nữa từ sông Bạch Hạc (Phú Thọ) chảy qua tỉnh. Đoạn này gọi là sông Cà Lồ. Sông cầu cò 69 nhánh, trong đó hai nhánh lớn là sông Cà Lồ và sông Công. 
Chế độ thuỷ văn gồm hai mùa là mùa lũ và mùa cạn. Mua lũ từ tháng 5-9, chiếm trên 70% lượng nước cả năm trong khi nhu cầu dung nước tưới không lớn. Ngược lại mùa cạn từ tháng 10-4 chiếm có 30% lượng nước cả năm thì nhu cầu dung nước lại nhiều. Sự chênh lệch về modun dòng chảy nằm ở Sông Lục Nam tới 4 lần, sông thương 3,5 lần, sông cầu 2 lần.
Hệ thống ao hồ, đầm của tỉnh có diện tích 16,3 nghìn ha, chưa kể gần 1 vạn ha ruộng trũng. Hệ thống này là những bể chứa nước quan trọng, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Bắc Giang có hai hồ lớn là hồ Cấm Sơn và hồ Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn có diện tích là 2600ha, chứa được hàng triệu m3 nước. Hồ Khuôn Thần có diện tích 240ha chứa 18 triệu m3 nước. Cả hai hồ này đều thuộc huyện Lục Ngạn. 
Sông ngòi, ao hồ ở Bắc Giang có giá trị không chỉ về cung cấp nước mà còn cả về việc phát triển thuỷ sản nước ngọt, du lịch. Trên các sông còn có trữ lượng lớn về cát, sỏi, để làm vật liệu xây dựng.
3. Đất đai
a) Các loại đất
- Xét về nguồn gốc phát sinh, đất ở Bắc Giang có hai nhóm chính là: nhóm đất phát sinh tại chỗ do quá trình phong hoá mà hình thành và nhóm đất bồi tích do quá trình bồi tụ phù sa mà hình thành.
- Xét về mặt nông hoá thổ nhưỡng, Bắc Giang có các loại đất chính sau đây: 
+ Đất feralit thuộc vùng núi ơ các huyện Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Thế. Trên loại đất này còn rừng tự nhiên che phủ nên đất tương đối tốt. 
+ Đất feralit màu vàng, đỏ vàng thuộc vùng gò đồi, phát triển trên đá phiến sét, phiến sa và biến chất, phân bố ở các huyện Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế. Loại đất này thường chua, khả năng giữ nước kém, tỉ lệ sắt trong đất cao, nhưng giàu canxiĐất gò đồi thấp thích hợp với cây công nghiệp ,cây ăn quả.
+ Đất ferlít đỏ vàng biến đổi quá trình canh tác, đã bạc màu nhưng có khả năng trồng được cây công nghiệp. Loại đất này phân bố không thành vùng, mà rải rác xen kẽ với các ngọn đồi phiến thạch sét ở các huyện  ...  thời tiết, chứng kiến bao thăng trầm của đất nước. Trong cuốn sách ghi chép của làng, kể từ năm 1945 đến nay, các cành dã to nếu tự nhiên bị gãy là điềm báo liên quan đến các sự kiện lớn của đất nước. Chính vì lẽ đó mà trong tâm thức của người dân địa phương, cây dã luôn là một báu vật thiêng liêng, không thể tách rời xóm làng và quê hương.
Nằm trong cụm di tích chùa Quang Phúc, đền Tiên Lạc, đình Thuận Hòa, đình Viễn Sơn, cây dã hương ngàn năm tuổi đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1989, hiện đang là một điểm du lịch hấp dẫn du khách khi có dịp đến Bắc Giang. Vẻ đẹp của điểm di tích này được tôn thêm bởi ngôi đình Viễn Sơn cổ kính hơn 300 năm tuổi (1705), trầm mặc nép dưới tán cây dã đại thụ, thờ sáu vị Thành Hoàng làng. Hội đình Viễn Sơn diễn ra trong hai ngày 19 và 20/3 âm lịch hàng năm thu hút rất đông khách thập phương đến dự lễ hội, cũng là dịp chiêm ngưỡng cây dã hương lớn thứ hai trên thế giới (sau cây dã ở Ấn Độ).
Chùa Bồ Đà
Vị trí:   nằm ở phía bắc chân núi Phượng Hoàng thuộc thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Đặc điểm:   là một trong những trung tâm Phật giáo của phái Trúc Lâm Tam Tổ.
Có từ thời nhà Lý - thế kỷ 11 và được xây lại vào đầu thế kỷ 18, chùa Bổ Đà là một tập hợp di tích gồm chùa chính (Tứ Ân Tự) cùng hai đền thờ Đức Thánh Hóa và Thạch Tướng Đại Vương.
rất đẹp và u tịch, xung quanh là tường đất bao phủ, phía xa có núi sông bao bọc. Nhiều người vẫn gọi Bổ Đà là chùa đất bởi không gian trong chùa man mác một màu nâu của đất, từ bể nước, tường, gạch cũ rêu phong... Về đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tượng thờ Trúc Lâm Tam Tổ (gồm Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang). Đặc biệt trong chùa còn lưu giữ bộ kinh Phật cổ nhất Việt Nam được khắc trên gỗ thị.
Bộ kinh được hình thành xuất phát từ ý tưởng của các vị tổ sư, đồng thời cũng là những người xây dựng ra ngôi chùa muốn có một bộ kinh để truyền dạy đạo Phật, đồng thời là một di vật Phật học đặc biệt để lại cho đời sau. Bộ kinh mang những tư tưởng của hai dòng Phật giáo lớn nhất Châu Á xưa là Ấn Độ và Trung Hoa.
Bộ kinh được xếp trên 8 giá, mỗi giá có 4 tập sách kinh gồm 240 tấm ván gỗ hợp thành, tất cả có khoảng gần 2.000 tấm. Mỗi tấm gỗ dùng
Trải qua gần 300 năm, bộ kinh hiện nay vẫn còn khá nguyên vẹn. Đặc biệt là những tấm gỗ thị dùng để khắc kinh đều rất bền, đẹp, không bị mối mọt, dù không dùng một loại thuốc bảo quản nào. Kinh được khắc nổi bằng chữ Hán, nét chữ tinh xảo, đến nay vẫn còn rất sắc, rõ nét.
Đặc biệt, bộ kinh gỗ này có nói đến những đặc trưng của Phật giáo Trung Hoa khi được truyền vào Việt Nam với 3 tông phái (Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông). Trọng tâm của bộ kinh nói đến nỗi khổ của con người và sự giải thoát. Trong đó tiêu biểu nhất là Tứ Diệu Đế - 4 chân lý kỳ diệu của đạo Phật - gồm: Khổ Đế, Nhân Đế, Diệt Đế và Đạo Đế.
Bộ kinh còn nói đến cõi niết bàn, những vòng luân hồi chuyển kiếp của một đời người, giải thích thế nào là sự tu nhân tích đức, cõi vô vi... Bộ kinh cũng thể hiện những tư tưởng của Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là sự ảnh hưởng của dòng Phật giáo thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ.
Sự độc đáo của bộ kinh đặc biệt này đã thu hút hàng nghìn khách thập phương về đây tham quan, tế lễ mỗi năm.
Chùa Vĩnh Nghiêm
Vị trí: nằm trên một quả đồi thấp, sau lưng là dãy núi Cô Tiên, thuộc xã Trí Yên huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Đặc điểm:   còn có tên gọi là chùa Vĩnh Nghiêm, đây là một trung tâm Phật giáo từ thời Trần thuộc thiền phái Trúc Lâm, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước.
Kiến trúc chính của chùa nằm trên một trục dọc, hướng đông nam gồm 4 khối lớn.
Khối thứ nhất gồm 3 nếp chùa hộ, thiêu hương và chùa Phật liên kết với nhau trong một khối kiến trúc kiểu chữ công với thiết kế  trang to lớn kiểu tàu đao lá mái với 4 đao cong, có 8 vì kèo, kiểu chồng rường, thượng tam hạ tứ, nghệ thuật đơn giản.
Khối kiến trúc thứ hai cũng làm theo kiểu chữ công nhưng thấp và nhỏ hơn gọi là nhà tổ đệ nhất có kiến trúc đơn giản nhưng vẫn còn dấu vết của trang trí thời Lê.
Khối thứ ba là gác chuông cao 2 tầng mái và khối thứ tư là nhà tổ đệ nhị, kết cấu kiểu chuôi vồ.
Hơn 7 thế kỷ trôi qua, chùa Đức La vẫn là một trung tâm Phật giáo lớn, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước. Nhiều kệ ván in kinh vẫn còn, là hiện vật minh chứng cho vai trò quan trọng của chùa, từng thống lãnh 72 chốn tùng lâm.
Đền Suối Mơ
Vị trí:   thuộc khu di tích suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Đặc điểm:   gồm 3 ngôi đền Hạ, Trung và Thượng kế tiếp nhau qua đoạn suối dài, thờ chung Thượng Ngàn Thánh Mẫu (Công chúa Quế Mỵ Nương đời vua Hùng thứ16).
Tương truyền Quế Mỵ Nương là người đã có công mở thác Vực Mỡ đưa nước về cho dân khai hoang trồng trọt, lập làng xóm. Đền Thượng nằm ở lưng chừng núi Vực Mỡ, đối diện có núi Hang rất cao, cây cối um tùm xanh mát quanh năm. Từ đây trở xuống suối Mỡ rộng dần, có nhiều thác lớn nhỏ. Đền Trung nằm ở hữu ngạn dòng suối này, trong không gian rộng rãi thoáng mát. Cạnh đó là dòng nước suối trong lành róc rách chảy suốt tháng ngày đổ ra cửa đền Hạ. Đây là ngôi đền có quy mô lớn, thu hút nhiều khách thập phương về lễ đền. Đặc biệt khi đến đây, du khách sẽ không thể quên hình ảnh 5 ngọn thác luôn đổ nước trắng xóa. Theo truyền thuyết, đó chính là 5 ngón tay của Công chúa Quế Mỵ Nương khi ấn nhẹ sẽ tuôn ra dòng nước mát tưới cho đồng ruộng tốt tươi.
Dinh Thổ Hà
Vị trí:   thuộc làng Thổ Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Đặc điểm: Đây là ngôi đình cổ được dựng vào đời Lê Hy Tông trên khu đất rộng 3.000m2 có nhiều cây cổ thụ xung quanh.
Đình được dựng theo kiểu chữ công, toà bái đường dài 27m, rộng 16m, dựng trên nền cao 0,5m xung quanh bó đá tảng xanh chia làm ba cấp, mái đình lợp ngói mũi hài to bản, bốn góc là những đầu đao cong vút. Đầu bờ nóc uốn quanh hình lưỡi liềm, góc mái có gắn nghê, thú nhỏ bằng sành nung già lửa đỏ tía. Có tất cả 22 đầu lực lưỡng, chạm rồng, mây, nghê, thú rất trau chuốt. Bái đường chia làm 7 gian, 48 cột lim, bộ khung mái chạm trổ tinh vi, nhiều cảnh trí sinh động.
Đặc biệt có khá nhiều hình thiếu nữ mặc váy dài, yếm, tóc búi hoặc chít khăn với nét mặt rạng rỡ trong tư thế cưỡi phượng, đè rồng, hoặc đang nhảy múa giữa các lớp mây bồng bềnh. Lòng bái đường lát đá xanh nhẵn bóng. Bức cửa võng thếp vàng chạm trổ lộng lẫy làm cho bái đường càng thêm trang nghiêm cổ kính. Theo tấm bia cổ để lại, đình Thổ Hà là kết quả công sức đóng góp của toàn thể dân làng Thổ Hà. Ngôi đình là công trình thể hiện niềm tự hào của các thế hệ người dân Thổ Hà.
Thành Cổ Xương Giang
Vị trí:   nằm ở xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Đặc điểm: Xương Giang là tên ngôi thành cổ do quân Minh xây dựng vào thế kỷ thứ 15.
Các dấu tích còn lại cho biết thành hình chữ nhật, chiều dài theo hướng Đông - Tây đo được 600m, chiều rộng theo hướng Bắc - Nam 450m, diện tích 27ha, tường đắp đất cao dầy, bốn góc có pháo đài, hào rộng bao quanh, mở 4 cửa, cửa chính trông về phía Tây. Đây là nơi diễn ra trận công thành của nghĩa quân Lam Sơn ngày 28/9/1427 và trận diệt viện oanh liệt ngày 3/11/1427 mà Lê Quý Đôn đánh giá:Từ triều Trần bắt được Tích Lệ Cơ, Ô Mã Nhi cho đến lúc ấy, nước Nam thắng giặc phương Bắc chưa có trận nào lớn như vậy (theo Đại Việt thông sử).
Để kỷ niệm lịch sử chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn tại thành Xương Giang, hàng năm tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ hội kéo dài trong 2 ngày mùng 6 và mùng 7 tháng giêng.
Yên Dũng 
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm 
Yên Dũng
Địa lý
Huyện lỵ
Thị trấn Neo
Vị trí:
Phía nam của tỉnh Bắc Giang
Diện tích:
213 km²
Số xã, thị trấn:
2 thị trấn, 23 xã
Dân số
Số dân:
160.901 người (2009) [1]
Mật độ:
 người/km²
Thành phần dân tộc:
Hành chính
Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
Bí thư Huyện ủy:
Thông tin khác
Điện thoại trụ sở:
Số fax trụ sở:
Website:
[1]
Yên Dũng là một huyện của tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Mục lục
 [ẩn] 
1 Vị trí địa lý 
2 Lịch sử 
3 Diện tích, dân cư, giao thông 
4 Các đơn vị hành chính 
5 Giáo Dục - Đào Tạo 
6 Kinh tế, xã hội 
7 Chú thích 
8 Liên kết ngoài 
[sửa] Vị trí địa lý
Huyện nằm ở phía nam tỉnh Bắc Giang, Yên Dũng có núi Nham Biền chạy theo hướng Đông-Tây. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh với ranh giới là sông Cầu, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương với ranh giới là sông Lục Đầu, phía Bắc giáp huyện Lục Nam và phía Tây giáp thành phố Bắc Giang
[sửa] Lịch sử
Đây là một vùng đất cổ có bề dày về lịch sử văn hoá và truyền thống khoa bảng. Yên Dũng tự hào là một vùng đất thiêng với huyền thoại 99 con chim phượng hoàng hốt cấu tạo nên dãy Nham Biền kỳ vĩ; có chốn tổ Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) ( xã Trí Yên) của thiền phái Trúc lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập từ thế kỷ XIII, chùa được coi là trường Đại học phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Yên Dũng tự hào là nơi sinh ra hai cha con tiến sĩ Đào Toàn Mân và Trạng nguyên Đào Sư Tích ( xã Song Khê), nơi ẩn chứa và phát tích tinh hoa của nhiều thế hệ; một vùng đất đã biết lấy câu trong sách thánh hiền để dạy con cháu: " Thiên kim di tử, bất như nhất kinh", nghĩa là để cho con ngàn vàng không bằng một quyển sách. Bởi vậy từ xưa Yên Dũng đã sinh ra và nuôi dưỡng hàng chục tiến sĩ làm nên niềm tự hào của một vùng quê hiếu học. Đến nay truyền thống ấy đã và đang được các thế hệ người Yên Dũng kế tiếp.
[sửa] Diện tích, dân cư, giao thông
Thị trấn Neo cách [[thành phố Bắc Giang 13km.
Huyện có diện tích 213km2 và dân số là 163.000 người (năm 2004). Huyện ly là thị trấn Neo cách thành phố Bắc Giang khoảng 15km về hướng đông nam. Chảy xuyên qua huyện Yên Dũng là con sông Thương uốn lượn cung cấp phù sa cho các xã Tân Tiến, Xuân Phú, Tân Liễu, Tiến Dũng, Chí Yên, Lão Hộ. Tỉnh Bắc Giang nối tiếng với ba con sông lớn chạy xuyên qua tỉnh là sông Lục Nam, sông Thương, và sông Cầu. Cả ba con sông này đều chảy qua huyện Yên Dũng và hội tụ tại Kiếp Bạc, Hải Dương.
[sửa] Các đơn vị hành chính
Huyện Yên Dũng có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 2 thị trấn và 19 xã:
Thị trấn: 
Thị trấn Neo (huyện lị) 
Thị trấn Tân Dân 
Các xã: 
Xã Đồng Phúc 
Xã Đồng Việt 
Xã Tư Mại 
Xã Đức Giang 
Xã Tiến Dũng 
Xã Cảnh Thụy 
Xã Lãng Sơn 
Xã Trí Yên 
Xã Lão Hộ 
Xã Xuân Phú 
Xã Tân Liễu 
Xã Tiền Phong 
Xã Yên Lư 
Xã Hương Gián 
Xã Quỳnh Sơn 
Xã Nội Hoàng 
Xã Nham Sơn 
Xã Thắng Cương 
Xã Tân An 
[sửa] Giáo Dục - Đào Tạo
Các trường Trung học Phổ thông trong huyện 
THPT Yên Dũng 1 (xã Nham Sơn) 
THPT Yên Dũng 2 (Xã Tân An) 
THPT Yên Dũng 3 (Xã Đức Giang) 
Trung tâm giáo dục thường xuyên (xã Nham Sơn) 
THPT Dân Lập Quang Trung (xã Cảnh Thụy) 
THPT Tư thục Thái Sơn (xã Quỳnh Sơn ) 
THPT Dân lập Yên Dũng (xã Tiền Phong) 
[sửa] Kinh tế, xã hội

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_dia_ly_bac_giang.doc