+/ Câu nhiều lựa chọn.
Câu hỏi nhiều lựa chọn gồm hai phần:
+ Phần thứ nhất (gọi là phần dẫn) là một câu hỏi hay một câu chưa hoàn tất nêu mục đích đòi hỏi người làm lựa chọn câu trả lời.
+ Phần thứ hai (gọi là phần lựa chọn hay các phương án lựa chọn, thường là từ 4 – 5 phương án) gồm một lựa chọn đúng (gọi là đáp án) và các lựa chọn sai (gọi là câu nhiễu, câu bẫy).
+/ Câu ghép đôi.
Câu hỏi dạng này thường gồm hai cột thông tin, mỗi cột có nhiều dòng. Học sinh phải chọn ra những kết hợp hợp lí giữa một dòng của cột này với một hay những dòng thích hợp của cột bên kia.
+/ Câu điền khuyết
Những câu hỏi dạng này có chứa những chỗ trống để học sinh điền những cụm từ thích hợp vào những chỗ đó. Những cụm từ này hoặc do học sinh tự nghĩ ra hay nhớ ra, hoặc được cho sẵn trong những phương án có nhiều lựa chọn.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, xử lí thông tin và diễn giải hiện trạng, nguyên nhân, hiệu quả, chất lượng giáo dục theo hai khía cạnh khác nhau: kết quả học tập đạt được của học sinh so với kết quả học tập của học sinh khác; kết quả học tập đạt được của học sinh so với mục tiêu giáo dục đã đặt ra. * Khái niệm. Đánh giá bằng quan sát được tiến hành khi GV sử dụng thị giác phối hợp với các giác quan khác, xem xét quá trình học tập của HS một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch để thu thập thông tin và đưa ra những kết luận trên cơ sở phân tích những thông tin ấy. Đây là một trong những phương pháp phổ biến của quá trình đánh giá. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 1. Phương pháp đánh giá bằng quan sát. * Quy trình thực hiện đánh giá quan sát: Bước 1: Chuẩn bị . Cần xác định rõ: - Mục đích quan sát . - Đối tượng quan sát : - Nội dung quan sát : - Cách thức quan sát : - Địa điểm quan sát : - Thời gian quan sát : - Lưu giữ kết quả quan sát : Bước 2. Quan sát, ghi biên bản . (quan sát những gì, cách thức quan sát; ghi chép những gì, ghi như thế nào;...) Bước 3. Đánh giá. (Cách thức phân tích thông tin, nhận xét kết quả, ra quyết định,...) 2. Trắc nghiệm khách quan * Khái niệm. Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Gọi là khách quan vì cách cho điểm (đánh giá) hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm. * Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan +/ Câu đúng sai Trước một câu dẫn xác định (thông thường không phải là câu hỏi) học sinh chọn một trong hai cách trả lời (Đ) hay (S). +/ Câu nhiều lựa chọn. Câu hỏi nhiều lựa chọn gồm hai phần: + Phần thứ nhất (gọi là phần dẫn) là một câu hỏi hay một câu chưa hoàn tất nêu mục đích đòi hỏi người làm lựa chọn câu trả lời. + Phần thứ hai (gọi là phần lựa chọn hay các phương án lựa chọn, thường là từ 4 – 5 phương án) gồm một lựa chọn đúng (gọi là đáp án) và các lựa chọn sai (gọi là câu nhiễu, câu bẫy). +/ Câu ghép đôi. Câu hỏi dạng này thường gồm hai cột thông tin, mỗi cột có nhiều dòng. Học sinh phải chọn ra những kết hợp hợp lí giữa một dòng của cột này với một hay những dòng thích hợp của cột bên kia. +/ Câu điền khuyết Những câu hỏi dạng này có chứa những chỗ trống để học sinh điền những cụm từ thích hợp vào những chỗ đó. Những cụm từ này hoặc do học sinh tự nghĩ ra hay nhớ ra, hoặc được cho sẵn trong những phương án có nhiều lựa chọn. * Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4. Tự đánh giá. * Khái niệm Tự đánh giá là người học đánh giá chất lượng công việc học tập của mình trên cơ sở các bằng chứng và tiêu chí rõ ràng với mục đích học tập tốt hơn trong tương lai. * Sự cần thiết của việc tự đánh giá Có ít nhất 6 lí do khiến hoạt động tự đánh giá trở nên cần thiết đối với quá trình dạy học: - Tự đánh giá giúp cho quá trình học tập trở nên rõ ràng, đơn giản hơn đối với người học. - Tự đánh giá giúp cho giáo viên và học sinh đánh giá được mức độ năng lực nhận thức của học sinh. - Đẩy mạnh tính hướng đích, tạo điều kiện để người học đạt được mục tiêu học tập. - Quá trình học tập được mở rộng thông qua việc sử dụng phương pháp tự đánh giá, kĩ thuật đánh giá trong việc đánh giá quá trình và kết quả học tập của mình. - Bằng việc thực hành tự đánh giá, người học tham gia đánh giá chính bản thân họ và chia sẻ gánh nặng đánh giá đối với giáo viên. - Với việc thành công trong đánh giá bản thân, họ sẽ khẳng định ảnh hưởng tích cực của tự đánh giá đối với quá trình học tập của mình. - Theo AAIA (Association for Achievement and Improvement through Assessment–Hiệp hội vì thành tích và cải thiện thành tích học tập thông qua đánh giá) thì tự đánh giá là một thành tố cơ bản, là phương tiện để học sinh có trách nhiệm hơn đối với việc học tập của chính mình.
Tài liệu đính kèm: