Bài giảng lớp 8 môn Hình học - Tiết 63: Luyện tập

Bài giảng lớp 8 môn Hình học - Tiết 63: Luyện tập

1/Kiến thức:– Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích hình, xác địn đúng đáy, chiều cao của hình lăng trụ.

2/Thái độ:– Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích của lăng trụ một cách thích hợp.

– Củng cố khái niệm song song, vuông góc giữa đường, mặt

– Tiếp tục luyện tập kĩ năng vẽ hình không gian.

3/Thái độ:- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, nhanh nhẹn, chính xác.

B. Chuẩn bị

– Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bút dạ.

HS : – Ôn tập công thức tính diện tích, thể tích của hình lăng trụ đứng.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng lớp 8 môn Hình học - Tiết 63: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:
Giảng:
Tiết 63:Luyện tập.
A. Mục tiêu
1/Kiến thức:– Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích hình, xác địn đúng đáy, chiều cao của hình lăng trụ.
2/Thái độ:– Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích của lăng trụ một cách thích hợp.
– Củng cố khái niệm song song, vuông góc giữa đường, mặt
– Tiếp tục luyện tập kĩ năng vẽ hình không gian.
3/Thái độ:- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, nhanh nhẹn, chính xác.
B. Chuẩn bị 
– Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bút dạ.
HS : – Ôn tập công thức tính diện tích, thể tích của hình lăng trụ đứng.
– Thước kẻ, bút chì.
C.Phương pháp: - Vấn đáp gợi mở.
D. Tiến trình lên lớp:
 Tổ chức: 8a: 8b:
Hoạt động của thầy
Hoạt độngcủa trò
Hoạt động 1:Kiểm tra. 
GV nêu câu hỏi kiểm tra : 
HS 1 : – Phát biểu và viết công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng.
– Tính thể tích và diện tích toàn phần của lăng trụ đứng tam giác hình 111a.
Khi HS1 lên bảng chữa bài tập thì mới tiếp HS2 lên chữa bài tập 33 tr 115 SGK.
Hai HS lần lượt lên bảng kiểm tra.
HS1 : – Phát biểu : Thể tích hình lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.
V = S.h
S là diện tích đáy, h là chiều cao.
Diện tích đáy của lăng trụ là :
Sđ = = 24 (cm2).
Thể tích của lăng trụ là :
V = Sđ.h = 24.3 = 72 (cm3)
Cạnh huyền của tam giác vuông ở đáy là : (cm)
Diện tích xung quanh của lăng trụ là :
Sxq = (6 + 8 + 10).3 = 72 (cm2).
Diện tích toàn phần của lăng trụ là :
STP = Sxq + 2Sđ.
= 72 + 2.24
= 120 (cm2).
– HS2 chữa bài tập 115 SGK.
a) Các cạnh song song với cạnh AD là BC, EH, FG.
b) Cạnh song song với AB là cạnh EF.
c) Các đường thẳng song song với mặt phẳng (EFGH) là :
AB (vì AB // EF)
BC (vì BC // FG)
CD (vì CD // GH)
DA (vì DA // HE)
d) Các đường thẳng song song với mặt phẳng (DCGH) là :
AE (vì AE // DH)
BF (vì BF // CG)
Hoạt động 2:Luyện tập. 
GV yêu cầu HS làm tiếp bài tập 30 tr 114 SGK.
(Hình 111 SGK đưa lên bảng phụ hoặc màn hình).
GV hỏi : Có nhận xét gì hình lăng trụ a và b hình 111 ? Vậy thể tích và diện tích của hình lăng trụ b là bao nhiêu ?
Hình c/
GV : Ta coi hình đã cho gồm hai hình hộp chữ nhật có cùng chiều cao ghép lại (h = 3).
Tính thể tích hình này như thế nào ?
(GV hướng dẫn HS lật lại hình để thấy hai hình hộp có chiều cao bằng nhau và bằng 3cm).
Hãy tính cụ thể.
Bài 31 tr 115 SGK. (Đưa đề bài lên bảng phụ). 
ô trống ở bảng sau :
GV : ở lăng trụ 1, muốn tính chiều cao tam giác đáy h1 ta làm thế nào ? Nêu công thức ?
Để tính thể tích lăng trụ dùng công thức nào ?
– ở lăng trụ 2, cần tính ô nào trước ? Nêu cách tính
– ở lăng trụ 3, thể tích là :
0,045 lít = 0,045dm3 = 45 cm3.
Hãy nêu cách tính chiều cao h và cạnh b của tam giác đáy.
Bài 32 tr 115 SGK.
(Đưa đề bài và hình vẽ lên bảng phụ).
– GV yêu cầu một HS khác lên vẽ thêm các nét khuất (AF, FC, EF) vào hình.
– GV hỏi : cạnh AB song song với những cạnh nào ?
– Tính thể tích lưỡi rìu.
– Khối lượng riêng của sắt là : 7,874kg/dm3. Tính khối lượng của lưỡi rìu (phần cán gỗ bên trong lưỡi rìu không đáng kể).
Bài 35 tr 116 SGK.
(Đề bài, hình 115 SGK và hình vẽ phối cảnh lăng trụ đưa lên bảng phụ hoặc màn hình).
Bài 48 tr 11 SBT.
GV lưu ý HS đây là một lăng trụ đứng đáy là tam giác vuông đặt nằm có chiều cao bằng 15cm.
Bài 49 tr 119 SBT.
– GV : cho biết diện tích và chiều cao của lăng trụ đứng ?
– Tính thể tích lăng trụ.
HS : Hai hình lăng trụ này bằng nhau vì có đáy là các tam giác bằng nhau, chiều cao cũng bằng nhau. Vậy thể tích của hai hình bằng nhau cùng bằng 72 cm3, diện tích toàn phần bằng nhau cùng bằng 120 cm2.
HS : Có thể tính thể tích riêng từng hình hộp chữ nhật rồi cộng lại.
Hoặc có thể lấy diện tích đáy nhân với chiều cao.
– Diện tích đáy của hình là :
4.1 + 1.1 = 5 (cm2)
– Thể tích của hình là :
V = Sđ.h.
= 5.3 = 15 (cm3).
– Chu vi của đáy là :
4 + 1 + 3 + 1 + 1 + 2 = 12 (cm).
Diện tích xung quanh là :
12.3 = 36 (cm2).
Diện tích toàn phần là :
36 + 2.5 = 46 (cm2).
Lăng trụ 1
Lăng trụ 2
Lăng trụ 3
Chiều cao LT (h)
5cm
7 cm
3 cm
Chiều cao Dđáy (h1)
4 cm
2,8 cm
5 cm
Cạnh D ứng với h1 (Sđ)
3 cm
5 cm
6 cm
Diện tích đáy (Sđ)
6 cm2
7 cm2
15 cm2
Thể tích LT (V)
30 cm3
49 cm3
0,045l
 Sau 5 phút, đại diện 3 nhóm lên bảng điền (mỗi HS điền 1 cột).
HS1 : Sđ = 
ị h1 = = 4 (cm)
V = Sđ.h = 6.5 = 30 (cm3)
HS2 : ở lăng trụ 2 cần tính diện tích đáy trước, sau đó mới tính chiều cao h1.
Sđ = (cm2)
h1 = (cm) 
HS3 : h = (cm)
Sđ = 
b = (cm)
Một HS lên vẽ các nét khuất và điền thêm các chữ (chẳng hạn E, F) vào hình.
– HS : Cạnh AB // FC // ED.
b/ Sđ = (cm2)
V = Sđ.h = 20.8 = 160 (cm3).
c/ Đổi đơn vị
160cm3 = 0,16dm3
Khối lượng của lưỡi rìu là :
7,874.0,16 ằ 1,26 (kg).
HS làm bài tập.
Sđ = 
= 12 + 16 = 28 (cm2).
V = Sđ.h
= 28.10 = 280 (cm3)
Một HS đọc to đề bài trong SBT.
HS nêu cách tính thể tích :
V = (cm3)
Chọn kết quả c).
Một HS đọc to đề bài trong SBT.
HS : lăng trụ này có đáy là một tam giác, diện tích đáy bằng :
 (cm2)
– Thể tích lăng trụ là :
V = 12.8 = 96 (cm3)
Chọn kết quả b).
Hoạt động 3:Củng cố - Hướng dẫn về nhà. 
Bài tập 34 tr 116 SGK ; bài 50, 51, 53 tr 119, 120 SBT.
Đọc trước bài Hình chóp đều.

Tài liệu đính kèm:

  • docHH 8 TiÕt 63.doc