Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 43: Luyện tập (Tiếp)

Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 43: Luyện tập (Tiếp)

1. Kiến thức: Củng cố lại các khái niệm về thu thập số liệu thống kê, tần số.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải một số bài tập ở sgk và trong cuộc sống

3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận cho HS và áp dụng vào thực tiển.

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 43: Luyện tập (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 43: LUYỆN TẬP
Ngày soạn: 11/01/2009	Ngày dạy
 A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
Củng cố lại các khái niệm về thu thập số liệu thống kê, tần số.
2. Kỹ năng:
 Rèn kỹ năng giải một số bài tập ở sgk và trong cuộc sống
3. Thái độ:
Giáo dục tính cẩn thận cho HS và áp dụng vào thực tiển.
 B. Phương pháp: Vấn đáp và tự luận.
 C. Chuẩn bị: 
 1) Thầy: Chuẩn bị một vài bảng như bảng 7 và các câu hỏi.
 2) Trò : Chuẩn bị bài tập 1.
 D. Tiến trình dạy học:
 I. Ổn định tổ chức( 1phút):	Lớp 7C:Vắng..
	Lớp 7D: Vắng:.
 II. Bài cũ: Kết hợp vào bài mới.
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề:
 2. Triển khai bài:
 Hoạt động của thầy và trò. 
 Nội dung bài dạy.
 Hoạt động 1( 10phút):
G1-1: Những bảng có dạng ntn được gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu?
G1-2: Dấu hiệu là gì? Kí hiệu?
G1-3: Đơn vị điều tra là gì?
G1-4: Giá trị của dấu hiệu là gì? Lấy một vài ví dụ về dãy giá trị của dấu hiệu?
G1-5: Thế nào là tần số của mỗi giá trị?
H1-1 lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
 Hoạt động 2:(29phút)
Từ các bài tập đã chuẩn bị ở nhà của HS, GV và HS cùng chữa bài tập 1.
G2-1 thu những bài tập đã chuẩn bị của HS.
G2-2 cho HS làm bài tập 2.
H2-1 đọc to đề bài tập 2.
G2-3: Dấu hiệu mà bạn An quan tâm là gì? và dấu hiệu đó có tất cả bao nhiêu giá trị?
H2-2 trình bày câu a.
G2-4: Có bao nhiêu giá trị khác nhau trong dãy giá trị của dấu hiệu đó?
G2-5: Hãy viết các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của chúng?
H2-3 lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
G2-6 cho HS làm bài tập 4.
G2-7: Dấu hiệu cần tìm hiểu và số các giá trị của dấu hiệu đó.
G2-8: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu.
G1-9: Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng.
1. Kiến thức cần nhớ:
a. Bảng số liệu thống kê ban đầu:
b. Dấu hiệu: X, Y...
c. Đơn vị điều tra:
d. Giá trị của dấu hiệu: (x), dãy giá trị của dấu hiệu.
e. Tần số của mỗi giá trị: (n).
2. Bài tập:
a. Bài tập 1(sgk):
b. Bài tập 2(sgk):
- Dấu hiệu: Thời gian cần thiết hàng ngày mà bạn An đi từ nhà đến trường.
- Dấu hiệu đó có 10 giá trị.
- Có 5 giá trị khác nhau là: 17, 18, 19, 20, 21.
- Tần số của các giá trị trên lần lượt là: 1; 3; 3; 2; 1.
c. Bài tập 4(sgk): 
- Dấu hiệu: khối lượng chè trong từng hộp.
- Số các giá trị: 30.
- Số các giá trị khác nhau là 5.
- Các giá trị khác nhau là; 98; 99; 100; 101; 102.
- Tần số của các giá trị theo thứ tự trên là: 3; 4; 16; 4; 3.
IV. Củng cố(3phút) - GV yêu cầu hS nêu lại các kiến thức cần nhớ.
 - GV chốt lại các ý chính trọng tâm trong bài.
V. Dặn dò: (2phút) - Xem lại lí thuyết và các bài tập đã giải.
 - BTVN: 3 (sgk) và bài tập ở sbt.
 - Nghiên cứu trước bài: Bảng "tần số" các giá trị của dấu hiệu.
Rút kinh nghiệm.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 42.doc