Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tuần 3: Tiết 9: Sơn Tinh, Thủy Tinh (truyền thuyết)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tuần 3: Tiết 9: Sơn Tinh, Thủy Tinh (truyền thuyết)

A. Mục tiêu:

I. Chuẩn:

1. Kiến thức :

- Nắm được nhân vật, sự việc trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh

- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng bắc bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt bảo vệ cuộc sống của mình.

- Những nét chính về nghệ thuật của truyện : Sử dụng những chi tiết kỳ lạ, hoang đường.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.

 

doc 11 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 6 - Tuần 3: Tiết 9: Sơn Tinh, Thủy Tinh (truyền thuyết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3:
Tiết 9: SƠN TINH, THỦY TINH
(Truyền thuyết)
Ngày soạn:/ /2011 
Ngày dạy: / /2011
A. Mục tiêu:
I. Chuẩn:
1. Kiến thức :
- Nắm được nhân vật, sự việc trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh
- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng bắc bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt bảo vệ cuộc sống của mình.
- Những nét chính về nghệ thuật của truyện : Sử dụng những chi tiết kỳ lạ, hoang đường.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện
- Xác định ý nghĩa của truyện.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ: 
- Giáo dục tinh thần yêu vẻ đẹp của cái thiện.
II.Nâng cao và mở rộng:
- Kể diễn cảm nội dung câu chuyện.
- Sưu tầm một số đoạn thơ, bài thơ nói về Sơn Tinh, Thủy Tinh.
B. Chuẩn bị:
- GV: + Soạn bài.
 + Tranh minh họa: Sơn Tinh ngăn đê chống lũ.
- HS: + Đọc văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
 + Trả lời các câu hỏi phần “Đọc – hiểu văn bản vào vở soạn”.
C. Phương pháp/KTDH:
 Phân tích, thảo luận, động não, vấn đáp, đọc hợp tác.
D. Tiến trình:
1. Ổn đinh.
2. Bài cũ: - Kể lại truyện “Thánh Gióng” và nêu ý nghĩa của câu chuyên đó?
 - Tại sao nói hình ảnh Thánh Gióng mang nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo?
3. Bài mới.
Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 7 -8 ở miền Trung và miền Bắc hay xảy ra mưa lớn gây lũ lụt. Nhân dân ta đã giải thích hiện tượng tự nhiên đó bằng 1 câu truyện truyền thuyết đó là truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh. Vậy câu chuyện này như thế nào chúng ta cung đi vào tìm hiểu nhé.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
GV dùng KT đọc hợp tác, động não, thảo luận.
* GV: Hướng dẫn HS cách đọc, kể: 
- Đọc chậm, diễn cảm nhấn mạnh đoạn Sơn Tinh và Thuỷ tinh giao chiến.
- GV đọc mẫu: 2 HS đọc nối tiếp nhau.
- Lưu ý các chú thích số 1,2,4,5,6.
GV nhận xét khi HS kể xong. Treo 2 bức tranh đã chuẩn bị sẵn trên bảng cho HS xem.
1. Truyện được chia làm mấy phần ? Em hãy nêu sự việc chính được kể trong mỗi đoạn? 
2. Em hãy kể lại truyện Thánh Gióng một cách ngắn gọn?
- GV yêu cầu HS tóm tắt truyện theo chuỗi sự việc - 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân tích.
GV dùng KT phân tích, động não, thảo luận.
1. Hoàn cảnh vua Hùng kén rể?
2. Mục đích kén rể của vua Hùng là gì?
Nhân vật Sơn Tinh - Thuỷ Tinh được coi là nhân vật chính.
3. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh được giới thiệu như thế nào? Điểm chung của hai nhân vật này là gì?
HS: Thảo luận trình bày.
4. Kết quả của cuộc đau tài như thế nào và điều gì đã xảy ra?
5. Trình bày kết quả của cuộc giao tranh?
Đằng sau câu chuyện mối tình Sơn Tinh, Thủy Tinh và Mị Nương là cốt lõi lịch sử nằm sâu trong các sự việc được kể phản ánh hiện thực. Vậy cốt lõi lịch sử đó là gì, chúng ta cùng tìm hiểu.
6. Xây dựng hình tượng nhân vật Thuỷ Tinh, Sơn Tinh tác giả muốn nói lên hiện tượng nào trong cuộc sống?
7. Chiến thắng của Sơn Tinh thể hiện mong muốn nào của nhân dân ta?
HS thảo luận trình bày.
8. Em có nhận xét về nghệ thuật của văn bản?
9. Ý nghĩa của văn bản?
GV dùng KT trình bày 1 phút
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác phẩm:
- Truyền thuyết về thời đại các vua Hùng: 
2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
3. Bố cục: Chia làm 3 phần:
- Đoạn 1: Từ đầu ... “mỗi thứ một đôi”: vua Hng thứ 18 kén rễ
- Đoạn 2: Tiếp đó ... “Thần nước đành rút quân”: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hơn và cuộc giao tranh giữa hai vị thần
- Đoạn 3: Phần còn lại: Sự trả thù hằng năm về sau của Thuỷ Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.
II. Phân tích.
1. Hoàn cảnh và mục đích của việc vua Hùng kén rể.
-Hoàn cảnh: Khi đất nước đã thái bình.
-Mục đích: Muốn tìm người tài giỏi giúp vua trị vì đất nước.
2. Cuộc thi tài giữa hai nhân vật.
- Sơn tinh: Vẫy tay mọc núi đồi
- Thuỷ tinh: Sai khiến được mưa gió
 => Cả hai đều có tài cao, phép lạ.
-Kết quả: Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, lấy được Mị Nương. Thuỷ Tinh nổi giận, làm ra mưa gió, dâng nước lên cao đuổi đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh chiến thắng.
 3. Cốt lõi sự thật lịch sử.
- Thuỷ Tinh giải thích hiện tượng mưa lũ hàng năm.
- Sơn tinh: tinh thần, sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc ngăn chặn lũ lụt.
- Chiến thắng của Sơn Tinh là khát vọng của người Việt Cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình.
* Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh ST-TT với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Tạo sự việc hấp dẫn: hai vị thần ST-TT cùng cầu hôn Mị Nương.
- Dẫn dắt, kể chuyện lơi cuốn sinh động.
* Ý nghĩa văn bản:
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ thưở các Vua Hùng dựng nước, đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.
E. Tổng kết - Rút kinh nghiệm.
- Củng cố phần kiến thức, kĩ năng:
+ Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính và kể lại được truyện.
+ Nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh?
- Hướng dẫn học bài : 
+ Học bài, nắm nội dung bài học.
+ Kể lại truyện
+ Chuẩn bị bài cho tiết sau : Nghĩa của từ.
. Nghĩa của từ là gì?
. Cách giải nghĩa của từ?
- Đánh giá chung về buổi học.
....................................................................................................................................................................
* Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 10: NGHĨA CỦA TỪ
Ngày soạn:/ /2011 
Ngày dạy: / /2011
A. Mục tiêu:
I. Chuẩn:
1. Kiến thức: 
- Khái niệm nghĩa của từ.
- Cách giải thích nghĩa của từ.
2. Kĩ năng:
- Giải thích nghĩa cuả từ.
- Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết.
- Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ
3. Thái độ: 
- Trân trọng vốn từ ngữ tiếng Việt.
- Có ý thức giải nghĩa từ một cách khoa học.
II. Nâng cao và mở rộng: 
- Biết cách tìm hiểu nghĩa của từ và giải thích nghĩa của từ trong một số văn bản. 
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, bảng phụ.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C. Phương pháp/ KTDH:
 Phân tích, thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm, động não.
D. Tiến trình:
1. Ổn định.
2. Bài cũ: 
- Từ mượn là gì? Phân biệt từ mượn và từ thuần Việt.
- Nêu nguyên tắc mượn từ. Làm bài tập số 4 sgk/26.
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm nghĩa của từ.
GV dùng KT phân tích, động não để rèn KN giao tiếp, ra quyết định.
- Giáo viên treo bảng phụ có các ví dụ ở sgk/35 và gọi HS đọc.
1. Hãy cho biết các t ... ....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Tiết 12: SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
Ngày soạn:/ /2011 
Ngày dạy: / /2011
A. Mục tiêu:
I. Chuẩn:
1. Kiến thức: 
- Vai trò của sự việc và nhân vật trong văn tự sự
- Ý nghĩa mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Chỉ ra được sự việc và nhân vật trong văn tự sự 
- Xác định được sự việc và nhân vật trong một đề tài cụ thể.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức nghiêm túc trong giờ học.
II. Nâng cao và mở rộng:
Tập phân tích sự việc và nhân vật trong một văn bản tự sự lựa chọn.
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, phiếu học tập, bảng phụ.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi ở sgk.
C. Phương pháp/KTDH:
 Thảo luận, động não, thực hành có hướng dẫn.
D. Tiến trình:
1. Ổn đinh.
2. Bài cũ: - Tự sự là gì? 
 - Tác dụng của văn bản tự sự?
 - Văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh có phải là một văn bản tự sự không? Ví sao?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của sự việc trong văn tự sự
GV dùng KT thảo luận nhóm.
GV treo bảng phụ. Gọi HS đọc ví dụ tìm hiểu bài ở sgk/37.
1. Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong các sự việc trên ?.
2. Các sự việc này có thể bỏ bớt sự việc nào không? Vì sao?.
3. Các sự việc kết hợp với nhau theo quan hệ nào? Có thể thay đổi trước sau của các sự việc ấy không? Vì sao?
4. Em hãy chỉ ra 6 yếu tố sau trong truyện Sơn Tinh- Thuỷ Tinh.
- Do ai làm? ( nhân vật)
- Xẩy ra ở đâu? ( không gian)
- Xẩy ra lúc nào ? ( thời gian)
- Vì sao xẩy ra ? ( nguyên nhân)
- Xẩy ra như thế nào ? ( diễn biến)
- Kết quả như thế nào?
GV phát phiếu học tập cho các em:
?. Theo em bỏ yếu tố thời gian và địa điểm của truyện đi được không? Vì sao?
?. Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Bỏ việc vua Hùng ra ĐK kén rể đi được không?
?. Thuỷ Tinh nổi giận có vô lí không? hãy giải thích.
?. Mối thiện cảm của người kể với Sơn Tinh thể hiện ở những khía cạnh nào?
?. Có thể để cho Thuỷ Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao.
? Có thể xoá bỏ sự việc cuối cùng của truyện không ? Vì sao?
5. Qua đây em hãy cho biết sự việc trong văn tự sự là gì và cách trình bày sự việc trong văn tự sự?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật trong văn tự sự. 
1. Nhân vật chính trong truyện STTT là ai? Họ có vai trò gì trong truyện
2. Các nhân vật khác có vai trò gì ở trong truyện?
3. Khi giới thiệu về nhân vật cần giới thiệu những điều gì?
4. Thế nào là nhân vật trong văn tự sự ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
HS thảo luận theo nhóm bài tập 1 sgk/38.
?. Nhận xét vai trò của các nhân vật?
?.Tóm tắt truyện STTT theo sự việc gắn với nhân vật chính?
?. Có thể thay tên truyện bằng một tên khác được không ? vì sao?
I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
1. Sự việc trong văn tự sự.
 Ví dụ: sgk/37
Sự việc trong truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh
- Sự việc khởi đầu (1)
- Sự việc phát triển (2,3)
- Sự việc cao trào (4,5)
- Sự việc kết thúc (6,7)
-> Sự việc trước giải thích lí do cho sự việc sau, và cả chuỗi sự việc khẳng định sự chiến thắng của Sơn Tinh.
* 6 yếu tố trong truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh:
- Nhân vật Hùng Vương, Sơn Tinh , Thuỷ Tinh.
- Địa điểm: Phong Châu đất của Vua Hùng.
- Thời gian: Thời Vua Hùng 18.
- Nguyên nhân: Do vua Hùng kén rể
- Diễn biến: TT- ST đánh nhau
- KQ: Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
Kết luận:
- Sự việc trong văn tự sự:
+ Là những sự việc xảy ra như lũ lụt, hạn hán, mất mùa, những sự việc do con người làm ra như kén rể, cầu hôn, cứu người đẹp, trừng trị kẻ tham lam.
+ Sự việc được trình bày một cách cụ thể: Sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Các sự việc được sắp xếp theo trật tự, diễn biến có ý nghĩa.
+ Là yếu tố quan trọng, cốt lõi của văn tự sự, không có sự việc thì không có tự sự.
2. Nhân vật trong văn tự sự.
 Ví dụ: sgk/38
- Nhân vật chính: ST,TT ® Kể nhiều nhất, thực hiện các sự việc.
- Mị Nương, vua Hùng, Lạc hầu rất cần thiết làm cho nhân vật chính nổi bật.
- Nhân vật: Giới thiệu lai lịch, tài năng, hành động
® Nhân vật trong văn tự sự.
Kết luận:
-Nhân vật trong văn tự sự:
+ Là người làm ra sự việc, hành động, là người được nói tới, được biểu dương hay lên án, được thể hiện qua các mặt:
. Tên gọi.
. Giới thiệu lai lịch.
.Chân dung, tài năng, việc làm.
+ Có nhiều loại nhân vật như nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện..
- Nhân vật và sự việc trong văn bản tự sự là hai yếu tố then chốt, có quan hệ với nhau. Trong quá trình đọc-hiểu văn bản tự sự, cần chú ý tới những yếu tố này của thể loại.
II. Luyện tập:
E. Tổng kết - Rút kinh nghiệm:
- Củng cố phần kiến thức, kĩ năng.
+ Sự việc trong văn tự sự là gì và cách trình bày sự việc trong văn tự sự?
+ Thế nào là nhân vật trong văn tự sự ?
- Hướng dẫn về nhà.
+ Học bài, hoàn thành bài tập2:sgk/39.
+ Chú ý sự việc, nhân vật trong câu chuyện.
+ Chuẩn bị bài cho tiết sau: Sự tích Hồ Gươm.
. Đọc truyện, kể lại truyện.
. Tìm một số chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
. Trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa.
- Đánh giá chung về buổi học.
....................................................................................................................................................................
* Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNV6 tuan 3 CKTKN LANHVC.doc