A .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Giúp hs hiểu được đặc trưng nội dung và nghệ thuật của chùm ca dao Nghệ An qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của con ngơừi xứ Nghệ với những đặc sắc trong sinh hoạt,trong lao động sản xuất;bên cạnh đó còn có một Nghệ An với những lời mời gọi thiết tha,chân thành.
B.CHUẨN BỊ:
Giáo viên chuẩn bị giáo án,tư liệu dạy học ; học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
C.TIẾN TRÌNH BÀI SOẠN GIẢNG:
Chương trình địa phương Nghệ An Ngày 20/4/2010 Tiết 1: Ca dao dân ca Những câu hát nói về cuộc sống trong xã hội nông nghiệp A .Mục tiêu cần đạT: -Giúp hs hiểu được đặc trưng nội dung và nghệ thuật của chùm ca dao Nghệ An qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của con ngơừi xứ Nghệ với những đặc sắc trong sinh hoạt,trong lao động sản xuất;bên cạnh đó còn có một Nghệ An với những lời mời gọi thiết tha,chân thành... B.Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị giáo án,tư liệu dạy học ; học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp. C.Tiến trình bài soạn giảng: Hoạt đọng 1: Ôn định tổ chức. Hoạt động 2:Bài cũ. ?Nêu một số câu ca dao hoặc làn điệu dân ca Nghệ An mà em biết. Hoạt động 3:Giới thiệu bài. Hoạt động 4:Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV đọc mẫu và yêu cầu HS đọc -GV giải thích chú thích sgk cho HS ?Bài ca dao là lời của ai nói với ai?Nói về cái gì?Qua bài ca em hiểu gì về đời sống xã hội và con người Hồ Liệu? ?Bài ca thứ hai gợi cho em cảm nhận gì về thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển thuộc huyện Diễn Châu và Nghi Lộc? ?Nêu nội dung bài ca dao thứ ba?em cảm nhận gì về cuộc sống và tâm hồn con người nơi đây qua bài ca. ?Nêu nét dặc sắc về nghệ thuật của chùm bài ca dao. ?Em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên , cuộc sống và tâm hồn con người xứ nghệ. 1.Đọc,tìm hiểu chú thích: -HS đọc theo hướng dẫn -HS đọc và hiểu chú thích ở sgk 2.Tìm hiểu chi tiết các bài ca. Bài 1: -Là lời mời gọi thiết tha của người Hồ Liệu hay cũng có thể là của những người đã đến Hồ Liệu.Đó là lời mời vế Hồ Liệu mà xem chợ Tro,xem trai tài gái sắc Hồ Liệu... -Qua lời mời ấy,ta có thể hình dung về một Hồ Liệu vời những phiên chợ đông đúc,tấp nập,biểu hiện của cuộc sống no đủ,đầm ấm.Ngoài ra còn là lời giới thiệu về con người Hồ Liệu ham học,chăm chỉ,siêng năng,cần cù và cũng rất tài giỏi... Bài 2: -Bài ca dao thứ hai gợi ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên vừa rất đỗi trữ tình,thơ mộng với những hình ảnh như: Cỏ lên bát ngát như là lúa xanh / Cỏ xanh cỏ mọc đầu gành / Bứt về giăm gánh trâu lành ăn no...nhưng bên cạnh đó cũng gợi lên cảnh tượng hãi hùng , ghê sợ trước thiên nhiên rợn ngợp đầy sự nguy hiểm : Một mình thì chớ có vô / Trèo truông gánh nặng khái vồ có khi... -Bài ca vì thế đã thể hiện được vẻ đẹp và sự giàu có của miền đất xứ sở này. Bài 3: -Là lời rủ rê,nhờ cậy vô rừng bứt củi của cô gái đối với chàng trai nhưng cũng có thể đó là lời giao duyên rất tình tứ của những đôi trai gái trong lao động sản xuất. -Bài ca cũng thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng xứ Nghệ , thể hiện tình yêu lao động , yêu thiên nhiên , yêu cuộc sống của con người Nghệ. 3.Tổng kết: -Sử dụng nhiều từ địa phương(vô,rú,khi mô,răng được,một chắc,bứt,truông,) mang phong cách xứ Nghệ ,ngôn ngữ bình dị,mộc mạc ,giàu chất trữ tình,biểu cảm. -Thiên nhiên vừa trữ tình,nên thơ vừa hoang dã,hùng vĩ.Con người xừ Nghệ giản dị,mộc mạc nhưng chân thành ,đằm thắm... Hoạt động 5: Củng cố , dặn dò : -Nhắc HS về nhà học bài , làm bài tập. -Chuẩn bị tiết 2,3. ************************************************ Ngày 20/4/2010 Tiêt 2 Luyện tập tiếng Việt : Từ địa phương Nghệ An a.Mục tiêu cần đạt: -HS nắm được hệ thống cơ bản các từ địa phương Nghệ An và giá trị biểu đạt của nó trong giao tiếp ; nghĩa tương đương của hệ thống từ phổ thông tương ứng. -Biết cách sử dụng từ địa phương trong những hoàn cảnh phù hợp. B.Chuẩn bị. C.Tiến trình bài lên lớp. Hoạt động 1:Ôn định. Hoạt động 2:Bài cũ. Hoạt động 3:Bài mới: 1.Tìm hiểu vốn từ địa phương Nghệ An. Học sinh liệt kê các từ địa phương Nghệ An và từ toàn dân tương ứng bằng cách hoàn thành bảng sau (theo mẫu) : Thứ tự Từ địa phương Từ toàn dân tương ứng Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 ... mô chi răng đâu gì sao 2.Tìm hiểu giá trị biểu đạt của tiếng địa phương Nghệ An khi giao tiếp. Nhấn mạnh cho hs những ý cơ bản sau: -Tiếng địa phương thể hiện một phần nào đó bản sắc văn hoá của từng địa phương cũng như bản chất tâm hồn của người dân vùng miền đó.Tiếng Nghệ An thể hiện bản chất ngườinghệ cần cù,mộc mạc,giản dị nhưng hết sức chân thành... -Tiếng địa phương sử dụng rộng rãi trong giao tiếp ở địa phương.Tiếng địa phương sẽ phát huy tác dụng biểu đạt trong các tác phẩm viết về đất nước,con người địa phương. -Không nên có thái độ phủ nhận , coi thường tiếng địa phương mình.Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng tiếng địa phương khi giao tiếp với người địa phương khác sẽ làm cho người nghe khó hiểu ,vì thế mà mục đích giao tiếp kém đi hiệu quả. -Cần phân biệt tiếng địa phương với việc nói sai dấu ở một số huyện (ví dụ như một số xã ở Nghi Lộc). 3.Bài tập 1.Tìm những từ địa phương Nghệ An có trong chùm bài Ca dao dân ca nói về cuộc sống trong xã hội nông nghiệp.Tác dụng biêr đạt của nó? Gợi ý: -Các từ địa phương: vô , rú , bứt , khi mô , truông , răng được , một chắc... -Tác dụng : + Thể hiện nét đặc trưng của ca dao Nghệ An. + Biểu hiện của tâm hồn người Nghệ mộc mạc , giản dị , đằm thắm , chân thành thông qua ngôn ngữ . 2.Về nhà sưu tầm thêm một số văn bản có sử dung từ địa phương và nêu tác dụng biểu đạt của nó. Hoạt động 4.Củng cố,dặn dò -Nhắc hs về nhà làm bài tập và chuẩn bị tiết 4,5 :Văn biểu cảm ********************************* Ngày 24/04/2010 Tiết3,4: Văn biểu cảm a.Mục tiêu cần đạt: -HS nắm được nội dung cơ bản và nét đặc sắc của đoạn văn sgk (Trích văn bản Về làng) của tác giả Hoài Thanh. -Luyện tập tạo lập các đoạn văn và bài văn biểu cảm về quê hương,đất nước và con người xứ Nghệ. B.Chuẩn bị. C.Tiến trình bài lên lớp. Hoạt động 1:Ôn định. Hoạt động 2:Bài cũ. Hoạt động 3:Bài mới. Tiết 3 1.Nhắc lại kiến thức về văn biểu cảm. ?Đặc trưng của văn biểu cảm. Gợi ý: -Là kiểu loại văn bản thể hiện tình cảm,cảm xúc của người viết đối với đối tượng biểu cảm.Vì thế nội dung trong văn biểu cảm chủ yếu là tình cảm,cảm xúc. -Đối tượng biểu cảm rất phong phú và đa dạng: con người,sự vật,sự việc và bất kì hiện tượng nào trong đời sống. -Tình cảm trong văn biểu cảm phải chân thành,sâu sắc và giàu tính nhân văn. -Văn biểu cảm dùng phương thức biểu cảm và sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự. ?Chùm bài ca dao trên chứa đựng chất Nghệ ở những điểm nào. Gợi ý:-Ngôn từ mộc mạc ,giản dị. -Địa danh mang đậm chất Nghệ. -Giọng điệu thiết tha,chân thành. 2.Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi. -Gv đọc và cho hs đọc lại đoạn văn ở sgk và trả lời câu hỏi. a)Đoạn văn trên viết về cái gì?Nội dung thể hiển trong đoạn văn có gì khác với nội dung trong văn bản miêu tả và tự sự? -Đoạn văn trên viết về cảm xúc,tình cảm hoài niệm,nhớ thương của một người con trở lại quê hương,gia đình sau ba mươi năm xa cách.Nội dung của văn bản tự sự là nhân vật và sự việc,của văn bản miêu tả là hình ảnh đời sống được tái hiện. b)Viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em vè đoạn văn của Hoài Thanh. GV hướng dẫn cho HS làm trên lớp. ************************************** Tiết 4: 3.Thực hành tạo lập văn bản biểu cảm Cho đề bài: Quê hương em đang bước vào mùa gặt.Em hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của mình về mùa gặt ấy. Gợi ý làm bài: -Giới thiệu được mùa gặt đã bắt đầu đến ở quê hương. -Những hoạt động chủ yếu của con người,sự vật khi mùa gặt đến có gì khác những ngày bình thường. -Hoạt động của gia đình và bản thân em khi mùa gặt đến. HS biết sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự để tái hiện khung cảnh mùa gặt.Chú ý kết hợp với việc thể hiên tình cảm,cảm xúc của em . Ngày 26/4/2010 Tiết 5,6 Chương trình địa phương huyện Nghi Lộc a.Mục tiêu cần đạt: -HS nắm được những nét chính về cuộc đời cũng như sự nghiệp của nhà văn Hoài Thanh. -Biết được các từ ngữ dùng sai dấu của tiếng địa phương Nghi Lộc và có ý thức sửa chữa khi nói và viết. B.Chuẩn bị. C.Tiến trình bài lên lớp. Hoạt động 1:Ôn định. Hoạt động 2:Bài cũ. Hoạt động 3:Bài mới Tiết 5: Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Hoài Thanh. GV giao cho Hs trình bày phần chuẩn bị ở nhà của các em về nhà văn Hoài Thanh.Sau đó củng cố cho các em những kiến thức cơ bản sau đây:
Tài liệu đính kèm: