1. Kiến thức:
- Nhận biết được nguyên nhân, diễn biến của các cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược ở giai đoạn thứ 2 (1076-1077).
- Nhận biết và hiểu được tác dụng của phòng tuyến trên sông Như Nguyệt; ghi nhớ những nét chính về cuộc xâm lược nước ta của nhà Tống và cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý.
Soạn ngày: 10/10/2010 Ngày giảng: 12/10/2010 Bài 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG 1075 – 1077 (Tiếp theo) Tiết 16. II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076-1077) A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nhận biết được nguyên nhân, diễn biến của các cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược ở giai đoạn thứ 2 (1076-1077). - Nhận biết và hiểu được tác dụng của phòng tuyến trên sông Như Nguyệt; ghi nhớ những nét chính về cuộc xâm lược nước ta của nhà Tống và cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng vẽ và sử dụng bản đồ khi học và trả lời câu hỏi. 3. Tư tưởng: - Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị xâm lược. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt. - Học sinh: Học và chuẩn bị bài. III. Phương phương: - Vấn đáp. thuyết minh. IV. Tổ chức dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra đầu giờ: (4’) CH- Trước âm mưu xâm lược của quân Tống nhà Lý đã làm gì? TL- Nhà Lý chủ động đối phó với quân Tống, cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến. - Chủ trương của nhà Lý tấn công trước để tự vệ. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: (38’) * Giới thiệu bài: (1’) - Sau khi tiến công tự vệ để rút khỏi Ung Chân => về nước. Nhà Lý củng cố tiếp tục chống quân xâm lược Tống như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay. HĐ của thày và trò Nội dung kiến thức HĐ 1: Kháng chiến bùng nổ. (18’) *Mục tuêu: Nhận biết được cuộc kháng chiến chống Tống bùng nổ ra sao, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến trên phòng tuyến sông Cầu. (H.S đọc mục 1 SGK trang 40) Sau khi rút khỏi Ung Châu Lý Thường Kiệt đã làm gì? - Hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị, bố phòng . Gv: Dự kiến địch sẽ kéo vào nước ta theo hai hướng ( Sử dụng lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống...) + Một đạo quân chặn giặc ở vùng biển Quảng Ninh. + Đường bộ được bố trí dọc chiến tuyến sông Cầu qua đông. Như Nguyệt=> Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt và chặn giặc tại đây. + Ngoài ra các tù trưởng dân tộc ít người, gần biên giới tổ chức cho quân mai phục nhiều vị trí chiến lược quan trọng. Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Cầu làm phòng tuyến chống xâm lược Tống. - Vì đây là vị trí chặn ngang các hướng tấn công của địch từ Trung Quốc vào Thăng Long. - Được ví như chiến hào tự nhiên khó vượt qua. Phòng tuyến Sông Cầu được xây dựng như thế nào? - Được đắp bằng đất , cao vững chắc nhiều chông tre dầy đặc. Đối với nhà Tống, sau thất bại ở Ung Châu, Nhà Tống đã làm gì? - Tiếp tục cho quân xâm lược Đại Việt. GV: Cuối 1076, 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy xâm lược nước ta. Một đạo do Hoà Mâu dẫn đầu, tiếp ứng theo đường biển. - Năm 1077 quân dân Đại Việt đã đánh nhiều trận lớn nhỏ để cản bước tiến của chúng. Khi đến phòng tuyến Như Nguyệt quân Tống phải đóng quân lại ở bờ bắc chờ thuỷ quân đến tiếp viện. Trước mặt chúng là sông và bên kia chiến Luỹ kiên cố. - Thuỷ quân của giặc đã bị Lý Kế Nguyên đánh chặn 10 trận tại Quảng Ninh không thể hỗ trợ được. Kết quả của cuộc chặn đánh địch của quân dân nhà Lý? - Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng. - Lý Thường Kiệt quyết định chọn phòng tuyến sông Cầu, là nơi đối phó với quân Tống. Diến biến: - Cuối 1076 quân Tống kéo vào nước ta. - Năm 1077 nhà Lý đã đánh nhiều trận nhỏ để cản giặc. - Lý Kế Nguyên cho quân mai phục và đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thuỷ. b. Kết quả: Quân Tống phải đóng quân ở bờ bắc sông Cầu, quân thủy không lọt vào đất liền được. HĐ 2: Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt. (19’) *Mục tuêu: Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu của ta với quân địch trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. Nhận biết và hiểu được tác dụng của phòng tuyến trên sông Như Nguyệt; ghi nhớ những nét chính về cuộc xâm lược nước ta của nhà Tống và cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý. * GV dùng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyện (Mô tả phòng tuyến như nguyệt) - GV tường thuật diễn biến trên lược đồ (Dựa vào nội dung SGK trang 41-42 trả lời) Kết quả của cuộc kháng chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt? Vì sao đang ở thế thắng Lý Thường Kiệt lại cử người thương lượng giàn hoà với giặc (H.S thực hiện nhóm 4- 2P) - Để đảm bảo mối quan hệ bàng giao giữa hai nước. - Để không làm tổn thương đến gianh dự nước lớn, đảm bảo nền hoà bình lâu dài. Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giăc của Lý Thường Kiệt? - Tấn công đột xuất, bất ngờ. - Phòng thủ kiên cố. - Kết thúc được mau lẹ khôn khéo. Trận tuyến Như Nguyệt thắng lợi là do? - Tinh thần đoàn kết, chiến đấu anh dũng của quân dân ta. - Sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt. Chiến thắng Như Nguyệt có ý nghĩa gì? a. Diễn biến: - Quách Quỳ nhiều lần cho quân vượt sông đánh vào phòng tuyến của ta. Nhưng đều bị quân ta phản công quyết liệt. - Vào một đêm cuối xuân năm 1077 Nhà Lý cho quân vượt sông bất ngờ tấn công vào đồn giặc. b. Kết quả: - Quân giặc 10 phần chết đến năm, sáu phần. - Quách Quỳ chấp nhận giàn hoà và rút quân về nước. c. Nguyên nhân thắng lợi: Tinh thần đoàn kết, chiến đấu anh dũng của quân dân ta. d. Ý nghĩa lịch sử: - Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. - Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố. - Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. 4. Củng cố: (3’ ) - Tại sao Lý Thường Kiệt chọ sông Như Nguyệt để lập phòng tuyến. - Tường thuật diễn biến trận Như Nguyệt bằng biểu đồ. 5. HD học và chuẩn bị bài: (1’ ) - Học theo câu hỏi SGK - Chú ý vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống. - Chuẩn bị bài ôn tập tiết sau. Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết tuần 9. Soạn ngày: 12/10/2010 Ngày giảng: 14/10/2010 Bài 12 ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HOÁ Tiết 17: I. ĐỜI SỐNG KINH TẾ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nhận biết được những chuyến biến về kinh tế thời Lý: Kinh tế nông nghệp, thủ công nghiệp đã có sự truyển biến và đạt được một số thành tựu nhất địng như: diện tích đất đai được mở rộng, thuỷ lợi được chú ý nhiều nghê thủ công mới xuất hiện . - Việc buôn bán với nước ngoài phát triển . 2. Kỹ năng . - Làm quen với kỹ năng quan sát tranh ảnh phương pháp phân tích, có lập bảng so sánh đối chiếu về sơ đồ 3. Tư tưởng: - GD lòng tự hào dân tộc, ý thức xây dựng và bảo vệ văn háo dân tộc - Bước đầu có ý thức vươn lên xây dựng đất nước độc lập , tự chủ . II. Đồ dùng: - Giáo viên: H.22 Đền thờ 8 vị vua nhà Lý - Học sinh: H.23 Bát men ngọc thời lý III. Phương pháp: - Quan sát, nhận xét. 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra đầu giờ: (5’) CH- Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt? TL- a. Diễn biến: Quách Quỳ nhiều lần ch quân vượt sông đánh vào phòng tuyến của ta. Nhưng đều bị quân ta phản công quyết liệt. - Vào một đêm cuối xuân năm 1077 Nhà Lý cho quân vượt sông bất ngờ tấn công vào đồn giặc. b. Kết quả: - Quân giặc 10 phần chết đến năm, sáu phần. - Quách Quỳ chấp nhận giàn hoà và rút quân về nước. c. Ý nghĩa: - Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. - Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố. - Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: (34’) *Giới thiệu bài: (1’) Tiếp bài trước Sau khi khánh chiến chống Tống thắng lợi: Nhà Lý đã xây dựng đất nước, những thành tựu về kinh tế, văn hoá mà nhân dân thời Lý đạt được là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. HĐ của thày và trò Nội dung kiến thức HĐ 1: Sự chuyển biến của nền nông nghiệp: (17’) *Mục tiêu: Nhận biết được sự chuyển biến của nền kinh tế nông nghiệp như thế nào, nguyên nhân của sự chuyển biến đó. *Khẳng định : Nông nghiệp là nghành kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất của nhà Lý (H/S đọc mục 1 SGK trang 44) Thời Lý: Ruộng đất trong cả nước thuộc quyền sở hữu của ai ? Đặc biệt vua Lý rất quan tâm tới SX nông nghiệp . (Đọc phần in nghiên SGK trang 44) Trong lễ cày tịch điền Nhà Vua tự cày mấy đường thể hiện điều gì ? Để khuyến khuyến khích nhân dân Những biện pháp nhà Lý khuyến khích phát triển nông nghiệp là gì ? - Khai hoang ,đào mương , đắp đê phòng lụt - Ban hành luật cấm giết hại châu bò ,bảo vệ sức kéo cho nông dân => Do vậy dưới thời Lý nhiều năm mùa màng bội thu . Tại sao nông nghiệp thời Lý phát triển như vậy? - Do nhà nước quan tâm phát triển SX nông nghiệp. - Nhân dân chăm lo SX . * Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho các nghành thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. - Ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của Vua do nông dân canh tác. - Nhà Lý rất quan tâm tới phát triển SX nông nghiệp, đề ra những biện pháp khuyến khích nông nghiệp phát triển. HĐ 2: Thủ công nghiệp và thương nghiệp. (16’) *Mục tiêu: Nhận biết được sự phát triển của kinh tế công thương nghiệp nước ta dưới thời Lý. Nghề thủ công dân gian được phát triển NTN? (Đọc đoạn in nghiên mục 2- trang 45) Qua đoạn in nghiêng: Nghề thủ công nào phát triển nhất ? - Nghề dệt Tại sao Nhà Lý không sử dụng gấm vóc của Nhà Tống? - Muốn nâng cao giá trị hàng trong nước. * Ngoài các nghề: Chăn tằm, uơm tơ, nghề gốm, xây dựng đền đài cung điện, còn có các nghề: làm đồ trang sức, làm giấy, đúc đồng, rèn sắt ... đều phát triển. (H/S quan sát bát men ngọc thời Lý H. 23) cho ý kíên nhận xét ? - Tráng men, đẹp, nhiều hoa văn => trình độ tay nghề cao. - Bên cạnh đó bàn tay người thợ thủ công Đại Việt còn có những công trình nổi tiếng như: Vạc Phổ Minh, Chuông Qui Điền, tháp Báo thiên ... Bước phát triển mới của nghề thủ công nghiệp thời Lý là gì? - Tạo ra nhiều sản phẩm mới kỹ thuật ngày càng cao * Về thương nghiệp buôn bán trong và ngoài nước được mở mang phát triển. ( HS đọc đoạn in nhỏ SGK- trang 46) - Vùng biên giớ hải đảo được chính quyền 2 bên cho lập chợ - Để buôn bán. - Vân đồn (Quảng Ninh) là một hải đảo thương nhân nước ngoài thường đến để buôn bán. Tại sao nhà lý chỉ cho nước ngoài buôn bán ở hải đảo, vùng biên giới, mà không cho đi lại tự do trong nội địa. - Thể hiện ý thức cảnh giác đối với nhà Tống. Sự phát triển về thủ công nghiệp và công nghiệp thời Lý chứng tỏ điều gì? - Nhà Đại Việt đủ khả năng để xây dựng một nền kinh tế tự chủ phát triển. -Thủ công nghiệp có rất nhiều nghành nghề tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao - Hoạt động trao đổi buôn bán ở trong và ngoài nước diễn ra mạnh. 4. Củng cố: (3’ ) - Nhà Lý đã làm gì để phát triển nông nghiệp. - Những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp. 5. HD học và chuẩn bị bài: (2’ ) - Học theo câu hỏi SGK. - Bài tập: Mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp như thế nào?
Tài liệu đính kèm: