Giáo án Công nghệ 7 bài 20 đến 32

Giáo án Công nghệ 7 bài 20 đến 32

Bài 20:

THU HOẠCH BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN

I. MỤC TIÊU:

 - Xác định được mục đích, yêu cầu của công việc thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản.

 - Trình bày được phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản đảm bảo mục đích, yêu cầu đề ra.

 - Vận dụng vào việc chế biến, bảo quản một số sản phẩm trồng trọt của gia đình để bảo quản, sử dụng được lâu dài, thực hiện tốt thao tác thu hoạch một số sản phẩm.

 - Từ mối quan hệ giữa thu hoạch bảo quản và chế biến mà hình thành một hệ thống, đồng bộ trong sản xuất.

 

doc 27 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 6803Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 bài 20 đến 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng 19
Các biện pháp chăm sóc
Nội dung từng biện pháp
Vai trò từng biện pháp
1- Tỉa cây
2- Dặm cây
3- Làm cỏ
4- Vun xới
5- Tưới nước
6- Tiêu nước
7- Bón thúc
- Bỏ các cây yếu, sâu, bệnh
- Trồng vào chỗ cây chết,...
- Diệt hết cỏ mọc xen với...
- Thêm đất màu ...
- Cung cấp nước làm ...
- Tháo nước bớt đi ...
- Cung cấp thêm phân để cây trồng đủ chất d2.
- Làm bỏ cây bệnh, .......
- Đảm bảo mật độ.
- Loại bỏ cây dại ...........
- Giữ cho cây vững ...
- Đảm bảo đủ nước ...
- Cây không bị thiếu ôxy.
- Bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng.
Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung các biện pháp chăm sóc cây trồng
? Hãy quan sát hình vẽ, đọc SGK và bằng hiểu biết của mình, xác định nội dung của từng biện pháp, vai trò của từng biện pháp rồi ghi tiếp vào cột 2, 3 của bảng.
- Từng học sinh phát biểu, đúng ghi vào cột tương ứng.(SGV/89) 
4, Củng cố:
	- HS đọc ghi nhớ
	- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
5, Dặn dò:
	- Học bài, xem trước bài 20.
Tuần: 16	 Ngày soạn: 13- 12- 2007
Tiết :	 16	
Bài 20:
Thu hoạch bảo quản và chế biến nông sản
I. mục tiêu:
	- Xác định được mục đích, yêu cầu của công việc thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản.
	- Trình bày được phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản đảm bảo mục đích, yêu cầu đề ra.
	- Vận dụng vào việc chế biến, bảo quản một số sản phẩm trồng trọt của gia đình để bảo quản, sử dụng được lâu dài, thực hiện tốt thao tác thu hoạch một số sản phẩm.
	- Từ mối quan hệ giữa thu hoạch bảo quản và chế biến mà hình thành một hệ thống, đồng bộ trong sản xuất. 
II. chuẩn bị:
- Phóng to H 31 Sgk/47
- ảnh chụp phóng to: ruộng lúa chín, ruộng lúa xanh, ruộng ngô non, già...
- Hình vẽ về dây chuyền chế biến vải, dứa hoặc loại quả nào đó.	 
III. hoạt động dạy và học:
1, ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ.
	? Mục đích của làm cỏ, vun xới là gì.
	? Hãy cho biết ưu, nhược điểm của các phương pháp tưới nước cho cây.
3, Bài mới.
* Giới thiệu bài:
	Năng suất cao và phẩm chất tốt của cây trồng là mục tiêu đạt tới của ngành trồng trọt, ngoài yếu tố giống và kĩ thuật canh tác, thì thu hoạch, bảo quản là khâu cuối cùng quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vậy thu hoạch bảo quản, chế biến thế nào có hiệu quả nhất, ta nghiên cứu bài học hôm nay.	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
 Tìm hiểu yêu cầu và phương pháp thu hoạh nông sản
- GV đưa ra 1 ví dụ minh họa: Lúa ở các giai đoạn.
a/ Hạt vừa và chắc.
b/ Hạt chín vàng đều.
c/ Hạt chín, bông rủ.
? Nên thu hoạch ở giai đoạn nào sẽ có năng suất và chất lượng tốt nhất.
? Vì sao không nên thu hoạch ở các giai đoạn khác.
? Thu hoạch nông sản cần đảm bảo thế nào.
- GV treo H.31 SGK
? Quan sát hình và bằng hiểu biết của mình, hãy cho biết ta có thể thu hoạch bằng cách nào? Bằng dụng cụ gì.
? Thu hoạch nông sản nào dùng kéo, dùng liềm, dùng xẻng hay cuốc, loại nào dùng tay.
- GV kết luận ( SGK/ 49 )
1/ Yêu cầu:
- HS quan sát thu nhận thông tin.
Trả lời : + Phương án b
+ Non hay già đều giảm chất lượng và sản lượng.
+ Đúng độ chín, nhanh gọn.
2/ Thu hoạch bằng phương pháp nào.
- Trả lời: + Hái, đào, cắt nhổ bằng tay, giao, liềm, kéo, cuốc...
+ Hoa, trái dùng kéo liềm; khoai tây, khoai lang dùng quốc hay xẻng; cà rốt và cải củ, búp trè dùng tay.
- Ghi vở
Hoạt động 2:
Tìm hiểu mục tiêu và phương pháp bảo quản
- Nhắc lại mục đích bảo quản ( SGK/48 )
? Để đạt mục tiêu trên cần có phương pháp bảo quản ntn vời những sản phẩm nào sau đây: Cỏ tươi để làm thức ăn cho gia súc, lúa làm lương thực tích trữ, quả để ăn tươi.
- GV kết luận và bổ sung các kiến thức qua các câu hỏi gởi ý.
? Vì sao loại hạt phải phơi khô, để nơi kín.
? Vì sao loại cây xanh cần làm giảm tỷ lệ nước và để nơi thiếu ô xy.
? Vì sao quả tươi lại để kho lạnh.
? Qua các cách bảo quản khác nhau, em thấy cơ sở chung của việc bảo quản nông sản là gì.
? Em nào có thể nêu thêm nhứng cách bảo quản khác.
- Ghi vở: SGK/48
- Trả lời:(Dựa vào các thông tin SGK)
- Ghi vở 
Trả lời: + Hạn chế hđ sinh lý, hạnh chế sự pt nấm vi sinh vật, sâu hại.
+ Hạn chế hđ sinh lý và vi khuẩn hiếu khí phá hoại.
+ Hạn chế hoạt động sinh lý và pt nấm, vi sinh vật.
+ Hạn chế hoạt động sinh lý, sinh hóa, sự phá hoại của nấm, vi sinh vật và côn trùng gây hại.
- HS trả lời dựa vào hiểu biết thực tế
Hoạt động 3: 
Tìm hiểu mục đích và phương pháp chế biến nông sản
- GV thông báo mục đích của việc chế biến nông sản.
? Em nào lấy vd chứng minh, nhờ chế biến mà tăng giá trị và kéo dài thời gian bảo quản.
? Em biết có những phương pháp chế biến nông sản nào, lấy ví dụ.
? ở địa phương em có cách chế biến nông sản nào.
- HS ghi vở ( SGK/48 )
Trả lời: + Mận, mơ... chế biến thành Xirô hoặc dứa, vải chế biến đóng hộp sẽ tắng chất lượng sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản so với giữ ở dạng tươi.
+ Trả lời dựa vào thông tin SGK/48-49 ( sấy khô, chế thành bột, chế xirô, muối chua, đóng hộp ).
+ Ghi vở 
4, Củng cố: 
 - Học sinh trả lời câu hỏi cuối bài.
5, Dặn dò:
- Học bài, ôn tập chuẩn bị cho tiết ôn tập tới.
- Trả lời câu hải phần ôn tập trang 53.
Tuần: 17	 Ngày soạn: 20- 12- 2007
Tiết : 17
Ôn tập
I. mục tiêu:
- Giúp cho học sinh củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học.
- Từ đó học sinh có khả năng vận dụng vào thực tế sản xuất.
II. chuẩn bị:
Vẽ phóng to sơ đồ 4 SGK/52
III. hoạt động dạy và học:
1, ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ.
GV kiểm tra việc làm câu hỏi ở phần ôn tập của học sinh.
3, Bài mới.
* Giới thiệu bài:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tóm tắt kiến thức phần trồng trọt
GV treo hình vẽ SĐ 4
GV đưa các câu hỏi dựa vào câu hỏi phần ôn tập để học sinh trả lời
- Sau cùng GV tập hợp lại các kiến thức, kỹ năng cần nắm vứng theo sơ đồ 4/52
HS quan sát sđ.
Trả lời câu hỏi của GV dựa vào phần đã làm ở nhà.
- Ghi nhớ các kiến thức.
Hoạt động 2: Ôn tập theo câu hỏi
GV yêu cầu học sinh ngồi tại lớp làm lại các câu hỏi trang 53.
Giải đáp các thắc mắc của học sinh.
Làm câu hỏi
Hỏi các vấn đề chưa rõ trong phần Trồng trọt đã được học.
4, Củng cố:
GV hệ thống lại các kiến thức cần nhớ.
5, Dặn dò:
HS ôn tập ở nhà chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kỳ I.
Tuần: 18	 Ngày soạn: 25- 12- 2007
Tiết :	 18	
Kiểm tra học kỳ 1
I. mục tiêu: 
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập và nhận thức của học sinh.
- HS tự đánh giá được ý thức, kết quả học tập của mình, để có cách điều chỉnh học cho tốt hơn.
- Rèn kỹ năng học nhớ, đúc kết, tóm tắt, vận dụng kiên thức đã học vào bài làm
II. chuẩn bị:
	+ Đề bài.
	+ Đáp án.
III. hoạt động dạy và học:
1, ổn định lớp.
2, Bài mới.
A. Đề bài ( có bản kèm theo )
B. Đáp án.
Câu 1:3 điểm ( mỗi câu đúng 0,5 điểm )
A	4. C
C	5. B
D	6. B
Câu 2: 2 điểm ( mỗi câu đúng 0,5 điểm )
 a) Hái	 c) Cuốc
	b) Nhổ	 d) Cắt
Câu 3 : 2 điểm	( mỗi câu đúng 0,25 điểm )
1...lương thực... xuất khẩu.
2...không...sống...
3...tăng...cơ cấu...
4...kịp thời...yêu cầu...
Câu 4 : 1,5 điểm.
- Sử lý hạt giống nhằm mục đích:
+ Cho hạt nảy mầm nhanh.
+ Dệt trừ sâu bệnh có hại. ( 1 điểm )	
- ở địa phương em có tiến hành sử lý hạt giống, thường sử lý bằng nhiệt độ. ( 0,5 điểm )
Câu 5: 1,5 điểm.
- Người ta thường chế biến nông sản bằng những cách: 
+ Sấy khô : Như vải, chuối, mít...
+ Chế biến thành bột mịn hoặc tinh bột : Như sắn, ngô...
+ Muối chua : Như hành, cải bẹ, cải bắp...
+ Đóng hộp : Như vải, hạt dẻ...
3.Thu bài, nhận xét.
4. Dặn dò.
Xem trước bài 21
Tuần: 19	 Ngày soạn: 2- 1- 2008
Tiết :	 19	
Bài 21:
 Luân canh, Xen canh, tăng vụ
I. mục tiêu:
- HS hiểu được thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ trong sản xuất Trồng trọt.
- Hiểu được tác dụng của các phương pháp này.
- Vận dụng kiến thức, đề xuất kế hoạch luân canh, xen canh, tăng vụ trên đất Trồng trọt gia đình.
II. chuẩn bị:
- Phóng to H.33/ 51
- Phóng to hình chụp một số khu ruộng, đồi trống xen canh.
III. hoạt động dạy và học:
1, ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ.
? Tai sao phải thu hoạch đúng lúc nhanh, gọn và cận thận.
? Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào.
3, Bài mới.
* Giới thiệu bài:
	Một trong những nhiệm vụ của trồng trọt là tăng số lượng và chất lượng của sản phẩm, một trong nhưng cách tăng số lượng, chất lượng sản phẩm là luân canh, xen canh, tăng vụ. Vậy luân canh, xen canh, tăng vụ là làm thế nào? Bài hôm nay giúp ta giải quyết vấn đề này.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 
Tìm hiểu các khái niệm về luân canh, xen canh, tăng vụ
GV :
? Trên ruộng của nhà em đang gieo trồng cây gì.
