Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tiết 33: Luyện tập (Tiết 2)

Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tiết 33: Luyện tập (Tiết 2)

Củng cố trường hợp bằng nhau góc- cạnh - góc của hai tam giác.

- Rèn kĩ năng nhận biết hai tam giác bằng nhau góc-cạnh-góc

- Luyện tập kĩ năng vẽ hình, trình bày lời giải bài tập hình

- Phát huy trí lực của học sinh.

II. CHUẨN BỊ:

- GV : Giáo án, bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập. Thước thẳng có chia khoảng , compa, phấn màu , thức đo độ.

- HS : Thước thẳng, compa, thức đo độ

 

doc 89 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tiết 33: Luyện tập (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31-12-2008
Ngày dạy: 08-01-2009 
Tiết 33: luyện tập
I. Mục tiêu
- Củng cố trường hợp bằng nhau góc- cạnh - góc của hai tam giác.
- Rèn kĩ năng nhận biết hai tam giác bằng nhau góc-cạnh-góc
- Luyện tập kĩ năng vẽ hình, trình bày lời giải bài tập hình
- Phát huy trí lực của học sinh.
II. Chuẩn bị:
- GV : Giáo án, bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập. Thước thẳng có chia khoảng , compa, phấn màu , thức đo độ.
- HS : Thước thẳng, compa, thức đo độ
iii. các phương pháp dạy học:
- Vấn đáp, luyện tập thực hành, làm việc theo nhóm, 
IV. Tiến trình dạy học: 
1, Kiểm tra:
HS1: Phát biểu trường hợp bằng nhau góc-cạnh-góc ?
2, Tổ chức luyện tập:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giải bài tập 35 trang 123
a) Để chứng minh OA = OB ta phải làm sao ?
b) Để chứng minh CA = CB ta phải làm sao ?
Giải bài tập 35 trang 123
a) Hai tam giác vuông AOH và BOH có
Ô1 = Ô2 (vì Ot là tia phân giác )
OH là cạnh chung
Suy ra AOH = BOH (theo hệ quả )
Vậy OA = OB ( hai cạnh tương ứng )
b) Hai tam giác AOC và BOC có :
OA = OB ( chứng minh trên )
Ô1 = Ô2 (vì Ot là tia phân giác )
OC là cạnh chung
Suy ra AOC = BOC ( c-g-c)
Vậy CA = CB (hai cạnh tương ứng )
Và (hai góc tương ứng )
Hoạt động 2: Làm bài tập 38/124- SGK):
Có AB//CD, AC//BD.
CM: AB = CD; AC = BD
A
B
C
D
Yêu cầu HS hoạt động nhóm
HS có thể nối B với D
Hoạt động 3: Làm bài tập 39/124-Sgk
GV: Treo bảng phụ vẽ hình.
Trên hình 105,106,107,108 có các tam giác vuông nào bằng nhau? Vì sao?
Hoạt động 4: Bài tập 40/24 SGK:
Treo bảng phụ đề ra
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm
- HS vẽ hình và ghi GT và KL, Chứng mịnh
Hoạt động 5: Bài tập 41/124-SGK
GV: Treo đề bài trên bảng phụ:
? Để chứng minh ID = IE ta phải làm gì ?
? Tương tự để chứng minh IE = IF ta phải làm gì ?
