Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 33, 34

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 33, 34

A. Mục tiêu bài học:

Giúp HS: Nắm được nhan đề tác phẩm trong hệ thống văn bản, nội dung cơ bản của từng cụm bài, những giới thuyết về văn chương, về đặc trưng thể loại của các văn bản, về sự giàu đẹp của tiếng Việt thuộc chương trình Ngữ văn 7.

B. Chuẩn bị:

GV: Những điều cần lưu ý sgv

HS: Chuẩn bị những nội dung ở nhà.

C. Tiến trình lên lớp:

 1.Ổn định lớp

 2. Kiểm tra:

 3. Bài mới:

 

doc 17 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 906Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 33, 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Ngày soạn: .../..../2012
Ngày dạy: .../..../2012 
Tiết 121: ÔN TậP PHầN VĂN (tiếp theo)
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS: Nắm được nhan đề tác phẩm trong hệ thống văn bản, nội dung cơ bản của từng cụm bài, những giới thuyết về văn chương, về đặc trưng thể loại của các văn bản, về sự giàu đẹp của tiếng Việt thuộc chương trình Ngữ văn 7.
B. Chuẩn bị: 
Gv: Những điều cần lưu ý sgv
HS: Chuẩn bị những nội dung ở nhà.
C. Tiến trình lên lớp: 
 	1.ổn định lớp 
 	2. Kiểm tra: 
 	3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
-Em hãy nhớ và ghi lại tất cả nhan đề các văn bản đã được Đọc- Hiểu trong cả năm học. Sau đó, đối chiếu với sgk, tự kiểm tra và bổ sung những chỗ thiếu, sửa chữa chỗ sai rồi chép lại vào vở một cách đầy đủ, chính xác các văn bản đã học ?
- Đọc lại các chú thích* ở bài 3,5,7,8; làm thơ lục bát ở bài 13; ghi nhớ ở bài 16 (Ôn tập tác phẩm trữ tình); chú thích * ở bài 18, câu 2 ở bài 26 (phần Đọc- Hiểu văn bản) để nắm chắc các định nghĩa.
- Những tình cảm, những thái độ thể hiện trong các bài ca dao, dân ca đã đợc học là gì ? Học thuộc lòng những bài ca dao trong phần học chính ?
- Các câu tục ngữ đã được học thể hiện những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con ngời và XH như thế nào ?
- Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình của VN và Trung Quốc (thơ Đường) đã được học là gì ? Học thuộc lòng các bài thơ, đoạn thơ thuộc phần văn học trung đại của VN, hai bài thơ Đường (thơ dịch, tự chọn), hai bài thơ của C.tịch HCM ?
- Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật chính của các văn bản văn xuôi (trừ văn nghị luận) ?
b-Mẹ tôi (ét môn đô Ami xi):
- Tấm lòng thơng yêu lo lắng, sự hi sinh quên mình của ngời mẹ đối với con và tình thương yêu kính trọng thiêng liêng của ngươi con đối với mẹ.
- Văn biểu cảm qua hình thức 1 bức thư của ngời bố gửi cho con.
d-Một thứ quà của lúa non - Cốm (Thạch Lam):
- Một phong vị, một nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo mà giản dị của dân tộc.
- Tùy bút tinh tế, nhẹ nhàng, sâu sắc.
g-Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng):
- Cánh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân ở Hà nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương tha thiết của người xa quê hương.
- Văn tùy bút giàu hình ảnh gợi cảm.
i-Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn):
- Lên án gay gắt bọn quan lại thực dân Phong kiến vô nhân đạo và bày tỏ niềm cảm thương vô hạn trước cảnh cơ cực của người dân qua việc cứu đê.
- Truyện ngắn hiện đại với NT tương phản tăng cấp và lời kể, tả, bình sinh động, hấp dẫn.
- Dựa vào bài 21 (Sự giàu đẹp của tiếng Việt), kết hợp với việc học tập TP văn học bằng Tiếng Việt đã có, hãy phát biểu những ý kiến về sự giàu đẹp của Tiếng Việt (có dẫn chứng kèm theo) ?
- Dựa vào bài 24 (ý nghĩa văn chương), kết hợp với việc học tập TP văn học đã có, hãy phát biểu những điểm chính về ý nghĩa văn chương (có dẫn chứng kèm theo ) ?
