1/Kiến thức: - Trên mô hình trực quan, trên hình vẽ, trong mối liên hệ với hình hộp chữ nhật đã học, GV giúp HS nhận biết hình lăng trụ đứng, gọi tên đúng hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy của nó. Nắm được một cách chắc chắn các yếu tố của hình lăng trụ đứng như: đáy, mặt bên, cạnh bên, đỉnh, chiều cao.
2/Kĩ năng: - Rèn kỹ năng vẽ hình lăng trụ đứng theo ba bước: đáy, mặt bên, đáy thứ 2.
- Củng cố khái niệm liên quan đến quan hệ song song.
3/ Thái độ: - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, nhanh nhẹn, chính xác.
B. Chuẩn bị:
Soạn: Gảng: Tiết 60: Hình lăng trụ đứng A. Mục tiêu: 1/Kiến thức: - Trên mô hình trực quan, trên hình vẽ, trong mối liên hệ với hình hộp chữ nhật đã học, GV giúp HS nhận biết hình lăng trụ đứng, gọi tên đúng hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy của nó. Nắm được một cách chắc chắn các yếu tố của hình lăng trụ đứng như: đáy, mặt bên, cạnh bên, đỉnh, chiều cao. 2/Kĩ năng: - Rèn kỹ năng vẽ hình lăng trụ đứng theo ba bước: đáy, mặt bên, đáy thứ 2. - Củng cố khái niệm liên quan đến quan hệ song song. 3/ Thái độ: - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, nhanh nhẹn, chính xác. B. Chuẩn bị: GV: Tranh, mô hình để giới thiệu cho HS hình lăng trụ đứng. C. Phương pháp: - Vấn đáp gợi mở. D. Tiến trình lên lớp Tổ chức: 8a: 8b: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Hình lăng trụ đứng Hình đèn lồng tr 106 cho ta hình ảnh một hình lăng trụ đứng. Em hãy quan sát hình xem đáy của nó là hình gì ? Các mặt bên là hình gì ? – GV yêu cầu HS quan sát hình 93 và đọc SGK tr 106. – GV đưa hình 93 SGK lên bảng (có ghi chú). GV hỏi : – Hãy nêu tên các đỉnh của hình lăng trụ này. – Nêu tên các mặt bên của hình lăng trụ này, các mặt bên là những hình gì ? – Nêu tên các cạnh bên của hình lăng trụ này, các cạnh bên có đặc điểm gì ? – Nêu tên các mặt đáy của lăng trụ này. Hai mặt đáy này có đặc điểm gì ? GV yêu cầu HS làm ?1 GV giới thiệu : -Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng. -Hình hộp chữ nhật, hình lập phương cũng là những lăng trụ đứng. – GV đưa ra một số mô hình lăng trụ đứng ngũ giác, tam giác (có thể đặt đứng, đặt nằm, đặt xiên) yêu cầu HS chỉ rõ các đáy, mặt bên, cạnh bên của lăng trụ. GV nhắc HS lưu ý trong hình lăng trụ đứng các cạnh bên song song và bằng nhau, các mặt bên là các hình chữ nhật. HS quan sát chiếc đèn lồng tr 106 rồi trả lời : Chiếc đèn lồng đó có đáy là một hình lục giác, các mặt bên là các hình chữ nhật. HS : – Các đỉnh của lăng trụ là A, B, C, D, A1, B1, C1, D1. – Các mặt bên của hình lăng trụ này là : ABB1A1, BCC1B1, CDD1C1, DAA1D1. Các mặt bên là các hình chữ nhật. – Các cạnh bên của hình lăng trụ này là AA1, BB1, CC1, DD1. Các cạnh bên là các đoạn thẳng song song và bằng nhau. – Hai mặt đáy của hình lăng trụ này là ABCD và A1B1C1D1. Hai mặt đáy này bằng nhau. HS trả lời ?1 HS lần lượt lên bảng chỉ rõ các đáy, mặt bên, cạnh bên của từng lăng trụ. Hoạt động 2. Ví dụ. GV yêu cầu HS đọc tr 107 SGK từ “Hình 95” đến “ đoạn thẳng AD”. Sau đó GV hướng dẫn HS vẽ hình lăng trụ đứng tam giác hình 95 theo các bước sau : – Vẽ DABC (không vẽ tam giác cao như hình phẳng vì đây là nhìn phối cảnh trong không gian). – Vẽ các cạnh bên AD, BE, CF song song, bằng nhau, vuông góc với cạnh AB. – Vẽ đáy DEF, chú ý những cạnh bị khuất vẽ bằng nét đứt (CF, DF, FE). GV gọi HS đọc “Chú ý” tr 107 SGK và chỉ rõ trên hình vẽ để HS hiểu. GV yêu cầu HS làm bài 20 (hình 97 b, c). (Đề bài vẽ sẵn trên bảng phụ)/ GV kiểm tra việc vẽ hình của HS (nét liền, nét khuất, đỉnh tương ứng). HS tự đọc SGK. Một HS đọc to trước lớp. HS vẽ hình theo sự hướng dẫn của GV (vẽ trên giấy kẻ ô vuông). HS lớp vẽ thêm các cạnh còn thiếu vào vở. Hai HS lần lượt lên bảng hoàn chỉnh hình 97 b, c. Hoạt động 3: Luyện tập củng cố Bài tập 19 tr 108 SGK. (Đề bài và bảng kẻ sẵn trên bảng phụ) Bài 21 tr 108 SGK. (Đề bài và hình vẽ đưa lên bảng phụ). a) Những cặp mặt nào song song với nhau ? b) Những cặp mặt nào vuông góc với nhau ? c) Sử dụng kí hiệu “//” và “^” để điền vào ô trống HS quan sát hình và lần lượt trả lời miệng, GV ghi lại. Hình a b c d Số cạnh của một đáy. 3 4 6 5 Số mặt bên. 3 4 6 5 Số đỉnh. 6 8 12 10 Số cạnh bên. 3 4 6 5 a) mp (ABC) // mp (AÂBÂCÂ) b) mp (ABBÂAÂ) ^ mp (ABC) mp (BCCÂBÂ) ^ mp (ABC) mp (ACCÂAÂ) ^ mp (ABC) Hoạt động 4.Hướng dẫn về nhà. – Chú ý phân biệt mặt bên, mặt đáy của hình lăng trụ. – Luyện tập cách vẽ hình lăng trụ, hình hộp chữ nhật, hình lập phương. – Bài tập về nhà số 20 (hình 97 d, e), số 22 tr 109 SGK. số 26, 27, 28, 29 tr 111, 112 SBT. – Ôn lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Tài liệu đính kèm: