Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tuần 19 - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số

Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tuần 19 - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số

1. Kiến thức: HS làm quen với khái các bảng đơn giản về thu thập số liệu thống kê khi điều tra, biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa các cụm từ "số các giá trị của dấu hiệu" và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu, làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.

2. Kỹ năng: Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó, tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.

3. Thái độ: HS vận dụng được kiến thức của bài vào thực tế.

 

doc 46 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tuần 19 - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 41 - Tuần: 19	Ngày soạn: 1/1/2009
Bài: 	Thu thập số liệu thống kê, tần số
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS làm quen với khái các bảng đơn giản về thu thập số liệu thống kê khi điều tra, biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa các cụm từ "số các giá trị của dấu hiệu" và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu, làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
2. Kỹ năng: Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó, tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.
3. Thái độ: HS vận dụng được kiến thức của bài vào thực tế.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 	
2. Học sinh:
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới: (Hoạt động 1)
Giáo viên giới thiệu chương như SGK
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 2: Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu.
GV đưa bảng phụ 1, 2 trong SGK.
HS tự tìm hiểu và đọc mục 1 trong SGK, rồi trả lời các câu hỏi của GV.
? Hiểu thế nào là bảng số liệu thống kê ban đầu? Lấy ví dụ?
HS làm bài ?1/sgk. Lập bảng thống kê số con của từng gia đình trong xóm, theo từng hộ gia đình.
HS hoạt động nhóm trong 4’, 
GV thu bài và nhận xét bài làm các nhóm.
GV cho HS quan sát bảng 1 và 2 trong SGK rồi cho nhận xét đối với mỗi cuộc điều tra thì việc lập bảng có theo mẫu giống nhau hay không.
Hoạt động 2: Dấu hiệu
? Nội dung điều tra trong bảng 1 là gì?
? Vậy dấu hiệu là gì?
? Trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra?
? Dấu hiệu trong bảng 2 là gì? Đơn vị điều tra? Trong bảng 2 có bao nhiêu đơn vị điều tra?
? Hãy xác định dấu hiệu và số đơn vị với bài tập điều tra số con là gì?
HS quan sát bảng 1.
? Mỗi lớp 8A, 7D trồng bao nhiêu cây? 
? Như vậy mỗi lớp là một đơn vị, cho biết mỗi đơn vị điều tra có mấy loại số liệu?
* GV giới thiệu giá trị của dấu hiệu.
? Nhận xét gì về số các giá trị của dấu hiệu với số các đơn vị điều tra?
? Trong bảng 1 có bao nhiêu giá trị? 
- HS: có 20 giá trị.
? Đọc dãy các giá trị của dấu hiệu X (X là số cây trồng được của mỗi lớp), trong bảng 1?
? Dãy giá trị có bao nhiêu giá trị khác nhau?
HS: có 4 giá trị khác nhau
Hoạt động 3: Tần số của mỗi giá trị
GV yêu cầu HS làm bài ?5; ?6, ?7.
- HS đứng tại chỗ trả lời: Các giá trị của dấu hiệu là 28; 30; 35; 50. Có 8 lớp trồng 30 cây. Vậy 30 có tần số là 8.
?Giá trị 28 xuất hiện bao nhiêu lần trong dãy giá trị?
? Giá trị 50; 35 có tần số là bao nhiêu?
? Tần số là gì?
GV giới thiệu cách kí hiệu tần số. 
GV chú ý không phải mọi giá trị của dấu hiệu đều có giá trị là số.
1. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu.
* Ví dụ:
?1
2. Dấu hiệu:
a. Dấu hiệu: nội dung điều tra.
Ví dụ: Trong bảng 1
Dấu hiệu X : số cây trồng của mỗi lớp.
Mỗi lớp: 1 đơn vị.
b. Giá trị của dấu hiệu: Dãy các giá trị của dấu hiệu.
Mỗi số liệu: 1 giá trị của dấu hiệu.
