Tài liệu học tập bộ môn Ngữ văn lớp 7 bài 1 đến 5

Tài liệu học tập bộ môn Ngữ văn lớp 7 bài 1 đến 5

BÀI 1

 VĂN BẢN

 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

 ( LÝ LAN )

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Đọc văn bản : Sgk/

2. Tìm hiểu ch thích

a. Thể loại: Văn bản nhật dụng

b. Bố cục: Chia 2 phần.

+Phần 1 : từ đầu đến nơi mà mẹ vừa bước vào Nỗi lịng yu thương của mẹ

+ Phần 2: Còn lại Cảm nghĩ của mẹ về vai trị của XH v nh trường trong gio dục trẻ em

II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN

1- Diễn biến tm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai giảng của con.

Mẹ :

- Tm trạng hồi hộp, Bồn chồn, trằn trọc không ngủ được:

+ Mẹ không tập trung được vào việc gì cả.

 

doc 27 trang Người đăng vultt Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu học tập bộ môn Ngữ văn lớp 7 bài 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG BDVH 218 LÝ TỰ TRỌNG QUẬN 1 
 šššš ¯ 
 TÀI LIỆU HỌC TẬP BỘ MÔN NGỮ 
 VĂN LỚP 7 
 NĂM HỌC : 2010 – 2011
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH : 
LỚP : 
NĂM HỌC : 
 ( Mong rằng tài liệu này sẽ hữu ích cho các bạn ) 
BÀI 1 
 VĂN BẢN 
 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA 
 ( LÝ LAN ) 
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc văn bản : Sgk/
2. Tìm hiểu chú thích
a. Thể loại: Văn bản nhật dụng
b. Bố cục: Chia 2 phần.
+Phần 1 : từ đầu đến nơi mà mẹ vừa bước vào à Nỗi lịng yêu thương của mẹ
+ Phần 2: Còn lại à Cảm nghĩ của mẹ về vai trị của XH và nhà trường trong giáo dục trẻ em
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN 
1- Diễn biến tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai giảng của con.
Mẹ : 
- Tâm trạng hồi hộp, Bồn chồn, trằn trọc khơng ngủ được:
+ Mẹ khơng tập trung được vào việc gì cả.
+ Xem lại những sự chuẩn bị từ chiều cho con.
+ tự bảo mình phải đi ngủ sớm
-> phân tâm, xúc động đắm chìm trong hồi ức và suy tưởng về một sự kiện lớn trong cuộc đời con.
- Bao nhiêu suy nghĩ của mẹ đều hướng về con:
+ tâm trạng háo hức, vui sướng, hăng hái của con chuẩn bị cho ngày khai giảng.
+ hồn nhiên, vơ tư đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng “gương mặt thanh thốt...đang mút kẹo”.
-> Niềm hạnh phúc được ngắm nhìn và cảm nhận tâm trạng của con trai.
Con : 
_ Thanh thản , nhẹ nhàng , vô tư , hồn nhiên , hác hức , không có mối bận tâm nào cả 
_ Gíâc ngủ đến với con rất nhẹ nhàng
2. Hồi niệm về tuổi thơ và ấn tượng về ngày tựu trường của mẹ
- Người mẹ muốn truyền cái tâm trạng rạo rực, xao xuyến về ngày khai giảng mà bàngoại đã giành cho mẹ vào sâu trong tim cho con để mãi mãi khắc sâu trong tâm trí trở thành ấn tượng sâu sắc nhất trong địi của con.
“ Cứ nhắm mắt lại.....đường làng dài và hẹp”
-> Câu văn cứ ngân nga ngọt ngào thấm đượm hồi ức của tuổi thơ về ngày đầu tiên đi học.
- Người mẹ nghĩ và liên tưởng đến ngày khai trường ở NB:
+ ngày lễ của tồn dân.
+ người lớn nghỉ việc để đưa trẻ đến trường.
+ Các quan chức lớn tới dự.
+ khơng cĩ ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên GD thế hệ trẻ cho tương lai...sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng tới cả một thế hệ.
-> Mong muốn con trai cảm nhận được ý nghĩa quan trọng của GD và ngày khai giảng.
