Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 20 - Tiết 20 - Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản ra đời

Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 20 - Tiết 20 - Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản ra đời

1.Kiến thức :

- Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam, đó chính là hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở trong nước như Tân Việt, Quốc dân đảng.

-Chủ trương và hoạt động của 2 tổ chức cách mạng này, sự khác nhau giữa 2 tổ chức này với Hội VNCMTN.

-Sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam đó là mốc đánh dấu sự phát triển mới của các mạng nước ta.

-Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Lịch sử lớp 9 - Tuần 20 - Tiết 20 - Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản ra đời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :20 Ngày soạn :06/01/2011 
Tiết :20 Ngày dạy : 07/01/2011
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Kiến thức :
- Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam, đó chính là hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở trong nước như Tân Việt, Quốc dân đảng.
-Chủ trương và hoạt động của 2 tổ chức cách mạng này, sự khác nhau giữa 2 tổ chức này với Hội VNCMTN.
-Sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam đó là mốc đánh dấu sự phát triển mới của các mạng nước ta.
-Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường
2.Kĩ năng : 
-Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh và trình bày một vấn đề lịch sử bằng bản đồ.
-Bước đầu rèn luyện cho học sinh cách phân tích, đánh giá, nhận định khách quan các sự kiện lịch sử.
3.Thái độ : 
-Qua các sự kiện giáo dục cho học sinh lòng khâm phục, kính yêu các bật tiền bối và các chiến sĩ cách mạng quyết tâm phấn đấu hi sinh cho độc lập dân tộc.
-Giáo dục ý thức trách nhiệm đối với đất nước
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1/ GV : Tư liệu lịch sử 9, lược đồ khởi nghĩa Yên Bái, tranh ảnh, tư liệu về Tân Việt cách mạng đảng, Quốc dân đảng và 3 tổ chức cộng sản, chân dung Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thái Học.
2/ HS : Đọc và soạn bài theo các câu hỏi gợi ý trong SGK, quan sát kênh hình, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thái Học.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Ổn định tổ chức : (1’) 
-Kiểm tra sĩ số, tác phong, vệ sinh, ánh sáng phòng học.
2.Kiểm tra bài cũ : (4’)
a.Câu hỏi :
Câu1 :Nêu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp ?
b.Đáp án: -Ngày 18/06/1918, gửi đến Hội nghị Véc xai bản yêu sách đòi các quyền tự do, bình đẳng, quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
-Tháng 7/1920, đọc Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin. 
ª Người nhận ra ngay đây chính là chân lí của cách mạng.
-Tháng 12/1920, tham gia Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp ở Tua.
-Năm 1921, Người sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pa-ri. 
-Năm 1922, sáng lập báo “Người cùng khổ”.
-Ngoài ra Người còn viết bài cho nhiều tờ báo khác như báo Nhâ đạo, Đời sống công nhân, đặc biệt là cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp.
3.Giảng bài mới :
a.Giới thiệu bài mới  (1’): Căn cứ vào chủ trương, hoạt động của Tân Việt Cách mạng đảng và Việt Nam Quốc đảng, hãy nêu lên sự khác nhau giữa 2 tổ chức này với Hội VNCMTN. Tại sao ba tổ chức cộng sản lại ra đời ở Việt Nam vào năm 1929 và ý nghĩa của sự kiện này ?
b.Tiến trình bài mới : (39’)
T/l
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
18’
HĐ1 : Tìm hiểu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam từ 1926-1927.
1.Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam (1926-1927). 
 -Công nhân và học sinh liên tiếp đấu tranh, phong trào phát triển với qui mô toàn quốc.
+ Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị vượt ra ngoài qui mô một xưởng, liên kết nhiều ngành nhiều địa phương.
+ Trình độ giác ngộ của công nhân được nâng lên, họ trở thành lực lượng chính trị độc lập.
-Phong trào đấu tranh của nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân đã kết thành một làn sóng chính trị khắp cả nước.
-Yêu cầu học sinh làm việc với sách giáo khoa.
+ Em hãy trình bày phong trào công nhân trong những năm (1926-1927) ?
-Từ năm 1926-1927, toàn quốc đã nổ ra 27 cuộc đấu tranh của công nhân nhằm 2 mục đích tăng lương từ 20%-40%, đòi ngày làm 8 giờ như công nhân Pháp.
+ Còn phong trào yêu nước thời kì này phát triển như thế nào ?
+ Theo em phong trào cách mạng nước ta trong những năm (1921-1927) có điểm gì mới so với thời gian trước đó ?
-Phong trào cách mạng trong nước phát triển như vậy đó là điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cách mạng Việt Nam ra đời.
-Đọc sách giáo khoa.
-Liên tiếp nổ ra như công nhân dệt Nam Định, đồn điền cao su Phú Riềng, đồn điền cà phê Ray na (Thái Nguyên).
-Phong trào công nhân phát triển với qui mô toàn quốc, có nhiều cuộc đấu tranh từ Bắc chí Nam :xi măng Hải Phòng, diêm, cưa Bến Thuỷ, xe lửa Trường Thi.
-Cùng với phong trào đấu tranh của công nhân, phong trào đấu tranh của tiểu tư sản, nông dân và các tầng lớp khác cũng phát triển mạnh mẽ kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ khắp cả nước.
-Phong trào công nhân, nông dân, tiểu tư sản đã kết thành một làn sóng đấu tranh rộng khắp toàn quốc, trong đó giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập.
14’
HĐ2 :Tìm hiểu quá trình ra đời và hoạt động của Tân Việt cách mạng đảng.
2.Tân Việt cách mạng (7/1928).
-Tháng 11/1925, Hội Phục Việt được thành lập, sau nhiều lần đổi tên 7/1928 chính thức mang tên TVCMĐ.
-Thành phần: trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
-Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở Trung kì.
-Hoạt động: cử người dự các lớp huấn luyện của hơi Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Nội bộ diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng : Vơ sản và tư sản, cuối cùng xu hướng vơ sản chiếm ưu thế. Một số đảng viên tiên tiến chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tích cực chuẩn bị thành lập Đảng.
+ Dựa vào sách giáo khoa em hãy trình bày sự ra đời của tổ chức Tân Việt cách mạng đảng ?
-Trong thời kì mới thành lập TVCMĐ là tổ chức yêu nước chưa có lập trường giai cấp rõ ràng, họ cho rằng chủ nghĩa cộng sản thì quá cao còn chủ nghĩa Tôn Trung Sơn thì quá thấp chính vì vậy trong nội bộ của TVCMĐ đã có sự phân hoá sâu sắc.
+ Tân Việt cách mạng đảng phân hoá như thế nào ?
-TVCMĐ đã nhiều lần cử người sang Quảng Châu xin hợp nhất với Hội VNCMTN nhưng không thành và ngược Hội VNCMTN cũng cử người về nước nhưng cũng không thành do 2 tổ chức không đánh giá đúng vai trò của 2 bên nhưng sau này TVCMĐ đã chuyể dần sang khuynh hướng vô sản.
-Đầu những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào yêu nước, dân chủ phát triển mạnh mẽ.
-Hội Phục Việt ra đời (11/1925) bao gồm một số sinh viên trường cao đẳng sư phạm Đông Dương và nhóm tù chính trị ở Trung Kì. Sau nhiều lần đổi tên cuối cùng họ quyết định lấy tên Tân Việt cách mạng đảng (7/1928).
-Ta biết TVCMĐ ra đời trong Hội VNCMTN đã phát triển mạnh về lí luận và tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lê nin đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của TVCMĐ.
-Cuộc đấu tranh gay gắt đã diễn ra trong nội bộ của TVCMĐ giữa 2 khuynh hướng vô sản và tư sản cuối cùng khuynh hướng vô sản đã thắng thế nhiều đảng viên tiên tiến của TVCMĐ đã chuyển sang Hội VNCMTN tích cực chuẩn bị cho sự thành lập của đảng kiểu mới.
5’
HĐ3: Củng cố và hướng dẫn về nhà.
*Củng cố:
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập.
Bài1: Phong trào đấu tranh của cơng nhân, viên chức, học sinh học nghề trong những năm 1926 – 1927 đã cĩ những điểm mới nào ?
a. Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị.
b.Các cuộc đấu tranh vượt ra ngồi phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.
c.Câu a và b đúng.
d.Câu a và b sai
Bài2:Thành phần chính của tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng ?
a.Giai cấp cơng nhân.
b.Giai cấp địa chủ phong kiến.
c.Trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
d.Giai cấp nơng dân.
*Hướng dẫn về nhà:
-Tìm hiểu trước cuộc khởi nghĩa Yên Bái và vẽ lược đồ cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
-Sưu tầm tư liệu lịch sử liên quan đến bài học
→ c. Câu a và b đúng.
→ c. Trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản
4.Dặn dò : (2’)
-Học bài cũ, làm bài tập trong SGK, sưu tầm thêm tranh ảnh, những mẫu chuyện về hoạt động của Tân Việt các mạng đảng.
-Đọc và soạn phần 3,4 bài 17 theo các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa, quan sát kênh hình, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về khởi nghĩa Yên Bái, tiểu sử, chân dung Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu.
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :

Tài liệu đính kèm:

  • docT20LSU9.doc