- Việc học phần tiếng Việt và TLV theo hớng tích hợp trong Chơng trình Ngữ văn lớp 7 đã có ích lợi gì cho việc học phần văn ? Nêu một số ví dụ ?
- Đọc kĩ nhiều lần bảng tra cứu các yếu tố HV ở cuối sách Ngữ văn 7, tập II. Ghi vào sổ tay những từ (mở rộng) khó hiểu và tập tra nghĩa trong từ điển ?
III-Hướng dẫn học bài: 
- Học bài theo nội dung dã ôn.
- Chuẩn bị bài: Kiểm tra phần văn. Soạn bài dấu gạch ngang
1. Nhan đề các văn bản đã học:
2. Định nghĩa về các thể loại:
- Ca dao, dân ca:
- Tục ngữ:
- Thơ trữ tình:
- Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đờng luật:
- Thơ thất ngôn bát cú:
- Thơ lục bát:
- Thơ song thất lục bát:
- Phép tơng phản và phép tăng cấp trong NT:
3. Ca dao, dân ca:
- Ca dao về tình cảm gia đình: Nhắc nhở về công ơn sinh thành (tình mẫu tử), tình anh em ruột thịt.
- Ca dao về tình yêu quê hơng đất nước , con người: Thường nhắc đến tên núi, tên sông, tên đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp là những bức tranh phong cảnh, tình yêu, lòng tự hào đối với con người, quê hương, đất nước.
- Những câu hát than thân: Bộc lộ những nỗi lòng tê tái, đắng cay, tủi nhục,... của người dân LĐ, đặc biệt là thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Những câu hát châm biếm: Phê phán và chế giễu những thói hư, tật xấu trong đời sống gia đình và cộng đồng bằng NT trào lộng dân gian giản dị mà sâu sắc.
4. Tục ngữ:
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: Phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quí báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.
- Tục ngữ về con người và XH: Luôn tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.
5. Thơ:
- Các bài thơ trữ tình VN tập trung vào 2 chủ đề là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo:
+ Nội dung là tình yêu nước chống xâm lược, lòng tự hào DT và yêu chuộng cuộc sông thanh bình được thể hiện trong các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về Kinh, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra,...
+ Tình cảm nhân đạo còn thể hiện ở tiếng nói chán ghét chiến tranh phi nghĩa đã tạo nên các cuộc chia li sầu hận (Chinh phụ ngâm khúc), ở tiếng lòng xót xa cho thân phận "bảy nổi ba chìm" mà vẫn giữ ven "tấm lòng son" của ngời phụ nữ (Bánh trôi nước), ở tâm trạng ngậm ngùi tưởng nhớ về một thời đại vàng son nay chỉ còn vang bóng (Qua đèo Ngang)
- Các bài thơ trữ tình Việt Nam thời kì hiện đại thể hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống (Cảnh khuya, Rằm tháng giêng), tình cảm gia đình qua kỉ niệm đẹp của tuổi thơ (tiếng gà tra).
- Các bài thơ Đường có nội dung ca ngợi vẻ đẹp và tình yêu thiên nhiên ( Xa ngắm thác núi Lư), tấm lòng yêu quê hương tha thiết (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, .. nhân buổi mới về quê) và tình cảm nhân ái, vị tha (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá).
6. Văn xuôi:
a- Cổng trờng mở ra (Lí Lan):
- Tấm lòng thương yêu của ngời mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường.
- Văn biểu cảm tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng.
c- Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài):
- Tình cảm gia đình là quí báu và quan trọng, hãy cố gắng giữ gìn và bảo vệ hạnh phúc ấy.
-Văn tự sự có bố cục rành mạch và hợp lí.
e-Sài gòn tôi yêu(Minh Hương):
- Nét đẹp riêng của người Sài gòn và phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và sống tình nghĩa của người Sài gòn
- NT biểu hiện cảm xúc của tác giả qua thể văn tùy bút.
h-Ca Huế trên sông Hơng (Hà ánh Minh):