HS: 
Chứng minh: 
+) DBDI = DBEI
Rồi suy ra: ID=IE
+) DCIE =DCIF
Suy ra: IE = IF
Bài tập 38 (Tr124- SGK):
Nối AD 
Xét ABD và DCA có :
 (hai góc so le trong, AC // BD)
 (hai góc so le trong, AB // CD)
AD là cạnh chung
Vậy ABD =DCA (góc - cạnh - góc)
 AB = CD, AC = BD (các cặp cạnh tương ứng)
* Bài tập 39 (Tr124-SGK): 
Hình 105: 
 Hai tam giác vuông AHB và AHC bằng nhau vì chúng có HB = HC ; AH là cạnh chung
Hình 106:
 Hai tam giác vuông DKE và DKF bằng nhau vì chúng có , DK là cạnh chung
Hình 107:
Hai tam giác vuông ABD và ACD Bằng nhau vì chúng có , AD là cạnh chung
Hình 108:
+) Hai tam giác vuông ABD và ACD Bằng nhau vì chúng có , AD là cạnh chung
+) Hai tam giác vuông ABH và ACE bằng nhau vì chúng có :
Góc BAC chung, AB = AC (ABD =ACD) 
Và hai tam giác vuông EBD và HCD bằng nhau vì chúng có BD = CD (ABD =ACD) , 
 ( hai góc đối đỉnh )
Bài tập 40 (Tr124 SGK):
GT
ABC, M là trung điểm của BC BE Ax, CF Ax
KL
So sánh BE và CF
Giải:
Xét BEM và CFM
Có: (Đối đỉnh)
 MB=MC (GT)
 = 1V
Suy ra BEM =CFM (Hệ quả)
Suy ra: BE=CF (Hai cạnh tương ứng)
Vậy BE = CF
Bài tập 41 (Tr 124-SGK)
3, Củng cố:
- Phát biểu trường hợp bằng nhau g-c-g của hai tam giác
- Phát biểu hệ quả 1, hệ quả 2.
4, Hướng dẫn học ở nhà:
- Xem lại các bài tập đã chữa
- Bài tập về nhà: 42,43,44,45, SGK (Tr 124+125); 52,53,54 SBT (Tr 104)
Ngày soạn: 31-12-2008
Ngày dạy: 08-01-2009 
Tiết 34: luyện tập về ba trường hợp bằng nhau 
Của tam giác (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Củng cố ba trường hợp bằng nhau của tam giác 
- Rèn kĩ năng áp dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác để chỉ ra hai tam giác bằng nhau, từ đó chỉ ra 2 cạnh, 2 góc tương ứng bằng nhau
- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, chứng minh 
- Phát huy trí lực của học sinh
II. Chuẩn bị:
GV : Giáo án, bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập. Thước thẳng có chia khoảng , compa, phấn màu , thức đo độ
HS : Thước thẳng, compa, thức đo độ
III. Các phương pháp dạy học
- Vấn đáp, thực hành luyện tập, làm việc theo nhóm, 
iv. Tiến trình dạy học: 
1, Kiểm tra:
- HS1: Phát biểu trường hợp bẳng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh?
- HS2: Phát biểu trường hợp bẳng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh và các hệ quả của chúng?
- HS3: Phát biểu trường hợp bẳng nhau thứ ba của tam giác góc - cạnh - góc và các hệ quả của chúng?
2, Tổ chức luyện tập:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài tập 43 trang 125
a) Để chứng minh AD = BC ta phải làm sao ?
b) Hai tam giác EAB và ECD đã có những yếu tố nào bằng nhau rồi ? vì sao? Ta phải chỉ ra một yếu tố nào nửa để hai tam giác đó bằng nhau ?
c) Để chứng minh OE là phân giác của góc xOy ta phải chứng minh điều gì ?
? Để chứng minh góc AOE bằng góc COE ta phải làm sao?
Hoạt động 2: Bài tập 44/ 125- SGK)
Hai tam giác ABD và ACD đã có những yếu tố nào bằng nhau rồi ? 
Để chứng minh ABD = ACD ta phải chứng minh thêm yếu tố nào bằng nhau?
Bài tập 43 trang 125
HS ghi GT và KL
a) Xét OAD và OCB có
Góc xOy chung
OA = OC(GT)
OB = OD(GT)
Suy ra OAD = OCB (c - g - c )
Vậy AD = BC (hai cạnh tương ứng)
b) OAD = OCB (chứng minh trên )
mà = 1800 (hai góc kề bù )
 = 1800 (hai góc kề bù )
Hai tam giác EAB và ECD có
 (chứng minh trên )
AB = CD (gt)
 (OAD = OCB)
 EAB = ECD ( g-c-g)
c) OAE và OCE có
OA = OC (gt)
OE là cạnh chung 
EA = EC (EAB = ECD )
OAE = OCE ( c . c . c)
 (Hai góc tương ứng)
OE là tia phân giác của góc xOy
Bài tập 44 (Trang 125- SGK)
a) ABD và ACD có
nên 
Và AD là cạnh chung
 ( AD là phân giác)
 ABD = ACD (g . c . g)
b) Từ ABD =ACD (chứng minh trên )
Suy ra AB = AC ( hai cạnh tương ứng)
3, Củng cố:
- Nhắc lại các kiến thức đã ôn. các trường hợp bằng nhau của tam giác.
- GV nhấn mạnh cách trình bày các dạng bài tập cơ bản.
4, Hướng dẫn về nhà:
- Ôn bài theo những kiến thức đã học.
- Xem lại các bài tập đã làm.
- Chuẩn bị thước thẳng, thước đo góc, compa,  để tiết sau học.
- Đọc trước bài Tam giác cân.
Ngày soạn: 05-01-2009
Ngày dạy: -01-2009
Tiết 35: tam giác cân
I. Mục tiêu
- Nắm được định nghĩa tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều, tính chất về góc của tam giác cân tam giác vuông cân, tam giác đều.
- Biết vẽ một tam giác cân, một tam giác vuông cân. Biết chứng minh một tam giác là tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. Biết vận dụng các tính chất của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều để tính số đo góc, để chứng minh các góc bằng nhau
- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, tính toán và tập dượt chứng minh đơn giản 
II. Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng có chia khoảng, compa, phấn màu, tấm bìa
- HS: Thước thẳng, compa
III. các phương pháp dạy học:
- vấn đáp, luyện tập thực hành, hoạt động trong nhóm,
iv. Tiến trình dạy học: 
1, Kiểm tra:
- HS1: Em đã được học những loại tam giác nào?
ở hình vẽ tam giác ABC cho biết điều gì?
Cho biết: AB = AC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tam giác cân
GV: Tam giác ở hình vẽ là tam giác cân. ? Vậy thế nào là tam giác cân? 
(2 HS khác nhắc lại)
GV: Hướng dẫn học sinh vẽ tam giác cân (Dùng compa) 
- HS vẽ tam giác cân
GV: Trong tam giác cân hai cạnh bằng nhau người ta gọi là hai cạnh bên, cạnh thứ ba là cạnh đáy 
Hai góc kề đáy là hai góc ở đáy 
Góc xen giữa hai cạnh bằng nhau là góc ở đỉnh 
GV: Hãy chỉ rõ: Hai cạnh bên, cạnh đáy, hai góc ở đáy, góc ở đỉnh? 
GV đưa bài tập:
Tam giác ABC có AB =AC- Cân tại A
Yêu cầu HS làm ?1:
1, Định nghĩa:
 - Là tam giác có hai cạnh bằng nhau
?1:
ABC cân tại A (AD = AE = 2)
AD, AE là hai cạnh bên
DE là cạnh dáy 
và : góc ở đáy
 là góc ở đỉnh
*ABC cân tại A(AB = AC = 4)
*CAH cân tại A(AH = AC= 4)
Hoạt động 2: Tính chất
GV: Yêu cầu HS làm ?2
HS: Tự ghi GT và KL
? Có nhận xét gì hai góc ở đáy?
? Qua ?2 và bài tập trên em có nhận xét gì về hai góc ở đáy của tam giác cân? – 
HS: Phát biểu nội dung định lý 1 (SGK)
? Ngược lại nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác gì? - HS: khẳng định đó là tam giác cân vì kết quả này được chứng minh
- GV: Giới thiệu tam giác vuông cân
- HS: Đọc định nghĩa tam giác vuông cân.
- GV: Yêu cầu HS làm ?3
- HS làm ?3
- GV: Vậy trong tam vuông cân mỗi góc nhọn có số đo bằng bao nhiêu độ?
2, Tính chất:
Chứng minh:
Xét ABD và ACD có:
AB=AC (GT)
 (GT)
AD chung
Suy ra: ABD = ACD(C-G-C)
 (2 góc tương ứng)
* Định lí 1: (SGK)
* Định lí 2: (SGK)
Hoạt động 3: Tam giác đều 
- GV: Giới thiệu định nghĩa
- HS: Đọc định nghĩa (SGK)
- GV: Hướng dẫn HS vẽ tam giác đều bằng compa
- GV: Yêu cầu HS làm ?4:
? Trong một tam giác đều mỗi góc có số đo bằng bao nhiêu độ?
- GV: Treo bảng phụ nội dung hệ quả
- HS: Đọc hệ quả
? Ngoài việc dựa vào định nghĩa để chứng minh tam giác đều, còn có cách chứng minh khác không? 
- HS: 
+ Tam giác có 3 góc bằng nhau
+ Tam giác cân có một góc bằng 600.
3, Tam giác đều:
* Định nghĩa: (SGK)
?4:
a, Do AB=AC nên 
tam giác ABC cân
tại A nên: (1)
Do AB = BC 
nên tam giác ABC cân tại B nên 
 (2)
b, Từ (1) và (2) ở câu a suy ra
 mà (Định lý tổng 3 góc của 1 tam giác)
Suy ra: 
3, Củng cố
- Nêu định nghĩa tính chất của tam giác cân?
- Nêu định nghĩa tam giác đều và các cách chứng minh tam giác đều?
- Thế nào là tam giác vuông cân?
- Làm bài tập 47 (Tr 127- SGK tập 1)
Treo bảng phụ vẽ hình
HS làm bài:
Theo hình vẽ:
ABD cân tại đỉnh A
ACE cân tại đỉnh A
OMN đều vì có OM=ON=NM
MOK cân tại M
NOP cân tại N
4, Hướng dẫn học ở nhà 
Nắm vững định nghĩa và tính chất về góc của tam giác cân, tam giác vuông, tam giác đều.
Cách chứng minh một tam giác là cân, đều.
Bài tập: 46;48;49 Tr 127 SGK
	Bài tập: 67;68 SBT Tr 106
Ngày soạn: 05-01-2009
Ngày dạy: -01-2009
Tiết 36: luyện tập
I. Mục tiêu
Củng cố kiến thức lý thuyết về tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều 
Biết vận dụng các tính chất của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều để tính số đo góc, để chứng minh các góc bằng nhau, các cạnh bằng nhau.
Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, tính toán và chứng minh , lập luận có căn cứ .
II. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, Bảng phụ ghi đề các bài tập, thước thẳng, compa, thước đo góc
- HS: Nắm vững các định nghĩa và tính chất của bài tam giác cân; thước thẳng, compa, thước đo góc
III. các phương pháp dạy học:
- Vấn đáp, luyện tập thực hành hoạt động nhóm, 
iv. Tiến trình dạy học: 
1, Kiểm tra:
HS 1: Nêu định nghĩa tam giác cân ?
Cho tam giác PQR cân tại P 
Hãy nêu các yếu tố: cạnh bên, cạnh đáy, góc ở đáy, góc ở đỉnh của tam giác cân đó?
Làm bài 49 trang 127
a) Tính góc ở đáycủa một tam giác cân biết góc ở đỉnh bằng 400
Phát biểu tính chất của tam giác cân?
HS2: Định nghĩa tam giác đều?
Chữa bài tập 49 (SGK)
b) Tính góc ở đỉnh của một tam giác cân biết góc ở đáy bằng 400
HS1: 
a) Giả sử tam giác ABC cân tại A ta phải tính các góc ở đáy B và C Biết góc A bằng 400 
ABC có: = 1800 (t/c tổng ba góc của tam giác)
4 ... phân giác. Phát biểu nào sau đây là đúng.
 Đường thẳng AI luôn vuông góc với cạnh BC.
 Đường thẳng AI luôn đi qua trung điểm của cạnh AC.
 AI = IB = IC.
 Điểm I cách đều ba cạnh của tam giác.
Câu 6: (0,5 đ) Cho ∆ABC vuông tại A. Nếu H là trực tâm của tam giác đó thì:
a) H nằm trên cạnh BC.
b) H là trung điểm của BC.
c) H trùng với đỉnh A.
d) H nằm ở trong ∆ABC.
B/ Bài tập tự luận: (7 điểm)
Bài 1: (2đ) Cho ∆ABC. Vẽ đường cao BD và CE. Biết rằng BD = CE. 
Hãy chứng minh ∆ABC cân.
Bài 2: (5đ) Cho ∆ABC vuông tại A. Vẽ phân giác của góc B cắt AC tại D. 
Vẽ DE ⊥ BC (E ∈ BC). 
So sánh DA và DE ; BA và BE.
DE cắt tia BA tại F. Chứng minh BD ⊥ FC. 
Chứng minh: AE // CF.
Đề số 2
A/ Trắc nghiệm khách quan. (3điểm)
Câu 1: (0,5 đ) Cho ∆ABC có AB = 10cm, BC = 8cm, AC = 5cm, so sánh nào sau đây là đúng ?
A. 	B. 	
C. 	D.
Câu 2: (0,5 đ) Cho ∆ABC có AB = 5cm, BC = 1cm, nếu AC có độ dài là một số nguyên thì AB có số đo là:
	A. 3cm 	B. 5cm 	C. 4cm 	D. Một kết quả khác.
Câu 3: (0,5 đ) Cho ∆ABC có = 800 . Phân giác của các góc B và C cắt nhau tại I. Số đo của góc BIC là: 
	A) 1000 	B) 1300 	C) 1500 	D) Một đáp số khác.
Câu 4: (0,5 đ) Cho ba tam giác cân có chung đáy AB là: ∆AMB; ∆NAB; ∆PAB. Kết quả nào sau đây là đúng:
A. Ba tam giác đã cho bằng nhau.	B) MA = MB = NA = NB = PA = PB
C. Ba điểm M, N, P thẳng hàng.	D) Ba kết quả trên đều sai.
Câu 5: (0,5 đ) Cho ∆ABC vuông tại A. Nếu H là trực tâm của tam giác đó thì :
A. H nằm trên cạnh BC.	B. H trùng với đỉnh A.
C. H là trung điểm của BC.	D. H nằm ở trong ∆ABC.
Câu 6: (0,5 đ) Hãy điền đúng (Đ), hoặc sai (S) vào các ô vuông :
(Đuờng xiên và đường vuông góc, kẻ từ một điểm ngoài đường thẳng)
Hai đường xiên có chân cách đều chân của đường vuông góc thì bằng nhau.
Đường vuông góc là đường ngắn nhất so với đường xiên.
C. Trong hai đường xiên, đường nào dài hơn thì có chân gần chân của đường vuông góc hơn.
B/ Bài tập tự luận: (7 điểm)
Bài 1: (2đ) Cho ∆ABC. Vẽ đường cao BD và CE. Biết rằng BD = CE. 
Hãy chứng minh ∆ABC cân.
Bài 2: (5đ) Cho ∆ABC vuông tại A. Vẽ phân giác của góc B cắt AC tại D. 
Vẽ DE ⊥ BC (E ∈ BC). 
a) So sánh DA và DE ; BA và BE.
b) DE cắt tia BA tại F. Chứng minh BD ⊥ FC. 
c) Chứng minh: AE // CF.
3, Đáp án và biểu điểm:
A. Trắc nghiệm (3 điểm) 
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
Đề số 1
B
C
Đ, S, Đ
C
D
C
Đề số 2
D
B
B
C
B
Đ, Đ, S
Trả lời đúng mỗi câu cho 0,5 điểm ở mỗi đề
B. Tự luận: 
A
B
C
D
E
Bài 1 (2 điểm)
- Vẽ đúng hình cho (0,5 điểm)
- Chứng minh ∆BEC = ∆CBD
 (cạnh huyền - cạnh góc vuông) (cho 1 điểm)
 => EBC = DCB
 => ∆ABC cân (cho 0,5 điểm) 
Bài 2 (5 điểm)
- Vẽ hình đúng (cho 0,5 điểm)
a, Khẳng định DA = DE (t/chất) (cho 1 điểm)
 ∆DAB = ∆ADEB (cạnh huyền - cạnh góc vuông)
=> BA = BE (cho 1 điểm)
b, Chỉ ra D là trực tâm của ∆BFC (cho 1 điểm)
=> BD vuông góc với FC
c, Khẳng định BD là trung trực củaAE
=> BD vuông góc với AE
Kết hợpBD vuông góc với CF (cmtrên) (cho 0,5 điểm)
=> AE //CF (cho 0,5 điểm)
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 68 Ôn tập cuối năm (tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Ôn tập và hệ thống háo cá kiến thức về hai đường thẳng song song, quan hệ giữa các yếu tố của tam giác, các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập.
II. Chuẩn bị
 ỉ Giáo viên: Thước kẻ, com pa, phấn mầu. Bảng phụ ghi đề bài tập
 ỉ Học sinh: - Thước kẻ, compa.
- Ôn tập nội dung câu hỏi ở phần ôn tập cuối năm.
III. Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, vấn đáp và hoạt động nhóm.
IV. tiến trình bài dạy
1, Kiểm tra:
- Nhắc lại các nội dung đã được học trong chương trình Hình học 7 ?
2, Tổ chức ôn tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1. Ôn tập về hai đường thẳng song song
G: Thế nào là hai đường thẳng song song?
G: Phát biểu tính chất một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song ?
G: Nêu các dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song ?
G: Phát biểu tiên đề ơclít ?
G: Đưa đề bài tập 2 và bài 3 sgk/91 trên bảng phụ.
G: Chia lớp làm hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện một bài.
H: Thảo luận nhóm để thực hiện giải bài.
G: Kiểm tra thực hiện của hai nhóm.
H: Đại diện hai nhóm thực hiện trên bảng
G: Nhận xét kết quả và cách trình bày ?
G: Chốt lại bài tập trên bảng.
G: Các kiến thức đã vận dụng để giải hai bài tập tập trên ?
1. Ôn tập về hai đường thẳng song song
- Định nghĩa.
- Tính chất
- Dấu hiệu nhận biết
- Tiên đề ơclít
ã Bài 2. (sgk/91)
a)
b) 
ã Bài 3. (sgk/91)
Từ O vẽ tia Ot // a // b
Vì a // Ot ị (góc so le trong)
Vì b // Ot ị (hai góc trong cùng phía)
hay 
Do đó 
Hoạt động 2. Ôn tập về quan hệ cạnh , góc trong tam giác
G: Phát biểu định lí tổng ba góc của tam giác ? Nêu đẳng thức minh hoạ ?
G: Nêu định nghĩa góc ngoài của tam giác ? 
Tính chất góc ngoài của tam giác ?
G: Phát biểu bất đẳng thức tam giác ?
G: Phát biểu mối quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong một tam giác ?
G: Nêu mối quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu ?
2. Ôn tập về quan hệ cạnh, góc trong tam giác.
- Định lí tổng ba góc của tam giác.
- Định nghĩa, tính chất góc ngoài của tam giác.
- Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác.
- Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu.
Hoạt động 3. Ôn tập các trường hợp bằng nhau của tam giác
G: Phát biểu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác ?
G: Phát biểu các trường hợp bằng nhau đặc biệt của hai tam giác vuông ?
G: Đọc đề bài.
G: Đưa hình vẽ trên bảng phụ.
G: Tóm tắt bài toán.
G: Chứng minh CE = OD ?
H: Thực hiện trên bảng.
G: Nhận xét ?
G: Chứng minh CE ^ CD ?
G: Chứng minh CA = CB ?
G: Chứng minh CA // DE như thế nào ?
G: Chứng minh A, C, B thẳng hàng ?
G: Các kiến thức đã được vận dung trong bài ?
G: Chốt lại các kiến thức đó.
3. Các trường hợp bằng nhau của tam giác
- Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác
- Các trường hợp bằng nhau đặc biệt của hai tam giác vuông
ã Bài 4. (sgk/92)
GT
KL
a) CE = OD
b) CE ^ CD
c) CA = CB
d) CA // DE
e) A, C, B thẳng hàng
Giải
a) CE = OD
b) CE ^ CD
c) CA = CB
d) CA // DE
e) A, C, B thẳng hàng
Hướng dẫn Tự học
- Xem lại các bài tập đã chữa, nắm được phương pháp làm của các dạng bài tập đó
- Chuẩn bị trước bài: “Ôn tập cuối năm (tiết 2)”.
 + Tiếp tục ôn tập lí thuyết câu 9, 10 và các câu đã ôn.
 + Bài tập về nhà: 6) ; 7) ; 8) ; 9) sgk/92 + 93 sgk.
Ngày soạn:  -05-2009
Ngày dạy: .-5-2009
Tiết 69: ôn tập cuối năm (Tiết 2)
I. Mục tiêu tiết học:
Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức chủ yếu về các đường đồng quy trong tam giác (Đường trung tuyến, đường phân giác, đường cao, đường trung trực) và các dạng đặc biệt của tam giác (Tam giác cân, tam giác vuông, tam giác đều)
Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập ôn tập cuối năm phần hình học
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi bài tập, câu hỏi kiểm tra, bài giải mẫu, thước thẳng, compa, êke, phấn màu
- HS : Ôn tập các loại đường đồng quy trong một tam giác, tính chất các đường đồng quy của tam giác cân , thước thẳng, compa, êke
III. Phương pháp dạy học:
- Vấn đáp, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm.
Iv. tiến trình dạy học:
1, Kiểm tra:
- Nhắc lại các nội dung đã được học trong chương trình Hình học 7 ?
- ở tiết trước ta đã ôn lại những kiến thức nào?
2, Tổ chức ôn tập:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập các đường đồng quy của tam giác
- GV: Hãy kể tên các đường đồng quy của tam giác?
- HS: Kể tên các đường đồng quy trong tam giác đã được học.
- GV đưa bảng phụ dưới đây.
- HS quan sát và điền vào chỗ trống.
1, Các đường đồng quy của tam giác 
- Đường trung tuyến
Đường phân giác
Đường trung trực
Đường cao
Hoạt động 2: Một số tam giác đặc biệt 
- GV: Nêu định nghĩa, tính chất, cách chứng minh: Tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông, vuông cân
2, Các tam giác đặc biệt:
* Tam giác cân:
* Tam giác đều:
* Tam giác vuông:
* Tam giác vuông cân:
Hoạt động 3: Luyên tập
* Làm Bài tập 6 Tr 92 SGK: 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS: ghi GT , KL và vẽ hình
* Làm Bài tập 8 Tr 92 SGK
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- HS đọc bài, lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL
- Lần lượt cho từng HS lên bảng làm từng phần.
Bài tập 6 Tr 92 SGK: 
a, Tính được:
(So le trong của BD//CE)
b, 
Suy ra: DE < DC < EC
Bài tập 8 Tr 92 SGK
a, Chứng minh được:
 (Cạnh huyền- Góc nhọn)
Suy ra: EA = EH (Cạnh tương ứng)
BA = BH (cạnh tương ứng)
b, BE là trung trực của AH 
c, (gcg)
suy ra: EK = EC
d, Tam giác AEK có AE < EK
mà EK = EC (cmt)
suy ra: AE < EC
3, Củng cố:
- Nhắc lại các nội dung vừa ôn tập.
- GV nhắc lại dạng bài tập đã làm, nhắc nhở HS cách trình bày, cách tìm lời giải.
4, Hướng dẫn học ở nhà 
- Ôn tập kỹ các bài tập chương, bài tập phần ôn tập cuối năm.
- Nghỉ hè làm hết các bài tập hình ở phần ôn tập cuối năm trong sách bài tập.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 70: Trả bài kiểm tra học kì II
I/ MỤC TIấU TIẾT HỌC:
Giỳp học sinh kiểm tra lại cỏch trỡnh bày của mỡnh trong bài kiểm tra..
Học sinh nhận ra cỏc lỗi trong quỏ trỡnh giải toỏn, cú hướng sửa chữa, rỳt kinh nghiệm trong cỏc bài làm sau.
- Khắc sõu kiến thức và cỏch trỡnh bày bài toỏn .
- GV điều chỉnh phương phỏp dạy, HS tự điều chỉnh phương phỏp học tập của bản thõn.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Đề kiểm tra khảo sỏt chất lượng kỡ II của Phũng giỏo dục.
- HS: 
III/ TIẾN TRèNH DẠY HỌC:
1, Đỏp ỏn và biểu điểm:
A/ Phần trắc nghiệm: (2 điểm)
Gồm 3 cõu hỡnh học, mỗi cõu đỳng được 0,25 điểm.
Cõu
Cõu 1:
Cõu 2:
Cõu 3:
Cõu 4:
Cõu 5:
Cõu 6:
Cõu 7:
Cõu 8:
Đỏp ỏn
A
D
B
B
A
A
A
D
B/ Tự luận: (8 điểm)
Bài 4: (3,5điểm)
	Vẽ hỡnh, ghi tốt GT, KL 	(0,5 điểm)
a, Chứng minh được DBAD = DBED	(0,75 điểm)
b, Chứng mỡnh được BD là trung trực của AE theo tớnh chất	(0,75 điểm)
c, Chứng minh được AD < DC dựa vào việc so sỏnh cỏc cạnh của tam giỏc vuụng DEC	 	(0,75 điểm)
d, HS vẽ thờm hỡnh và chứng minh cho gúc EDF cú số đo bằng 1800 (0,75 điểm)
2, Nhận xột, đỏnh giỏ:
* Ưu điểm: 
- Đa số HS nắm được bài và làm được bài tập.
- Phần trắc nghiệm HS làm tốt. 
- Phần tự luận HS cũng đó hiểu và làm được bài, biết cỏch trỡnh bày cỏc dạng bài tập
* Tồn tại: 
- phần trắc nghiệm vẫn cũn một số em chưa biết tỡm cạnh nhỏ nhất của một tam giỏc thụgn qua việc so sỏnh cỏc gúc của chỳng.
- Bài 4 nhiều em nhầm khi thừa nhận ba điểm E, D và F thẳng hàng rồi nờn đó sử dụng hai gúc đối đỉnh bằng nhau. Một số em vẫn chưa làm xong bài tập này.
4, Hướng dẫn học ở nhà:
- ễn tập kĩ về lớ thuyết đó làm cỏc dạng bài tập trọng tõm. 
- Cỏc em nghỉ hố cần ụn kĩ lớ thuyết xem lại cỏc bài tập đó làm.
- Làm cỏc bài tập ở phần ễn tập cuối năm trong SBT .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hinh hoc 7-HKII- 08-09.doc