Số các giá trị bằng số đơn vị điều tra.
3. Tần số của mỗi giá trị:
Tần số của một giá trị là số lần xuất hiện của giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu.
* Kí hiệu:
	+ Tần số : n
	+ Số các giá trị : N
	+ Giá trị của dấu hiệu: x
	+ Dấu hiệu: X.
* Ghi nhớ: sgk
* Chú ý: sgk
3. Hướng dẫn tự học:
3.1. Làm bài tập về nhà:
Học thuộc các định nghĩa, khái niệm.
Làm bài tập 1, 2, 3, 4 /8, 9 - SGK
3.2. Chuẩn bị cho tiết sau: 
	Tiết sau luyện tập.Tiết: 42 - Tuần: 19	Ngày soạn: 3/1/2009
Bài: 	luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố các khái niệm đã học: Tần số, giá trị của dấu hiệu. Rèn luyện kĩ năng tìm số các giá trị, các giá trị khác nhau và tần số của các giá trị.
2. Kỹ năng: HS có kỹ năng tìm dấu hiệu, tần số.
3. Thái độ: HS thấy được ý nghĩa của bảng số liệu thống kê ban đầu trong thực tế.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 	
2. Học sinh:
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới: (Hoạt động 1)
? Tần số của một giá trị là gì? Chữa bài 2/ sgk – 7
a. X : là thời gian cần thiết đi từ nhà tới trường. N = 10
b. Có 5 giá trị khác nhau.
c. 	
x
17
18
19
20
21
n
1
3
3
2
5
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 2: Luyện tập
* HS hoạt động nhóm bài tập 1 (8'). GV kiểm tra việc lập bảng số liệu thống kê ban đầu của HS.
GV treo bảng phụ bảng 5; bảng 6/ sgk.
? Dấu hiệu chung cần tìm ở 2 bảng là gì?
? Bảng 5 có số các giá trị của dấu hiệu là bao nhiêu?
? Dựa vào đâu mà xác định được?
HS: Dựa vào số đơn vị điều tra.
? Mỗi đơn vị điều tra là gì?
HS: Mỗi HS là một đơn vị điều tra.
? Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu.
? Tương tự đối với bảng 6?
? Có những giá trị khác nhau nào?
? Tìm tân số các giá trị đó?
? Muốn tìm tần số một giá trị của dấu hiệu ta làm như thế nào?
HS: Đếm số lần xuất hiện giá trị đó trong dãy các giá trị của dấu hiệu.
? Tương tự HS lên bảng xác định các giá trị của dấu hiệu và tần số chúng?
GV đưa bảng phụ ghi bảng 7/ sgk.
HS hoạt động nhóm (7’). Sau đó GV thu bài các nhóm và nhận xét.
Bài tập 1/ sgk - 7
Bài tập 3/ sgk - 8
a. X là thời gian chạy 50m của các học sinh trong một lớp 7.
b. Bảng 5
N = 20.
Số các giá trị khác nhau: 5
Bảng 6
N = 20
Số các giá trị khác nhau: 5
c. Bảng 5
x1 = 8,3 ; n1 = 2
x2 = 8,4; n2 = 3
x3 = 8,5; n3 = 8
x4 = 8,7; n4 = 5
x5 = 8,8; n5 = 2
Bảng 6
x1 = 8,7 ; n1 = 3
x2 = 9,0; n2 = 5
x3 = 9,2; n3 = 7
x4 = 9,3; n4 = 5
Bài tập 4/ sgk - 8
a. X là khối lượng chè trong từng hợp. N = 30
b. Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 5.
c. x1 = 98 ; n1 = 3
x2 = 99; n2 = 4
x3 = 100; n3 = 16
x4 = 101; n4 = 4
x5 = 102; n5 = 3
3. Hướng dẫn tự học:
3.1. Làm bài tập về nhà:
Học thuộc các định nghĩa, khái niệm.
Làm bài tập trong SBT.
3.2. Chuẩn bị cho tiết sau: 
Xem trước bài Bảng "tần số" các giá trị của dấu hiệu. Trả lời: Bảng tần số là gì? Cách lập bảng tần số?
Tiết: 43 - Tuần: 20	Ngày soạn: 4/1/2009
Bài: 	Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu được bảng “tần số” là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng.
2. Kỹ năng: HS có kĩ năng lập bảng “ tần số” từ bảng số liệu thống kê ban đầu và rút ra nhận xét.
3. Thái độ: HS thấy được ý nghĩa của bảng số liệu thống kê ban đầu trong thực tế.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 	bảng phụ.
2. Học sinh:
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới: (Hoạt động 1)
? Tần số một giá trị là gì?
? Nêu cách tìm tần số?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 2: Lập bảng "tần số"
HS làm ?1 theo nhóm trong 7’, sau đó GV thu bài các nhóm và nhận xét.
GV giới thiệu bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu, ta gọi bảng này là bảng tần số.
Quay trở lại bảng 1/ sgk trang 4.
? Hãy lập bảng tần số cho bảng 1?
GV đưa bảng phụ : Nhiệt độ trung bình hàng năm của một thành phố (đơn vị 00 C).
Năm
Nhiệt độ TB hàng năm
Năm
Nhiệt độ TB hàng năm
1990
21
1995
22
1991
21
1996
24
1992
23
1997
21
1993
22
1998
23
1994
21
1999
22
HS quan sát bảng và trả lời câu hỏi.
? Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị dấu hiệu?
? Hãy lập bảng tần số cho bảng trên?
Hoạt động III: Chú ý
GV đưa bảng 9/ sgk và chú ý cho HS ta có thể lập bảng tần số dạng bảng đọc.
? Bảng tần số 8 và 9 cho ta biết điều gì?
? Có bao nhiêu giá trị dấu hiệu khác nhau?
? Có bao nhiêu lớp trồng được 28 cây? Có bao nhiêu lớp trồng được 30 cây?
? Số cây trồng được của các lớp chủ yếu là bao nhiêu cây?
? Bảng tần số ở ví dụ 3 cho ta nhận xét gì?
? Vậy bảng tần số có tác dụng gì?
1. Lập bảng tần số:
?1
Giá trị
98
99
100
101
102
Tần số
3
4
16
4
3
* Ví dụ 2:
Giá trị (x)
28
30
35
50
Tần số (n)
2
8
7
3
N = 20
2. Chú ý:
* Ví dụ 3: Nhiệt độ TB hàng năm một thành phố là X.
Với N = 10
Giá trị (x)
21
22
23
24
Tần số (n)
4
3
2
1
N = 10
3. Hướng dẫn tự học:
3.1. Làm bài tập về nhà:
- Học thuộc các định nghĩa, khái niệm.
- Xem lại cách lập bảng tần số
- Làm bài tập: 5; 6; 7/SGK - 11
3.2. Chuẩn bị cho tiết sau: 
	Làm bài tập phần luyện tập.
Tiết: 44 - Tuần: 20	Ngày soạn: 10/1/2009
Bài: 	Luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cho HS về khái niệm giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
2. Kỹ năng: Củng cố kĩ năng lập bảng tần số, qua đó HS thấy được ý nghĩa thực tế của bảng tần số.
3. Thái độ: HS thấy được ý nghĩa của bảng tần số.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 	bảng phụ.
2. Học sinh:
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới: (Hoạt động 1)
? Dấu hiệu là gì? Thế nào là tần số các giá trị của dấu hiệu?
? Hãy cho biết dấu hiệu của bảng bảng 12/ sgk là gì? Số các giá trị là bao nhiêu?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động II: Luyện tập
?Xác định số các giá trị của dấu hiệu?
? Hãy lập bảng tần số cho bảng 12? 
?Số các giá trị khác nhau? Trong đó GTLN, GTNN là bao nhiêu?
? Giá trị có tần số lớn nhất là giá trị nào?
? Các giá trị thuộc khoảng nào là chủ yếu?
* GV đưa bảng phụ: bảng 13/ sgk
Yêu cầu HS hoạt động nhóm trong 7’ để làm bài tập. Sau đó GV thu bài các nhóm và nhận xét:
? Dấu hiệu là gì?
? Xạ thủ đã bắn bao nhiêu phát?
? Dựa vào bảng tần số hãy rút ra nhận xét?
HS hoạt động nhóm trong 8’. 
GV thu bài các nhóm và nhận xét.
Bài tập 7/ sgk: Bảng tần số.
Giá trị
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tần số
1
3
1
6
3
1
5
2
1
2
Bài tập 8/ sgk
a. Dấu hiệu: Số điểm đạt sau mỗi lần bắn.
Vì xạ thủ bắn được 30 phát đạn nên N = 30
b. Bảng tần số
Giá trị x
7
8
9
10
Tần số
3
9
10
8
N = 30
* Số các giá trị là 30 nhưng chỉ có 4 giá trị khác nhau: 7; 8; 9; 10.
* Xạ thủ chỉ 3 lần bắn được 7 điểm, chủ yếu là điểm 8; 9; 10.
* Số điểm đạt được phần lớn là 8; 9.
Bài tập 9/ sgk:
Dấu hiệu: Thời gian giải một bài toán.
Số các giá trị là 35.
Giá trị (x)
Tần số
3
1
4
3
5
3
6
4
7
5
8
11
9
3
10
5
N = 35
* Có 35 giá trị X, nhưng chỉ có 8 giá trị khác nhau.
* Chỉ có duy nhất 1 HS giải nhanh nhất. Chủ yếu các HS giải bài toán mất 8’. Có 5 HS giải chậm nhất mất 10’.
3. Hướng dẫn tự học:
3.1. Làm bài tập về nhà:
- Ghi nhớ các khái niệm về tần số; ý nghĩa của bảng tần số.
- BTVN: 4; 5; 6; 7/ SBT.
3.2. Chuẩn bị cho tiết sau: 
	Đọc trước bài biểu đồ.
Tiết: 45 - Tuần: 21	Ngày soạn: 11/1/2009
Bài: 	biểu đồ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng. HS có kĩ năng dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng tần số và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian.
2. Kỹ năng: HS biết “đọc” các biểu đồ đơn giản.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 	bảng phụ.
2. Học sinh:
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới: (Hoạt động 1)
GV treo bảng phụ 1: bảng 8/ sg ... hức P(x), Q(x) như SGK.
Lớp hoạt động nhóm thực hiện phép trừ P(x) cho Q(x) theo hai cách khác nhau.
Sau 5’ GV thu bài các nhóm và nhận xét.
? Trong cách 2 ta đã thực hiện các bước như thế nào?
? Trong quá trình thực hiện phép trừ cần lưu ý điều gì?
HS: Chú ý dấu của các hạng tử trong đa thức Q(x) cần phải đổi. Sắp xếp các đa thức theo luỹ thừa tăng (giảm) của biến.
? Muốn cộng trừ các đa thức ta có thể thực hiện theo mấy cách?
ị Chú ý.
HS làm ?1 theo nhóm.
Đại diện hai nhóm lên bảng trình bày, mỗi nhóm trình bày một phần phần.
1. Cộng hai đa thức một biến:
* Ví dụ: Cộng hai đa thức sau:
A(x) = 5x4+ 6x3- x2+ 7x - 5
B(x) = 3x3 + 2x2 + 2
Cách 1:
Cách 2
	A(x) = 5x4+ 6x3- x2+ 7x - 5
	 + B(x) = 3x3+ 2x2 + 2
A(x)+B(x) = 5x4 +9x3+ x2+ 7x - 3
2. Trừ hai đa thức một biến:
Cách 1
P(x) - Q(x) = (2x5 + 5x4 - x3 + x2 - x - 1) - ( - x4 + x3 + 5x + 2)
= 2x5 + 5x4 - x3 + x2 - x - 1 + x4 - x3 - 5x - 2.
