Bài giảng lớp 7 môn Hình học - Tuần 34 - Tiết 65: Ôn tập chương III (tiếp)

Bài giảng lớp 7 môn Hình học - Tuần 34 - Tiết 65: Ôn tập chương III (tiếp)

A/ Mục tiêu :

_ Ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức của chủ đề : quan hệ giữa các yếu tố cạnh, góc của một tam giác

_ Vận dụng các kiến thức đã học để giải toán và giải quyết một số vấn đề thực tế.

B/ Chuẩn bị :

GV : Bảng phụ, êke, phấn màu.

 HS : Thước thẳng, êke.

C/ Các hoạt động dạy và học :

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng lớp 7 môn Hình học - Tuần 34 - Tiết 65: Ôn tập chương III (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 34	Tiết : 65	
ÔN TẬP CHƯƠNG III 
A/ Mục tiêu : 
_ Ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức của chủ đề : quan hệ giữa các yếu tố cạnh, góc của một tam giác
_ Vận dụng các kiến thức đã học để giải toán và giải quyết một số vấn đề thực tế. 
B/ Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ, êke, phấn màu.
 HS : Thước thẳng, êke.
C/ Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hoạt động 1 : ( 13 phút )
ÔN TẬP QUAN HỆ GIỮA GÓC VÀ CẠNH ĐỐI DIỆN TRONG MỘT TAM GIÁC
GV : Phát biểu các định lí về quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
GV : Cho HS thực hiện câu 1 trang 86 SGK 
(đưa câu hỏi và hình vẽ lên bảng phụ )
Aùp dụng tam giác ABC có :
a/ AB = 5 cm ; AC = 7 cm BC = 8cm.
Hãy so sánh các góc của tam giác 
b/ = 1000 ; = 300 . So sánh độ dài các cạnh của tam giác 
Hoạt động 2 : ( 18 phút )
ÔN TẬP QUAN HỆ ĐƯỜNG VUÔNG GÓC VÀ ĐƯỜNG XIÊN, ĐƯỜNG XIÊN VÀ HÌNH CHIẾU CỦA NÓ
GV : Gọi một HS lên bảng vẽ hình ( chú ý HS phải sử dụng thước thẳng và ê ke )
GV : Đưa bảng phụ có ghi câu hỏi 2 trang 86 lên bảng và cho HS lên bảng điền vào chỗ trống.
GV : Chú ý HS điền phù hợp với hình vẽ.
BT 64 trang 87 ( SGK ) :
GV :Yêu cầu HS lên bảng vẽ hình và ghi GT – KL . Cho HS tự giải tại chỗ ít phút sau đó gọi một HS lên bảng trình bày lời giải.
GV :Cho cả lớp nhận xét và sửa sai ( nếu có ) Chú ý HS xét cả hai trường hợp.
Truờng hợp tù
Þ đường cao MH nằm ngoài DMNP Þ N nằm giữa H và P Þ HN + NP = HP 
Þ HN < HP . Do N nằm giữa H và P nên tia MN nằm giữa hai tia MH và MP 
Þ + = 
Þ < 
Hoạt động 3 : ( 12 phút )
QUAN HỆ GIỮA BA CẠNH CỦA TAM GIÁC.
GV :Cho DDEF. Hãy viết tất cả các bất đẳng thức về quan hệ của ba cạnh của tam giác đã cho.
BT 65 trang 87 ( SGK ) :
GV : gọi một Hs đọc đề bài, gv gợi ý :
Nếu cạnh lớn nhất là 5cm thì hai cạnh còn lại có thể là bao nhiêu ?
GV : Nếu cạnh lớn nhất là 4cm thì hai cạnh còn lại có thể là bao nhiêu ?
GV : Cạnh lớn nhất có thể là 3cm được không ?
HS :
_ Trong 1 tam giác góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn .
HS : Lên bảng thực hiện điền vào chỗ trống :
Bài toán 1
Bài toán 2
GT
AB > AC 
 > 
KL
 > 
AC >AB
HS :DABC có : AB < AC < BC ( 5 < 7 < 8 )
Þ 	 < < 
( góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn )
HS : :DABC có : = 1000 ; = 300 Þ = 500
Þ > > Þ BC > AB > AC 
(cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn):
 HS :
HS :	a/ AB > AH ; AC > AH
	b/ Nếu HB < HC thì AB < AC
	c/ Nếu AB < AC thì HB < HC
HS :
Trường hợp nhọn
Ta có : MN < MP ( gt)
Þ HN < HP ( quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu )
DMNP có MN < MP (gt)
Þ < ( Quan hệ giữa cạnh và góc của tam giác )
Trong DMHN vuông tại H có :
	+ = 900 
Trong DMHP vuông tại H có :
	+ = 900 mà < 
	Þ > hay < 
HS : 
DE – DF < EF < DE + DF ; DF – DE < EF < DF + DE
DE – EF < DF < DE + EF ; EF – DE < DF < DE + EF
EF – DF < DE < EF + DF ; DF – EF < DE < EF + DF
HS : 
Nếu cạnh lớn nhất là 5cm thì hai cạnh còn lại có thể là :
	2 cm và 4 cm vì 2 + 4 > 5
hay 	3 cm và 4 cm vì 3 + 4 > 
Nếu cạnh lớn nhất là 4cm thì hai cạnh còn lại có thể là :
	2 cm và 3cm vì 2 + 3 > 4 
Cạnh lớn nhất của tam giác không thể là 3cm vì 3 = 1 +2 
	Không thỏa mãn bất đẳng thức tam giác.
Hoạt động 4 : Dặn dò – Rút kinh nghiệm ( 2 phút )
* Dặn dò : 
_ Học thuộc lý thuyết, xem lại các bài tập đã giải. 
_ Chuẩn tiết sau tiếp tục ôn tập chương. Xem lại các đường đồng quy trong tam giác. 
*Rút kinh nghiệm :
..
..
..
Tuần : 34	Tiết : 66	
ÔN TẬP CHƯƠNG III 
A/ Mục tiêu : 
_ Ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức của chủ đề : các loại đường đồng quy trang một tam giác ( đường trung tuyến, đường phân giác, đường trung trực, đường cao )
_ Vận dụng các kiến thức đã học để giải toán và giải quyết một số vấn đề thực tế. 
B/ Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ, êke, phấn màu.
 HS : Thước thẳng, êke.
C/ Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hoạt động 1 : ( 15 phút )
ÔN TẬP LÝ THUYẾT
GV :Đưa câu hỏi của BT 4 và 5 trang 86 lên bảng phụ và cho HS thực hiện ghép nối.
BT 6 trang 87 ( SGK ) :
GV : Gọi HS đọc đề bài, GV vẽ sẵn DABC lên bảng và yêu cầu HS trả lời cách xác định rồi lên bảng xác định trọng tâm G của tam giác. ( Chú ý cho HS thực hiện xác định bằng hai cách ) 
GV : Nêu câu hỏi của câu 7 và trang 87 và yêu cầu HS trả lời tại chỗ.
( có thể yêu cầu một HS lên bảng vẽ hình minh họa )
Hoạt động 2 : ( 28 phút ) Luyện tập 
BT 67 trang 87 ( SGK ) :
GV : Yêu cầu HS đọc đề bài và vẽ hình ghi GT – KL 
Hình vẽ của HS :
GV : Gợi ý câu a/ Có nhận xét gì về DMPQ và DRPQ ( Gv vẽ đường cao PH ).
GV :Yêu cầu HS ghi công thức tính diện tích DMPQ và DRPQ
BT 68 trang 88 ( SGK ) :
Hình vẽ :
GV :gọi một HS lên bảng vẽ hình : vẽ góc xOy, lấy A Ỵ Ox; B Ỵ Oy.
GV : a/ Muốn cách đềøu hai cạnh của góc xOy thì điểm M nằm ở đâu ?
_ Muốn cách đều hai điểm AB thì M phải nằm ở đâu ?
GV :Vậy để vừa cách đều hai cạnh của góc xOy, vừa cách đều hai điểm A và B thì M phải nằm ở đâu ?
GV : Yêu cầu HS vẽ tiếp vào hình vẽ.
GV : b/ Nếu OA = OB thì có bao nhiêu điểm M thỏa mãn điều kiện trong câu a/ ?
GV : Yêu cầu HS vẽ hình vào vở.
HS :
BT 4 trang 86 ( SGK ) : a – d’; b – a’; c – b’; d – c’
BT 5trang 86 ( SGK ) : a – b’ ; b – a’ ; c – d’ ; d – c’ 
HS : Có hai cách xác định trọng tâm của tam giác :
_ Xác định giao điểm hai trung tuyến.
_ Xác định trên một trung tuyến điểm cách đỉnh 2/3 độ dài trung tuyến.
HS : 
_ Tam giác cân có ít nhất một đường trung tuyến đồng thời là đường phân giác, đường trung trực, đường cao.
_ Trong tam giác đều, trọng tâm, trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm nằm trang tam giác và cách đều ba cạnh là bốn điểm trùng nhau 
HS : 
GT
DMNP
Trung tuyến MR
Q là trọng tâm
KL
a/ Tính SMPQ : SRPQ
b/ Tính SMNQ : SRNQ
c/ So sánh SRPQ và SRNQ
Þ SMNQ = SQNP = SQPM
HS : Hai tam giác này có chung đỉnh P, hai cạnh MQ và QR cùng nằm trên một đường thẳng nên có chung đường cao PH. 
HS : a/ Ta có 	SMPQ = ½ MQ.PH 
	SRPQ = ½ QR.PH
Do MQ = 2 QR Þ SMPQ : SRPQ = 2
b/ Tương tự SMNQ : SRNQ = 2
Vì hai tam giác trên có chung đường cao NK 
và MQ = 2QR.
c/ SRPQ = SRNQ vì hai tam giác này có chung đường cao QI và NR = RP
Vậy SMNQ = SQNP = SQPM ( = 2 SRNQ = 2 SRPQ )
HS : 
a/ Muốn cách đềøu hai cạnh của góc thì điểm M nằm trên tia phân giác của goác xOy.
_ Muốn cách đều hai điểm AB thì M phải nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB.
_ Vậy để vừa cách đều hai cạnh của góc xOy, vừa cách đều hai điểm A và B thì M phải là giao điểm của tia phân góc xOy và đường trung trực của đoạn thẳng AB.
HS :Nếu OA = OB thì phân giác Oz của góc xOy trùng với đường trung trực của đoạn thẳng AB, do đó mọi điểm trên tia phân giác của góc xOy đều thỏa mãn các điều kiện câu a. 
HS :
Hoạt động 4 : Dặn dò – Rút kinh nghiệm ( 2 phút )
* Dặn dò : 
_ Học thuộc lý thuyết, xem lại các bài tập đã giải. 
_ Bài tập nhà 69, 70 trang 88 SGK
_ Chuẩn tiết sau tiếp tục kiểm tra chương II . 
*Rút kinh nghiệm :
..
..
..
Tuần 34 	 	Tiết 67
	Trường THCS Mỹ Thới KIỂM TRA chương III hình học 7 
Lớp :
	 Thời gian : 45 phút
Họ Tên :
 Đ iểm 
Lời phê của Giáo Viên
Bài 1 : Chọn câu đúng trong các câu sau : ( 2 điểm ) 
Câu 1 : Tam giác nào là tam giác vuông nếu có độ dài ba cạnh như sau :
	a/ 3 cm, 4 cm, 5 cm	b/ 6 cm, 7 cm, 10 cm	c/ 5 cm, 6 cm, 7 cm.
Câu 2 : Cho DABC có AB = 4 cm, AC = 6 cm, BC = 8 cm. So sánh nào sau đây là đúng ?
	a/ < < 	b/ < <	c/ < <	d/ < < 
Câu 3 : Cho DABC có = 1000 ; = 500 . So sánh nào sau đây là đúng ?
	a/ AC > BC > AB	b/ AB > BC > AC	c/ BC >AC >AB	d/ AC >AB >BC
Câu 4 : Với bộ ba đoạn thẳng có số đo sau đây, bộ ba nào không thể là ba cạnh của tam giác.
	a/ 3 cm; 5 cm; 9 cm 	b/ 6cm; 9cm; 12cm	
	c/ 5cm; 8cm; 10cm	d/ 3cm; 4cm; 5cm.
Bài 2 : Điền dấu “ X ” vào chỗ trống một cách thích hợp :
Câu
Đúng
Sai
1/ Nếu là góc ở đỉnh của một tam giác cân thì < 900.
2/ Nếu là góc ở đáy của một tam giác cân thì < 900
3/ Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn bù nhau.
4/ Trong một tam giác, có ít nhất là hai góc nhọn .
5/ Trong một tam giác, góc nhỏ nhất là góc tù .
6/ Trong một tam giác, góc nhỏ nhất là góc nhọn
Bài 3 : Cho DABC vuông tại A. Biết AB = 3 cm, BC = 5 cm. Tính AC.
Bài 4 : Cho DABC cân tại C có CA = CB = 10 cm, AB = 12 cm. Kẻ CI ^AB ( I Ỵ AB ).
	a/ Chứng minh: IA = IB.
	b/ Tính IC.
	c/ Kẻ IH ^ CA ( H Ỵ CA ), IK ^ CB ( K Ỵ CB ). Chứng minh : IK = IH

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 34 ontap ktra chuong 3 toan hh 7.doc