Bài giảng lớp 7 môn Đại số - Tuần 30 - Tiết 61: Luyện tập

Bài giảng lớp 7 môn Đại số - Tuần 30 - Tiết 61: Luyện tập

HS được củng cố kiến thức về đa thức một biến; cộng, trừ đa thức một biến

 - Rèn luyện kỹ năng sắp xếp đa thức theo luỹ thừa tăng hoặc giảm của biến và tính tổng, hiệu các đa thức.

 - Rèn luyện thói quen cẩn thận, chính xác khi giải toán

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng lớp 7 môn Đại số - Tuần 30 - Tiết 61: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30	 Ngày soạn: 17.03.11
Tiết 61	 Ngày dạy:24.03.11
Luyện tập
 i. mục tiêu
 - HS được củng cố kiến thức về đa thức một biến; cộng, trừ đa thức một biến
 - Rèn luyện kỹ năng sắp xếp đa thức theo luỹ thừa tăng hoặc giảm của biến và tính tổng, hiệu các đa thức.
 - Rèn luyện thói quen cẩn thận, chính xác khi giải toán
ii. tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra 
	HS 1: chữa bài tập 44 tr 45 – Sgk 
a) Tính P(x) + Q(x)
+
 P(x) = 8x4 – 5x3 - x2 - 
 Q(x) = x4 - 2x3 + x2 – 5x - 
P(x) + Q(x) = 9x4 - 7x3 + 2x2 – 5x – 1
b) Tính P(x) - Q(x)
+
 P(x) = 8x4 – 5x3 - x2 - 
 -Q(x) = -x4 + 2x3 - x2 + 5x + 
P(x) – Q(x) = 7x4 - 3x3 5x + 
	HS 2: Chữa bài tập 48 tr 46 – Sgk 
	(2x3 – 2x + 1) – (3x2 + 4x – 1) = 2x3 – 2x + 1 – 3x2 - 4x + 1= 2x3 – 3x2 - 6x + 2
- Phát biểu quy tắc bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+”, quy tắc bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu trừ “-“ ?
- Kết quả là đa thức bậc mấy? Tìm hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức đó ?
GV nhận xét, đánh giá 
Hoạt động 2: Luyện tập
 - Bài tập 50 tr 46 – Sgk 
Cho các đa thức :
N = 15y3 + 5y2 – y5 – 5y2 – 4y3 – 2y
M = y2 + y3 + 3y + 1 – y2 + y5 – y3 +7y5
a/ Thu gọn các đa thức trên
b) Tính N + M và N - M 
GV yêu cầu hai HS lên bảng thu gọn hai đa thức N,M.
GV nhắc HS vừa sắp xếp, vừa thu gọn
GV nhận xét bài làm của HS (trên bảng và trong lớp)
 - GV cho nửa lớp tính M(x) + N(x) theo cách 1 và M(x) – N(x) theo cách 2; nửa lớp còn lại tính M(x) + N(x) theo cách 2; và M(x) – N(x) theo cách 1.
 - Bài tập 45 tr 45 – Sgk 
Gv cho HS hoạt động nhóm
Sau đó gọi đại diện nhóm trình bày
 - Bài tập 47 tr 45 – Sgk 
P(x) = 2x4 – x – 2x3 + 1
Q(x) = 5x2 – x3 + 4x
H(x) = -2x4 + x2 + 5
 - Yêu cầu 2HS khác lên bảng tính N + M và N – M (gợi ý HS nên tính theo cách 1)
- Bài tập 51 tr 46 – Sgk 
P(x) = 3x2 – 5 + x4 – 3x3 – x6 – 2x2 – x3
Q(x) = x3+ 2x5 - x4 + x2 – 2x3 + x –1
a) Sắp xếp các hạng tử của mỗi đa thức theo luỹ thừa tăng của biến.
b) Tính P(x) + Q(x) và P(x) - Q(x)
(yêu cầu HS tính theo hai cách)
GV nhắc nhở HS trước khi cộng hoặc trừ các đa thức cần thu gọn đa thức.
- Bài tập 52 tr 46 – Sgk 
Tính giá trị của đa thức
P(x) = x2 – 2x – 8 tại x = -1; x = 0;x = 4
Hãy nêu ký hiệu giá trị của đa thức P(x) tại x = -1
- Hãy tính P(-1); P(0); P(4)
- Bài tập 53 tr 46 – Sgk 
Cho HS thực hiện
- Nhận xét gì về hệ số của hai đa thức tìm được?
HS thực hiện vào vở. Hai HS lên bảng thu gọn đa thức.
N = – y5 +(15y3– 4y3) +( 5y2– 5y2) – 2y
 = – y5 + 11y3 – 2y
M = (y5 + 7y5)+(y3– y3) +(y2 – y2 )-3y+1
 = 8y5 - 3y + 1
2 HS khác tính M(x) – N(x) theo hai cách.
Kết quả
M(x) + N(x) = 4x4 +5x3 – 6x2 – 3
M(x) - N(x) = -2x4 + 5x3 + 4x2 + 2x + 2
HS hoạt động nhóm
a) P(x) + Q(x) = x5 – 2x2 +1
 Q(x)= x5 – 2x2 + 1 – P(x)
Q(x)= x5 – 2x2 + 1 – (x4 – 3x2 – x + )
Q(x)= x5 – 2x2 + 1 – x4 + 3x2 + x - 
Q(x)= x5 – x4 + x2 + x + 
b) P(x) – R(x) = x3
 R(x) = P(x) - x3
R(x) = x4 – 3x2 + -x - x3
R(x) = x4 - x3 – 3x2 - x + 
HS thực hiện vào vở
Hai HS khác lên bảng tính
N+ M = (-y5 +11y3 – 2y) + (8y5 – 3y +1)
 =-y5 +11y3 – 2y + 8y5 – 3y +1
 = 7y5 +11y3 – 5y +1
N - M = (-y5 +11y3 – 2y) - (8y5 – 3y +1)
 = -y5 +11y3 – 2y - 8y5 + 3y –1
 = -9y5 +11y3 + y –1
HS thực hiện
Hai HS lên bảng thu gọn và sắp xếp đa thức.
P(x) = – 5+(3x2–2x2)+(– 3x3– x3)+x4– x6
 = – 5 + x2 – 4x3+ x4 – x6
Q(x) = -1 + x + x2 + (x3 - 2x3) - x4 + 2x5
 = -1 + x + x2 - x3 - x4 + 2x5.
Hai học sinh lên bảng làm bài tiếp theo:
+
 P(x) = – 5 + x2 – 4x3+ x4 – x6
 Q(x) = –1 + x + x2 - x3 - x4 + 2x5.
P(x) + Q(x)= – 6 +x + 2x2 – 5x3+ 2x5 – x6
_
 P(x) = – 5 + x2 – 4x3+ x4 – x6
 Q(x) = 1 - x - x2 + x3 + x4 - 2x5.
P(x) + Q(x)= – 4 - x – 3x3+ 2x4 - 2x5 – x6
Giá trị của đa thức P(x) tại x=-1 kí hiệu là P(-1).
Ba HS lên bảng tính
P(-1) = (-1)2 – 2(-1) – 8 = -5
P(0) = (0)2 – 2(0) – 8 = -8
P(4) = (4)2 – 2(4) – 8 = 0
HS thực hiện:
P(x) = x5 – 2x4 + x2 – x + 1
Q(x) = 6 – 2x + 3x3 – x4 -3 x5
a) Tính P(x) – Q(x)
-
 P(x) = x5 – 2x4 + x2 – x + 1
 Q(x) = 3 x5 - x4 - 3x3 + 2x - 6
P(x) - Q(x) = 4x5 – 3x4 - 3x3 + x2 + x -5
b) Tính Q(x) - P(x) 
-
 Q(x) = -3 x5 + x4 + 3x3 - 2x + 6
 P(x) = - x5 + 2x4 - x2 + x - 1
Q(x)- P(x = -4x5 + 3x4 + 3x3 - x2 -x +5
- Các hạng tử cùng bậc của hai đa thức có hệ số đối nhau.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà 
	- Nắm chắc cách cộng, trừ hai đa thức một biến
	- Làm bài tập: 39, 40, 41, 42 tr 15 – SBT 
	- Tiết sau kiểm tra 1 tiết
**********************************
Tuần 30	 Ngày soạn: 17.03.11
Tiết 62	 Ngày dạy:28.03.11
Kiểm tra 1 tiết
 i. mục tiêu
 - Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của HS về biểu thức đại số: Đơn thức, đa thức, đa thức một biến, các phép toán về biểu thức đại số đã học
 - Kiểm tra kĩ năng trình bày bài tập của HS về biểu thức đại số
 - Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong kiểm tra thi cử
ii. tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Đề bài
A. TRắC NGHIệM KHáCH QUAN (3đ)
Chọn đáp án đúng trong các câu sau
Câu 1: Biểu thức đại số biểu thị cho tích của x và y là :
 A. x + y B. x - y C. D. x . y 
Câu 2: Giá trị của biểu thức M = tại x = -1 và y = 1 là :
A. 1 B. -1 C. 0 D. 2
Câu 3: Đơn thức đồng dạng với đơn thức 2x2yz là :
A.-x2yz B.2x2y C.2x2y D. 2xyz
Câu 4: Kết quả phép tính 2x2y.(-xy2) là :
A.2x4y B.-2x3y3 C.4x2y3 D. xyz
Câu 5: Bậc của đa thức x8 +y10 + x4y3 – 1 là :
A. 8 B. 7 C. 18 D. 10
Câu 6: Các câu sau đúng hay sai ?
a) Số 0 là một đơn thức và nó có bậc là 0. 
b) Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có cùng bậc. 
B. Tự LUậN (7đ)
Câu 7 (2đ): Thực hiện phép tính :
a) 2xyz + 4xyz - xyz b) 
Câu 8(2,5đ): Cho biết M + (2x2 + 2xy + y2) = 3x2 + 2xy + y2 + 1
a/ Tìm đa thức M
b/ Với giá trị nào của x ( x > 0 ) thì M = 17
Câu 9(2,5đ): Cho hai đa thức:	P(x) = 3x4 – 5x3 + 8x2 – 4x + 12
	Q(x) = -2x4 + 5x3 + x – 5
	Tính P(x) + Q(x) ; P(x) – Q(x) 
Đáp án + Biểu điểm
I. Trắc nghiệm
	Chọn mỗi câu trả lời đúng được 0,5 đ
Câu	
1
2
3
4
5
Đáp án
D
C
A
B
D
	Câu 6: a/ Đ	b/ S	Mỗi câu được 0,25đ
II. Tự luận
	Câu 7: 
a) 2xyz + 4xyz - xyz = xyz = xyz	1đ
b) = x2 = x2 	1đ
Câu 8:
a/ M = (3x2 + 2xy + y2 + 1) – (2x2 + 2xy + y2) = x2 +1 	1,5đ
b/ M = 17 x2 + 1 = 17 x2 = 16x = 4 ( x > 0 )	1đ
+
Câu 9: 	P(x) = 3x4 – 5x3 + 8x2 – 4x + 12
	Q(x) = -2x4 + 5x3 + x – 5
 P(x) + Q(x) = x4 + 8x2 – 3x + 7	1,25đ
-
 	P(x) = 3x4 – 5x3 + 8x2 – 4x + 12
	Q(x) = -2x4 + 5x3 + x – 5
 P(x) - Q(x) = 5x4 – 10x3+ 8x2 –5x + 17	1,25đ

Tài liệu đính kèm:

  • docdai 7 tuan 30 10 -11.doc