Tuần 20 Bài 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
Tiết 20
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
-Mô tả một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
-Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện).
GDMT:giáo dục học sinh biết cách làm giảm tác hại của sự nhiễm điện do cọ sát ( sét )
-GDHN: giúp ích trong việc nghiên cứu trong ngàng điện, thiết kế chế tạo các thiết bị điện, dụng cu đo điện, vật liệu dùng trong ngành điện
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Giáo viên: tranh 17.1 và 17.2
2.Học sinh: 1 thước nhựa dẹt , 1 thanh thuỷ tinh, các vụn giấy, 1 quả cầu bằng nhựa, các vụn nilông , 1 giá để treo quả cầu.
Ngày Lớp Vắng Tuần 20 Bài 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT Tiết 20 I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT -Mô tả một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. -Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện). GDMT:giáo dục học sinh biết cách làm giảm tác hại của sự nhiễm điện do cọ sát ( sét ) -GDHN: giúp ích trong việc nghiên cứu trong ngàng điện, thiết kế chế tạo các thiết bị điện, dụng cu đo điện, vật liệu dùng trong ngành điện II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Giáo viên: tranh 17.1 và 17.2 2.Học sinh: 1 thước nhựa dẹt , 1 thanh thuỷ tinh, các vụn giấy, 1 quả cầu bằng nhựa, các vụn nilông , 1 giá để treo quả cầu. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.KTBC: lồng vào bài mới 2.Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung *HĐ1:Giới thiệu. -GV: Giới thiệu sơ qua nội dung của chương 3 “Điện học” -Tổ chức tình huống vào bài mới : như sgk. *HĐ2:Làm thí nghiệm để phát hiện vật nhiễm điện do cọ xát GV: yêu cầu hs tiến hành thí nghiệm như hình 17.1a, 17.1b . HS thảo luận nhóm GV: yêu cầu hs rút ra KL1 HS: Tiến hành thí nghiệm và rút ra kết luận 1. *KL1:Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác. -GDHN: giúp ích trong việc nghiên cứu trong ngàng điện, thiết kế chế tạo các thiết bị điện, dụng cu đo điện, vật liệu dùng trong ngành điện GV: Hướng dẫn hs tiến hành thí nghiệm như hình 17.2. GV: yêu cầu hs rút ra kết luận 2. HS: thảo luận nhóm thí nghiệm 2 và rút ra kết luận 2. *KL2:Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. GV: Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách nào? HS: Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. GDMT: Dùng cột thu lôi để hạn chế tác hại của sét.bảo vệ tính mạng con người và các công trình *HĐ3: Vận dụng GV: hs trả lời C1. HS:.Trả lời cá nhân GV: hs trả lời C2. HS:.Trả lời cá nhân GV: hs trả lời C3. HS:.Trả lời cá nhân I.Vật nhiễm điện : 1.Thí nghiệm 1 2.Thí nghiệm 2 3.Kết luận -Có thể làm nhiễn điện các vật bằng cách cọ xát. -Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác. II.Vận dụng C1.Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau.Cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện.Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra C2.Khi cánh quạt điện thổi gió mạnh, cánh quạt cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí.Mép cánh quạt chém vào không khí mạnh nhất nên bị nhiễm điện nhiều nhất .Do đó ở mép cánh quạt hút bụi nhiều nhất. C3.Khi lau gương soi, màn hình tivi , kính cửa sổ cọ xát với khăn nên bị nhiễm điện .Vì thế chúng hút các bụi vải. IV: CỦNG CỐ ,HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ 1.Củng cố: -Có thể làm nhiễm điện các vật bằng cách nào? -Vật bị nhiễm điện có khả năng gì ? -hs đọc mục “ Có thể em chưa biết” 2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học bài 17.Làm bài tập 17.1 đến 17.4 - Chuẩn bị bài 18. - Xem trước phần thí nghiệm. Nghiên cứu cấu tạo nghuyên tử.
Tài liệu đính kèm: