Bài dự thi tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới

Bài dự thi tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới

Phần I. Phần trả lời Câu hỏi thi trắc nghiệm (35 câu).

Câu 1. Luật Bình đẳng giới chính thức có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?

a) 01/7/2005

b) 01/7/2006

c) 01/7/2007

Câu 2. Chỉ số phát triển giới (GDI) là:

a) Số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ, trình độ giáo dục và thu nhập đầu người của nam và nữ.

b) Số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ.

c) Số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ, điều kiện sống, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ.

 

doc 8 trang Người đăng vultt Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
Phần I. Phần trả lời Câu hỏi thi trắc nghiệm (35 câu).
Câu 1. Luật Bình đẳng giới chính thức có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? 
a) 01/7/2005 
b) 01/7/2006 
c) 01/7/2007 
Câu 2. Chỉ số phát triển giới (GDI) là: 
a) Số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ, trình độ giáo dục và thu nhập đầu người của nam và nữ. 
b) Số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ. 
c) Số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ, điều kiện sống, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ. 
Câu 3. Luật Bình đẳng giới có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều? 
a) 4 chương, 42 điều 
b) 5 chương, 43 điều 
c) 6 chương, 44 điều 
Câu 4. Bình đẳng giới là việc nam, nữ: 
a) Có vị trí, vai trò ngang nhau. 
b) Được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển 
của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. 
c) Cả a, b đều đúng. 
Câu 5. Luật Bình đẳng giới có bao nhiêu nội dung quy định quản lý nhà nước về bình
đẳng giới ? 
a) 07 nội dung 
b) 08 nội dung 
c) 09 nội dung 
Câu 6. Luật Bình đẳng giới quy định có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới? 
a) 04 nguyên tắc 
b) 05 nguyên tắc 
c) 06 nguyên tắc 
Câu 7. Phân biệt đối xử về giới là: 
a) Việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ. 
b) Gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. 
c) Cả a và b đều đúng. 
Câu 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật bình đẳng giới bao gồm: 
a) Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới; Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức; 
b) Bạo lực trên cơ sở giới; Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. 
c) Cả a và b đều đúng. 
Câu 9. Trách nhiệm của gia đình về bình đẳng giới được quy định tại điều nào trong
Luật Bình đẳng giới? 
a) Điều 31 
b) Điều 32 
c) Điều 33 
Câu 10. Trách nhiệm của công dân về bình đẳng giới được quy định tại điều nào trong
Luật Bình đẳng giới? 
a) Điều 34 
b) Điều 35 
c) Điều 36 
Câu 11. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới được quy định tại điều nào trong Luật bình đẳng giới ? 
a) Điều 35 
b) Điều 36 
c) Điều 37 
Câu 12. Nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới bao gồm: 
a) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời; 
b) Việc xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để theo đúng quy định của pháp luật. 
c) Cả a và b đều đúng. 
Câu 13. Trách nhiệm của công dân (công dân nam, nữ có trách nhiệm) thực hiện Luật 
bình đẳng giới bao gồm: 
a) Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới; Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới; 
b) Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới; Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan, tổ chức và công dân. 
c) Cả a, b đều đúng 
Câu 14. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới: 
a) Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới 
mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 
c) Cả a và b đều đúng 
Câu 15. Cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bình
đẳng giới trong phạm vi cả nước được quy định tại điều, khoản nào trong Nghị
định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ? 
a) Khoản 1 Điều 2 
b) Khoản 2 Điều 2 
c) Khoản 3 Điều 2 
Câu 16. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực
hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới được quy định tại điều nào trong Nghị
định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ? 
a) Điều 3 
b) Điều 4 
c) Điều 5 
Câu 17. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhà 
nước về bình đẳng giới được quy định tại điều nào trong Nghị định70/2008/NĐ- 
CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ? 
a) Điều 06 
b) Điều 07 
c) Điều 08 
Câu 18. Phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong việc hống kê, thu
thập, cung cấp thông tin, số liệu về giới và bình đẳng giới được quy định tại điều
nào trong Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ? 
a) Điều 10 
b) Điều 11 
c) Điều 12 
Câu 19. Các quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới được quy định tại Nghị
định nào sau đây ? 
a) Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ. 
b) Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ. 
c) Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ. 
Câu 20. Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định về các
biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, những đối tượng nào sau đây phải áp dụng: 
a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội. Tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội. 
b) Tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. 
c) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính 
trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức 
kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt
Nam; cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá 
nhân). 
Câu 21. Nghị định 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đối với việc lồng ghép vấn đề
bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gồm: 
a) Cử đại diện tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập hoặc đóng góp ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. 
b) Có ý kiến đánh giá bằng văn bản về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới hoặc cử đại diện tham gia Hội đồng thẩm định theo yêu cầu của cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật. 
c) Cả a và b đều đúng. 
Câu 22. Nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng quy phạm
pháp luật là: 
a) Xác định nội dung liên quan đến vấn đề bình đẳng giới hoặc vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới; 
b) Quy định các biện pháp cần thiết để thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới; dự báo tác động của các quy định đó đối với nam và nữ sau khi được ban hành. 
c) Xác định nguồn nhân lực, tài chính cần thiết để triển khai các biện pháp thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới. 
d) Cả a, b, c đều đúng 
Câu 23. Nghị định 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định nguồn tài
chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm những nguồn nào sau đây: 
a) Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác. 
b) Ngân sách nhà nước ở cấp nào bảo đảm chi cho hoạt động bình đẳng giới của cơ quan, tổ chức ở cấp đó theo dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan, tổ chức. 
c) Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức lồng ghép nội dung thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới vào việc sử dụng các quỹ đã thành lập của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. 
d) Cả a, b, c đều đúng. 
Câu 24. Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính về bình đẳng giới, mức phạt tiền tối thiểu là bao nhiêu và tối
đa là bao nhiêu? 
a) Mức phạt tối thiểu là 100.000đồng, mức phạt tối đa là 10.000.000 đồng. 
b) Mức phạt tối thiểu là 200.000đồng, mức phạt tối đa là 20.000.000đồng. 
c) Mức phạt tối thiểu là 200.000đồng, mức phạt tối đa là 40.000.000 đồng. Mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm được quy định tại chương II Nghị định này. 
Câu 25. Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, hình
thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, được quy định tại điều nào sau
đây của Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ ? 
a) Điều 5 
b) Điều 6 
c) Điều 7 
Câu 26. Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ thì Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn có các quyền nào sau đây: 
a) Phạt cảnh cáo; 
b) Phạt tiền đến 2.000.000đ; 
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này. 
Cả a, b, c đều đúng
Câu 27. Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ thì Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện, TP trực thuộc tỉnh có các quyền nào sau đây: 
a) Phạt cảnh cáo; 
b) Phạt tiền đến 30.000.000đ; 
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Áp dụng các biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này. 
d) Cả a, b, c đều đúng 
Câu 28. Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ thì Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh có các quyền nào sau đây: 
a) Phạt cảnh cáo; 
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này. 
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này. 
d) Cả a, b, c đều đúng.
Câu 29. Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ quy định xử lý vi
phạm nào sau đây: 
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới mà sách
nhiễu,dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không
đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt
hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 
b) Người bị xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới nếu có hành vi cản trở,
chống đối người đang thi hành công vụ hoặc có những hành vi vi phạm khác thì
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật. 
c) Cả a, b đều đúng .
Câu 30. Quan điểm của Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 là
gì? 
a) Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới là một bộ phận cấu thành quan trọng
của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, là cơ sở nền tảng của
chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước. Công tác bình đẳng
giới là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của
từng người, từng gia đình và toàn xã hội. 
b) Tăng ường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối
hợp của các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội- 
nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, sự tham gia của mỗi cá nhân, 
từng gia đình và cả cộng đồng đối với công tác bình đẳng giới. Huy động tối đa 
mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới. 
c) Cả a, b đều đúng. 
Câu 31. Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 có bao nhiêu mục
tiêu và bao nhiêu chỉ tiêu? 
a) 5 mục tiêu 22 chỉ tiêu 
b) 6 mục tiêu 22 chỉ tiêu 
c) 7 mục tiêu 22 chỉ tiêu 
Câu 32. Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về 
bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 của tỉnh Quảng Ngãi là : 
a) Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh và của đất nước. 
b) Đến năm 2020, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh và của đất nước. 
c) Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh và của đất nước. 
Câu 33. Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai
đoạn 2011-2020 của tỉnh Quảng Ngãi có bao nhiêu mục tiêu? Bao nhiêu chỉ tiêu? 
a) 7 mục tiêu 22 chỉ tiêu 
b) 7 mục tiêu 22 chỉ tiêu 
c) 7 mục tiêu 21 chỉ tiêu 
Câu 34. Theo thông tư số 191/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thì nguồn kinh phí hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ
nữ bao gồm những nguồn nào sau đây : 
a) Kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ bao gồm: nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và nguồn thu hợp pháp khác. 
b) Kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan, đơn vị đó theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và theo quy định tại Thông tư này. 
c) Các đơn vị không sử dụng ngân sách nhà nước vận dụng chế độ quy định tại Thông tư này để chi cho hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và do đơn vị tự đảm bảo kinh phí. Đối với doanh nghiệp được hạch toán khoản chi này vào chi phí theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn. 
d) Cả a, b, c đều đúng 
Câu 35. Mục tiêu của Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về
công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước là: 
a) Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. 
b) Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực. 
c) Cả a, b đều đúng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docCau hoi va tra loi Binh dang gioi nam 2012.doc