Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 17)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 17)

-Giúp học sinh cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.

-Nắm được ý nghĩa và cấu tạo của các loại từ ghép.

-Hiểu rõ về liên kết trong văn bản- Một trong những tính chất quan trọng nhất trong văn bản.

 

doc 237 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1035Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 17)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/8/08 
 Bài 1
Mục tiêu cần đạt
-Giúp học sinh cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
-Nắm được ý nghĩa và cấu tạo của các loại từ ghép.
-Hiểu rõ về liên kết trong văn bản- Một trong những tính chất quan trọng nhất trong văn bản. 
 Tiết 1:
Cổng trường mở ra
(Theo Lý Lan)
I/ Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
Tích hợp với các bài: Từ ghép, Liên kết văn bản.
Rèn kỹ năng sử dụng từ ghép, bước đầu biết cách liên kết khi xây dựng văn bản.
II/ Chuẩn bị: SGK, Tư liệu tham khảo.
	Câu hỏi trắc nghiệm, bảng phụ
III/ Tiến trình hoạt động dạy và học:
ổn định: 
Kiểm tra: Kiểm tra SGK, Hướng dãn học bộ môn.
Bài mới:
 Hàng năm, cứ mỗi độ thu sang, hoa cúc nở vàng, cũng là lúc trong lòng mỗi học trò chúng ta náo nức đón chờ ngày khai trường. Chắc hẳn các em chưa quên buổi khai trường đầu tiên, vào ngày đó mẹ đã giúp chúng ta những gì? Tâm trạng của mẹ khi đó ra sao? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản “ Cổng trường mở ra”.
- Đây là văn bản trích từ báo “ Người yêu trẻ” số 166- TP Hồ Chí Minh ngày 1.9.2000.
? Văn bản thuộc thể loại nào?
 Là văn bản có nội dung gần gũi với đời sống con người và cộng đồng xã hội hiện đại
 Văn bản này đã thể hiện một cách xúc động tấm lòng yêu thương, tình cảm thiết tha sâu nặng và niềm tin bao la của người mẹ hiền đối với đứa con. Đồng thời nói lên vai trò to lớn của nhà trường đối với tuổi thơ, đôíu với mỗi con người. Ngày khai trường là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong mỗi con người, mở ra mộ chân trời mới với tuổi thơ.
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Tác giả: Lí lan
Tác phẩm:
- Đây là văn bản nhật dụng
? Hãy tóm tắt văn bản bằng một câu ngắn gọn?
 Văn bản ghi lại tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
? Trong đêm trước ngày khai trường tâm trạng của mẹ và của con có gì khác nhau?
Con
Mẹ
Ngủ dễ dàng, gương mặt thanh thoát của con nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở.
- Không ngủ được.
- Không tập trung vào được việc gì.
- Mẹ trăn trọc
- Mẹ nhớ nôn nao, hồi hộp khi cùng ....
? Em có nhận xét gì về tâm trạng của mẹ?
- Cảm xúc nôn nao hồi hộp, xao xuyến.
- Con vô tư hồn nhiên.
? Vì sao mẹ lại trằn trọc không ngủ được? ( BT trắc nghiệm)
- Mẹ mừng vì đã thấy con khôn lớn, ngày mai con vào lớp 1.
- Mẹ vui sướng vì con đã đi học, tin tưởng vào con sẽ học giỏi chăm ngoan và sẽ trở thành người công dân có ích cho Tổ Quốc.
? Trong đêm không ngủ đó mẹ con làm gì cho con?
- Đắp mền, buông mùng, lượm đồ chơi, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con.
? Mẹ tâm sự với ai? Với chính mình vào đêm trước ngày khai trường.
? Theo em cách viết như vậy có tác dụng gì?
 Nổi bật tâm trạng, khắc sâu được tâm tư tình cảm và những điều sâu kín trong lòng mà mẹ khó nói ra bằng lời. Đây chính là phương thức biểu đạt trong văn biểu cảm.
II/ Phân tích:
- Mẹ hồi hộp, vui sướng và hy vọng.
- Mẹ yêu thương con vô cùng, chăm lo chu đáo cho con.
? Mẹ hồi hộp vui sướng vì ngày mai con vào lớp 1. Điều đó gợi cho mẹ nhớ tới kỷ niệm nào? Ngày mẹ đi học.
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong đoạn văn trên?
Rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến...( từ láy)
? Theo em tác giả dùng từ láy liên tiếp như vậy có tác dụng gì?
 Gợi cảm xúc chất chứa trong lòng mẹ, nhớ về ngày đi học, nhớ về bà, nhớ về mái trường xưa.
? Qua đó em tháy mẹ là người ntn?
 Yêu thương, giầu đức hy sinh, tình cảm và tâm hồn trong sáng, sâu sắc. Đó là biểu hiện chung của nhg bà mẹ VN, đáng quý và đáng trân trọng.
HS theo dõi tiếp đoạn 2.
? Câu văn nào trong đoạn nói đến vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
 “ Ai cũng biết rằng... sau này”
? Câu văn đó khẳng định diều gì?
? Theo em văn bản vừa phân tích, đoạn văn nào có nội dung thâu tóm toàn bộ văn bản? “ Đi đi con... mở ra”
? Em đã 7 năm bước qua cổng trường, vậy điều kỳ diệu ấy là gì?
 ( HS thoả luận nhóm)
- Nhà trường là cái nôi trang bị cho em về kiến thức, đạo đức, tình cảm, hy vọng.
- Nhà trường là thế giới tuổi thơ.
- Nhà trường có vai trò quan trọng rong đời sống của mỗi con người
? Qua phân tích em cảm nhận được điều gì từ văn bản?
HS đọc ghi nhớ
Bài tập 1: hs thảo luận:
 Em có thể tán thành ý kiến trên, ngày đầu tiên bước vào lớp 1, ai cũng có sự thay đổi lớn trong tâm hồn, ai cũng thấy mình bỗng dưng trở thành ng lơn, ng quan trọng...Tâm trạng của ai cũng náo nức, hồi hộp, chờ mong...
Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu diễn tả tâm trạng của mình trong ngày đầu tiên tới trường.
III/ Tổng kết:
Ghi nhớ:
VI/ Luyện tập:
Củng cố: 
? Nêu nội dung chính của văn bản?
Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đọc kỹ văn bản, nắm chắc nội dung, Nt của Vb
- Sưu tầm nhg bài ca dao, câu thơ nói về tình thày trò, cha mẹ và nhà trường.
- Soạn bài: Mẹ tôi.
 IV/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 
Ngaỳ soạn: 26/8/08
Tiết 2:
Mẹ tôi
(EtMôn- ĐôđơAmixi)
I/ Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái qua bức thư của người cha gửi con > Thấm thía được tình cảm và công lao của người mẹ dành cho con.
Giáo dục các em lòng yêu kính cha mẹ, cách cư sử sao cho phái đạo làm con.
Rèn kỹ năng đọc và phân tích bài văn mang tính truyện dưới dạng một bức thư.
II/ Chuẩn bị: SGK, Tư liệu tham khảo.
	Câu hỏi trắc nghiệm, bảng phụ
III/ Tiến trình hoạt động dạy và học:
ổn định: 
Kiểm tra: ? Em có nhận xét gì về tâm trạng của mẹ và con trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con?
? Em hiểu câu văn “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới mí kỳ diệu sẽ mở ra” như thế nào? Đối với riêng em, thế giới kỳ diệu đó là gì?
Bài mới:
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lơn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ khi ta mắc lỗi ta mới có thể nhận biết ra tất cả. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu...
? Dựa vào chú thích em hãy nêu hiểu biết của mình về tác giả?
- ông đã để lại một sự nghiệp văn chương đáng tự hào trên nhiều thể loại
I/ Giới thiệu tác giả tác phẩm:
Tác giả: ( 1846 – 1908 ) là nhà văn ý.
Tác phẩm;
- Trích “ Những tấm lòng cao cả”
* Tóm tắt:
“ Những tấm lòng cao cả” xuất bản 1886, lúc đó tác giả 40 tuổi. Đó là một cuốn nhật ký của cậu bé Enricô 11 tuổi người ý. Enricô đã ghi lại những bức thư của cha mẹ. Cuốn sách gồm 6 bức thư của bố và 3 bức thư của mẹ gởi cho cậu để khuyên dạy con trai những bài học đạo đức tế nhị sâu sắc. Cởu đã chép lại những bức thư vào cuốn nhật ký kèm theo những cảm xúc của mình.
 Văn bản “ mẹ tôi’ là trang nhật ký em ghi vào ngày thứ 5 , 10/11 năm đó em 10 tuổi, học lớp 3.
? Văn bản thuộc thể loại nào? Tại sao em biết? Nhật dụng.
- Thuộc thể loại văn bản nhật dụng.
- Là một bức thư bố gửi cho con.
HS đọc và tốm tắt vb?
? Tại sao một bức thư của bố gửi cho con mà tác giả lại đặt nhan đề là “ Mẹ tôi’?
? Bức thư nói về ai? Người đó là ai?
? Nhấn mạnh vai trò của ai trong gia đình?
 ND bức thư đề cập đến chuyện xảy ra giữa 2 mẹ con, nhấn mạnh vai trò của ng mẹ trong gia đình. Qua bức thư hiện lên một ng mẹ hết lòng yêu thương con. Mẹ không xuất hiện trực tiếp nhg hiện lên thất cụ thể gần gũi và ấn tượng.
? Tại sao bố viết thư cho Enricô và viết nhằm mục đích gì?
? Tìm những lời lẽ, chi tiết thể hiện thái độ của bố?
- Việc như thế con không được tái phạm...
- Sự hỗn láo của con như... > Sự so sánh đó thể hiện sự đau xot và bất ngờ của bố > đó là sự xúc phạm sâu sắc.
- Không thể nén được cơn tức giận...
- Trong thời gian dài con đừng hôn bố...
? Vì sao cha cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao?
 Vì cha không nén nổi tức giận, vì cha vô cùng yêu thg mẹ và thất vọng khi thấy con hỗn với mẹ.
- Buồn bức, tức giận đau lòng vì con có thái độ hỗn láo đối với mẹ.
? Nếu là bạn của Enricô thì em sẽ nối gì với bạn?
GV: Mặc dù rất tức giận, đau đớn nhg bố vẫn viết:
 - Enrinoo của bố ạ
 - Hãy nghĩ xem Enricô à.
 - Con là niềm hy vọng.
? Em có nhận xét gì về lời lẽ và giọng điệu của bố viết cho con?
 Dứt khoát, kiên quyết nhưng trìu mên yêu thương nhắc lại tên con kèm theo nhg từ à, ạ...Giọng thư có lúc trở nên tâm tình, thủ thỉ, thiết tha, lời giáo huấn thấm sâu vào tâm hồn con, làm cho con hiểu ra và xúc động. >> đây là một bức thư mang tính biểu cảm cao.
? Mục đích viết thư của ng bố là gì? Trong thư bố nhắn nhủ và giáo dục con điều gì?
? Bố yêu cầu con phải làm gì?
? Em có nhận xét gì về cách giáo dục của ng cha với con?
 Nghiêm khắc, kiên quyết, tế nhị >> chứng tỏ bố vô cùng yêu quý tình cảm gia đình, yêu thg con, chú ý đến việc dạy dỗ con nên người.
? Em còn nhớ văn bản nào cũng viết về cách dạy con của mẹ? 
 Mẹ hiền dạy con- VH trung đại.
>> Cha mẹ luôn yêu thương con, dành hết tình cảm cho con.
- Giáo dục con phải biết kính yêu cha mẹ.
- Luôn dành tình cảm yêu thương con, dạy dỗ con nên người.
? Trong bức thư có những chi tiết hình ảnh nào nối về ng mẹ?
 - Mẹ thức suốt đêm.
 - Quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì sợ mất con.
 - Có thể bỏ 1 năm hạnh phúc.
 - Hy sinh vì con.
? Mẹ Enri nô là ng ntn?
 Hình ảnh hiện lên hay nhất, xúc động nhất trong bức thư chính là hình ảnh ng mẹ: Dịu dàng, hiền hậu, hết lòng yêu thương con, mẹ đã âm thầm chịu đựng mọi gian khổ, khó khăn, dành cho con biết bao tình cảm. Mẹ còn là ng giầu đức hy sinh tất cả vì con. Đúng là lòng mẹ bao la như biển cả...
