Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 – Tiết 29: Văn bản : Qua đèo ngang (tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 – Tiết 29: Văn bản : Qua đèo ngang (tiết 1)

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

- Hình dung được cảnh tượng đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của Bà huyện Thanh Quan lúc qua đèo.

- Tích hợp với giáo dục môi trường: Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, sống gần gũi chan hòa với thiên nhiên và có ý thức gìn giữ vẻ đẹp thiên tạo, ý thức xây dựng và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

 

doc 12 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 – Tiết 29: Văn bản : Qua đèo ngang (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 – Tiết 29:
 Văn bản : Qua Đèo ngang
 (B à Huyện Thanh Quan)
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh: 
- Hình dung được cảnh tượng đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của Bà huyện Thanh Quan lúc qua đèo.
- Tích hợp với giáo dục môi trường: Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, sống gần gũi chan hòa với thiên nhiên và có ý thức gìn giữ vẻ đẹp thiên tạo, ý thức xây dựng và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
- Bước đầu hiểu được thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, thể tài tả cảnh ngụ tình.
- Tích hợp với tiếng việt và TLV biểu cảm.
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích bài thơ Thất ngôn bát cú.
B/ Chuẩn bị 
- GV : Soạn bài; tham khảo tư liệu về văn bản Qua đèo Ngang;sưu tầm tranh ảnh về Đèo Ngang, máy chiếu
- HS : Đọc thuộc lòng và tìm hiểu bài thơ.
C / tiến trình hoạt động dạy - học : 
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A 2. Kiểm tra bài cũ : 
- Đọc thuộc lòng diễn cảm văn bản “Sau phút chia ly”. Qua văn bản trên em hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong XH xưa ?
3. Bài mới : 
 G chiếu cảnh đèo Ngang xưa và bản đồ Việt Nam có vị trí Đèo Ngang.
? Nêu những cảm nhận của em khi quan sát bức tranh này?
? Có biết đó là cảnh ở đâu không?
G dẫn vào bài
 Giới thiệu bài: Đèo Ngang thuộc núi Hoành Sơn, 1 nhánh của dãy Trường Sơn, phân chia ranh giới 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, phân chia 2 miền Đàng Trong và Đàng Ngoài thời Trịnh – Nguyễn (Thế kỉ XVII – XVIII). Đèo Ngang là 1 kì quan hùng vĩ mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho đất nước ta (1 bên là núi giăng thành vách, bên kia là biển Đông mênh mông cuồn cuộn). Đó chính là nguồn cảm hứng cho thơ ca mà có lẽ đầu tiên và nổi tiếng nhất là bài thơ “Qua Đèo Ngang” của bà HTQ. 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả ?
HS dựa vào chú thích nêu những nét chính về tác giả.
GV giới thiệu thêm về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ.
? Bài thơ viết trong hoàn cảnh nào ?
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó ?
 - HS xác định số câu số tiếng ; vần ; nhịp điệu;.. 
 - GV chiếu bài thơ và phân tích đặc điểm thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
GV nêu cách đọc và đọc mẫu 1 lượt
HS đọc " nhận xét sửa chữa
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích SGK.
? Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết bài thơ còn có thể chia thành bố cục như thế nào ?
- HS thảo luận nhanh bố cục theo nhóm nhỏ trong bàn và phát biểu.
- GV : có thể phân tích bài thơ theo kết cấu đề, thực, luận, kết; cũng có thể phân tích theo bố cục 2 phần (4 câu đầu, 4 câu cuối) 
? Đọc bài thơ, em thấy cảnh đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày ? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng?
 (Nhớ lại khi chúng ta học ca dao:
 “Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”)
? Trong buổi chiều muộn với ánh nắng yếu ớt như vậy , tác giả đã làm hiện lên không gian đèo Ngang qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
? Em hiểu “chen” là như thế nào ? “ Chen “ thuộc từ loại nào? Từ chen gợi cho em suy nghĩ gì về thiên nhiên nơi đây ?
HS giải thích , nhận xét
GV giảng bình , tích hợp từ loại 
? Hai câu thực tả về gì ? Nghệ thuât nào được dùng để diễn tả ? Nêu tác dụng ?
 ? Hai câu này bổ sung thêm cho đèo Ngang cảnh vật gì ? Cảm giác của em về cảnh đó?
- GV giảng bình : “lom khom” gợi dáng hình vất vả, nhỏ nhoi của người tiều phu giữa nơi vắng vẻ; “lác đác” gợi sự thưa thớt, ít ỏi, hoang sơ à cảnh có thêm người nhưng ít, thêm nhà chợ nhưng thưa thớt à có sự sống nhưng vẫn buồn.
? Ngoài những từ láy gợi hình, 2 câu thơ còn sử dụng thành công nghệ thuật gì?
? Từ đó, em hình dung ra sự sống nơi đèo Ngang như thế nào ?
(Đúng vậy, theo bước chân của nữ sỹ, dõi theo ánh mắt quan sát, tả cảnh theo trình tự từ gần đến xa của nhà thơ, chúng ta thấy được cảnh đèo Ngang thật hoang sơ vắng vẻ. Tuy có dấu hiệu của cuộc sống con người nhưng dường như chính dấu hiệu đó lại càng làm tăng thêm vẻ heo hút quạnh vắng bởi chính sự ít ỏi, thưa thớt của nó.)
? Đọc 2 câu thơ này em nhận thấy âm thanh gì ?
? Khi miêu tả âm thanh ấy tác giả sử dụng Biện pháp tu từ gì ?
? Em hiểu như thế nào về hình ảnh ẩn dụ này ?
? Tâm trạng của tác giả qua 2 câu thơ?
? Lí giải tâm trạng đó?
 (Có thể nói những âm thanh buồn buồn, khắc khoải triền miên không dứt chính là cách diễn đạt ẩn dụ thành công để nói về tâm hồn người nghệ sỹ nặng lòng hoài cố, nhớ nước, thương nhà trong buổi chiều buồn nơi hoang sơ vắng vẻ).
Và qua đây chúng ta hiểu thêm được thành công trong việc sử dụng phép đối của thể thơ này.
? Cảnh đèo Ngang được miêu tả theo bước chân đi, theo ánh mắt nhìn với cảnh vật, sự sống, âm thanh. Và ở 2 câu thơ cuối, toàn cảnh đèo Ngang đã hiện lên trong ấn tượng thị giác của tác giả như thế nào ? 
 ? Giữa không gian ấy con người hiện ra như thế nào ?
 ? Em hiểu thế nào là “ tình riêng ta với ta” tình riêng ấy là gì ?
HS giải thích 
GV diễn giảng tích hợp đại từ ..
? Bằng những hình ảnh đối lập nhau, câu thơ đã gợi lên điều gì ?
GV treo bảng phụ 2 câu hỏi .
? Bài thơ có những nét thành công gì về nghệ thuật . Em học tập được điều gì qua những nét NT đặc sắc ấy ?
? Qua bài thơ em hiểu gì về Đèo Ngang- 1 thắng cảnh của nước ta? Hiểu gì về tâm sự thầm kín của nhà thơ ?
HS thảo luận theo 3 nhóm và cử đại diện phát biểu.
GV thống nhất ý kiến, rút ra những nét đặc sắc về ND vàNT; liên hệ tích hợp với TLV,
HS đọc ghi nhớ SGK.
? Nêu cảm nhận của em về bài thơ bằng 1 đến 3 câu văn.
G chiếu cảnh Đèo Ngang ngày nay, HS quan sát.
? Cảnh Đèo Ngang ngày nay có gì khác với cảnh Đèo Ngang trong bài thơ?
HS phát biểu ý kiến, G chốt: 
- Đèo Ngang hôm nay đã mang trong mình hơi thở của cuộc sống mới. Vẫn là cảnh núi non hùng vĩ , thơ mộng nhưng cái heo hút quạnh hiu xưa dần thay đổi. ..
? Vì sao có sự thay đổi đó?
- Chính sách của nhà nước nhằm dựng xây những danh lam thắng cảnh của đất nước-> Đèo Ngang không chỉ mang vẻ đẹp thiên tạo mà còn mang vẻ đẹp nhân tạo
? Từ 2 bức tranh về Đèo Ngang, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mỗi người với danh lam thắng cảnh của đất nước?
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
- Tên thật là Nguyễn Thị Hinh.
- Quê : Nghi Tàm – Tây Hồ – Hà Nội.
- Chồng là tri huyện Thanh Quan.
- Là 1 trong những tài năng hiếm có trong lịch sử.
 2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác : viết khi bà vào Huế nhận chức nữ quan.
- Thể thơ : Thất ngôn bát cú Đường luật.
+ Cấu tạo gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết.
+ Phép đối: câu 3 và 4; câu 5 và 6.
+Vần : bằng; trắc
+ Nhịp : 4/3; 2/2/3 
+ Hiệp vần: câu 1, 2, 4, 6, 8.
Ii. đọc - hiểu văn bản
1. Đọc
- Đọc chậm, đúng nhịp thơ: 4/3; 2/2/3.
- Cuối bài đọc nhỏ dần, lắng lại ở cụm từ “ta với ta”. 
2. Chú thích
 SGK.
3. Bố cục
- 4 phần : Đề, thực, luận, kết.
- 2 phần : + 4 câu đầu 
 + 4 câu cuối.
4. Phân tích
a) Hai câu đề :
- Thời điểm: “bóng xế tà” 
" Thời khắc của 1 ngày tàn.
à Gợi nỗi buồn, nỗi nhớ trong lòng người. 
- Cảnh vật : cỏ, cây, đá, lá, hoa 
" điệp từ “chen” 
à cảnh thiên nhiên rậm rạp, hoang sơ, rộng lớn.
b) Hai câu thực
- Đảo ngữ : VN - CN
- Từ láy : lom khom, lác đác.
- Đối : thanh, từ, ý.
à Tả thêm về sự sống ở Đèo Ngang, gợi nỗi buồn man mác của lòng người trước cảnh hoang xơ, xa lạ.
c) Hai câu luận
- Đối : thanh, từ, ý
- Từ láy : quốc quốc, gia gia.
- Từ Hán Việt đồng âm : quốc – nước, gia – nhà.
- Dùng điển tích.
- ẩn dụ : mượn âm thanh tiếng chim để bày tỏ lòng người ( lấy động tả tĩnh).
à Nỗi nhớ nước thương nhà da diết.
d) Hai câu kết
- Trời, non, nước " Không gian rộng lớn, tĩnh lặng. 
- “ta với ta” " Tâm sự thầm kín 1 mình không ai chia xẻ. 
à đối lập giữa sự mênh mang, xa lạ, tĩnh vắng của cảnh với sự nhỏ bé, đơn chiếc của con người, con người mang tâm sự sâu kín, nặng nỗi lòng nhớ nước thương nhà.
III. Tổng kết
 * Ghi nhớ (SGK / 105).
IV. Luyện tập
4. Củng cố kiến thức : 
	? Bài thơ đã viết theo phương thức biểu đạt nào? Nỗi lòng của tác giả được thể hiện là gì ?
	(Bài thơ đã tả cảnh thiên nhiên trong một buổi chiều tà qua cái nhìn, cái cảm trực tiếp của nhà thơ. Thông qua cảnh đó, tác giả bộc lộ tâm trạng của mình).	
5. Hướng dẫn về nhà : 
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Chuẩn bị bài “ Bạn đến chơi nhà.” 
 + Đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi SGK.
 ***********************************************
Tuần 8 – Tiết 30:
 Văn bản : Bạn đến chơI nhà
 (Nguyễn Khuyến)
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh cảm nhận :
- Tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã mà sâu sắc, cảm động.
- Nụ cười hóm hỉnh, thân mật nhưng ý tứ sâu xa của tác giả.
- Tiếp tục tìm hiểu về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. 
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
B/ Chuẩn bị 
 - GV : Soạn bài ; tham khảo tư liệu; bảng phụ.
 - HS : Đọc kĩ VB và trả lời câu hỏi SGK. 
C / tiến trình hoạt động dạy - học : 
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “Qua đèo ngang” – bà HTQ.
- Nêu những cảm nghĩ của em về bài thơ ?
3. Bài mới : 
 Giới thiệu bài : Nguyễn Khuyến là 1 trong những nhà thơ có nhiều bài thơ thật hay về làng cảnh quê hương, về nỗi buồn và niềm vui trong cuộc sống ẩn dật nơI thôn dã. “Bạn đến chơI nhà” là 1 trong số đó. Hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu bài thơ để thấy rõ điều đó.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
 ? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả ?
 - HS dựa vào tiểu dẫn nêu nét chính về nhà thơ 
 - GV bổ sung và nhấn mạnh nhưng nét chính.
? Văn bản thuộc thể loại thơ gì ? Thuộc đề tài nào ?
Tìm hiểu cách hiệp vần, nghệ thuật đối trong bài thơ?
- GV nêu cách đọc và đọc mẫu. 
 - HS đọc diễn cảm bài thơ. 
 - Nhận xét cách đọc.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu 1 số chú thích SGK.
? Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật; bài thơ còn có thể chia ra thành những phần như thế nào ?
 - GV cho HS thảo luận nhanh bố cục.
? Đọc câu thơ thứ nhất, em gặp thời gian như thế nào? Thời gian đó có ý nghĩa gì ? 
? Từ nào được dùng để xưng hô?
? Trong niềm vui ấy, cách xưng hô như vậy biểu đạt điều gì?
? Qua đó hãy hình dung tâm trạng của chủ nhân khi khi có bạn đến chơi nhà ?
? Vậy em nhận thấy câu thơ mở đầu có gì đặc biệt?
- HS suy nghĩ - trả lời.
- GV bình giảng : Câu thơ không chỉ là một thông báo bạn đến chơi nhà mà còn là một tiếng reo vui, thoả lý khi bao lâu mới được bạn tới chơi. Câu thơ mở đầu một cách hết sức tự nhiên như lời nói thường ngày. => Đó là phong cách thơ Nguyễn Khuyến: tự nhiên, thanh thản.
? Lẽ thường khi bạn đến chơi, chủ nhà nghĩ đến việc thết đãi bạn để tỏ tình thân thiện. Thực tế trong bài thơ có như vậy không ? 
HS đọc tiếp từ câu 2 à câu 7.
? Hãy diễn giải tính chất “có đấy mà lại như không” của các sản vật được kể và tả 
trong bài thơ ?
* GV : cái “không” được đẩy đến tận cùng là “trầu không có”, nghĩa là không có đến cả cái tối thiểu cho nghi lễ tiếp khách.
? Em hiểu như thế nào về cách nói đó ?
* HS thảo luận :
- Có thể đó là sự thật của hoàn cảnh.
- Có thể đó là cách nói cho vui về sự thật không có gì.
? Để nói thẳng, nói vui được như thế, chủ nhân phải là người như thế nào?
? Với giọng thơ hóm hỉnh, nhà thơ đã giúp chúng ta mở rộng tầm mắt về phong cảnh một làng quê. Đó là phong cảnh như thế nào ?
- HS thảo luận – phát biểu : Khung cảnh êm ả thanh bình, có vườn cây, ao cá, ).
- GV : Có lẽ chính vì vậy mà Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh VN.
? Tình bạn ấy được biểu đạt tập trung nhất ở cụm từ nào? Em hiểu ý nghĩa của cụm từ này ra sao ?
? Qua đó cho ta thấy quan hệ tình cảm giữa 2 người ra sao ?
? Em hãy khái quát các nội dung biểu cảm của VB này ?
? Nhận xét về nghệ thuật diễn tả đặc sắc của nhà thơ ?
- GV khái quát, rút ra ghi nhớ SGK.
? So sánh ý nghĩa cụm từ : “ta với ta” ở văn bản này với văn bản "Qua đèo Ngang”?
- HS thảo luận – phát biểu.
? So sánh ngôn ngữ sử dụng của 2 bài thơ “Bạn đến chơi nhà” và “Sau phút chia li” ?
- HS thảo luận – phát biểu.
à GV nhận xét và nhấn mạnh.
I. giới thiệu chung
1.Tác giả
- Nguyễn Khuyến (1835- 1909) 
- Nhà thơ trữ tình trào phúng lớn cuối TK XIX.
- Là nhà thơ của hồn quê VN.
2. Tác phẩm
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Đề tài : tình bạn.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc
 Đọc giọng chậm rãi, ngắt đúng nhịp thơ, pha giọng hóm hỉnh vui vẻ.
2. Chú thích
- Nước cả: nước đầy, to.
- Khôn : không thể.
- Rốn : cuống, cánh hoa bao bọc.
3. Bố cục : 3 phần
- Câu 1
- Câu 2 à Câu 7
- Câu 8
3. Phân tích
a) Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà 
- “Đã bấy lâu nay”: Niềm chờ đợi bạn đến chơi đã từ lâu.
- “Bác”: Biểu hiện sự thân tình, gần gũi, tôn trọng bạn bè.
à Niềm vui khi bạn đến chơi nhà.
b) Cảm xúc về gia cảnh
 trẻ - vắng à không sai được
 chợ - xa à không mua được
 cá - ao sâu à không chài được 
 gà - vườn rộng à không bắt được
 cải - chưa ra cây 
 cà - mới nụ à không ăn được.
 bầu - vừa rụng rốn
 mướp - đương hoa 
 trầu không có!
=> Tác giả là người hài hước, hóm hỉnh, có tình bạn chân thành, chất phác, không vì của cải, không vì sang hèn à là người trọng tình nghĩa hơn vật chất.
c) Cảm nghĩ về tình bạn
 ta với ta
 chủ nhân QHT khách
 (ngôi 1) (ngôi 2)
à Quan hệ gắn bó hoà hợp, tuy 2 là 1.
III. Tổng kết 
 Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập
Bài 1
- Trong VB “QĐN”: ta với ta là 1 người à một cái tôi cô đơn, riêng lẻ, thầm kín.
- Trong VB “BĐCN”: ta với ta là 2 người, à sự hoà hợp của 2 con người trong 1 tình bạn chan hoà, vui vẻ.
Bài 2
- “Sau phút chia li” : sử dụng ngôn ngữ bác học với những từ HV tạo sắc thái biểu cảm cao.
- “Bạn đến chơi nhà” : sử dụng ngôn ngữ bình dân, giản dị mà tinh tế. 
à Tất cả đều đạt đến độ tinh luyện, tạo ấn tượng đẹp.	
4. Củng cố kiến thức : 
 ? Em hiểu gì về Nguyễn Khuyến và tình bạn của ông từ bài thơ này?
 à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà : 	
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ.
- Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Soạn bài “ Xa ngắm thác núi Lư” :
 + Đọc thuộc bài thơ và trả lời câu hỏi SGK.
- Tiết sau viết bài Tập làm văn số 2.
 Tuần 8 – Tiết 31, 32 :
Tập làm văn : viết bài tập làm văn số 2 tại lớp
A/ Mục tiêu bài học
- Học sinh viết được bài văn biểu cảm tại lớp trong thời gian 90 phút về cây cối nhằm thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên đồng thời thể hiện những cảm xúc của mình với mái trường, bè bạn.
- Qua bài viết GV đánh giá chính xác kết quả bài viết của HS để có phương pháp kế hoạch bồi dưỡng kịp thời.
- Rèn kỹ năng trình bày một bài văn biểu cảm.
B. Chuẩn bị 
- GV : Ra đề ; đáp án ; biểu điểm.
- HS : ôn tập kĩ văn biểu cảm.
 C / tiến trình hoạt động dạy - học : 
1. ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số lớp: 7A 7B
2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị giấy bút của HS
3. Bài mới : 
Đề bài 
 Cảm nghĩ của em về cây phượng vĩ .
đáp án - biểu điểm
I. Yêu cầu
1. Hình thức
- Thể loại: Văn biểu cảm
- Phương thức biểu đạt : biểu cảm (kết hợp với miêu tả và tự sự).
- Bài có bố cục 3 phần, đúng yêu cầu từng phần
- Diễn đạt lưu loát, không sai chính tả, câu viết đúng ngữ pháp.
- Trình bày sạch sẽ.
2. Nội dung
- Đối tượng biểu cảm : Cây phượng
- Tình cảm : yêu mến thiên nhiên, trân trọng tuổi học trò với nhừng cảm đẹp đẽ, thân thương.
- Tùy từng cảm xúc của mỗi em song bài cần đạt được những ý sau:
+ Phượng vĩ là biểu tượng của tuổi học trò
+ Nao lòng khi những đốm lửa chói chang thắp lên giữa sân trường. Đó cũng là lúc hè về.
+ Yêu những chùm hoa đỏ rực
+ Bâng khuâng nhặt những cánh phượng rơi
+ Cảm thương nỗi cô đơn của phượng khi hè về, trường váng.
+ Phượng là người bạn sẻ chia nỗi niềm của tuổi học trò
+ Sân trường sẽ thật buồn nếu thiếu bóng phượng hồng
Biểu điểm
+ Điểm 9, 10: - Đạt yêu cầu xuất sắc nội dung trên.
	 - Diễn đạt lưu loát, bố cục mạch lạc, liên kết chặt chẽ.
	 - Ngôn ngữ trong sáng, tình cảm chân thành, sâu sắc, liên tưởng phong phú, thể hiện được sự sáng tạo trong bài viết.
	 - Câu đúng ngữ pháp, diễn đạt linh hoạt.
	 - Chữ viết đẹp, không mắc lỗi chính tả.
+ Điểm 7, 8: - Hoàn thành theo yêu cầu của đề.
	 - Có liên kết chặt chẽ, có mạch lạc tuy đôi chỗ còn diễn đạt chưa tốt.
	 - Chữ viết đẹp, không mắc lỗi chính tả, không có lỗi câu.
+ Điểm 5, 6:	- Thực hiện được yêu cầu của đề.
	- Bố cục gọn nhưng diễn đạt chưa lưu loát.
	- Còn mắc một vài lỗi câu, lỗi dùng từ.
	- Chữ viết chưa đẹp, còn mắc lỗi chính tả.
 - Nội dung còn sơ sài.
+ Điểm 3, 4:	- Biết làm bài đúng thể loại nhưng ý còn sơ sài.
	- Liên kết chưa chặt chẽ, thiếu mạch lạc.
	- Chữ viết xấu, còn mắc nhiều lỗi chính tả.
	- Mắc nhiều lỗi câu, lỗi dùng từ.
+ Điểm 1, 2:	- Lạc đề, bài quá yếu.
Tuy vậy, trong quá trình chấm, tùy vào thực tế của từng bài viết mà GV linh hoạt cho điểm.
4. Củng cố kiến thức : 
- GV th u bài, nhận xét ý thức làm bài của HS.
 5. Hướng dẫn về nhà : 
 - Đọc tham khảo 1 số bài văn mẫu.
 - Soạn “ Cách lập ý của bài văn biểu cảm”
 - Chuẩn bị tiết sau học “Chữa lỗi về quan hệ từ”.
Ngày 26 tháng 10 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc