Bài dạy Vật lý khối 7 tiết 8: Gương cầu lõm

Bài dạy Vật lý khối 7 tiết 8: Gương cầu lõm

TIẾT 8: GƯƠNG CẦU LÕM

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.

- Nêu được những tính chất của ảnh tao bởi gương cầu lõm.

2. Kĩ năng:

- Cách bố trí TN0, quan sát và phân tích.

3. hái độ:

- Lòng say mê và yêu thích bộ môn.

II- CHUẨN BỊ:

- Gv: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 gương cầu lõm, 1 gương cầu phẳng có cùng kích thước,

1 mànchắn, 1 đèn pin.

- Hs: Mỗi nhóm chuẩn bị một đôi pin.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Vật lý khối 7 tiết 8: Gương cầu lõm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 8: Gương cầu lõm
I- Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.
- Nêu được những tính chất của ảnh tao bởi gương cầu lõm.
2. Kĩ năng:
- Cách bố trí TN0, quan sát và phân tích.
3. hái độ:
- Lòng say mê và yêu thích bộ môn.
II- Chuẩn bị:
- Gv: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 gương cầu lõm, 1 gương cầu phẳng có cùng kích thước, 
1 mànchắn, 1 đèn pin.
- Hs: Mỗi nhóm chuẩn bị một đôi pin.
III-Các hoạt động dạy học:
Trợ giúp của thầy
tg
Hoat động của trò
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ.
ê Em hãy cho biết tính chất của ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi?
ê Các tia sáng tới gương có phương đi qua tâm của gương cầu lồi cho tia phản xạ đi qua tâm, các tia sáng tới gương song song với trục CB của gương cho tia phản xạ có phương đi qua tiêu điểm F. Hãy vẽ ảnh A/B/ của AB qua gương?
Hoạt động2: Tình huống học tập.
Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu. Liệu gương cầu lõm có tạo được ảnh của một vật giống như gương cầu lồi haykhông?
Hoạt động3: Tìm hiểu ảnh tạo bởi gương cầu lõm.
Gv yêu cầu học sinh đọc TN0
Gv phát dụng cụ.
Gv yêu cầu các nhóm làm TN0 và thảo luận trả lời câu C1
C1: ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm ở TN0 trên là ảnh gì? So với cây nến thì lớn hơn hay nhỏ hơn?
Gv yêu cầu các nhóm làm TN0 theo yêu cầu C2 và trả lời câu C2.
Gv mời học sinh hoàn thành kết luận.
Hoạt động4: Nghiên cứu sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm.
Gv yêu cầu học sinh làm TN0: Dùng đèn pin chiếu một chùm sáng song song đi là là trên màn chắn, tới một gương cầu lõm H.8.2 SGK-T23.
Gv phát dụng cụ 
Gv yêu cầu các nhóm trả lời câu C3
C3: Quan sát chùm tia phản xạ xem nó có đặc điểm gì?
Gv mời học sinh hoàn thành kết luận.
Gv mời học sinh trả lời câu C4
Gv yêu cầu các nhóm làm TN0 như sau: Điều chỉnh đèn để tạo ra một chùm tia sáng phân kì xất phát từ điểm S ( ở gần gương) tới một gương cầu lõm (H.8.4) và theo yêu cầu câu C5.
Gv mời học sinh hoàn thành kết luận.
Hoạt động5: Vân dụng.
Gv yêu cầu các nhóm đọc tài liệu 
Gv giới thiệu về đèn pin.
Gv mời học sinh làm TN0 theo câu C6 rồi trả lời câu C6.
Gv mời học sinh trả lời câu C7.
5/
3/
12/
10/
Hai HS lên bảng trả lời.
HS1: trả lời các tính chất của ảnh của vật.
HS2: Lên vẽ hình
 Hs khác theo dõi bổ xung.
Hs lắng nghe.
Hs suy nghĩ trả lời.
I- ảnh tạo bởi gương cầu lõm.
Hs đọc tài liệu.
Nhóm trưởng nhận dụng cụ.
Các nhóm làm TN0 và thảo luận câu C1.
Các nhóm làm TN0 theo yêu cầu câu C2 và thảo luận trả lời câu C2.
Cá nhân học sinh hoàn thành kết luận.
Kết luận: Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắnvà lớn hơn vật. 
II- Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm.
1. Đối với chùm sáng song song.
Hs các nhóm lắng nghe.
Nhóm trưởng nhận dụng cụ.
Các nhóm làm TN0.
Các nhóm thảo luận trả lời câu C3.
Hs hoàn thành kết luận.
Kết luận: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương.
Hs trả lời câu C4.
Hs các nhóm làm TN0 và quan sát TN0.
Cá nhân học sinh hoàn thành kết luận.
Kết luận: Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.
III- vân dụng.
Hs đọc tài liệu.
Hs lắng nghe.
Cá nhân học sinh làm TN0và trả lời câu C6
Hs trả lời câu C7.
IV- Củng cố- Dặn dò:(5/)
1. Củng cố:
- ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm có tính chất gì?
- Các chùm sáng tới gương cầu lõm cho tia phản xạ có đặc điểm gì?
2. Dặn dò:
- VN học bài và làm bài tập trong SBT.
- Ôn tập chẩn bị giờ sau ôn tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet8- Bai8.doc