? Hãy tìm nhg câu ca dao nói về công lao của cha mẹ?
 - Công cha như nuí Thái Sơn...
 - Cái chõng tre đêm mưa dột
 Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo nhường con
 Cái chõng tre những đêm con ốm mỏi mòn
 Mẹ bồn chồn thao thức
 Con đi suốt dọc chiều dài đất nước
 Con đi suốt cuộc đời
 Cái chõng tre đời mẹ buồn vui.
Hình ảnh người mẹ:
-- Là ng cao cả, dịu dàng, hiền hậu, hết lòng vì con, yêu thg con hết mực.
Khi đọc xong bức thư của bố em xúc động vô cùng. Hãy chọn nhg lý do sau mà em cho là đúng?
 A. Vì bố gợi lại nhg kỷ niệm giữa mẹ và em.
 B. Vì em sợ bố.
 C. Vì thái độ kỉên quyết và nghiêm khắc của bố.
 D. Vì lời nói chân tình và sâu sắc của bố. ( A, C, D)
 Đây là một bức thư rất chân thành và cảm động. Bức thư không phải là lời giáo huấn khô khan, một bài dạy đạo đức mà là tình cảm chân thành tế nhị, sâu sắc của ng cha đã giáo dục con hiểu ra lỗi lầm của mình, từ đó sửa chữa. Ng con đã hiểu được tình cảm đó nên trong nhg trang nhật ký E có viết nhg lời cảm ơn, cảm ơn trước hết là ng bố: ng thầy đầu tiên và là ng bạn đầu tiên.
Tâm trạng của Enricô sau khi đọc  ... âm Thị Kính
(Trích chèo cổ)
I/ Mục tiêu cần đạt: 
II/ Chuẩn bị: - Bảng phụ
III/ Tiến trình hoạt động dạy và học:
1. ổn định: 
2. Kiểm tra: Tích truyện trong chèo được khai thác từ đâu?
- ND chính của vở chèo Quan Âm Thị Kính
3. Bài mới: ở tiết trước các em đã được tìm hiểu khái quát về sân khấu chèo và đoạn trích Hôm nay
 * HS theo dõi trong VB
- GV khái quát nội dung tiết trước
? Đoạn trích gồm mấy nhân vật? Hãy kể tên?
- Thiện Si
- Thị Kính
- Sùng ông
- Sùng Bà
- Mãng ông
II. Phân tích (tiếp)
? Theo em nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện mâu thuẫn xung đột của vở chèo?
- Thị Kính - Sùng Bà
? Những nhân vật đó đại diện cho người nào trong XHPK
- Thị Kính: nhân vật nữ chính đại diện cho người phụ nữ lao động nghèo, ngừơi dân thường.
- Sùng Bà: Vai mụ ác, đại diện cho giai cấp - Địa chủ PK.
* HS theo dõi đoạn 1
? Trước khi mắc oan hại chồng, tình cảm của Thị Kính đối với chồng là tình cảm như thế nào ? Chi tiết nào nói lên điều đó?
 Bảng phụ:
- Ngồi quạt cho chồng
- Yêu thương chồng bằng tình cảm đằm thắm, chân thật
- Thị Kính là người vợ hiền thảo, yêu thương chồng chân thật, mộc mạc
? Qua thái độ và hành động của Thiện Sĩ em thấy anh chồng này là người như thế nào ?
* HS theo dõi đoạn 2
- Hãy liệt kê và nhận xét ngôn ngữ và hành động của Sùng Bà đối với Thị Kính?
- Hành động: Thộ bạo và tàn nhẫn
- Ngôn ngữ: Là những lời đay nghiến, sỉ vả
? Tại sao Sùng Bà không đếm xỉa đến những lời kêu oan của con dâu mà cứ một mực lấn áp, vu hãm và nhất quyết đuổi Thị Kính.
- Vì nàng là con nhà không môn đăng hộ đối, còn việc trong đêm chỉ là cái cớ để bà buộc tội con dâu mà mụ vốn đã ghét từ lâu.
- Thiện sĩ là thư sinh nhưng nhu nhược đến hèn
? Qua đó em thấy Sùng Bà là người như thế nào ?
? Trong đoạn trích Thị Kính đã mấy lần kêu cứu, kêu oan? Kêu oan với những ai?
- 5 lần: 3 lần với mẹ chồng; 1 lần với chồng; 1 lần với cha đẻ.
? Trong 5 lần kêu oan đó, đến lần nào nàng mới nhận được sự cảm thông? Em đánh giá như thế nào về sự cảm thông đó?
Sùng Bà đại diện cho giai cấp phong kiến thống trị, là người tàn nhẫn, phũ phàng, độc ác, kiêu kì, hợm của khe khoang
- Lần cuối kêu oan với cha đẻ nàng mới nhận được sự cảm thông nhưng là sự cảm thông đau khổ, bất lực.
Thị Kính đáng thương, nhẫn nhục chịu oan khuất
? Mặc dù Thị Kính đã kêu oan như vậy song kết quả cuối cùng đến với nàng là gì?
HS thảo luận nhóm: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà Sùng ông và Sùng Bà đã có hành động gì? Em đánh giá như thế nào về hành động đó?
- Sùng ông – Sùng bà dựng lên một màn kịch: Lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu ngoại, thực chất là để nhận con gái về -> Đó là hành động vô cùng độc ác: Vợ chồng lão có thú vui làm điều ác làm cho cha con Thị Kính phải nhục nhã và ê trề, không những thế còn có hành động rất vũ phu: Giúi cho Mãng ông ngã rồi bỏ vào nhà.
? Theo em, xung đột kịch trong đoạn trích này thể hiện cao nhất ở chỗ nào? Vì sao?
- việc trên chính là chỗ xung đột kịch tập trung cao nhất: Thị Kính vì đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau đó là nỗi đau oan ức, nỗi đau bị chồng bỏ rơi, tình vợ chồng tan vỡ và nỗi đau cha đẻ bị cha chồng khinh bỉ hành hạ.
- Phân tích tâm trạng của Thị Kính khi rời khỏi nhà chồng?
Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà
- Dẫn cha đi một quãng, theo cha mấy bước nữa rồi dừng lại than thở, nhìn từ kỷ đến sách, thúng khâu, cầm cai áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay => đó là những bằng chứng của tình yêu, tình vợ chồng thuỷ chung, hiền dịu, nhưng tất cả đã hết. Một sự đảo lộn trắng đen đột ngột, ghê gớm.
? Việc nàng trá hình nam tử đi tu có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ không? Vì sao?
- Tích cực: Nàng muốn được sống để tỏ rõ người đoan chính, muốn rồi đây nỗi oan sẽ được giải.
- Tiêu cực: Nàng cho rằng đó là cái số kiếp, là số phận hẩm duyên ôi -> Tìm vào cửa phật để đi tu một cách tự nguyện nhưng đó là sự tự nguyện trong bắt buộc.
Khi bị đuổi ra khỏi nhà chồng, Thị Kính vô cùng đau khổ, bất lực
? Em đánh giá như thế nào về hành động đó của Thị Kính?
Thị Kính chưa đủ sức mạnh, bản lĩnh để vượt lên trên hoàn cảnh mà ngược lại đã khuất phục hoàn cảnh chịu số phận
? Đoạn trích tiêu biểu cho NT chèo ở điểm nào?
- Xây dựng mâu thuẫn
? Giá trị khái quát của vở chèo và đoạn trích là gì?
III. Tổng kết
* Học sinh đọc ghi nhớ
* Ghi nhớ SGK/ 121
? Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích nỗi oan hại chồng?
(Nêu những chi tiết chính theo trình tự)
- Đêm, trong buồng riêng của vợ chồng Thiện Sĩ – Thị Kính.
- Thiện sĩ học khuya, mệt mỏi, ngủ thiếp; Thị Kính quạt cho chồng, dùng dao cắt sợi râu mọc ngược dưới cằm chồng.
- Thiện Sĩ giật mình la hoảng vợ chồng Sùng ông – Sùng bà chạy vào
- Sùng bà một mình đạo diễn và biểu diễn lớp kịch đặc sắc vu oan cho con dâu.
- Sùng ông lừa Mãng ông sang để nhận con gái về.
- Thị Kính giả trai lên chùa đi tu.
IV. Luyện tập
1
*HS thảo luận: thành ngữ: “Oan thi kính”
- Oan thi kính: Nỗi oan cùng cực, bế tắc không có cách nào thanh minh, hoá giải được
- Oan Thị Mầu: Không oan, oan giả vờ để giả vờ lừa bịp quyến rũ và trắng trợn.
2
4.Củng cố: 
- GV hệ thống nội dung bài học cả 2 tiết, liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ hiện nay.
- HS đọc lại ghi nhớ
5.Hướng dẫn học sinh tự học:
- Tự đọc lại đoạn trích. Nắm vững ND – NT của vở chèo và đoạn trích
- Học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị T 119: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy
- Chuẩn bị cho hoạt động ngữ văn
Ngày soạn :23/3/2009 
Tiết 120: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
I/ Mục tiêu cần đạt: 
- HS nắm vững công dụng của dấu chấm lửng và dấu phẩy.
- Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết
- Tích hợp với phần văn bản Quan Âm Thị Kính; TLV ở văn bản đề nghị
II/ Chuẩn bị: - Bảng phụ
III/ Tiến trình hoạt động dạy và học:
1. ổn định: 
2. Kiểm tra: : Thế nào là Liệt kê? Phân loại các kiểu liệt kê? 
Làm bài số 3- SGK
3. Bài mới: Trong thực tế, khi viết văn, các em thường mắc lỗi về cách sử dụng các loại dấu câu. Hôm nay 
* HS theo dõi các bài tập trong SGK/ 121
* GV sử dụng bảng phụ có ghi bài tập
? Dấu chấm lửng trong các ví dụ dùng để làm gì?
a. Biểu thị các phần liệt kê tương tự
b. Biểu thị sự ngắt quãng
c. Làm giảm nhịp điệu, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ, biểu thị nội dung bất ngờ hay hài ước châm biếm.
I. Dấu chấm lửng:
1. Bài tập:
? Qua bài tập trên em thấy dấu chấm lửng có những công dụng gì?
2. Ghi nhớ: SGK/ 122
* HS đọc các ví dụ trong SGK
* GV sử dụng bảng phụ có ghi ví dụ
? Dấu chấm phẩy trong các ví dụ có tác dụng gì?
a. Dùng đánh dấu gianh giới giữa các vế câu.
b. Dùng để ngăn cách các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.
? Có thể thay thế dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy trong trường hợp b được không? vì sao?
- Không thay được vì nếu thay người đọc sẽ hiểu lầm và có thể hiểu sai, bóp méo nội dung câu văn.
? Trong VB, dấu chấm phẩy có những tác dụng gì?
II. Dấu chấm phẩy:
1.Bài tập:
* HS đọc ghi nhớ:
2. Ghi nhớ: SGK/ 122
* HS đọc bài tập:
? Trong mỗi câu có dấu chấm lửng, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
a. Biểu thị lời nói ngắt quãng do sợ hãi lúng túng
b. Biểu thị lời nói còn bỏ dở
c. Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ
II. Luyện tập
Bài số 1: (123)
* HS đọc bài tập
? Nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong các câu?
(Các nhóm thảo luận - đại diện nhóm trả lời. GV – Lớp nhấn xét -> đưa ra đáp án đúng)
- Dùng để ngăn cách các vế của những câu ghép
Bài số 2 (123)
* HS đọc bài tập
? Viết đoạn văn kể về Ca Huế trên sông Hương trong đó có sử dụng hai loại dấu vừa học?
- GV hướng dẫn học sinh viết bài
- Học sinh viết bài cá nhân
- Gọi 2 – 3 học sinh đọc bài -> chữa
Bài số 3
4.Củng cố: 
- GV hệ thống nội dung bài học 
- HS đọc lại ghi nhớ
5.Hướng dẫn học sinh tự học:
- Xem lại các bài tập
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Hoàn chỉnh các bài tập trong SGK + SBT
BT: Tìm trong VB: Những rò lố hay là  những câu văn có chứa hai loại dấu câu trên và nêu rõ công dụng của chúng.
T 120: Học: Văn bản đề nghị
Yêu cầu: Đọc kỹ các ví dụ nắm được đặc điểm và phương pháp làm bài VB đề nghị
Ngày soạn :24/3/2009
Tiết 121: văn bản đề nghị
I/ Mục tiêu cần đạt: 
- Nắm được các đặc điểm của VB đề nghị
- Hiểu được các tình huống cần viết văn bản đề nghị
- Biết cách viết đúng một văn bản đề nghị
- nhận ra những sai sót thường gặp viết VB đề nghị
- Tích hợp với Tiếng việt ở: Dấu chấm lửng, chấm phẩy
II/ Chuẩn bị: 1 số VB đề nghị mẫu, bảng phụ
III/ Tiến trình hoạt động dạy và học:
1. ổn định: 
2. Kiểm tra: : VB hành chính có đặc điểm gì về ND, hình thức, mục đích 
3. Bài mới: Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống cần phải đề nghị. Đó là những tình huống nào? Cách viết VB đề nghị ra sao? Hôm nay 
* HS đọc 2 văn bản trong SGK/ 124 – 125
* HS chú ý VB1
? Chủ thể gửi đề nghị là ai?
? Gửi để làm gì?
? Gửi cho ai?
? Em có nhận xét gì về lời lẽ trong VB?
- Ngắn gọn, trang trọng, đúng mực
* HS chú ý VB2
? Em có nhận xét gì về lời lẽ trong Vb?
- Lời lẽ văn chưa gọn, trình bày còn dài dòng
* HS chú ý mục 3 – SGK/ 125
? Trong các tình huống đó, tình huống nào cần viết giấy đề nghị? Trường hợp a, b, c
? Tại sao những trường hợp đó lại phải viết giấy đề nghị?
- Để đáp ứng nhu cầu, quyền lợi chính đáng của cá nhân hay tập thể.
? Qua việc tìm hiểu các bài tập, em hiểu văn bản đề nghị cần đảm bảo yêu cầu gì về ND - NT
I. Đặc điểm của văn bản đề nghị
* Ghi nhớ: SGK/ 126
* HS đọc lại 2 VB phần I
? Các mục trong hai VB được trình bày theo thứ tự nào?
? Hai văn bản có gì giống và khác nhau?
- Giống: Các mục và thứ tự các mục
- Khác: Lý do, sự việc, nguyện vọng (ND)
? Trong VB đề nghị, phần nào là quan trọng nhất?
Ai đề nghị? Đề nghị ai (nơi nhào)? Đề nghị điều gì?
II. Cách làm văn bản đề nghị:
? Từ hai bài tập trên, hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị?
? Quan sát vào hai VB đề nghị em thấy tên VB , các mục trong VB được trình bày như thế nào ? 
- Dàn mục một VB đề nghị: SGK/ 126
* Lưu ý: SGK/ 126
* Học sinh đọc và suy nghĩ gai tình huống trong bài tập 1 – SGK/ 127
? So sánh lý do viết đơn và viết đề nghị?
- Giống nhau: Đều đạt được những yêu cầu và nguyện vọng chính đáng.
- Khác nhau:
+ Tình huống a là nhu cầu của 1 cá nhân 
+ Tình huống b là nhu cầu của 1 tập thể
III. Luyện tập
Bài số 1 (127)
* Học sinh trao đổi nhóm về các lối thường gặp ở văn bản đề nghị
Bài số 2 (127)
4.Củng cố: 
- GV hệ thống nội dung bài học 
- HS đọc lại phần ghi nhớ
5.Hướng dẫn học sinh tự học:
- Xem lại ND – NT của các VB đã tìm hiểu. Học thuộc ghi nhớ.
BT: Viết 1 VB đề nghị gửi cô giáo chủ nhiệm để đáp ứng một nhu cầu, nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân em.
- T 121 chuẩn bị: Ôn tập văn học.
Yêu cầu: 
- Trả lời các câu hỏi trong SGV
- Làm đầy đủ các bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 7 2 Cot.doc