Tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên

Tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên

1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học.

Mục đích (mục tiêu), nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, không gian, thời gian, kết quả. Các nhóm tiêu chí này có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau. Mục đích qui định nội dung, nội dung là cụ thể hoá mục đích. Nội dung là cơ sở để xác định phương pháp, “Phương pháp là ý thức về sự vận động của nội dung”(Anghen), nhờ có phương pháp mà nội dung được thể hiện. Phương pháp nào thì hình thức đó, tổ chức dạy học là mặt bề ngoài của phương pháp. Khi đã lựa chọn được nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì chúng ta sẽ lựa chọn được phương tiên dạy học. Tất cả các nhóm tiêu chí đều nhằm hướng tới kết quả dạy học. Có thể nói kết quả chính là mục tiêu được cụ thể hoá của hoạt động dạy hoc.

Nếu chúng ta chỉ hiểu một cách chung chung về nhóm các tiêu chí trên thì rất khó đánh giá được hoạt động dạy học của giáo viên. Vì vậy, cần phải hiểu mỗi nhóm tiêu

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
(Tham khảo)
1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học.
Mục đích (mục tiêu), nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, không gian, thời gian, kết quả. Các nhóm tiêu chí này có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau. Mục đích qui định nội dung, nội dung là cụ thể hoá mục đích. Nội dung là cơ sở để xác định phương pháp, “Phương pháp là ý thức về sự vận động của nội dung”(Anghen), nhờ có phương pháp mà nội dung được thể hiện. Phương pháp nào thì hình thức đó, tổ chức dạy học là mặt bề ngoài của phương pháp. Khi đã lựa chọn được nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì chúng ta sẽ lựa chọn được phương tiên dạy học. Tất cả các nhóm tiêu chí đều nhằm hướng tới kết quả dạy học. Có thể nói kết quả chính là mục tiêu được cụ thể hoá của hoạt động dạy hoc.  
Nếu chúng ta chỉ hiểu một cách chung chung về nhóm các tiêu chí trên thì rất khó đánh giá được hoạt động dạy học của giáo viên. Vì vậy, cần phải hiểu mỗi nhóm tiêu chí trên có các tiêu chí cụ thể nào? Và bằng cách nào để nhận biết được các tiêu chí đó.
1.1. Nhóm tiêu chí về Mục tiêu.
Ÿ Mục tiêu phải toàn diện. Căn cứ để nhận biết: Mục tiêu về tri thức (trí tuệ), mục tiêu về kỹ năng, mục tiêu về thái độ.
Ÿ Mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể. Căn cứ để nhận biết: Sử dụng các động từ mô tả các hiện tượng có thể quan sát và đo lường được.
Ÿ Mục tiêu phù hợp đối tượng. Căn cứ để nhận biết: Phản ánh được chủ đề học tập nằm trong tầm kiểm soát của sinh viên tức là sinh viên cố gắng có thể đạt được.
Ÿ Mục tiêu phải có tính định hướng và chỉ dẫn. Căn cứ để nhận biết: Chỉ rõ việc sinh viên phải làm, điều kiện thực hiện, chuẩn của công việc.
1.2. Nhóm tiêu chí về Nội dung.
Ÿ Nội dung phải chính xác, khoa học. Căn cứ để nhận biết: Đảm bảo đúng các khái niệm, thuật ngữ khoa học, các định luật, định lý; xác định được kiến thức trọng tâm; hệ thống minh họa phù hợp.
Ÿ Nội dung phải có kết cấu phù hợp. Căn cứ để nhận biết: Theo trình tự logic bài học, đảm bảo tinh giản hợp lý mà không ảnh hưởng đến nội dung.
Ÿ Nội dung phải cập nhật, hiện đại, có ý nghĩa giáo dục. Căn cứ để nhận biết: Liên hệ với tiến bộ của khoa học kỹ thuật tương ứng, gắn với thực tiễn.
1.3. Nhóm tiêu chí về phương pháp.
Ÿ Lựa chọn phương pháp thích hợp. Căn cứ để nhận biết: Phương pháp đúng với tính chất, mục tiêu của bài học, thuận lợi với hình thức tổ chức dạy học, thuận lợi cho việc tham gia của sinh viên.
Ÿ Phương pháp linh hoat. Căn cứ để nhận biết: Có sự phối hợp các phương pháp khác nhau một cách hợp lý, sự thay đổi phương pháp dạy học theo logic của bài học một cách thích hợp.
Ÿ Phương pháp tích cực hoá được người học. Căn cứ để nhận biết: Tạo cơ hội và khuyến khích sự tham gia của sinh viên, tạo môi trường hình thành và phát triển hoạt động học (không khí lớp học, quan hệ thầy trò)
1.4. Nhóm tiêu chí Điều kiên, Phương tiện dạy học.
Ÿ Học liệu đầy đủ phong phú. Căn cứ để nhận biết: Sử dụng đúng tài liệu chính dùng cho môn học, xác định được học liệu chính bắt buộc, cung cấp nguồn học liệu cho người học.
Ÿ Sử dụng các phương tiện và điều kiện vật chất khác. Căn cứ để nhận biết: Đủ, phù hợp, phương tiện kỹ thuật hiện đại.
1.5. Nhóm tiêu chí Kết quả.
Ÿ Đạt mục tiêu dạy học đề ra. Căn cứ để nhận biết: Về tri thức, về kỹ năng, về thái độ người học đạt ở mức nào?
Ÿ Khả năng phát triển. Căn cứ để nhận biết: sự vận dụng và chuẩn bị cho các nhiệm vụ học tập tiếp theo của người học.
1.6. Nhóm tiêu chí về không gian và thời gian dạy học.
Ÿ Bố trí không gian phù hợp với kiểu bài. Căn cứ để nhận biết: Kiểu bài lên lớp thực hiện trong lớp học, bài thực hành có thể ngoài lớp học vv
Ÿ Bài học được tiến hành theo đúng chương trình và kế hoạch dạy học: chương trình của môn học được cụ thể hoá ở đề cương chi tiết, kế hoạch dạy học của giáo viên. 
Ÿ Kết thúc môn học đúng thời gian qui định. Căn cứ để nhận biết: Chương trình và kế hoạch dạy học.
Ÿ Thời gian lên lớp đúng với quĩ thời gian qui định cho một tiết học. Căn cứ để nhận biết: 45 phút / tiết
2. Tiêu chí đánh giá chất lượng một tiết dạy của giáo viên.
Xây dựng tiêu chí đánh giá một tiết dạy (Phiếu dự giờ) chúng tôi căn cứ vào các tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học đã trình bày ở trên. 
2.1. Bảng đánh giá.
Các mặt
đánh giá
Yêu cầu
Căn cứ để đánh giá
Điểm
(Làm tròn điến 0.5đ)
Mục tiêu bài học
1
Ÿ Mục tiêu phải toàn diện. 
Mục tiêu về tri thức (trí tuệ), mục tiêu về kỹ năng, mục tiêu về thái độ.
2
Ÿ Mục tiêu phải rõ, ràng cụ thể
Sử dụng các động từ mô tả các hiện tượng có thể quan sát và đo lường được.
3
Ÿ Mục tiêu phù hợp đối tượng
Phản ánh được chủ đề học tập nằm trong tầm kiểm soát của sinh viên tức là sinh viên cố gắng có thể đạt được.
4
Ÿ Mục tiêu phải có tính định hướng và chỉ dẫn
Chỉ rõ việc sinh viên phải làm, điều kiện thực hiện, chuẩn của công việc
Nội dung
5
Ÿ Nội dung phải chính xác, khoa học
Đảm bảo đúng các khái niệm, thuật ngữ khoa học, các định luật, định lý; xác định được kiến thức trong tâm; hệ thống minh hoạ phù hợp
6
Ÿ Nội dung phải có kết cấu phù hợp
Theo trình tự logic bài học, đảm bảo tinh giản hợp lý mà không ảnh hưởng đến nội dung
7
Ÿ Nội dung phải cập nhật, hiện đại, có ý nghĩa giáo dục
Liên hệ với tiến bộ của khoa học kỹ thuật tương ứng, gắn với thực tiễn
Phương pháp
8
Ÿ Lựa chọn phương pháp thích hợp
Phương pháp đúng với tính chất, mục tiêu của bài học, thuận lợi với hình thức tổ chức dạy học, thuận lợi cho việc tham gia của sinh viên
9
Ÿ Phương pháp linh hoạt
Có sự phối hợp các phương pháp khác nhau một cách hợp lý, sự thay đổi phương pháp dạy học theo logic của bài học một cách thích hợp
10
Ÿ Phương pháp tích cực hoá được người học
Tạo cơ hội và khuyến khích sự tham gia của sinh viên, tạo môi trường hình thành và phát triển hoạt động học (không khí lớp học, quan hệ thầy trò)
Điều kiện, phương tiện
11
Ÿ Học liệu đầy đủ phong phú
Sử dụng đúng tài liệu chính dùng cho môn học, xác định được học liệu chính bắt buộc, cung cấp nguồn học liệu cho người học
12
Ÿ Sử dụng các phương tiện và điều kiện vật chất khác
Đủ, phù hợp, phương tiện kỹ thuật hiện đại
Không gian, thời gian
13
Ÿ Bố trí không gian phù hợp với kiểu bài
Căn cứ Kiểu bài giáo viên đang dạy để đánh giá.
14
Ÿ Bài học được tiến hành theo đúng chương trình và kế hoạch dạy học
Xem đề cương chi tiết, kế hoạch dạy học của giáo viên
15
Ÿ Thời gian lên lớp 
45 phút/tiết
Quan hệ thầy trò
16
Đúng mực, tích cực
Tạo được tâm lý thoả mái vui vẻ và hợp tác tích cực
Kết quả
17
Ÿ Đạt mục tiêu dạy học đề ra
Về tri thức, về kỹ năng, về thái độ người học đạt ở mức nào?
18
Ÿ Khả năng phát triển
Sự vận dụng và chuẩn bị cho các nhiệm vụ học tập tiếp theo của người học
2.2. Xếp loại giờ dạy:
Tổng điểm: . . . . . . . . . . .Loại: . . . . . . . . . . .
Ghi chú: 
Ÿ Cách cho điểm: Cho điểm mỗi tiêu chí cụ thể rồi cộng lại và làm tròn đến 0.5 điểm. Điểm tối đa là 4, điểm tối thiểu là 1.
Ÿ Xếp loại:
Giỏi
Khá
Trung
Yếu
Các yêu cầu 1, 7, 10 phải đạt 3.5đ trở lên
Điểm tổng cộng 63 điểm trở lên
Các yêu cầu 1, 7, 10 phải đạt 3đ trở lên
Điểm tổng cộng từ 54-62 điểm
Điểm tổng cộng từ 45-54 điểm
Điểm tổng cộng dưới 45 điểm
Ÿ Giờ dạy không được xếp loại nếu không thực hiện đúng kế hoạch dạy học cụ thể:
% Bài học được tiến hành không đúng theo chương trình và kế hoạch dạy học thì  chỉ nhận xét mà không xếp loại.
% Thời gian đúng với quĩ thời gian qui định cho một tiết học. nếu sớm hoặc chậm 10 phút thì chỉ nhận xét mà không xếp loại.
2.3. Giải thích cách chấm điểm.
Xếp loại mỗi yêu cầu.
Chúng tôi lấy điểm theo 4 mức độ để tính: rất tốt = 4 điểm, tốt = 3 điểm, bình thường = 2 điểm, kém = 1 điểm; sau đó tính toán và có kết quả:
Điểm trung bình của mỗi yêu cầu : 
Điêm giỏi tính từ (4+3)/2 = 3.5 điểm trở lên
Điểm khá tính từ (3,5+2.5)/2 = 3 điểm đến đươi 3.5 điểm
Điểm trung bình tính từ 2.5 điểm đến dưới (2.5+3)/2 = 2.75
Không đạt dưới 2.5 điểm.
Xếp loại toàn giờ dạy.
Căn cứ kết quả xếp loại trên chúng tôi đưa ra kết quả xếp loại cả giờ dạy như sau:
Đạt loại giỏi: 3.5 điểm * 18 yêu cầu = 63 điểm 
Đạt loại Khá: 3 điểm * 18 yêu cầu = 54 điểm < 63 điểm 
Đạt loại TB: 2.5 điểm * 18 yêu cầu = 45 điểm < 54 điểm 
Không đạt dưới 45 điểm.
Mỗi tiêu chí cụ thể có mức độ quan trọng khác nhau, khi đánh giá lại cho điểm mức độ chung; vì thế, chúng tôi đưa ra mức điểm để không chế cho các yêu cầu này(1,7,10): 
Đạt loại giỏi các yêu cầu 1, 7, 10 phải đạt 3.5đ trở lên.
Đạt loại Khá các yêu cầu 1, 7, 10 phải đạt 3đ trở lên.

Tài liệu đính kèm:

  • docTham khao TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN.doc