=> Người con ý thức được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình.
III/ GHI NHỚ : SGK 
IV/ LUYỆN TẬP 
BT1 : Hãy nêu đại ý của bài 
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
BT2 : Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không ? Bà đang tâm sự với ai 
à Mẹ không nói chuyện trực tiếp với con mà đang nói chuyện với chính mình và đang ôn lại kỉ niệm của mình . Cách kể này có tác dụng rất độc đáo : làm nổi bật đc tâm trạng , diễn biến tình cảm của bà mẹ trong đêm 
BT3 : Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mởi ra  ? Theo em , bà mẹ nói đến thế giới kì diệu ở đây là gì ? 
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ 
VĂN BẢN 
 MẸ TÔI ( A – mi – xi ) 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1- Đọc văn bản:
Sgk/
2- Tìm hiểu chú thích:
a- Tác giả:
Ét- mơn- đơ đơ A- mi- xi
(1846 - 1908)
- Nhà văn nổi tiếng người Ý.
- Tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng: Những tấm lịng cao cả; Cuốn truyện của người thầy...
b- Tác phẩm:
- Thể loại: Văn bản biểu cảm 
- Hình thức: một bức thư.
c- Giải nghĩa từ khĩ: sgk/11.
3- Bố cục: 3 phần.
+ Phần 1: hình ảnh người mẹ.
+ Phần 2: những lời nhắn nhủ dành cho con.
+ Phần 3: thái độ dứt khốt của cha trước lỗi lầm của con.
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN 
1- Hồn cảnh của bức thư:
- Nguyên nhân người bố phải viết thư cho con:
+ Vì cậu bé đã hỗn láo với mẹ khi cơ giáo đến thăm.
=> Mục đính: Cảnh cáo, khuyên răn, phê phán một cách nghiêm khắc thái độ sai trái ấy của con.
2- Thái độ và tình cảm của người cha
- Trước sai lầm của con người cha rất đau đớn và bực bội
+ “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”-> tâm trạng đau đớn và bất ngờ trước sai phạm của con. Đĩ là sự xúc phạm sâu sắc.
- Người bố nhớ lại tình yêu thương, hi sinh vơ bờ của người mẹ dành cho con vậy mà giờ đây con lại hỗn láo, bội bạc, vơ ơn với chính người đẻ ra mình -> bùng lên cơn tức giận khĩ kìm nén.
- Người bố vẽ lên một tương lai buồn thảm nếu người con bị mất Mẹ:
+ đĩ là ngày buồn thảm nhất
+ một đứa trẻ tơi nghiệp, yếu đuối, khơng được chở che.
+ sẽ cay đắng; khơng thể sống thanh thản.
+ lương tâm khơng một phút yên tĩnh.
+ tâm hồn con như bị khổ hình.
-> người bố chỉ con thấy rằng tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.
=> Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương đĩ.
- Người bố khuyên răn và tỏ thái độ dứt khốt, nghiêm khắc như một mệnh lệnh:
+ khơng bao giờ được thốt ra lời nĩi nặng với mẹ.
+ phải xin lỗi thành khẩn
+ cầu xin mẹ hơn con.
+ bố thà khơng cĩ con cịn hơn thấy con bội bạc với mẹ.
+ khơng thể vui lịng đáp lại cái hơn của con.
=> Một thái độ giáo dục cương quyết địi hỏi người con phải suy nghĩ và sửa chữa ngay lập tức.
3- Tình yêu thương bao la của người mẹ
- Thời thơ ấu, lúc con ốm đau mẹ phải thức thâu đêm: quằn quại vì lo sợ, khĩc nức nở khi nghĩ rằng sẽ mất con.
- Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn; cĩ thể đi ăn xin để nuơi con; cĩ thể hi sinh tính mạng để cứu sống con.
- Người mẹ sẵn sàng tha thứ cho con khi con nhận ra lỗi lầm và sửa chữa nĩ: chiếc hơn của lịng bao dung; chiếc hơn xĩa đi nỗi ân hận của người con, làm dịu đi nỗi đau của mẹ -> Sự hi sinh vơ bờ, lịng bao dung và tình yêu thương bao la của mẹ dành cho con.