- Vẻ đẹp của ca Huế, một hình thức sinh hoạt văn hóa- âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng quí.
k-Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn ái Quốc):
- Vạch trần bộ mặt giả dối và t cách hèn hạ của bọn Thực Dân Pháp, đồng thời ca ngợi nhân cách cao thượng và tấm lòng hi sinh vì dân, vì nước của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu.
- Truyện ngắn được h cấu tưởng tượng qua giọng văn châm biếm, hóm hỉnh.
7. Văn nghị luận:
a-Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai):
 Cái đẹp của Tiếng Việt là sự cân đối, hài hòa về nhịp điệu, về âm hưởng, về thanh điệu: "MN là máu của VN, thịt của VN. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi" (HCM).
 Cái hay của Tiếng Việt được thể hiện ở sự uyển chuyển tế nhị trong cách dùng từ, đặt câu, biểu thị được sự phong phú, sâu sắc t.cảm của con người: "Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô tát ánh trăng vàng đổ đi" (ca dao ).
 Tóm lại, cái hay và cái đẹp của Tiếng Việt là biểu thị sự hùng hồn sức sống mãnh liệt của DT VN.
b-ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh):
ý nghĩa văn chương là "hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống". Nguồn gốc của văn chương "cũng là giúp cho t.cảm và gợi lên lòng vị tha". Nghĩa là văn học có chức năng phản ánh hiện thực, nâng cao nhận thức, giúp người đọc "hình dung sự sống muôn hình vạn trạng" đó là điều kì diệu của văn thơ.
 Văn chương "gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có ". Ví như thương người, yêu q.hg, say mê học tập, lao động, mơ ước vươn tới chân trời bao la... Những tình cảm ấy là do cuộc sống và văn chương bồi đắp cho tâm hồn.
 Văn chương còn làm cho cuộc đời thêm đẹp, thêm phong phú hơn như tác giả đã viết: "Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần". Ví dụ: "Tôi yêu non xanh, núi tím, tôi yêu đôi mày ai nh trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng tôi yêu nhất mùa xuân" (Vũ Bằng)
9- Tác dụng của việc học Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp:
- Tích hợp là sát nhập 3 phân môn: văn- tiếng Việt- TLV vào một chỉnh thể là Ngữ văn. Từ đó mỗi bài học được thực hiện gọn trong một tuần.
- Chương trình Ngữ văn 7 đã tạo ra sự thuận lợi cho việc học phần văn.
10-Đọc bảng tra cứu các yếu tố HV:
IV. Củng cố 
G nhấn mạnh những nội dung cơ bản.
V. Dặn dò 
- Tiếp tục hoàn thiện câu 7,8,9.10.
- Chuẩn bị: Dấu gạch ngang.
VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy : 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===========================
Ngày soạn: .../..../2012
Ngày dạy: .../..../2012 
Tiết 122 : Dấu gạch ngang
A. Mục tiêu:
	Học sinh nắm được công dụng của dấu gạch ngang.
Biết dùng dấu gạch ngang, phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. Có ý thức sử dụng dấu gạch ngang, gạch nối phù hợp trong khi viết.
ý thức tốt trong khi vận dụng vào văn bản.
B. Phương pháp:
 - Tìm hiểu ví dụ, thảo luận, nêu-gqvđ. Luyện tập.
C. Chuẩn bị:
- Gv: G/án. Bảng phụ.
- Hs: Học và chuẩn bị bài.
D. Tiến trình lên lớp:
 	I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:	- Nêu tác dụng của dấu chấm lửng? Cho ví dụ? 
 	- Tác dụng của dấu chấm phẩy? Cho ví dụ?
III. Bài mới:
 	G dẫn vào bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
- H. Đọc kĩ ví dụ.
Thảo luận, trả lời câu hỏi.
G Nhận xét, chốt.
? Trong các ví dụ, dấu gạch ngang được dùng để làm gì?
- H. Trả lời. Đọc ghi nhớ.
- G. Giải thích “liên danh”.
* Hoạt động 2.
- H. Trả lời câu hỏi (II) để tìm hiểu công dụng của dấu gạch nối.
? Cách viết dấu gạch nối có gì khác dấu gạch ngang?
- G. Dấu gạch nối ko phải là dấu câu. Nó chỉ là 1 qui định về chính tả.
* Hoạt động 3.
- H. Lần lượt làm các bài tập.
- G. Chốt đáp án.
- H. Trả lời:
 - Gạch nối.
 - Gạch ngang (tên liên danh)
 - Gạch ngang (giải thích)
- H. Nhóm (bài 4).
I. Công dụn ... à gì ?
- Hãy cho biết những câu trong sgk đâu là luận điểm và giải thích vì sao ? (câu a,d là luận điểm, câu b là câu cảm thán, câu c là một luận đề cha phải là luận điểm. Luận điểm thường có hình thức câu trần thuật với từ là hoặc có phẩm chất, tính chất nào đó).
- Có người nói: Làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong. VD sau khi nêu luận điểm "Tiếng Việt ta giàu đẹp" , chỉ cần dẫn ra câu ca dao: "Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng..." là đợc. Theo em, nói nh vậy có đúng không ? Để làm đợc văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, còn cần phải có thêm điều gì ? Có cần chú ý tới chất lượng của luận điểm và dẫn chứng không ? Chúng như thế nào thì đạt yêu cầu ?
- Cho hai đề TLV sau: 
a.Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 
b.Chứng minh rằng: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn. Hãy cho biết cách làm hai đề này có gì giống nhau và khác nhau. Từ đó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau nh thế nào ?
I. Về văn bản biểu cảm:
1. Tên một số văn bản biểu cảm trong Ngữ văn 7-tập I: có 17 bài văn biểu cảm:
9. Những tấm lòng cao cả.
10. Mõm lũng Cú tột Bắc- Ng.Tuân.
11. Cỏ dại- Tô Hoài.
12. Quà bánh tuổi thơ- Đặng Anh Đào.
13. Tuổi thơ im lặng- Duy Khán.
14. Kẹo mầm- Băng Sơn.
15. Một thứ quà của lúa non: Cốm- Thạch Lam.
16. Sài Gòn tôi yêu - Minh Hơng.
17. Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng.
2. Một bài văn biểu cảm mà em thích:
- Một thứ quà của lúa non: Cốm.
- Bài văn có lối viết dung dị, nhẹ nhàng mà đằm thắm sâu lắng. Cảm xúc tuôn chảy trong từng câu, từng chữ, từng lời nói tiếp nhau tạo nên những trang viết thật xúc động. Đó là sự kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm tinh tế, một khả năng quan sát tỉ mỉ, kĩ lỡng và một ngòi bút tài hoa của nhà văn Thạch Lam.
3. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm: 
 Trong văn biểu cảm, yếu tố miêu tả chủ yếu là để bộc lộ t tởng, tình cảm. Do đó ngời ta không miêu tả cụ thể, hoàn chỉnh mà chỉ chọn những chi tiết, thuộc tính, sự việc nào có khả năng gợi cảm để biểu hiện cảm xúc t tởng.
4. ý nghĩa của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm: 
 Trong văn biểu cảm cái quan trọng là ý nghĩa sâu xa của sự việc buộc ngời ta nhớ lâu, suy nghĩ và có cảm xúc về nó. Vì vậy yếu tố tự sự có tác dụng khơi dậy nguồn cảm hứng đối với ngời đọc về những tình cảm, những hành động cao đẹp.
5. Cách biểu đạt tình cảm trong bài văn biểu cảm: 
 Để bày tỏ tình thơng yêu, lòng ngỡng mộ, ngợi ca đối với một con ngời, sự vật, hiện tợng. Ngời ta có thể chọn hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tợng trng nổi bật để gửi gắm tình cảm, t tởng hoặc biểu đạt bằng những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. Nhng sự bộc lộ thể hiện tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực
6. Ngôn ngữ biểu cảm: 
*ở bài Sài Gòn tôi yêu, tác giả viết: 
- Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đơng già. Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của đất nớc thì cái đô thị này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài nh một cây tơ đơng độ nõn nà, ...ngọc ngà này. ->ĐV có sử dụng phơng tiện tu từ so sánh rất đặc sắc.
- Tôi yêu Sài Gòn da diết nh ngời đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu... Tôi yêu... Tôi yêu... ->Điệp từ tôi yêu đợc dùng rất đắt làm đoạn văn giàu chất trữ tình và biểu cảm.
*ở bài Mùa xuân của tôi: 
- Tả cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc, tác giả không dừng lâu ở ngoài cảnh mà tập trung thể hiện sức sống của mùa xuân trong thiên nhiên và ở lòng ngời bằng so sánh thật gợi cảm và cụ thể: Nhựa sống ở trong ngời căng lên nh máu căng lên trong lộc của loài nai, nh mầm non của cây cối... trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti
- Có đoạn đã chọn lọc và miêu tả hình ảnh với biện pháp so sánh đầy màu sắc: Nền trời đùng đục nh màu pha lê mờ.
7. Kẻ bảng và điền vào các ô trống:
- Nội dung văn biểu cảm: Biểu đạt một t tởng tình cảm, cảm xúc về con ngời, sự vật kỉ niệm.
- Mục đích biểu cảm: Khêu gợi sự đồng cảm của ngời đọc làm cho ngời đọc cảm nhận đợc cảm xúc của ngời viết.
- Phơng tiện biểu cảm: Ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu cảm t tởng tình cảm. Phơng tiện ngôn ngữ bao gồm từ ngữ, hình thức câu văn, vần điệu, ngắt nhịp, biện pháp tu từ,...
8. Kẻ bảng và điền vào ô trống nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm: 
- Mở bài: Giới thiệu t tởng, tình cảm, cảm xúc về đối tợng.
- Thân bài: Nêu những biểu hiện của t tởng, tình cảm. 
- Kết bài: Khẳng định tình cảm, cảm xúc.
II. Về văn nghị luận:
1. Tên các bài văn nghị luận: có 19 văn bản:
10. Đừng sợ vấp ngã- (Trái tim có điều kì diệu).
11.Không sợ sai lầm- Hồng Diễm.
12. Có hiểu đời mới hiểu văn- Ng.Hiếu Lê.
13. Đức tính giản dị của Bác Hồ- PVĐồng.
14. HCTịch, hình ảnh của DT- PVĐồng
15.ý nghĩa văn chơng- Hoài thanh.
16. Lòng khiêm tốn- Lâm Ngữ Đờng.
17. Lòng nhân đạo- LNĐờng.
18.óc phán đoán và thẩm mĩ- Ng.H.Lê.
19.Tự do và nô lệ- Nghiêm Toản.
2. Văn nghị luận trên báo chí và sgk:
- Trên báo chí: Văn bản nghị luận xuất hiện dới những dạng bài xã luận, diễn đàn, bàn về các vấn đề trong XH. VD: chơng trình bình luận thời sự, thể thao
- Trong sgk: văn bản nghị luận xuất hiện dới những dạng bài làm văn nghị luận, hội thảo, chuyên đề, ... VD: các văn bản nghị luận trong sgk.
3. Yếu tố chủ yếu trong văn nghị luận:
Mỗi bài văn nghị luận đều có luận điểm, luận cứ và lập luận.
- Luận điểm: Là những KL có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với XH.
- Luận cứ: Là lí lẽ, dẫn chứng đa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới giúp cho luận điểm có sức thuyết phục.
- Lập luận: Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
4. Thế nào là luận điểm: Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dới hình thức câu khẳng định (hay phủ định). Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế, mới có sức thuyết phục.
5. Làm văn nghị luận chứng minh như thế nào:
- Nói rằng làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong.Nói nh vậy là không đúng, người nói tỏ ra không hiểu về cách làm văn chứng minh.
- Trong bài văn chứng minh rất cần dẫn chứng, nhng còn cần lí lẽ và phải biết lập luận.
- Dẫn chứng trong bài văn chứng minh phải tiêu biểu, chọn lọc, chính xác, phù hợp với luận điểm, luận đề, đồng thời cần được làm rõ, đợc phân tích bằng lí lẽ, lập luận chứ không phải chỉ nêu, đa, thống kê dẫn chứng hàng loạt.
- Lí lẽ, lập luận không chỉ là chất keo kết nối các dẫn chứng mà còn làm sáng tỏ và nổi bật dẫn chứng và đó mới là chủ yấu.
- Bởi vậy, đa dẫn chứng bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen, cha đủ để chứng minh TViệt ta giàu đẹp, mà ngời viết còn phải đa thêm những dẫn chứng khác và phân tích cụ thể bài ca dao trên để thấy rõ trong đó TViệt đã thể hiện sự giàu đẹp nh thế nào.