= 2x5 + 6 x4 - 2 x3 + x2- 6x - 3.
Cách 2
 P(x) = 2x5 + 5x4 - x3 + x2 - x - 1
 -
 Q(x) = - x4 + x3 + 5x + 2
P(x) - Q(x) = 2x5 + 6 x4 - 2 x3 + x2- 6x - 3
* Chú ý : sgk/45
?1
	M(x) = x4 + 5x3 - x2 + x - 0,5
 + 	N(x) = 3x4 - 5x2 - x - 2
M(x) + N(x) = 4x4 + 5x3 - 6x2 - 2,5
M(x) - N(x) = -2x4 + 5x3 + 4x2 +2x +1,5
3. Hướng dẫn tự học:
3.1. Làm bài tập về nhà:
- Học thuộc qui tắc cộng, trừ đa thức một biến.
- Làm bài tập: 44, 45, 46, 47/SGK - 45.
3.2. Chuẩn bị cho tiết sau: 
	- Tiết sau luyện tập.
Tiết: 61 - Tuần: 29	Ngày soạn: 17/3/2009
Bài: 	luyện tập 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh được củng cố kiến thức về đa thức một biến, cộng trừ đa thức một biến.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng sắp xếp đa thức theo luỹ thừa tăng hoặc giảm của biến,tính tổng hiệu các đa thức
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận trong học tập, tính toán chính xác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 	Bảng phụ. 
2. Học sinh:
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới: (Hoạt động 1)
Chữa bài tập 47 (Tr 45 - SGK)
Bài tập 47: (SGK/45)
 P(x) = 2x4 – 2x3 - x + 1
 Q(x) = -x3 + 5x2 + 4x
 H(x) = -2x4 + x2 + 5
P(x) + Q(x) + H(x)= - 3x3 +6x2 + 3x +6
 P(x) = 2x4 – 2x3 - x + 1
 - Q(x) = +x3 - 5x2 - 4x
 - H(x) = +2x4 - x2 - 5
P(x) - Q(x) - H(x) = 4x4 – x3 + 6x2 – 5x - 4
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài tập 49 (SGK - Tr 46) 
Gọi học sinh lên bảng làm bài.
Theo dõi nhận xét cho điểm học sinh.
Bài tập 50: (Tr 46 - SGK)
Gọi học sinh lên bảng làm bài.
Theo dõi nhận xét cho điểm học sinh.
Bài tập 51: (Tr 46 - SGK)
? Sắp xếp các hạng tử của hai đa thức trước tiên ta phải làm gì?
Bài tập 53: (Tr 46 - SGK)
Gợi ý : có thể tính P(x) - Q(x) bằng cách tính P(x) + (- Q(x)) và Q(x) - P(x) = Q(x) + (-P(x))
Sắp xếp các đa thức theo luỹ thừa tăng hoặc giảm của biến.
Có nhận xét gì về kết quả tìm được
Bài tập 49: (Tr 46 - SGK)
Bậc của đa thức M là 2
Bậc của đa thức N là 4
Bài tập 50: (Tr 46 - SGK)
N = 15y3 + 5y2 - y5- 5y2 - 4y3 - 2y
N = - y5 + (15y3 - 4y3) + (5y2 - 5y2) - 2y
N = - y5 + 11y3 - 2y
M = y2 + y3 - 3y + 1 - y2 + y5 - y3 + 7y5
M = (y5 + 7y5) + ( y3 - y3) + (y2 - y2) - 3y + 1
M = 8y5 - 3y + 1
M + N = 8y5 - 3y + 1 - y5 + 11y3 - 2y = 7y5 + 11y3 -5y + 1
 N - M =- y5 + 11y3 - 2y - (8y5 -3y + 1) = - 9y5 + 11y3 + y - 1
Bài tập 51: (Tr 46 - SGK)
P(x) = 3x2 - 5 + x4 - 3x3- x6 - 2x2 - x3 
P (x) = - 5 + (3x2 - 2x2) - (3x3 + x3) + x4 - x6
P (x) = -5 + x2 - 4x3 + x4- x6 
Q(x) = x3 + 2x5 - x4 + x2 - 2x3 + x - 1
Q(x) = -1 + x + x2 + (x3 - 2x3) - x4 + 2x5
Q(x) = - 1 + x + x2 - x3 - x4 + 2x5
P (x) = -5 + x2 - 4x3 + x4 - x6 
 Q(x) = - 1 + x + x2 - x3 - x4 + 2x5
P(x) + Q(x) = -6 + x + 2x2 -5x3 + 2x5 - x6
 P(x) - Q(x) = - 4 - x - 3x3 + 2x4 - 2x5 - x6
Bài tập 53: (Tr 46 - SGK)
 P (x) = x5 - 2x4 + x2 - x + 1
 - Q(x) = + 3x5 - x4 - 3x3 + 2x - 6
P(x) - Q(x) = 4x5 - 3x4 - 2x3 + x - 5
 Q(x) = - 3x5 + x4 + 3x3 - 2x + 6
 - P(x) = -x5 + 2x4 - x2 + x - 1
Q(x) - P(x) = -4x5 + 3x4 +2x3 - x + 5
Nhận xét : Các số hạng của hai đa thức tìm được đồng dạng với nhau và có hệ số đối nhau.
3. Hướng dẫn tự học:
3.1. Làm bài tập về nhà:
- Học thuộc qui tắc cộng, trừ đa thức một biến.
- Làm bài tập: 44, 45, 46, 47/SGK - 45.
3.2. Chuẩn bị cho tiết sau: 
	- Xem trước bài: "Nghiệm của đa thức một biến".
Tiết: 62, 63 - Tuần: 29 - 30	Ngày soạn: 17/3/2009
Bài: 	Nghiệm của Đa thức một biến
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm nghiệm của đa thức.
2. Kỹ năng: Học sinh biết cách kiểm tra xem một số a có phải là nghiệm của đa thức hay không.
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận trong học tập, tính toán chính xác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 	Bảng phụ. 
2. Học sinh:
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới: (Hoạt động 1)
Chữa bài 52(Tr 46 - SGK)
Gợi ý học sinh kí hiệu giá trị của P(x) tại x =-1; x = 0; x = 4
P(x) = x2 - 2x - 8 
P(-1) = (-1)2 - 2(-1) - 8 = -5	P(0) = 02 - 2.0 - 8 = -8	P(4) = 42 - 2.4 - 8 = 0
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 2: Nghiệm của đa thức một biến
Cho đa thức f(x) = x2 - x
Tính f(0); f(1)
Chốt: các số 1; 0 khi thay vào đa thức f(x) đều làm cho giá trị của đa thức bằng 0 ta nói mỗi số 0; 1 là một nghiệm của đa thức f(x)
Hoạt động 3: Ví dụ
Cho học sinh kiểm tra lại các ví dụ.
? Muốn kiểm tra một số có là nghiệm của một đa thức cho trước hay không ta làm như thế nào?
? Quan sát các ví dụ, có nhận xét gì về số nghiệm của một đa thức? 
ị Phát biểu chú ý (SGK / 47) 
Yêu cầu học sinh làm ?1
Học sinh làm ?2
Tiết 63 - Tuần 30
GV đưa ra bài tập.
Học sinh chọn hai số trong các số rồi thay vào để tính giá trị của P(x)
HS nghiên cứu bài tập 63/SGK - 50.
HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở, nhận xét bài trên bảng.
GV đưa bài tập 57 ra bảng phụ.
? Nghiệm của một đa thức là gì?
? Một đa thức bậc n có tối đa bao nhiêu nghiệm?
? Muốn kiểm tra xem một số có là một nghiệm của một đa thức không ta làm như thế nào?
ị HS hoạt động nhóm bài tập 57 trong 4 phút.
Đại diện một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét.
1.Nghiệm của đa thức một biến:
Cho đa thức f(x) = x2 - x
Tính f(1); f(0)
F(1) = 12 - 1 = 0	F(0) = 02 - 0 = 0
Ta nói f(x) triệt tiêu tại x = 1; 0 hay mỗi số 1; 0 là một nghiệm của đa thức f(x).
Khái niệm: SGK/47
2.Ví dụ::
a) x = 2 là nghiệm của đa thức p(x) = 3x - 6 vì p(2) = 3.2 - 6 = 0
b) y = 1 và y = -1 là nghiệm của đa thức Q(y) = y2 -1 vì Q(1) = 0 vì Q(-1) = 0
Đa thức (x ) = 2x2 +5 không có nghiệm, vì tại x = a bất kì, ta luôn có B(a) ³ 0 + 5 > 5
Đa thức (x ) = 2x2 +5 không có nghiệm, vì tại x = a bất kì, ta luôn có B(a) ³ 0 + 5 > 5
* Chú ý: (SGK/ 47)
?1. x= -2; x = 0 và x = 2 có là nghiệm của đa thức x3 - 4x vì (-2)3 - 4.(-2) = 0; 03 - 4.0 = 0; 23 - 4.2 = 0
?2. P(x) = 2x + có nghiệm là - 
Q(x) = x2 - 2x - 3 có nghiệm là: 3
Bài tập: 
Cho đa thức P(x) = x3 - x. Viết hai số trong các số sau : - 3, - 2, - 1, 0, 1, 2, 3 sao cho hai số đó đều là nghiệm của P(x)
Bài tập 54 (Tr 48 - SGK)
x = 10 không phải là nghiệm của đa thức P(x) = 5x + 
Với x = 1 ị Q(x) = 12 - 4.1 + 3 = 0
x= 3 ị Q(x) = 32 - 4.3 + 3 = 0
Vậy x =1; x= 3 là nghiệm của đa thức Q(x) = x2 - 4x + 3
Bài tập 63/SGK - 50:
M(x) = 5x3 + 2x4 - x2 + 3x2 - x3 - x4 + 1 - 4x3
M(x) = x4 + 2x2 + 1
M(1) = 14 + 2.12 + 1 = 4
M(-1) = (1)1 + 2. (-1)2 + 1 = 4
Ta có x4 ³ 0; x2 ³ 0 ị M (x) = x4 + 2x2 + 1 ³ 1
Vậy đa thức M(x) không có nghiệm.
Bài tập 57/SBT - 17:
a)3x - 9 3
b) - 3x - -
c) - 17x - 34 - 2
 d) x2 - 8x +12 6
 e) x2 - x + 
3. Hướng dẫn tự học:
3.1. Làm bài tập về nhà:
- Học theo SGK và vở ghi.
- Làm bài tập: 54, 55, 56/SGK - 48.
3.2. Chuẩn bị cho tiết sau: 
	- Xem trước bài: "Ôn tập chương IV".
Tiết: 64 - Tuần: 30	Ngày soạn: 29/3/2009
Bài: 	ôn tập chương IV
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức và biểu thức đại số, đơn thức, đơn thức đồng dạng.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết đơn thức, đa thức, đơn thức đồng dạng, biết thu gọn đơn thức, biết cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận trong học tập, tính toán chính xác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 	Bảng phụ. 
2. Học sinh:
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới: (Hoạt động 1)
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 2: Hệ thống hoá lí thuyết về biểu thức đại số, đơn thức, đơn thức đồng dạng.
Gv đưa ra bài tập dạng điền khuyết các khái niệm biểu thức đại số, đơn thức, đơn thức đồng dạng.
HS đứng tại chỗ trả lời, các HS nhận xét.
GV chốt lại các khái niệm đúng.
Hoạt động 3: Bài tập.
GV đưa ra bài tập 59/SGK - 49.
? Để điền được các đơn thích hợp vào ô trống ta cần làm gì?
ị HS thảo luận nhóm, lên bảng điền vào bảng phụ.
Dưới lớp theo dõi, nhận xét.
HS đọc nội dung bài tập 60.
? Bài cho biết gì? yêu cầu gì?
? Muốn tính lượng nước chảy vào bể sau mỗi phút ta làm như thế nào?
ị GV đưa ra bảng phụ, hướng dẫn HS như SGK.
HS lên bảng hoàn thành bảng phần a.
? Vậy sau x phút thì lượng nước trong mỗi bể được tính như thế nào?
ị HS lên đứng tại chỗ trả lời câu b.
GV đưa ra bài tập 61/SGK - 50.
? Phát biểu lại quy tắc nhân đơn thức?
? Bậc của một đơn thức được xác định như thế nào?
ị HS lên bảng làm (Mỗi HS làm một phần).
? Có nhận xét gì về hai đơn thức thu được?
GV đưa ra bài tập 55.
Hai HS lên bảng thực hiện, dưới lớp làm vào vở.
HS nhắc lại quy tắc cộng trừ hai đa thức một biến.
GV đưa ra yêu cầu bài tập 56.
? Muốn tính giá trị của môt biểu thức ta làm như thế nào?
ị Một HS lên bảng thu gọn đa thức.
Dưới lớp làm vào vở.
Hai HS khác lên bảng tính F(1) và F(-1).
Dưới lớp làm vào vở và nhận xét bài của bạn trên bảng.
I. Lý thuyết:
II. Bài tập:
Bài tập 59/SGK - 49:
5xyz . 15x3y2z = 45x4y3z2 
5xyz . 25 x4yz = 125 x5y2z2
5xyz . (-x2yz) = - 5 x3y2z2
5xyz . = -x2y4z2
Bài tập 60/SGK - 50:
a).
b) Bể A : 100 + 30x
 Bể B : 40x
Bài tập 61/SGK - 50:
a). .(-2x2yz2) = x3y4z2
Hệ số: ; bậc 9
b). (-2x2yz).(-3xy3z) = 6x3y4z2
Hệ số: 6; bậc 9
Bài tập 55/SBT - 17:
F(x) = x5 - 3x2 + 7x4 - 9x3 +x2 - x
F(x) = x5 + 7x4 - 9x3 - 2x2 - x
G(x) = - x5 + 5x4 + 4x2 - 
F(x)+g(x)= 12x4 - 9x3 + 2x2 - x- 
F(x) = x5 + 7x4 - 9x3 - 2x2 - x
+ [- G(x)] = + x5 - 5x4 - 4x2 + 
F(x)+g(x) = 2x5 + 2x4 - 9x3 - 6x2 - x + 
Bài tập 56/ SBT - 17:
F(x) = - 15x3 + 5x4 - 4x2 + 8x2 - 9x3 - x4 + 15 - 7x3
F(x) = 5x4 - x4 +(- 15x3 - 9x3 - 7x3) + (-4x2 + 8x2) + 15
F(x) = 4x4 - 31x3 + 4x2 + 15
F(1) = 4. 14 - 31.13 + 4.12 + 15
F(1) = - 8
F(-1) = 4.(-1)4 - 31(-1)3 + 4.(-1)2 + 15
 F(-1) = 54
3. Hướng dẫn tự học:
3.1. Làm bài tập về nhà:
- Ôn lại các khái niệm đa thức, đa thức một biến, cộng, trừ, nghiệm của đa thức một biến.
- Làm bài tập: 62, 65, 64, 63/SGK - 50.
3.2. Chuẩn bị cho tiết sau: 
	- Kiểm tra học kỳ II

Tài liệu đính kèm:

  • docDai so 7 Ki II(2).doc