Tài liệu về UNESCO

Tài liệu về UNESCO

Cờ UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, viết tắt UNESCO) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).

UNESCO hiện có 191 quốc gia thành viên. Trụ sở chính đặt tại Paris, Pháp, với hơn 50 văn phòng và vài viện hay trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới.

 

doc 18 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1100Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu về UNESCO", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Loại hình:
Tổ chức chuyên môn
Tên gọi tắt:
UNESCO
Lãnh đạo:
Irina Bokova
Hiện trạng:
Đang hoạt động
Trụ sở:
Paris, Pháp
Thành lập:
16 tháng 11, 1945
Trang web:
unesco.org
Wikimedia
Commons:
UNESCO
Chủ đề Liên Hiệp Quốc
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
Cờ UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, viết tắt UNESCO) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).
UNESCO hiện có 191 quốc gia thành viên. Trụ sở chính đặt tại Paris, Pháp, với hơn 50 văn phòng và vài viện hay trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới.
Một số các dự án nổi bật của UNESCO là duy trì danh sách các di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại...
Chức năng
UNESCO có 3 chức năng hoạt động chính phục vụ cho mục đích của tổ chức, bao gồm:
Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi; khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn ngữ và hình ảnh; 
Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hóa bằng cách: 
Hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của từng nước; 
Hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng bình đẳng về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ hoặc bất cứ sự khác biệt nào khác về kinh tế hay xã hội; 
Đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới về trách nhiệm của con người tự do; 
Duy trì, tăng cường và truyền bá kiến thức bằng cách: 
Bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và các công trình lịch sử hay khoa học, khuyến nghị với các nước hữu quan về các Công ước quốc tế cần thiết; 
Khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí óc, trao đổi quốc tế những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa kể cả trao đổi sách báo, tác phẩm nghệ thuật, dụng cụ thí nghiệm và mọi tư liệu có ích; 
Tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc tiếp xúc với các xuất bản phẩm của mỗi nước thông qua các phương pháp hợp tác quốc tế thích hợp. 
Nguồn: Công ước thành lập UNESCO 
Cơ cấu
UNESCO được tổ chức với một Đại hội đồng một Hội đồng chấp hành và một Ban Thư ký. Đại Hội Đồng gồm các đại diện của các nước thành viên UNESCO (mỗi nước thành viên được chọn cử 5 đại biểu). Hội đồng chấp hành gồm các ủy viên được Đại hội đồng bầu ra trong số các đại biểu được các nước thành viên chọn cử; mỗi ủy viên của Hội đồng chấp hành đại diện cho Chính phủ nước mình. Ban Thư Ký UNESCO gồm có Tổng Giám đốc và số nhân viên được thừa nhận là cần thiết. Tổng Giám đốc do Hội đồng chấp hành đề nghị và Đại hội đồng bầu cử (nhiệm kỳ 6 năm) với những điều kiện được Đại hội đồng chấp nhận. Tổng Giám đốc là viên chức cao nhất của UNESCO.
Hiện UNESCO có 191 quốc gia là thành viên. Các quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc có quyền gia nhập UNESCO; còn các quốc gia khác có thể được chấp nhận nếu được Hội đồng chấp hành giới thiệu và được Đại hội đồng biểu quyết với đa số hai phần ba thành viên có mặt tán thành.
Các quốc gia thành viên thường thành lập một tổ chức đại diện cho UNESCO ở nước mình, tùy điều kiện cụ thể. Phổ biến hiện nay là Ủy ban quốc gia UNESCO, trong đó có đại diện của Chính phủ và của các ngành Giáo dục, Khoa học, Văn hóa và Thông tin. Tuy có đại diện tại từng quốc gia, phương châm hoạt động của UNESCO là không can thiệp vào vấn đề nội bộ của các quốc gia. Ủy ban quốc gia UNESCO làm nhiệm vụ cố vấn cho đoàn đại biểu nước mình ở Đại hội đồng và cho Chính phủ trong các vấn đề liên quan đến UNESCO. Ủy ban này thường gồm đại diện các Vụ, Cục, các Bộ, các cơ quan và tổ chức khác quan tâm đến các vấn đề giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin, các nhân vật độc lập tiêu biểu cho các giới liên quan. Nó cũng có thể bao gồm Ban chấp hành thường trực, các cơ quan phối hợp, các tiểu ban và các cơ quan phụ cần thiết khác.
Lịch sử
UNESCO được thành lập ngày 16 tháng 11 năm 1945 với việc ký kết Công ước thành lập của UNESCO. Ngày 4 tháng 11 năm 1946, Công ước này được chính thức có hiệu lực với 20 quốc gia công nhận: Úc, Brasil, Canada, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Cộng hòa Dominica, Ai Cập, Pháp, Hy Lạp, Ấn Độ, Li Băng, Mexico, New Zealand, Na Uy, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.
Những năm 1970 và 1980, UNESCO là trung tâm của một tranh cãi trong đó Hoa Kỳ và Anh cho rằng đây là một diễn đàn để các nước theo chủ nghĩa cộng sản và thế giới thứ ba chống lại phương tây. Hoa Kỳ và Anh lần lượt rút khỏi tổ chức này năm 1984 và 1985. Sau đó, Anh và Hoa Kỳ lại tham gia tổ chức này lần lượt vào các năm 1997 và 2003.
Những năm cuối thập kỷ 1990, UNESCO đã thực hiện một số cải cách trong tổ chức, như cắt giảm nhân lực và số đơn vị. Số văn phòng giảm từ 79 (năm 1999) xuống 52 (hiện nay).
Năm 1998, UNESCO ủng hộ phần mềm tự do. 
Biểu tượng của Tổ chức
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam sử dụng Biểu tượng của Hiệp hội UNESCO Thế giới làm biểu tượng trong các hoạt động của mình. Biểu tượng đó là hình đường xoáy ốc chạy quanh dòng chữ UNESCO ở vị trí trung tâm. Đường xoáy ốc tượng trưng cho quy luật phát triển, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với lý tưởng cao đẹp đối với cương lĩnh hành động của UNESCO.
Ngoài ra, trong những hoạt động lớn mang nội dung văn hoá và chuyên môn thuần khiết, để thể hiện sự tôn vinh đối với UNESCO và tuyên truyền cho lý tưởng, tôn chỉ và mục đích của UNESCO, Liên hiệp có thể được sử dụng biểu tượng của UNESCO.
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng như các Hiệp hội UNESCO trên toàn thế giới cam kết với UNESCO và Hiệp hội UNESCO Thế giới về việc nghiêm cấm hội viên, các tổ chức thành viên của mình sử dụng biểu tượng của UNESCO và biểu tượng của Hiệp hội UNESCO Thế giới phục vụ cho các mục đích thương mại, hoặc phục vụ các mục đích cá nhân dưới bất cứ hình thức và hoàn cảnh nào.
Theo quy định của UNESCO, việc sử dụng biểu tượng của UNESCO phải được sự nhất trí của Uỷ ban Quốc gia UNESCO. Do đó khi các đơn vị thành viên của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam muốn được sử dụng biểu tượng của UNESCO phục vụ cho các hoạt động của mình thì bắt buộc phải có đơn gửi Liên hiệp, trình bày rõ yêu cầu và tính chất của hoạt động để Ban Thư ký Hiệp hội có căn cứ xin phép Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam về việc sử dụng biểu tượng UNESCO.
Lịch sử ra đời của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam
Việt Nam trở thành thành viên của UNESCO từ thời Chính quyền Bảo Đại (1951). Sau ngày đất nước thống nhất, Chính phủ Việt Nam lần lượt thay chân chính quyền Sài Gòn cũ tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc, trong đó có UNESCO (1976). 
Năm 1981 Ngài Amadou Mahtar M’Bow, Tổng Giám đốc UNESCO đã gửi thư tới Thủ tướng Phạm Văn Đồng giới thiệu về hệ thống Câu lạc bộ UNESCO trên thế giới và gợi ý Việt Nam nên có mạng lưới UNESCO phi chính phủ tại Việt Nam để thu hút cộng đồng tham gia đóng góp vào các hoạt động UNESCO tại Việt Nam. Năm 1986 Tổng Giám đốc UNESCO một lần nữa khuyến nghị Chính phủ Việt Nam xem xét hình thức hoạt động UNESCO phi chính phủ đã trở thành thông lệ tại các quốc gia thành viên UNESCO là có Hiệp hội UNESCO tại nước mình để góp phần mở rộng các hoạt động UNESCO trong nhân dân vì mục đích hoà bình và phát triển.
Tháng 3-1993, trong chuyến thăm Việt Nam của Ngài Federico Mayor, Tổng Giám đốc UNESCO, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh thay mặt Chính phủ Việt Nam và Ngài Mayor đã ký bản ghi nhớ, trong đó có nêu việc Chính phủ Việt Nam sẽ xem xét tích cực việc thành lập Hiệp hội UNESCO Việt Nam.  Tiếp đó Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã góp phần cùng các sáng lập viên tích cực chuẩn bị cho việc ra đời một mạng lưới UNESCO phi chính phủ tại Việt Nam sẽ mang tên là Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam.
Ngày 3-8-1993 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 397/TTg cho phép thành lập Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam.
Ngày 6-10-1993 Đại hội Toàn quốc lần thứ Nhất, đồng thời là Đại hội Sáng lập Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam đã được triệu tập tại Thủ đô Hà Nội, với sự tham gia của khoảng 150 sáng lập viên cá nhân và tập thể bao gồm các cơ quan nghiên cứu khoa học, các đơn vị hoạt động nghệ thuật, các nhà khoa học, nghệ sĩ, nhà giáo, các nhà hoạt động xã hội Việt Nam đã tham dự Đại hội. Điều lệ của Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam và cương lĩnh hoạt động của Hiệp hội đã được toàn thể Đại hội thông qua bằng sự nhất trí đồng thuận. Đại hội đã bầu ra một Ban Châp hành gồm 21 uỷ viên do KTS Nguyễn Trực Luyện làm Chủ tịch. Ban Chấp hành đã bầu ra một Thường vụ Ban Chấp hành với 5 uỷ viên và bổ nhiệm GSTS Phạm Huyễn làm Tổng Thư ký.
Ngày 16-12-1993 Ban Tổ chức Cán bộ của Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã thay mặt Chính phủ phê chuẩn Điều lệ của Hiệp hội (Quyết định số 1174/TCCP-TC). Tiếp đến Bộ Ngoại giao đã thay mặt Chính phủ Việt Nam chính thức thông báo với UNESCO việc ra đời Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam.
Được UNESCO công nhận năm 1993. Di sản văn hoá., tiêu chí số 4.
Huế ở trong vùng đất hẹp, ít được thiên nhiên ưu đãi. Nắng mưa khắc nghiệt, chiến tranh liên miên. Trong quá trình hình thành, ngoài cư dân bản địa xứ Huế còn có cư dân tiền trú từ Bắc vào, từ Nam ra và cư dân miền biển lên và cả từ trên miền cao xuống.
Huế là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Nam- Bắc. Trong các khu vườn của xứ Huế đều có hoa trái của hai miền Nam - Bắc. Chất ca nhạc Huế bắt nguồn từ phía Bắc có mang sắc thái Chàm phương Nam. Cho nên màu sắc xa xưa của Huế còn lại là sự tích hợp, tiếp thu, kế thừa và phát triển của cả hai miền.
Từ thế kỷ XVI, do biến động lịch sử của dân tộc, nên nhiều cộng đồng người Việt, người Chăm và các dân tộc khác khác đã diễn ra một làn sóng di dân triền miên mà tiêu biểu là cuộc "Nam tiến" lớn nhất do chúa Nguyễn Hoàng vào lập trấn thủ trên đất Thuận Hoá, từ đất ái Tử Quảng Trị trở vào từ năm 1558.
Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong (bắt đầu từ lộ Thuận Hoá), được thiết l ... rong những thương cảng sầm uất của vùng biển Đông nam á. Trung tâm hoạt động của thương cảng là vùng bến cảng cùng phố chợ buôn bán nằm trên bờ biển Bắc sông Thu Bồn, nay là vùng nội thị của Thị xã Hội An gồm các phường Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô. Nhưng phạm vi thương cảng lúc đó còn mở rộng ra cả hai bên bờ Bắc, bờ Nam dòng sông bao gồm những nơi neo đậu tầu thuyền như đầm Trà Nhiêu, Trung Phường, Trà QuếCảng Sông Hàn ở phía Bắc và có thể coi đó chính là các vệ tinh của Đô thị - Thương cảng Hội An. Phía trên sông Thu Bồn là Dinh trấn Thanh Chiêm của Quảng Nam, nơi các tàu thuyền ngoại quốc muốn hoạt động buôn bán ở Hội An phải đến trình báo, là các thủ tục hải quan. Có thể hình dung Đô thị Hội An với không gian hoạt động rộng lớn như vậy.
Nhờ ở vào vị trí địa lý thuận lợi nên hàng hoá từ bốn phương trong nước tụ về Thương cảng Hội An. Rồi lại chính từ thương cảng này, hàng hoá trong nước với những sản phẩm nổi tiếng như tơ, tằm, gốm, sứ, trầm hương, yến sàođược thuyền buôn các nước chuyển tải đến nhiều nước Đông á, Nam á, Đông nam á và một số nước phương Tây. Hàng hoá nước ngoài cũng từ Hội An được toả khắp mọi miền đất nước. Hội An là cửa ngõ của Đàng Trong - Việt Nam thông thương với thế giới bên ngoài. Tầu thuyền của Nhật Bản, Trung Quốc, các nước vùng biển Đông nam á như Thái Lan Philippin, Indonesia, Malaysia, ấn độvà một số nước Châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháphàng năm cập bến mở hội chợ từ 4 đến 6 thàng liền. Nhiều kiều dân nước ngoài, nhất là người Hoa, người Nhật đã được Chúa Nguyễn cho phép ở lại lập phố, mở cửa hàng buôn bán, được sống theo phong tục riêng. Thế kỷ 17, Hội An có “phố Nhật”, “phố Khách”, có thương điếm Hà lanvà đó là một trung tâm giao lưu kinh tế rộng lớn, một Đô thị- Thương cảng có tầm cỡ quốc tế. Đó cũng là kết quả của một thời kỳ đất nước mở cửa trong bối cảnh phát triển của hệ thống buôn bán với khu vực và thế giới. Trong thời kỳ này, Hội An còn là trung tâm giao lưu văn hoá Đông - Tây, là một trong những cái nôi chính hình thành chữ Quốc ngữ, là trung tâm truyền bá đạo Thiên chúa, đạo Phật ở Đàng Trong.
Sang thế kỷ 19, do nhiều nguyên nhân bên trong và bên ngoài, do cả những biến đổi của địa hình sông nước, hoạt động kinh tế và vai trò của Hội An suy giảm dần kết thúc thời kỳ thương cảng thuyền buồm và nhường chỗ cho thương cảng thuyền máy Đà Nẵng phát triển (từ cuối thế kỷ 19). Nhưng cũng nhờ đó, Hội An tránh được những biến dạng của một đo thị cận đại để bảo tồn cho đén ngày nay - một quần thể Đô thị - Thương cảng cổ tương đối nguyên vẹn. Đó là di tích của các bến cảng, các phố cổ, các nhà ở kết hợp cửa hàng của nhân dân, các hệ thống nhà thờ tộc họ, các đình chùa, đền miếu, các hội quán của người Hoa, những mộ người Nhật, người Hoa và chiếc cầu mang tên cầu Nhật BảnNhững loại hình kiến trúc phong phú đa dạng đó, cùng với lối sống, phong tục tập quán, lễ hội...của cộng đồng dân cư Hội An còn như tấm gương phản ánh chặng đường dài của quá trình giao thoa, hội nhập, tiếp biến văn hoá, tạo nên một sắc thái văn hoá riêng Hội An vừa mang tình dân tộc, bản địa, vừa có sự hài hoà giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh.
Đô thị - Thương cảng Hội An với hạt nhân Phố cổ là di tích lịch sử, là di sản văn hóa vô giá thuộc loại quý hiếm trên thế giới đã được Chính phủ CHXHCN Việt Nam công nhận và xếp hạng di tích Quốc gia (năm 1985), được dư luận trong nước và thế giới trân trọng đánh giá cao. Năm 1985, Hội thảo Khoa học Quốc gia và năm 1990, Hội thảo Khoa học Quốc tế về Đô thị cổ Hội An đã được tổ chức ở ngay tại Hội An, tại Đà Nẵng với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Năm 1995, Hội Bảo trợ Di sản Văn hoá - Kiến trúc Hội An được thành lập nhằm vận động những cá nhân và tổ chức trợ giúp cho công việc bảo tồn, tôn tạo khu di tích Phố cổ Hội An. Đặc biệt, ngày 01-12-1999, UNESCO công nhận Khu Phố cổ Hội An là Di sản Văn hoá Thế giới đã là khẳng định vị trí và sự góp mặt của Di sản Văn hoá Hội An trong kho tàng Di sản Văn hoá nhân loại.
Nhạc cung đình được là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, (dân gian gọi là Thế tục nhạc). Lễ nhạc có xuất xứ từ đời Chu (Trung Quốc). Đến đời Tần (221-206 TCN), Tần Thuỷ Hoàng đã cho đốt hết các kinh sách cũ, và những gì liên quan đến Nhã nhạc có trong Kinh nhạc, Lễ nhạc do Khổng Tử soạn đều bị thất truyền. Các đời sau vẫn dùng những gì còn có thể tìm lại được từ hai quyển sách này để làm căn bản cho Lễ nhạc cung đình của mình.
Lễ nhạc được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc dưới thời vua Lý Anh Tông (1138-1157). Trước đó thông qua nền văn hoá Chăm (ấn Độ) đã đến nước ta. ở Việt Nam, âm điệu nhạc vui được gọi là điệu Bắc hay Khách, nghĩa là có âm hưởng Trung Quốc, nhạc có âm điệu buồn được gọi là có âm điệu Nam, hay là âm điệu Việt. Đến triều Lý Thánh Tông (1054-1072) đem các nhạc vũ công của vương triều Chiêm Thành về Kinh đô Thăng Long, và cho họ chỉ dạy các nghệ sĩ cung đình nhà Lý âm nhạc Chăm. Huế tọa lạc trên nền tảng một kinh đô cũ của Chiêm Thành.
Các cung điệu bán âm buồn của nhạc Chăm vẫn tồn tại trong âm nhạc Huế. Nhạc cung đình chỉ có tại kinh thành Huế. Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, đây là bộ môn âm nhạc duy nhất được ghi vào sử sách từ xa xưa, trải qua bao thăng trầm của các triều đại, bao biến thiên của thời cuộc mà vẫn còn lưu lại được một di sản đáng kể có thể sử dụng để nghiên cứu về nhiều mặt: nhạc khí đa dạng; sắp xếp dàn nhạc tinh vi; nhạc ngữ độc đáo; bài bản dồi dào và quan điểm thẩm mỹ sâu sắc.
Những chi tiết về một dàn Đại nhạc cung đình xuất hiện đầu tiên trong sử sách có thể là trong quyển “An nam chí lược” của Lê Tắc vào đời Trần, 
Sách Khâm định Đại Thành Hộ điển sự lệ (xuất bản 1908) có ghi rành rẽ các chi tiết của dàn nhạc cung đình có từ cuối thế kỷ thứ 18. Miêu tả dàn nhạc cung đình có ghi tên nhạc khí gồm: 1 cái cổ (trống), 1 cái phách (sinh tiền), 2 cái sáo, 1 tam huyền tử (đờn tam), 1 hồ cầm (đờn nhị), 1 cái đàn song vận (nguyệt cầm), 1 đàn tỳ bà, 1 tam âm la. Đoàn các vũ sinh mặc áo rộng thêu rồng, thắt lưng màu xanh dương và đầu bịt khăn giống như vũ sinh. Số lượng nhạc khí ngày nay không có gì thay đổi.
Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi đặt tên dàn nhạc đổi tên là Việt Nam Quốc nhạc. Nhạc cung đình có một giá trị nghệ thuật rất cao, tập hợo những nhạc sĩ và nhạc công tài năng từ khắp nơi trong đất nước, là những nghệ sĩ chuyên nghiệp, biểu diễn tinh vi, sáng tác chất lượng. Các nhạc khí được dùng trong Nhạc cung đình cũng được làm rất kỹ, chạm khắc cẩn khéo léo, rất tinh xảo, có đầy đủ màu âm: tiếng kim, tiếng thổ, tiếng trong, tiếng đục, tiếng trầm, tiếng bổng, tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng da, tiếng đá (khánh), tiếng đồng. Các dàn nhạc chẳng những đa dạng và quy mô mà còn rất đặc biệt trong sự phối hợp màu âm, không quan tâm đến số lượng mà quan tâm đến chất lượng. Khi hoà đàn thì không nhạc khí nào có thể át các nhạc khí khác mà mỗi loại âm thanh đều có thể phân biệt rõ ràng.
Nhạc cung đình bao gồm tất cả các bộ môn âm nhạc khác, từ Lễ nhạc để dùng vào các buổi tế lễ lớn nhỏ của cung đình, trong các chùa miếu, nhạc thính phòng, sân khấu, kể cả các vũ điệu, mà mỗi bộ môn đều có những nghệ sĩ thượng thặng chuyên sáng tạo và biểu diễn. Những sự kiện hỗn loạn làm rung chuyển Việt Nam vào thế kỷ 20 - đặc biệt là sự sụp đổ của chế độ quân chủ và mấy chục năm chiến tranh đã sự đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của Nhã nhạc. Thiếu thốn của sân khấu, truyền thống âm nhạc này đã mất dần chức năng xã hội nguyên gốc. Còn một số cựu nhạc công đang cố gắng giữ cho Nhã nhạc truyền thống sống lại và truyền những những kỹ năng của họ tới thế hệ trẻ.
Chúng ta phải phải bảo tồn di sản nghệ thuật cha ông để lại, bồi đắp thêm bằng những sáng tạo mang dấu ấn 
của thời đại, mà không đánh mất bản sắc dân tộc Việt Nam. Nhất định Nhã nhạc sẽ tiếp tục tồn tại với nghi thức đại chúng và những nghi lễ tôn giáo và như một nguồn của cảm hứng cho âm nhạc Việt nam đương đại.
Ngày 7-11-2003, Tổng Giám đốc UNESCO, ông Kiochiro Matsuura chính thức công bố trong buổi lễ được tổ chức tại Paris, UNESCO đã ghi tên 28 kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại lần thứ hai, trong đó có Nhã nhạc Huế.
 Công nhận năm: 2003
Di sản Thiên nhiên thế giới; Tiêu chí: 1
Vùng Phong Nha - Kẻ Bàng và phụ cận được giới hạn trong tọa độ 17022' - 17050' vĩ độ Bắc và 105045' - 106024' kinh độ Đông, bao gồm lãnh thổ một phần các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa trải rộng từ biển tới biên giới Việt - Lào.
Có thể nói, đây là vùng có lịch sử phát triển địa chất phức tạp và lâu dài từ Cambi đến ngày nay. Trải qua các kỳ vỹ kiến tạo quan trọng và các pha chuyển động đứt gãy, phối tảng và uốn nếp đã liên tục tạo ra các dãy núi trùng điệp do chuyển động nâng cao và các bồn trầm tích do chuyển động sụt lún, đóng vai trò như nguyên nhân của mọi nguyên nhân để tạo ra tính đa dạng về địa chất, địa hình - địa mạo, mạng lưới thủy văn và tính đa dạng, kỳ thú về hang động du lịch đối với các thành hệ đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng phát triển từ Devon đến Cacsbon - Trecmi.
Sông Son có sắc đỏ của đất phong hóa Terrarossa bắt nguồn từ vùng đá vôi hòa vào sông Nan và rào Đẩy. Tính đa dạng và độc đáo của địa chất, địa hình, địa mạo là điều kiện tiên quyết để kéo theo những tính độc đáo khác nữa đó là tính đa dạng sinh học, những cảnh quan đẹp và bí hiểm, những cảnh rừng hoang sơ như những khu bảo tàng thiên nhiên đầy bí mật được ít người biết đến. Giá trị khu động Phong Nha (trong vùng Karst Kẻ Bàng) là một tập hợp sinh cảnh cực kỳ quan trọng cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, tiềm chứa nhiều nguồn gen quý hiếm, trong đó có những loài có giá trị toàn cầu như Sao la, Mang lớn...
Ngoài sinh cảnh thảm rừng và động vật hoang dã, vùng Karst này chứa đựng trong lòng nó cả một hệ thống trên 300 hang động lớn nhỏ được 
mệnh danh là "vương quốc hang động", đang tiềm ẩn trong nó nhiều điều kỳ lạ và hấp dẫn các nhà thám hiểm, các nhà khoa học và du khách. Khu động Phong Nha còn là nơi đã từng tồn tại và đang hiện diện cả một hệ di tích lịch sử văn hóa có giá trị cho nhiều thời đại như các di tích khảo cổ học tiền sử, di tích văn hóa Chàm, di tích các trọng điểm trong chiến tranh.
Đặc biệt, trong hệ thống các giá trị của khu vực Karst này, hệ thống động Phong Nha đã được Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: Có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, có những bơ cát rộng và đẹp nhất, có những thạch nhũ đẹp nhất. Hội nghị lần thứ 27 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Paris tháng 7-2003 đã công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới.
 ____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docdi san van hoa tai VN CUC HAY.doc