Tiểu luận Tác động của con người đối với rừng, liên hệ thực tế ở Kon Tum

Tiểu luận Tác động của con người đối với rừng, liên hệ thực tế ở Kon Tum

Con người vừa có tác dụng tích cực và tác dụng tiêu cực đến tài nguyên rừng. Trong thế kỷ xx vừa qua, sự giảm sút về số lượng và chất lượng tài nguyên rừng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã cho ta một nhận định chung là tác động tiêu cực của con người đến rừng nhiều hơn tác động tích cực. Vì vậy cần hạn chế tác động tiêu cực và phát huy tác động tích cực là hai mặt của một vấn đề bảo vệ và phát triển rừng.

doc 5 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Tác động của con người đối với rừng, liên hệ thực tế ở Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KON TUM
LỚP : K13 CÔNG NGHỆ B
SINH VIÊN : NGUYỄN ĐỨC LUÂN
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI RỪNG, 
LIÊN HỆ THỰC TẾ Ở KON TUM.
BÀI LÀM
Con người vừa có tác dụng tích cực và tác dụng tiêu cực đến tài nguyên rừng. Trong thế kỷ xx vừa qua, sự giảm sút về số lượng và chất lượng tài nguyên rừng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã cho ta một nhận định chung là tác động tiêu cực của con người đến rừng nhiều hơn tác động tích cực. Vì vậy cần hạn chế tác động tiêu cực và phát huy tác động tích cực là hai mặt của một vấn đề bảo vệ và phát triển rừng.
**Tác động tiêu cực của con người đến rừng.
*Du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy, chăn nuôi thả rông.
Du canh du cư là người dân sống bằng phương thức canh tác nông nghiệp lạc hậu phá rừng làm nương rẫy. Rừng bị đốt đi để trồng lúa, ngô, sắn.. Sau khi đất đai bị thoái hóa người dân lại bỏ đi nơi khác đốt phá rừng mới để làm nương rẫy. Nông dân nước ta còn tập quán chăn nuôi thả rông, trâu bò dẫm đạp lên cây rừng tái sinh và cây rừng mới trồng. Tập quán đốt cỏ già để cỏ non mọc lên trâu, bò ăn đây là nguyên nhân gây cháy rừng. Theo số liệu thống kê diện tích đất lâm nghiệp Kon Tum là 787.098,3ha và 130.278,2ha đất trống có thể đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp. Toàn tỉnh có 622.976,6ha rừng tự nhiên với trữ lượng gỗ khoảng 53.571.025m3 gỗ và 1,9 tỷ cây tre nứa, độ che phủ của rừng 67,88% (lớn nhất nước). Một số lâm sản dưới tán rừng có giá trị kinh tế và dược liệu cao như: gió bầu, sâm ngọc linh, sa nhân... Kon Tum có 3 khu rừng đặc dụng (Vườn quốc gia Chư Mom Rây; Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh; rừng đặc dụng Đăk Uy). Mật độ dân số tăng thì phá rừng càng nhiều. Kon Tum có diện tích rừng là 658.668ha (độ che phủ của rừng trên 68%) và hơn 86 nghìn hécta đất trống, đồi núi trọc. Là một huyện miền núi của tỉnh Kon Tum, Đắk Tô có diện tích tự nhiên là 50.924ha. Trong đó, diện tích rừng và diện tích đất rừng là 29.623,7ha (chiếm 58,17%). Huyện có 9 xã, thị trấn, với dân số trên 36 ngàn người, hơn 51% là đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống kinh tế của người dân dựa vào nông nghiệp là chính, nhu cầu về đất sản xuất là rất lớn, hơn nữa đồng bào địa phương vẫn còn tập quán du canh, nên đã ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) và phòng, cháy chữa cháy rừng (PCCCR), nhất là trên lĩnh vực phá rừng làm nương rẫy. Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Kon Tum, vi phạm về phá rừng làm nương rẫy trong 5 năm (từ 2004- 2008),( Đến 3 giờ ngày 17-3, sau hơn 15 tiếng đồng hồ chống chọi với lửa, các lực lượng chữa cháy rừng gồm: Huyện Đội Sa Thầy, Kiểm lâm huyện Sa Thầy, Đơn vị cơ động của Ban phòng chống cháy rừng tỉnh Kon Tum cùng đơn vị chủ rừng là Công ty TNHH một thành viên Innovgreen đã khống chế được vụ cháy rừng lớn tại các tiểu khu 626, 629 và 630. 
Theo thông tin ban đầu, vụ cháy rừng trên đã thiêu rụi khoảng 100ha rừng trồng, chủ yếu là thông và bạch đàn được trồng trong hai năm 2008-2009. Đây là sự cố gắng lớn của các lực lượng chữa cháy vì phương tiện chữa cháy quá thô sơ, chủ yếu là dao, rựa, cành cây, lực lượng lại chỉ hơn 50 người, trong khi địa bàn cháy rộng, thời tiết khô hanh, gió mạnh. Các lực lượng chống cháy rừng đã làm việc suốt đêm để khống chế, không cho lửa lây lan sang các tiểu khu rừng khác của Công ty nguyên liệu giấy miền Nam .
Trước đó, vào lúc 10 giờ ngày 16-3 người dân đã phát hiện cháy rừng ở tiểu khu 626, gần làng Trấp thuộc xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy. Sau đó lửa lây lan sang các tiểu khu 629 và 630.
Hiện tại mặc dù đã khống chế được lửa nhưng vì điều kiện thời tiết khô hanh, gió mạnh nên các lực lượng chữa cháy vẫn tiếp tục theo dõi tình hình để sẵn sàng ngăn chặn lửa bùng phát trở lại và lây lan sang diện tích rừng ở các tiểu khu khác.. Đa số các vụ vi phạm tập trung ở các xã có diện tích đất rừng lớn như Ngọc Tụ, Đắk Rơ Nga, Đắk Trăm và rừng thường bị xâm hại là rừng tự nhiên, có chức năng phòng hộ. Theo thống kê của ngành kiểm lâm khu vực này, bình quân hàng năm diện tích rừng giảm khoảng hơn 200 ha do quá trình phát nương làm rẫy Cháy rừng. 
*Cháy rừng.
Theo thống kê, từ năm 1963 đến năm 2000, ở nước ta đã có 45.881 vụ cháy rừng, thiêu hủy 631.979 ha rừng. Cháy rừng làm mất hết tài nguyên động thực vật, làm chai đất, và hủy diệt toàn bộ vi sinh vật rừng, ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất, gây sói mòn, cháy rừng thường xảy ra vào mùa khô hanh và phải có lửa. Mà nguồn lửa chủ yếu do con người.tại kon tum vào mỗi năm xảy ra hơn 150 vụ cháy do sự bất cẩn của người dân khi mang lửa vào rừng như nấu nướng, hút thuốc, đốt rẫy. 
*Dân số tăng nhanh, nhu cầu gia tăng về lâm sản và đất canh tác.
(Thực trạng hiện nay đất nông nghiệp luôn có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau (lấy làm đất ở, chuyển sang mục đích chuyên dùng, bị thoái hoá...). Trong khi đó, dân số lại tăng quá nhanh, nhưng tiềm năng đất đai có thể khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp lại rất hạn chế.)
-Dân số tăng nhanh, nhu cầu gia tăng về lâm sản và đất canh tác tăng, nhu cầu về gỗ xây dựng cho các ngành kinh tế ngày càng nhiều, con người khai hoan phá rừng mở rộng đất canh tác, phá rừng trồng cây công nghiệp không đúng theo quy hoạch. Đời sống nhân dân miền núi chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng. Do nhu cầu gỗ tăng nhanh nên nạn khai thác rừng trái phép càng nhiều. Dân số Kon Tum năm 1971: 10.181 km², 117.046 người đến năm 2010 dân số: 430.037 người. Tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ trắc đỏ diễn ra hầu khắp trên địa bàn tỉnh Kon Tum một cách rầm rộ và công khai. Từng đoàn xe gắn máy trên các trục lộ giao... Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) được ông A Leo - Chủ tịch UBND bức xúc cho biết: Hiện nay 70% hộ dân trong xã bỏ bê ruộng vườn để vào rừng đào bới, khai thác gỗ trắc bán với giá 4.500-5.000 đồng/kg. Trước đây họ khai thác gốc và rễ nay số người này không ngần ngại khai thác cả cây gỗ. Sự khai thác quá mức nhằm thỏa mãn các nhu cầu của cuộc sống, hoạt động săn bắn, bẫy bắt các loài động vật hoang dã ngày càng tăng. Việc săn bắn, bẫy bắt quá mức là nguyên nhân thứ hai sau nguyên nhân mất nơi cư trú và là nguyên nhân quan trọng dẫn đến các loài động vật bị tuyệt chủng.
* Chiến tranh và chất độc hóa học.
Cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc chống quân xâm lược Pháp, Mỹ kéo dài đã tác động mạnh mẽ đến tài nguyên rừng. Trong chiến tranh, rừng đáp ứng nhu cầu về quốc phòng : Như cầu cống, phá rừng làm đường quân sự, đốt tyhan phục vụ quốc phòngTrong chiến tranh các chất độc hóa học đã phá hủy nguồn tài nguyên rừng, cho đến nay vẫn còn.
**Tác động tích cực của con người đến rừng.
*Bảo vệ tài nguyên rừng.
Nhà nước ta đã có luật bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện chính sách giao đất khoáng rừng, thành lập nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ tính đa dạn sinh học của rừng nhiệt đới. Nhà nước chủ trương hạn chế khai thác rừng, tiến hành phục hồi rừng và bảo vệ rừng. Năm 1966, Việt Nam có vườn quốc gia đầu tiên là vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình. Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia với tổng diện tích các vườn quốc gia khoảng 10.350,74 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 2,93% diện tích lãnh thổ đất liền.Đến tháng 8/2010, cả nước có 30 vườn quốc gia gồm: Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên, Tam Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Xuân Thủy, Cúc Phương, Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha-Kẻ Bàng, Bạch Mã, Núi Chúa, Bidoup Núi Bà, Phước Bình, Chư Mom Ray, Chư Yang Sin, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Lò Gò-Xa Mát, Tràm Chim, Mũi Cà Mau, U Minh Hạ, U Minh Thượng. Ở Kon Tum đã có các vườn Quốc gia như: Kon Ka Kinh, Vườn quốc gia Chư Mom Ray, rừng dặc dụng daawk Uy, khu bảo tồn Ngọc Linh. Kon Tum: Triển khai dự án trồng rừng trị giá 90 triệu USD . Chi cục Kiểm lâm Kon Tum tổ chức thông tin, tuyên truyền pháp luật của Nhà nước tới mọi tầng lớp dân cư. Chỉ riêng năm 2009, Kiểm lâm Kon Tum đã thực hiện được 64 chuyên mục về bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng trên Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Kon Tum và bản tin của các ngành trong tỉnh; thực hiện được 18 chuyên mục tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ rừng và 9 chuyên mục phòng cháy chữa cháy rừng trên hệ thống đài truyền hình của 9 huyện, thị xã. Phát triển tài nguyên rừng.Trồng rừng là tác động tích cực của con người đến việc phát triển tài nguyên rừng. Nhân dân ta đã thực hiện “ Tết trồng cây” theo lời Bác. Nhà nước thành lập hàng trăm lâm trường trồng rừng cây lấy gỗ, trồng rừng giống, trồng cây đặc sản.. Ngày 29-7-1998 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 661/QĐ – TTg về thực hiện dự án trồng rừng mới 5 triệu ha rừng đến năm 2010. Tại Kon Tum Ngày 21-3, UBND tỉnh Kon Tum đã trao giấy phép cho nhiều nhà đầu tư dự án trồng rừng Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành nhiều quy phạm, quy trình kỹ thuật về khai thác rừng. Nếu khai thác rừng đúng kỹ thuật thì sẽ không lạm vào vốn rừng, rừng vẫn còn khả năng tái sinh sinh trưởng sau khai thác. Để sử dụng hợp lý tài nguyên rừng cần phải phát triển công nghệ chế biến lâm sản để nâng cao độ bền và hiệu suất tận dụng gỗ. Cuộc cách mạng về vật liệu đã dẫn đến việc sử dụng những vật liệu tổng hợp nhân tạo, hợp kim thay thế gỗ cũng làm bớt nhu cầu về gỗ. tại tỉnh Kon Tum đã có quyết định của ban quản lý Vườn quốc gia Chư Mon Ray tỉnh Kon Tum(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2003/QĐ-UB, V/v tổ chức và họat động của Vườn quốc gia Chư Mon Rayngày 16/01/2003 của UBND tỉnh Kon Tum ).
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhan làm mất rừng, trong đó có cháy rừng, thể hiện như:
Kon Tum: Cháy trên 100ha rừng trồng tại xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy
Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) Nguyễn Hữu Tháp cho biết: Trong khoảng thời gian từ 10 giờ cho đến 22 giờ ngày 16-3-2010, một vụ cháy rừng nghiêm trọng đã xảy ra tại xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã làm trên 100ha rừng trồng tại các tiểu khu: 626, 629, 630 của Công ty Innov green Kon Tum quản lý đã bị thiêu rụi, chủ yếu là cây rừng bạch đàn và thông đã trồng từ 2-3 năm tuổi.
 Theo ông Nguyễn Minh Thư, Phó giám đốc Dự án Innov green tại Kon Tum cho biết: Ban đầu, người dân phát giác lửa bốc lên ở rừng gần làng Trấp (thuộc tiểu khu 629, xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy), nhưng do điều kiện phòng chống và chữa cháy rừng quá thô sơ, nên lực lượng chữa cháy của công ty không thể khống chế được ngọn lửa. Như vậy, chỉ trong vòng 10 ngày qua, trên địa bàn huyện Sa Thầy đã xảy ra 4 vụ cháy rừng làm thiệt hại hơn 130ha rừng, trong đó có hơn 20 ha rùng tự nhiên của Vườn Quốc Gia Chư Môm Ray, 3ha rừng cỏ tranh, tre nứa và hơn 100ha rừng trồng.  
Lửa thiêu rụi 70ha rừng bạch đàn ở tỉnh Kon Tum  
 Theo Ủy ban Nhân dân huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, khoảng 10 giờ ngày 16/3, ngọn lửa đã bùng phát từ tiểu khu 626 và đến nay đã lan sang tiểu khu 629, 630. 
Do thời tiết nắng nóng và có gió mạnh, đến nay, ngọn lửa đã làm cháy hoàn toàn khoảng 70ha rừng, trong đó chủ yếu là cây rừng bạch đàn và thông của Công ty Innovgreen Kon Tum.
Theo ông Nguyễn Minh Thư, Phó Giám đốc dự án Innovgreen tại Kon Tum, ban đầu, người dân phát giác lửa bốc lên ở rừng gần làng Trấp, thuộc tiểu khu 629, xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy nhưng do điều kiện phòng chống và chữa cháy quá thô sơ, lực lượng chữa cháy của công ty không thể khống chế được ngọn lửa.
Lực lượng cơ động của Ban phòng chống cháy rừng tỉnh Kon Tum đã chi viện, đang triển khai các biện pháp chữa cháy rừng khẩn cấp, thực hiện khoanh vùng để hạn chế ngọn lửa.
Tuy nhiên, do thời tiết nóng và gió mạnh, dụng cụ chữa cháy thô sơ, lực lượng ứng cứu chỉ chống cháy lan ra phần đầu ngọn gió còn phía cuối ngọn gió rất khó tiếp cận.
Ngọn lửa vẫn đang bùng phát dữ dội tại ba tiểu khu trên.
(Các đám cháy xuất hiện trên diện tích rừng trồng của công ty ở khu vực làng Trấp, thuộc tiểu khu 629 và các tiểu khu 626, 630. Diện tích rừng này chủ yếu là keo, thông, bạch đàn )

Tài liệu đính kèm:

  • dochaylamdo.doc