? Sau khi gặt lúa sẽ trồng tiếp cây nào nữa.
? Thu hoạch ngô sẽ trồng cây gì.
- Từ đó giáo viên rút ra nhận xét: Trong 1 năm, trên mảnh ruộng đã luôn phiên trồng Lúa mùa - Ngô - Lúa xuân. Đó chính là hình thức luân canh.
- GV nêu nên 1 số hình thức luân canh ( SGK/50 )
- GV treo H.33 SGK và giới thiệu đây là hình thức xen canh giữa ngô và đậu tương.
? Em nào cho VD khác về xen canh.
- GV nhận xét và kết luận ( SGK/50 ).
? Em hãy lấy VD về tăng vụ mà em biết, vì sao gọi là tăng vụ?
? Thế nào gọi là tăng vụ.
- GV tổng kết cho học sinh ghi.
1/ Luân canh.
- Trả lời : + Lúa mùa
+ Ngô
+ Lúa xuân
- Ghi vở
2/ Xen canh.
- Quan sát
- Trả lời
- Ghi vở.
3/ Tăng vụ
Trả lời : + Tăng thêm số vụ trong một năm trên cùng diện tích.
+ SGK/51
- Ghi vở
Hoạt động 2:
Tìm hiểu về tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ
- Nêu câu hỏi về tác dụng của các phương thức canh tác.
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập SGK/51
- Trả lời và hoàn thành bài tập .
+...tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu bệnh.
+...đất đai, ánh sáng và giảm sâu bệnh.
+...sản phẩm thu hoạch.
4, Củng cố:
Học sinh đọc phần ghi nhớ.
GV nêu câu hỏi, củng cố từng phần và gọi học sinh trả lời.
5, Dặn dò:
Trả lời câu hỏi của bài, học bài
Xem trước bài 22.
Tuần: 19	 Ngày soạn: 2- 1- 2008
Tiết :	 20	 
Phần 2: Lâm nghiệp
Chương I: Kĩ thuật gieo trồng và chăm sóc cây rừng
Bài 22:
Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng
I. mục tiêu:
Qua bài này hs phải :
- Trình bày được vai trò của rừng đối với môi trường sống, đối với rừng sống, đối với kinh tế, đối với sản xuất và xã hội.
- Trình bày được thực trạng rừng, đất rừng của nước ta hiện nay.
- Xác định nhiệm vụ phát triển, bảo vệ từng loại rừng: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
- Từng vài trò và thực trạng của rừng mà hs có ý thức trong việc bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường hiện nay. 
- Qua quan sát hình vẽ, đồ thị tập khái quát, để nêu nhận xét, kết luận khoa học.
II. chuẩn bị:
Hình 34/SGK – Phóng to.
Hình 35/SGK – Phòng to.
Hình vẽ khu rừng chống cát bay.
Hình vẽ ngập mặn chống nở đất, chắn sóng.
Hình vẽ khu đồi trọc sói mòn.
III. hoạt động dạy và học:
1, ổn định lớp.
2, ... ếu không áp dụng các cách khai thác trên sẽ dẫn đến hậu quả rừng như thế nào.
3, Bài mới.
* Giới thiệu bài:
Nếu rừng bị khai thác nghèo kiệt, xơ xác, ta phải làm gì và làm thế nào để mang lại nhiều lợi ích? Ta nghiên cứu bài hôm nay “ Bảo vệ và khoanh nuôi rừng ”
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
 Tìm hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng
GV ? theo em bảo vệ rừng la thế nào.
GV cho bài tập: Bằng hiếu biết của mình và bàn thêm với các bạn bên cạnh, tìm ý phù hợp điền vào các ô trống của bảng sau.
? Từ kết quả của bảng trên em có kết luận thế nào về ý nghĩa của việc bảo vệ, nuôi dưỡng rừng.
HS tự do phát biểu: Chống lại mọi sư gây hại, giữ gìn tài nguyên và đất rừng
Hoàn thành bài tập.
Trả lời: Giữ gìn và tạo điều kiện rừng phát triển, rừng được phục hồi và phát triển
Bảng:
 Giả thuyết
Sự diến biến
Rừng không được bảo vệ
Rừng được bảo vệ
Rừng nghèo kiệt được nuôi dưỡng
1
2
3
4
1. Thực vật rừng
2. Động vật rừng
 3. Khí hậu rừng
 4. Đất rừng
 5. Kết quả
Hoạt động 2:
Tìm hiểu về mục đích hoạt động của rừng
GV cho bài tập: Những nội dung nào sau đây được coi là mục đích bảo vệ rừng ? Vì sao.
a. Cấm hành động phá rừng.
b. Tổ chức định canh, định cư.
c. Giữ gìn tài nguyên thực vật.
d. Giữ gìn tài nguyên động vật.
e. Giữ đất rừng hiện có.
g. Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển.
GV chữa và tổng kết: “ c,d,e,g ”
Làm bài tập
Ghi vở.
Hoạt động 3:
 Tìm hiểu biện pháp bảo vệ rừng
GV: Làm thế nào để thực hiện được mục đích bảo vệ rừng? Để trả lời vấn đề nêu ra, HS hãy làm bài tập sau.
Những nội dung nào sau đây được coi là biện pháp bảo vệ rừng có hiệu quả?
a. Tuyên truyền rừng là tài nguyên quý.
b. Tuyên truyền luật bảo vệ rừng.
c. Sử lý những hành động vi phạm luật bảo vệ rừng.
d. Nuôi động vật rừng.
e. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng núi phát triển kinh tế.
g. Cần có chính sách phù hợp để nhân dân địa phương tự giác bảo vệ rừng.
h. Xây dựng lực lượng đủ mạnh để bảo vệ, chống lại hành động gây hại rừng.
GV chữa và tổng kết: “ c,e,g,h”
Làm bài tập
- Sử lý những hành động vi phạm luật bảo vệ rừng.
-. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng núi phát triển kinh tế.
-. Cần có chính sách phù hợp để nhân dân địa phương tự giác bảo vệ rừng.
-. Xây dựng lực lượng đủ mạnh để bảo vệ, chống lại hành động gây hại rừng
- Ghi vở.
Hoạt động 4:
 Tìm hiểu việc chăn nuôi rừng
GV cho học sinh đọc sách giáo khoa và hoàn thành phiếu học tập sau : Xác định đúng mục đích, đối tượng, biện pháp khoanh núi, nuôi rừng
Mục đích khoanh nuôi rừng
Đối tượng khoanh nuôi rừng
Biện pháp khoanh nuôi rừng
Đọc thông tin và hoàn thành phiếu học tập.
4, Củng cố:
Học sinh hoàn thành phiếu học tập sau
Nội dung so sánh
Bảo vệ rừng
Khoanh nuôi rừng
1. Mục đích khác nhau
2. Đối tượng
3. Biện pháp chính
Giống nhau
5, Dặn dò:
Học bài và trả lời câu hỏi ở phần ôn tập.
Tuần: 23	 Ngày soạn: 15- 2- 2008
Tiết :	 27	 
Phần ba: Chăn nuôi
Chương I: Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi
Bài 30 + 31:
Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi
Giống vật nuôi
I. mục tiêu:
	- HS nêu được vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân và kinh tế địa phương.
	- Trình bày được một số nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới.
	- Nêu được khái niệm giống vật nuôi, điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi, cơ sở khoa học để phân loại giống vật nuôi.
	- Xác định được vai trò, tầm quan trọng của giống vật nuôi đối với năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
	- Có thái độ và ý thức học tập tốt nội dung kiến thức về kĩ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và vận dụng vào công việc chăn nuôi gia đình.
	- Biết liên hệ thực tế để thấy dược sự đa dạng của giống vật nuôi ở địa phương và vai trò của con người trong quá trình hình thành giống vật nuôi. 
II. chuẩn bị:
- Phóng to sơ đồ 7 Sgk.
	- Sưu tầm một số tranh ảnh về các giống gia súc gia cầm phổ biến, một số tranh ảnh giới thiệu sản phẩm thịt, da, lông, sữa...
III. hoạt động dạy và học:
1, ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ.
	? Em hãy nêu mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta.
	? Dùng những biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng.
3, Bài mới.
* Giới thiệu bài:
	Chăn nuôi là một ngành sản xuất nông nghiệp có chức năng chuyển hóa những sản phẩm của trồng trọt và phế, phụ phẩm của một số ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thành sản phẩm vật nuôi có giá trị cao.
	- Vậy sản phẩm của ngành chăn nuôi bao gồm những gì?
	- Trong chăn nuôi người ta thường nuôi những con vật nào, nhằm mục đích gì?
	- Trong thời gian tới, nhiệm vụ của ngành chăn nuôi nước ta phải làm những việc gì?
	Đó là nội dung kiến thức chúng ta phải tìm hiểu trong bài này.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
 Tìm hiểu vai trò của chăn nuôi
- Yêu cầu HS quan sát H.50 Sgk/81 và đọc mục I...
? Xác định vai trò của một vài con vật nuôi cụ thể ở địa phương.
- GV kết luận: Ngành chăn nuôi cung cấp : Thực phẩm, nguyên liệu, phân bón... (Sgk/82)
? Giữa chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ nào? Phụ thuộc nhau thế nào? Hỗ trợ nhau thế nào? ... 
- HS quan sát, tìm hiểu thông tin Sgk, liên hệ thực tế.
- Trả lời.
- Ghi vở
-> Cung cấp sức kéo cho trồng trọt và giao thông vận tải, thể thao...
Góp phần tăng thu nhập ...
Hoạt động 2:
 Tìm hiểu nhiệm vụ phát triển của ngành căn nuôi 
- Treo tranh sơ đồ 7 và hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu.
? Ngành chăn nuôi có mấy nhiệm vụ
? Phát triển chăn nuôi toàn diện là thế nào
? Địa phương em có những quy mô chăn nuôi nào? Gia đình em nuôi những con vật nào?
? Nêu mục tiêu của ngành chăn nuôi nước ta
- Quan sát, tìm hiểu.
NV1: Phát triển chăn nuôi toàn diện
 + Đa dạng về loại vật nuôi...
 + Đa dạng về quy mô chăn nuôi...
- Liên hệ thực tế để chứng minh.
NV2: Chuyển giao kĩ thuật cho nhân dân ........
NV3: Tăng cường đầu tư nghiên cứu và quản lý.... (STK/142)
-> Tăng nhanh số lượng và chất lượng.
* Ca dao tục ngữ có câu “Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa’, điều này nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa giống với năng suất và chất lượng sản phẩm. Phần tới chúng ta sẽ biết được thế nào là giống vật nuôi và vai trò quan trọng của nó với ngành chăn nuôi.
Hoạt động 3:
Tìm hiểu khái niệm thế nào là giống vật nuôi
- Treo bảng
- Gọi HS đọc thông báo mục I và quan sát H.51, 52, 53; bảng
? Các giống vật nuôi có đặc điểm gì về nguồn gốc xuất xứ? Các con vật trong cùng giống có chung nguồn gốc không
? Đặc điểm ngoại hình, thể chất và tính năng sản xuất của những con vật khác giống thế nào?
? Đặc điểm con nào thuần chủng có giống bố mẹ không
- Từ các phần trả lời của HS, GV chốt lại và KL. (Sgk/85)
- Đọc thông báo, quan sát
- Hoàn thành bảng trong Sgk/84.
- Dựa vào thông tin đã tìm hiểu trả lời.
+ Cùng chung nguồn gốc
+ Khác nhau
+ Giống nhau và giống bố mẹ
- Ghi vở.
- Làm bài tập Sgk/83.
Hoạt động 4: Phân loại giống vật nuôi
- Cho biết một số tên và đặc điểm giống vật nuôi để HS xác định căn cứ phân loại (treo bảng phụ)
- Gọi HS đọc mục 3 Sgk/84
- HS đọc mục 2 Sgk/84
- Nghe thông báo hoàn thành bảng phụ
(Sgk/84)
- HS tự tìm hiểu điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi./84
Hoạt động 5:
Tìm hiểu vai trò của giống vật nuôi
? Khối lượng tối đa của 2 loại lợn do yếu tố nào quyết định
? Năng suất cao do yếu tố nào quyết định? Yếu tố nào ảnh hưởng quan trọng?
? Tỉ lệ mỡ trong sữa của 2 loại bò do yếu tố nào quyết định
- Từ đó GV đi đến KL: Ghi nhớ/85.
- HS tham khảo năng suất chăn nuôi một số giống vật nuôi trong bảng 3/85
+ Giống -> yếu tố di truyền
+ Thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc
+ Di truyền của giống
(thảo luận -> KL)
- Ghi vở: Giống vật nuôi quyết định năng suất (số lượng) và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
4, Củng cố:
	- GV hệ thống lại những kiến thức chính trong bài.
5, Dặn dò:
	- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài.
	- Xem trước bài 32.
Tuần: 23	 Ngày soạn: 15- 2- 2008
Tiết :	 28	 
Bài 32:
Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
I. mục tiêu:
HS phải :
- Trình bày đựơc khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
- Phân biệt được các đặc điểm của quá trình sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát dục của vật nuôi, từ đó có thể vận dụng vào thực tiến chăn nuôi gia đình
II. chuẩn bị:
- Sơ đồ 8 SGK/87 phòng to.
- Các bảng số liệu tham khảo.
- Phiếu học tập phục vụ dạy học và kiểm tra.
III. hoạt động dạy và học:
1, ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ.
? Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta.
? Em hiểu thến nào là một giống vật nuôi và cho VD.
3, Bài mới.
* Giới thiệu bài:
Sự phát triển của vật nuôi từ lúc còn là hợp tử đến lúc thành cá thể non đến trưởng thành rồi già cối diễn ra rất phúc tạp, nhưng tuân theo những quy luật nhất định.
Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những kiến thức cơ bản về quá trình sinh trưởng phát dục của vật nuôi và mối quan hệ khăng khít giữa sinh trưởng và phát dục, thông qua đó hiểu được vai trò nuôi dưỡng và điều kiện sống trong mối quan hệ với yếu tố di truyền để tạo nên năng suất, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia súc gia cầm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 
Tìm hiểu khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
GV nêu vấn đề, giảng giải rồi hướng dẫn cho HS lấy ví dụ về sinh trưởng theo trình tự như SGK/87.
? Thế nào là phát dục.
Phân tích VD trong SGK vê sự sinh trưởng và phát dục của buồng trứng để hs phân biệt được.
Cho hs làm bài tập vào vở các hiện tượng đã nêu trong SGK/87.
Tiếp nhận thông tin.
Trả lời 
Làm bài tập vào vở.
Hoạt động 2: 
Tìm hiểu đặc điểm của sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi
GV dùng sơ đồ 8/87 để hướng dẫn hs thảo luận và nêu VD minh họa tại lớp.
? Em hãy quan sát sơ đồ 8 và cho biết sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi có những đặc điểm nào...
? Hay nêu VD về sự sinh trưởng không đồng đều ở vật nuôi.
? Nêu VD về sự phát triển theo giai đoạn.
? Nêu VD minh họa cho sự phát triển theo chu kỳ của vật nuôi.
Quan sát sơ đồ, thảo luận và trả lời.
+ HS nêu 3 đặc điểm theo sđ.
+ Sự tăng cân, tăng chiều cao, chiều rộng của cở thể không như nhau ở các lứa tuổi
+ HS tự trả lời
Hoạt động 3: 
Tìm hiểu về sự tác động của con người
 đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi
GV dùng sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi để hướng dẫn HS nhận biết
 Thức ăn
Vật nuôi Chuồng trại, chăm sóc
 Khí hậu
Yếu tố bên trong Yếu tố bên ngoài
(Đặc điểm duy truyền) (Các đ/k ngoại cảnh) 
Quan sát sơ đồ, lắng nghe và ghi nhận
 ( SGK/88 )
4, Củng cố:
GV hệ thống lại nội dung chính.
HS đọc ghi nhớ
5, Dặn dò:
	Học bài, xem trước bài 33

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an cong nghe 7 tiep.doc