4- Tình cảm, thái độ của người con khi đọc bức thư của bố:
- Xúc động chân thành trước những lời nĩi rất chân tình và sâu sắc của bố.
-> Cĩ được bài học thấm thía và kịp thời từ người cha.
=> Quyết tâm sửa lỗi.
III. GHI NHỚ : SGK 
IV/ LUYỆN TẬP 
Bài tập 1 : Văn bản sử dụng ngôi kể gì ? Tác dụng cũa nó ra sao ? 
à Sử dụng ngôi kể thou nhất có tác dụng diễn đạt được ý nghĩ , lời nói , tình cảm của nhân vật được sâu sắc nhất . Như thế , văn bản có sự thu hút và sức thuyết phục cao hơn 
Bài tập 2 : Hãy nêu ý nghĩa của văn bản 
HS xem lại phần ghi nhớ 
Bài tập 3 : Tại sao bố không nói trực tiếp với con mình mà lại đi viết thư ? 
à Vì viết thư là viết cho người mắc lỗi biết , vừa giữ được sự tế nhị và kín đáo , vừa giúp mình bộc lộ được cảm xúc và ý gnhĩa sâu sắc và vừa không làm mất lòng hai bên 
Bài tập 4 : Hãy nêu nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Bài tập 5 : Văn bản là bức thư bố viết cho con sao lại đặt nhan đề là mẹ tôi ? ______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
( Gợi ý : Nội dung bài tập trung nĩi về ai ? Các chi tiết đĩ đều tập trung hướng về đối tượng nào ? 
TIẾNG VIỆT 
 TỪ GHÉP 
A/ Tìm hiểu bài 
I. Cấu tạo của từ ghép:
1. Ví dụ : sgk/13-14
a. bà ngoại: bà- tiếng chính . Ngoại : tiếng phụ
- thơm phức:thơm- tiếng chính phức -tiếng phụ.
-> Tiếng chính: đứng trước.
Tiếng phụ: đứng sau bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
=> Từ ghép chính phụ.
b. Quần áo, trầm bổng khơng phân ra tiếng chính, tiếng phụ.
 ->Các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
=> Từ ghép đẳng lập.
II. Nghĩa của từ ghép: 
1.Bài tập1: 
a. Nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà.
- Nghĩa của từ thơm phức hẹp hơn thơm.
b. Quần áo: Quần áo nĩi chung.
- Trầm bổng: (âm thanh) lúc trầm lúc bổng nghe rất êm tai.
à Nghĩa của từ ghép C – P hẹp hơn nghĩa của tiếng chính . Nghiã của từ ghép đẳng lập khái quát quát hơn nghĩa từng tiếng tạo nên nó 
Từ ghép
Từ ghép đẳng lập
Từ ghép chính phụ
Cĩ tính chất hợp nghĩa
Các tiếng đẳng lập về mặt ngữ pháp
Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau
Cĩ tính chất phân nghĩa
Cĩ tiếng chính và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính
B. LUYỆN TẬP 
_ Các em giải bài tập trong sách giáo khoa vào vở bài tập của mình . 
TẬP LÀM VĂN 
 LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN 
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản:
_ Liên kết là một tong những yếu tố rất quan trọng và cần thiết trong văn bản . Liên kết giúp cho người đọc dễ hiểu và văn bản có nghĩa 
_ Nội dung giữa các đoạn và các câu phải thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau , phải biết nối kết bằng những từ ngữ và câu văn sao cho thích hợp 
_ Phương tiện liên kết trong văn bản : Hình thức và nội dung 
II/ Ghi nhớ : Sgk _ 18 
III/ Luyện tập 
BT1 : Câu 4 Sgk _ 19 
_ Nếu tách rời câu văn ấy ra khỏi văn bản , cho chúng đứng độc lập thì chúng chưa có liên kết và mất đi ý nghĩa . Nếu ghép vào câu thứ ba kế tiếp thì chúng sẽ có nghĩa vì câu thou ba đã liên kết hai câu văn ấy 
BT2 : Câu 5 Sgk _ 19
_ Nếu chỉ có một trăm đốt tre nhỏ mà chưa nhờ phép thần của ông Bụt thì chưa được 1 cây tre trăm đốt 
_ Trong văn bản cũng thế , người viết phải làm cho các câu văn giống như cây tre , có tính liên kết với nhau . Đó là phép mầu của Liên kết trong văn bản do người viết tạo nên 
Bài 2 
 VĂN BẢN 
 CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ 
 ( KHÁNH HOÀI ) 
I/ TÌM HIỂU CHUNG 
1- Đọc văn bản: 
 Sgk/21-26 ... vào đó mà phát triển thành văn nên ta không cần thiết phải viết trong dàn bài thành câu văn đúng ngữ pháp tuyệt đối nhưng mỗi phần trong dàn bài phải hướng về một ý chung , làm rõ đề văn , từ đó dựa theo dàn bài rồi viết thành văn
b/ Dàn bài thường bao gồm các mục lớn , nhỏ . Ta có thể kí hiệu các mục lớn là A , B , C , hoặc I , II , III  Những phần nhỏ , ta có thể dùng chữ số 1, 2 , 3  , những phần nhỏ hơn , ta có thể dùng mẫu tự la tinh a , b , c , 
=> Dàn bài có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong khi viết văn
BÀI 5 
 NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN 
I/ TÌM HIỂU CHUNG
_ Ca dao than thân là ca dao có số lượng lớn và tiêu biểu trong kho tàng ca dao Việt Nam
_ Những câu hát than thân thân thuật lại hiện thực đời sống của nhân dân lao động dưới xã hội phong kiến name xưa : nghèo khó , vất vả , bị bòn rút sức lao động , bóc lột nặng nề 
_ Những câu hát than thân diễn tả nỗi niềm tâm sự và cuộc sống đời thường không tránh khỏi chông gai và cạm bẫy của tầng lớp bình dân ( đặc biệt là người phụ nữ ) 
_ Diễn tả sâu sắc , kín đáo tâm trạng cay đắng , xót xa , tủi nhục của những người có thân phận bé bỏng , hèn thấp năm xưa
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN 
Bài ca dao thứ nhất 
_ Người nông dân xưa mượn hình ảnh của chú cò cần mẫn , hiền lành , cần cù kiếm ăn không quản mưa nắng , gió bão và đã từ lâu đã trở thành sự hoá hoá thân của các ông nông dân trong ca dao xưa . Họ mượn lời chú cò để nói lên cuộc sống cùng cực , khốn khổ , nghèo nàn , bóc lột , phiêu bạt khắp nơi trong thời Bắc thuộc . 
_ Dùng hình ảnh đối lập làm nổi bật hình ảnh đáng thong về cuộc sống của mình : 
 Nước non // lận dận một mình 
 Thân cò // lên thác xuống ghềnh bấy nay 
_ Sử dụng thành công thành ngữ : Lên thác xuống ghềnh à ý nói là cuộc đời phiêu bạt , gặp nhiều khó khăn , trắc trở 
_ Dùng biện pháp ẩn dụ ( Con cò ) để biểu tượng chân thực bà xúc động về hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ 
 Ai làm cho bể kia đầy 
 Cho ao kia cạn , cho gầy cò con ? 
_ Từ ai à chứa hàm ý phảng kháng và btố cáo mạnh mẽ lũ phong kiến lộng quyền lộng hành , chà đạp lên cuộc sống và tình cảm của nông dân xưa ( thân cò tội nghiệp , thảm thương ) => Cuộc sống đầy áp bức bất công 
Bài ca dao thứ hai 
_ Là tiếng hát thương cảm cho những mảnh đời , cho những thân phận cay đắng , tủi cực, bị bóc lột quá đáng 
_ Sử dụng hình thức ẩn dụ phẩm chất : 
 + Thân phận con tằm : Thương cho những cảnh ngộ buồn đau , suốt đời bị kẻ khác bòn rút hết sức lao động 
 + Thân phận con kiến : thương cho những người có thân phận nhỏ nhoi , suốt đời xuôi ngược vất vả làm ăn mà vẫn nghèo khổ như xưa
 + Thân phạn con cuốc : tiếng kêu đau khổ của chim quốc biểu hiện cho nỗi đau oan trái của người lao động 
 + Thân phận con hạc : nói về cuộc đời phiêu bạt và cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ 
_ Dùng điệp từ thương thay à tô đậm mối thương cảm , cuộc đời xót xa , cay đắng nhiều mặt của người nông dân xưa 
Bài ca dao thứ 3 
_ Người phụ nữ tự ví mình như trái bần trôi ( ẩn dụ ) à -phản ánh tính chất địa phương , ám chỉ cuộc đời không được tự chủ của người phụ nữ lỡ làng , cô độc , chẳng ai làm chủ cho cuộc đời họ
Bài ca diễn tả xúc động, chân thực cuộc đời thân phận nhỏ bé đắng cay của người phụ nữ xưa. Họ phải chịu nhiều đau khổ, hồn tồn lệ thuộc vào hồn cảnh, khơng cĩ quyền quyết định cuộc đời. XHPK muốn nhấn chìm họ.
III/ GHI NHỚ : SGK _ 49
IV/ LUYỆN TẬP 
Hãy nêu đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật của 3 bài ca dao 
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Sưu tầm một số câu ca dao có nội dung tương tự , có từ “thân em” 
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào giếng ngọc, hạt ra ruộng cày
Thân em như giếng giữa đàng
Người khơn rửa mặt, người phàm rửa chân
Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngồi vỏ càng cay trong lịng
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng , ruột ngồi thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi
Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khơ.
Thân em như quả mít trên cây:
Da nĩ sù sì, múi nĩ dày
Quân tử cĩ thương thì đĩng cọc:
Xin đừng mân mĩ nhựa ra tay
Thân em như những trái chanh
Nhìn chảy nuớc miếng nhưng ăn là cị
Thân em như quả dưa tây
lâu lâu anh bĩp cho lây nỗi buồn
Thân em như thể cánh bèo,
Ngược xuơi xuơi ngược theo chiều nước trơi
Thân em như mấy củ khoai
Sáng sáng anh đĩi, anh nhai đỡ lịng
Thân em như cỏ ngồi đồng
Buồn thì anh nhổ, anh trồng rau răm
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ trước giĩ, biết vào tay ai 
Thân em như cánh chuồn chuồn
Khi vui nĩ đậu khi buồn nĩ bay
Thân em như cái cột đường
Anh như xe tải mất phương đâm vào
Thân em như con cá rơ thia.
Ra sơng mắc lưới, vào đìa mắc câu
Thân em như hạt mưa rào
 Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
________________________________________________________________________
Văn bản 
 NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM 
I/ TÌM HIỂU CHUNG 
_ Ca dao châm biếm là vũ khí tinh thần sắc bén của nhân dân ta , cũng chiếm số lượng đáng kể 
_ Bằng biện pháp phóng đại ( nói quá ) , tuợng trưng ( mượn chuyện loài vật , sự vật nói chuyện người ) , để thể hiện thái độ ứng xử , hai cách biểu hiện tình cảm trái ngược mà thống nhất của người thuộc tầng lớp bình dân trong hiện thực cuộc sống : Than thou , cười coot , châm biếm , trữ tình 
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN 
Bài ca dao thứ nhất 
_ Mượn câu chuyện về chú tôi lấy cô yếm đào xinh đẹp , trẻ trung , và qua cách nói ngược , phóng đại , tượng trưng , châm biếm hạng người lười nhác , lắm thói hư , tật xấu , nghiện rượu , nghiện tăm , nghiện che ( nuớc chè đặc ) , đam mê tửu sắc , thường ngủ muộn , ngày thì trông ngày mưa , đêm thì trông kéo dài ( thừa trống canh ) 
_ Lời nói nhẹ nhàng , đùa vui , hóm hỉnh qua lối chơi chữ dân gian nhưng ý nghĩa phê phán và châm biếm rất sâu cay 
Bài ca dao thứ hai 
_ Tiếp heo chân dung chú tôi , bài này dẫn ta đến chân dung về ông thầy bói 
_ Ông thầy phán toàn những điều vô nghĩa , toàn chuyện con nít lên ba nó vẫn nói được : 
 Về tài lộc , thân thế : 
 Số cô chẳng giàu thì nghèo 
 Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà
 Về gia cảnh : 
 Số cô có mẹ , có cha 
 Mẹ cô đàn bà , cha cô đàn ông 
 Về nhân duyên : 
 Số cô có vợ , có chồng 
 Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai 
_ Tòan những lời phán xằng bay , vô vị của ông ông thầy bói qua hình thức chê cười , giễu nhại ( thầy bói nói mò chớ có biết gì đâu ) 
_ Qua biện pháp phóng đại , tượng trưng , bài ca dao châm biếm , cười cợt những ông thầy bói lăng xăng , nhiều chuyện , ba hoa , mồm mép , phê phán những người mê tín dị đoan , tin điều xằng bậy
3. Bài ca dao thứ ba 
_ Bài ca dao vẽ lại chân dung của những con người cụ thể qua những con vật ( con cò , cà cuống  ) để châm biếm những hủ tục ma chay rườm rà , tốn kém 
_ Tang chủ là gia đình cò , người dự tang là cà cuống , chim ri , chim chích , chào mào. Họ toàn những nguời nhố nháo , không chia buồn cùng tang chủ 
_ Qua biện pháp tượng trưng , phóng đại , mỗi con người là một hình ảnh ẩn du cho một con ngừơi , có già , có trẻ , phê phán những hủ tục của làng quê ngày xưa 
4. Bài ca dao số 4 
_ Vẽ lại chân dung cậu cai trong sự sang trọng , quyền quí thường ngày : nào là noun dấu lông gà , ngón tay đeo nhẫn nhưng khi cần đến việ là “áo ngắn đi mượn , quần dài đi thuê” 
_ Bằng biện pháp phóng đai , bài ca dao phê phán thói khoe khoang , dốt nát của những bọn cai lệ năm xưa 
II/ GHI NHỚ : SGK _ 53
IV/ LUYỆN TẬP 
TIẾNG VIỆT 
 ĐẠI TỪ 
I/ ĐẠI TỪ LÀ GÌ ? 
Vd : Sgk _ 54 
a/ Nó : chỉ em tôi ( có vai trò là chủ ngữ ) à từ thay thế cho chủ ngữ của các câu trên tránh khỏi lặp từ 
b/ Nó : chỉ con gà trống ( có vai trò là định ngữ ) 
c/ Thế : chỉ việc mẹ bắt hai anh em Thành Thuỷ chia đồ chơi ( giữ vai trò là phụ ngữ của động từ trong câu ) à những câu văn trước nó đã giải thích cho chúng ta điều đó 
d/ Từ ai trong bài ca dao dùng để hỏi 
à Đại từ 
à Đại từ dùng để chỉ người , chỉ sự vật , hoạt động động  được nói đến trong ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi à Có vai trò là chủ ngữ , vị ngữ , phụ ngữ cho động từ , danh từ , tính từ , là định ngữ  hay là câu hỏi tu từ trong văn thơ 
II/ CÁC LOẠI ĐẠI TỪ 
Đại từ để trỏ 
Có 3 đại từ dùng để trỏ : 
+ Trỏ người : tôi , tao , tớ , chúng mày , chúng nó , hắn ,
+ Trỏ số lượng : bâ`y , biếu nhiêu , bao nhiêu 
+ Trỏ hoạt động , sự việc ,tính chấyt sự việc : vậy , thế , nào  
Đại từ để hỏi 
+ Hỏi về người hoặc sự vật : ai , gì  
+ Hỏi số lượng : bao nhiêu , mấy  
+ Hỏi hoặt động , tính chất , sự việc : sao , thế nào 
III/ GHI NHỚ 
 ĐẠI TỪ ĐỂ HỎI
 ĐẠI TỪ ĐỂ TRỎ
 ĐẠI TỪ 
Trỏ về người , sự việc 
Trỏ về người , sự việc 
Trỏ về người , sự việc 
Hỏi về người , sự việc 
Hỏi về người , sự việc 
Hỏi về người , sự việc 
LƯU Ý MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG SAU : 
_ Các đại từ ấy , kia , nọ  gọi là chỉ từ ( xếp vào một loại đại từ riêng ) 
_ Đại từ xưng hô lâm thời chỉ quan hệ họ hàng thân tín ( ông , bà , anh , em  ) hoặc chức vụ ( đại uý ,. Bí thư , thiếu tá  ) , hay chỉ nghề nghiệp ( giám đốc , bác sĩ , giáo viên  ) 
_ Cách sùng đại từ xưng hô trong tiếng Việt ất đa dạng , phong phú nên học sinh phải biết cách sử dụng đúng cách , phù hợp văn hoá giao tiếp

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu ngu van 7 tu bai 1 bai 5.doc