Văn học dân gian, tục ngữ

Văn học dân gian, tục ngữ

I.TÁI HIỆN

1/. Bài tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất thể loại gì ?(1đ)

Đáp án:Văn học dân gian.

2/. Bài tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã học ở học kỳ II có mấy câu? Nêu câu 8? (1đ)

Đáp án:Có 8 câu.

 Nhất thì, nhì thục.

3/. Bài tục ngữ về con người, xã hội thể loại gì ?(1đ)

 Đáp án: Văn học dân gian.

4/. Bài tục ngữ về con người và xã hội đã học ở học kỳ II có mấy câu?Nêu câu 8?(1đ)

Đáp án: Có 9 câu.

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Văn học dân gian, tục ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HỌC DÂN GIAN, TỤC NGỮ.
I.TÁI HIỆN
1/. Bài tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất thể loại gì ?(1đ)
Đáp án:Văn học dân gian. 
2/. Bài tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã học ở học kỳ II có mấy câu? Nêu câu 8? (1đ)
Đáp án:Có 8 câu.
 Nhất thì, nhì thục.
3/. Bài tục ngữ về con người, xã hội thể loại gì ?(1đ)
 Đáp án: Văn học dân gian.
4/. Bài tục ngữ về con người và xã hội đã học ở học kỳ II có mấy câu?Nêu câu 8?(1đ)
Đáp án: Có 9 câu.
 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
II.ĐƠN GIẢN
1/.Tục ngữ là gì ?(2đ)
Đáp án: Là những câu nói dân gian ngắn gọn , ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiệnnhững kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội,được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày (2đ).
2/.Bằng trí nhớ hãy viết lại câu 1,2,3,4 của bài tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. (2đ)
Đáp án:Viết đúng và đủ. 
3/. Bằng trí nhớ hãy viết lạicâu 1,2,3,4 của bài tục ngữ về con người và xã hội.(2đ)
Đáp án:Viết đúng đủ 4 câu.
4/. Bằng trí nhớ hãy viết lại câu 5, 6, 7, 8 của bài tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 
Đáp án: Viết đúng và đủ.
5/. Bằng trí nhớ hãy viết lại câu 5, 6, 7, 8 của bài tục ngữ về con người và xã hội. 
Đáp án: Viết đúng và đủ.
III.TỔNG HỢP
1/. Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có những đặc điểm về hình thức như thế nào?(2đ)
Đáp án: - Ngắn gọn.
 - Thường có vần, nhất là vần lưng.
 - Các vế thường đối xứng nhau về hình thức cả về nội dung.
 - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
2/. Nêu nghĩa và biện pháp nghệ thuật của câu tục ngữ: “Tấc đất tấc vàng”.(2đ)
Đáp án: Dùng nghệ thuật so sánh, đề cao giá trị của đất, đất được coi như vàng, quí như vàng.
3/. Nêu nghĩa câu tục ngữ: “Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền.” (2đ)
Đáp án: Nói về thứ tự các nghề , các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người. Nhất là nuôi cá, hai là làm vườn, ba là làm ruộng.
4/. Nêu nghĩa và biện pháp nghệ thuật của câu tục ngữ: “Một mặt người bằng mười mặt của”.(2đ)
Đáp án:Nghệ thật so sánh, nhân hóa.
Đề cao gía trị con người quý hơn của cải, vật chất.
5/. Phân tích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.(2đ)
Đáp án:Dùng phếp đối.
Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặt sạch sẽ, giữ gìn cho thơm tho.
Nghĩa bóng: Dù nghèo khó thiếu thốn vẫn sống trong sạch, không vì nghèo khó mà làm điều xấu xa, tội lỗi.
6/. Nêu nghĩa và biện pháp nghệ thuật của câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.(2đ)
Đáp án: Dùng nghệ thuật so sánh
 Khuyên nhũ con người thương yêu người khác như chính bản thân mình.
7/. Nêu nghĩa và biện pháp nghệ thuật của câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” (2đ)
Đáp án: Nghệ thuật ẩn dụ.
Khi được hưởng thành quả nào đó, phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình.
8/. Nêu nghĩa và biện pháp nghệ thuật của câu tục ngữ: (2đ)
“Một cây làm chẳng nên non, 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Đáp án: Nghệ thuật ẩn dụ.
Khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết.
IV.SUY LUẬN
1/. Nêu 2 câu tục ngữ khác những câu đã học, hoặc bài đọc thêm, có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng.(2đ)
Đáp án: - Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, 
 Bay cao thì nắng , bay vừa thì râm.
- Mùa hè đang nắng, cỏ trắng thì mưa.
2/. Phân tích câu tục ngữ “Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề”(2đ)
Đáp án: Lời khuyên giỏi một nghề hơn là biết nhiều nghề mà không giỏi.
3/.Tìm câu tục ngữ trái nghiã với câu tục ngữ sau: “Một mặt người bằng mười mặt của”. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”(2đ)
Đáp án: - Của trọng hơn người. 
 - Ăn cháo đá bát.
4/.Hãy so sánh tục ngữ và ca dao về hình thức và nội dung? (2đ)
Đáp án:- Về hình thức: Tục ngữ là câu nói. Ca dao là lời thơ.
- Về nội dung: Tục ngữ thiên về trí tuệ, diễn đạt kinh nghiệm sống, lời khuyên về cách sống.
Ca dao thiên về tình cảm biểu hiện thế giới nội tâm của con người 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan hoc dan gian(1).doc