- Yêu cầu của lí lẽ và lập luận phải phù hợp với dẫn chứng, góp phần làm rõ bản chất của dẫn chứng hướng tới luận điểm, luận đề; phải chặt chẽ, mạch lạc, lô gíc.
6. So sánh cách làm hai đề TLV:
- Hai đề bài này đều giống nhau là cùng chung một luận đề: ăn quả nhớ kẻ trồng cây - cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận.
- Hai đề này có cách làm khác nhau: Đề a giải thích, đề b chứng minh.
- Nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau:
+ Giải thích là làm cho người đọc, ngời nghe hiểu rõ những điều cha biết theo đề bài đã nêu lên (dùng lí lẽ là chủ yếu).
+ Chứng minh là phép lập luận dùng những lí lẽ, dẫn chứng chân thực đã đợc thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần chứng minh là đáng tin cậy (dùng dẫn chứng là chủ yếu).
dàn bài luyện tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động1.
G. Ghi đề lên bảng, yêu cầu học sinh lập dàn bài chi tiết.
Sau đó, G chọn một vài bài để kiểm tra cách làm bài của H.
* Hoạt động 2. 
G. Ghi đề lên bảng, yêu cầu học sinh lập dàn bàiSau đó, G chọn một vài bài để kiểm tra cách làm bài của H. chi tiết. 
I. Đề 1.
Chứng minh câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Dàn bài
Mở bài: 
- Ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống.
- Kiên trì là một trong những yếu tố dẫn đến thành công.
 Thân bài: 
* Giải thích câu tục ngữ.
- Chiếc kim được làm bằng sắt, trông nhỏ bé, đơn sơ nhưng để làm ra nó người ta phải mất nhiều công sức.
- Muốn thành công, con người phải có ý chí và sự bền bỉ, kiên nhẫn.
* Chứng minh:
- Trong k/c chống ngoại xâm, dân tộc ta đều theo chiến lược trường kì và đã kết thúc thắng lợi (d/c)
- Trong lđsx, nhân dân bao đời đã bền bỉ đắp đê ngăn lũ, bảo vệ mùa màng.
- Trong nghiên cứu khoa học, sự kiên trì đã đem đến cho con người bao phát minh vĩ đại (d/c)
- Trong học tập, học sinh phải kiên trì 12 năm mới có đủ kiến thức cơ bản.
Với những người tật nguyền thì ý chí phấn đấu càng phải cao (d/c)
* Liên hệ: “Không có việc gì khó...”
 Kết bài: 
- Câu tục ngữ là bài học quý báu.
- Cần vận dụng một cách sáng tạo bài học về tính kiên trì (kiên trì + thông minh + sáng tạo) để thành công.
II. Đề 2.
Giải thích câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
 Mở bài.
- Những phương diện làm nên giá trị con người: phẩm chất, hình thức.
- Đề cao giá trị phẩm chất, tục ngữ đã có câu: Tốt gỗ ...”.
 Thân bài:
* Em hiểu vấn đề trong câu tục ngữ ntn?
- Gỗ: chất liệu làm nên đồ vật; phẩm chất của con người.
- Nước sơn: lớp phủ làm bề mặt đồ vật thêm đẹp; hình thức, vẻ bên ngoài của con người.
-> Nước sơn đẹp nhưng gỗ ko tốt thì đồ vật vẫn nhanh hỏng; Con người cũng cần cái nết, phẩm chất chứ ko phải chỉ cần cái đẹp bên ngoài.
* Vì sao nhân dân lại nói như vậy?
	- Hình thức sẽ phai tàn, nhưng phẩm chất, nhân cách còn mãi, thậm chí còn ngày càng được khẳng định theo thời gian.
	- Nội dung bao giờ cũng giá trị hơn hình thức. Người có phẩm chất tốt luôn được mọi người yêu mến, kính trọng.
* Cần hành động ntn?
	- Chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức.
	- Tham gia hoạt động thể thao để rèn luyện thể chất, giúp đỡ gia đình.
* Liên hệ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”.
 Kết bài:
- Câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống hiện tại.
- Cần hài hoà 2 mặt nội dung, hình thức.
IV. Củng cố 
G. Khái quát nội dung kiế n thức cơ bản.
V. Dặn dò 
Lập dàn ý các đề bài ôn tập. Chuẩn bị tốt, tiết sau học tiếp.
VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy :
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===========================

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 - Tuan 33-34 - Nam hoc 2011-2012.doc