Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 15 - Tiết 63 : Văn bản: Mùa xuân của tôi (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 15 - Tiết 63 : Văn bản: Mùa xuân của tôi (Tiết 1)

A. Mục tiêu cần đạt

Giúp hs :

- Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được tái hiện trong bài tuỳ bút

- Thấy được tình yêu quê hương đất nước tha thiết, sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế giàu cảm xúc và hình ảnh của Vũ Bằng

B. Chuẩn bị

- Gv: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án

 Chân dung của nhà văn Vũ Bằng, các tác phẩm nổi tiếng

 Máy chiếu

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 15 - Tiết 63 : Văn bản: Mùa xuân của tôi (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15- Tiết 63 :
 Văn bản: Mùa xuân của tôi
Vũ Bằng-
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp hs :
- Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được tái hiện trong bài tuỳ bút
- Thấy được tình yêu quê hương đất nước tha thiết, sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế giàu cảm xúc và hình ảnh của Vũ Bằng
B. Chuẩn bị
- Gv: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
 Chân dung của nhà văn Vũ Bằng, các tác phẩm nổi tiếng
 Máy chiếu
- Hs: Soạn bài theo hướng dẫn ở phần đọc- hiểu văn bản
C. Tiến trình lên lớp
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ
 III. Bài mới
Giới thiệu bài: Mở bài hát: “Em ơi mùa xuân đến rồi đó”
 Đúng như lời bài hát các em ạ, mùa xuân về đã khơi dậy sức sống mạnh mẽ trong mỗi người, làm bừng dậy lòng yêu đời, khát khao mãnh liệt về sự sống và tình yêu thương. Vậy trong tâm tưởng của nhà văn Vũ Bằng – người con xa quê thì mùa xuân quê hương mang những nét đẹp nào. Chúng ta cùng vào bài học hôm nay 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv: Chiếu chân dung Vũ Bằng
? Dựa vào phần chú thích trong SGK em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả
- Hs: Trả lời
Gv (nói): Xa Hà Nội từ sau năm 1954 do nhiệm vụ cách mạng nhưng ông luôn nhớ về quê hương với nỗi nhớ da diết. Đây cũng chính là duyên cớ để chúng ta hiểu hơn về những trang viết sâu sắc của nhà văn. 
? Em hiểu gì về hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của văn bản “Mùa xuân của tôi”
 Hs: Trả lời
- Hoàn cảnh sáng tác: Được viết khi nhà văn đã xa quê, đất nước bị chia cắt.
- Xuất xứ:
 Là một phần trong thiên tuỳ bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tuỳ bút – bút ký “Thương nhớ mười hai” 
Gv: chiếu tác phẩm 
Gv: (giới thiệu)
 “ Thương nhớ mười hai” là tác phẩm được coi là xuất sắc nhất của cây bút Vũ Bằng, gồm mười hai thiên tương ứng với mười hai tháng trong năm tính theo âm lịch của người Việt. “Mùa xuân của tôi” là một phần trong thiên thứ nhất “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt”
Gv: Để các em hiểu hơn về tình yêu mùa xuân đất Bắc, thấy được ngòi bút tinh tế của Vũ Bằng chúng ta đi vào đọc văn bản.
Gv hướng dẫn đọc:
 Bài văn bộc lộ tình cảm nhiệt thành,tha thiết của tác giả khi nhớ về mùa xuân đất Bắc vì vậy khi đọc văn bản các em cần đọc với giọng trầm, sâu lắng, mềm mại, chú ý cách ngắt nhịp ở những câu văn dài.
Gv đọc mẫu à gọi học sinh đọc, nhận xét cách đọc của học sinh
? Theo em văn bản được viết theo thể loại và phương thức biểu đạt nào
- Thể loại: Tuỳ bút
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
Gv( nói): Bài văn đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân Hà Nội- mùa xuân Bắc Việt qua nỗi nhớ da diết của người xa quê.
? Vậy theo em văn bản chia làm mấy phần nội dung chính của từng phần
- Bố cục chia thành 3 phần
 + Phần 1: Từ đầu.mê luyến mùa xuân--> Tình cảm của con người với mùa xuân.
 + Phần 2: Tiếp.mở hội liên hoan--> Cảnh sắc và không khí mùa xuân của đất trời và lòng người.
 + Phần 3: Còn lại--> Cảnh sắc và không khí mùa xuân Bắc Việt sau ngày rằm tháng giêng
Gv: Chiếu bố cục
Gv: Như vậy cũng giống như các bài tuỳ bút các em đã học mạch lạc trong bài văn chủ yếu theo dòng cảm xúc chủ quan, yếu tố này kết hợp với nhịp điệu câu văn và các hình ảnh tạo cho bài văn đậm chất thơ, chất trữ tình. Vậy chất thơ, chất trữ tình ấy thể hiện như thế nào qua ngòi bút của Vũ 
Bằng các em chuyển sang II (tìm hiểu chi tiết)
Gv dẫn:Quy luật tình cảm chung của con người với mùa xuân được thể hiện như thế nào thầy và các em cùng tìm hiểu mục 1 (Tình cảm của con người với mùa xuân)
Gv: gọi hs đọc lại đoạn văn: từ đầumê luyến mùa xuân
Gv nói: Mở đầu đoạn trích là một câu văn được tác giả viết dưới dạng khẳng định “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân”
? Để viện dẫn cho lời khẳng định đó tác giả đã đưa ra những hình ảnh so sánh nào
- Hình ảnh so sánh: non thương nước, bướm thương hoa, trăng thương gió, trai thương gái, mẹ yêu con, cô gái còn son nhớ chồng
Gv: Chiếu hình ảnh so sánh
? Cách so sánh ấy có tác dụng gì
- Làm cho lời văn dí dỏm, gợi niềm thích thú lôi cuốn người đọc vào cảm xúc chung của mình. (chiếu)
? Không những đưa ra những hình ảnh so sánh độc đáo tác giả còn sử dụng nghệ thuật nào nữa
- Nghệ thuật: điệp ngữ “ đừng thương”, “ ai cấm được” ( chiếu)
? Lời văn dí dỏm kết hợp với điệp ngữ tác giả muốn khẳng định với chúng ta điều gì
- Yêu mến mùa xuân là lẽ tự nhiên trong tâm hồn tình cảm của mỗi người
Gv (chuyển): Đúng như thế các em ạ, tình cảm của con người với mùa xuân như một quy luật tất yếu, tự nhiên. 
Vậy tại sao mùa xuân lại có sức hấp dẫn kì diệu với con người như thế các em chuyển sang phần 2 (Cảnh sắc và không khí mùa xuân của đất trời và lòng người)
Gv: (nói) Tác giả tiếp tục sử dụng một loạt câu khẳng định để một lần nữa khẳng định tình yêu của mình với mùa xuân: “ Tôi yêu sông xanh núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế”. 
Vậy tác giả yêu mùa xuân bởi những lẽ gì thầy mời các em theo dõi tiếp đoạn văn “ Mùa xuân của tôi  như thơ mộng”
Hs: đọc 
? Trong hồi tưởng và cảm xúc của tác giả, mùa xuân Bắc Việt- mùa xuân Hà Nội được hiện lên qua những chi tiết hình ảnh nào, tác giả cảm nhận mùa xuân bằng những giác quan nào.
Tiết trời: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh -> thị giác, xúc giác 
Âm thanh: Tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa -> Thính giác
Câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng  - > Trí tưởng tượng ( chiếu)
? Em hiểu “mưa riêu riêu”, “gió lành lạnh” là như thế nào
- Mưa riêu riêu: là mưa phùn hạt mưa nhỏ đều và kéo dài
- Gió lành lạnh: là gió hơi lạnh 
Gv: (nói) Mùa xuân Hà Nội với những nét đẹp : lạnh nhưng vẫn mang cái ấm áp của tình người, những chú nhạn tránh rét nay mùa xuân về kêu lên những tiếng sung sướng, bầu trời đêm trong sáng đẹp, âm thanh của tiếng trống chèo, tiếng hát huê tình của những nam thanh nữ tú.
? Những chi tiết hình ảnh này gợi cho em ấn tượng như thế nào về mùa xuân đất Bắc
Hs: Những hình ảnh đó là những tín hiệu của mùa xuân, rất riêng của đất Bắc ( Chiếu)
? Em hãy chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong đoạn văn này.
Hs:
 Câu khẳng định chứa đầy cảm xúc, câu văn dài chia làm nhiều vế kết hợp với điệp từ “Mùa xuân”, “có” đã làm cho những hình ảnh đẹp của mùa xuân như dồn dập như sống dậy hiện về trong ký ức của nhà văn, dấu chấm lửng đặt ở cuối câu còn gợi ra những vẻ đẹp khác nữa về mùa xuân quê hương
? Qua đó em cảm nhận được mùa xuân đất Bắc có những vẻ đẹp như thế nào.
 Hs: mùa xuân ấm áp trong trẻo, sức sống lan toả trong con người cảnh vật, mùa xuân mang những đặc trưng của miền Bắc 
Gv: (Bình) Thật thế các em ạ, mùa xuân đất Bắc hiện lên với những nét đặc trưng rất riêng: đó là cái se lạnh của “ mưa riêu riêu, gió lành lạnh” như còn vương lại từ mùa đông cũ nhưng đồng thời lại có cái ấm áp nồng nàn tràn ngập đất trời, thấm tận lòng người của tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình đã tạo nên vẻ đẹp rất riêng của mùa xuân đất Bắc.
Gv: (Dẫn) Đặt vào hoàn cảnh sáng tác, Vũ Bằng xa quê rất lâu nhưng khi nhớ về mùa xuân quê hương thì những hình ảnh đẹp lại dội về trong tâm hồn nhà văn. 
? Vậy em hiểu gì về tấm lòng của nhà văn Vũ Bằng
Hs: Rất yêu mùa xuân quê hương. Ông xa quê nhưng vẫn giữ trọn hình ảnh mùa xuân quê hương trong lòng -> đó chính là một biểu hiện của tình yêu quê hương tha thiết
Gv(dẫn) Những dòng hồi tưởng về mùa xuân tiếp tục hiện về trong tâm tưởng nhà văn, tác giả đã tự vẽ lại hình ảnh của mình khi còn sống ở Hà Nội lúc mùa xuân về.
? Dựa vào đoạn văn từ “ Người yêu cảnh cũng thấy yêu thương nữa”, em giúp thầy dựng lại hình ảnh đó
Hs: dựng lại hình ảnh
Gv: nhận xét
? Đoạn văn biểu cảm giàu cảm xúc, em hãy chỉ ra cái đẹp nghệ thuật trong những câu văn đó
Hs: - Biểu cảm trực tiếp: người yêu cảnh
 - Nghệ thuật so sánh với những hình ảnh so sánh đẹp gợi cảm cụ thể: Mùa xuân về :
 + Nhựa sống căng lên 
 + Tim như trẻ ra 
 - Lời nhận xét đánh giá : y như những  
? Từ những đặc sắc về nghệ thuật biểu cảm nhà văn muốn khẳng định sức mạnh nào của mùa xuân.
Hs: Mùa xuân đem đến cho con người niềm yêu cuộc sống
Gv: (Bình) Nhất là với người con xa xứ như Vũ Bằng thì tình yêu với mùa xuân quê hương càng tăng lên gấp bội. Trước mùa xuân, ngỡ như ông đã hoá thân thành muôn loài cỏ cây muông thú để được tắm mình trong mùa xuân, hưởng thụ tất cả sức sống tràn trề của mùa xuân để lớn lên, trẻ lại cùng mùa xuân. Cái tôi của nhà văn trở thành một thi sĩ đa tình say đắm trước mùa xuân. 
Gv: Và mùa xuân là thời điểm để mọi người hướng về tổ tiên với lòng thành kính.
Hs: đọc “ Nhang trầm, đèn nến  mở hội liên hoan”
Gv: Chiếu tranh
? Bức tranh cùng với lời văn đó đã gợi trong em những tình cảm gì.
Cảnh bàn thờ trong gia đình vào ngày tết có hương vòng, mâm ngũ quả, bánh trưng, hoa đào  không khí gia đình đoàn tụ êm đềm ấm cúng, những hình ảnh ấy gần gũi với em -> Đó cũng chính là những giá trị tinh thần của người Việt
? Đặt vào hoàn cảnh xa quê của nhà văn em hiểu thêm được nỗi niềm tâm sự nào của nhà văn.
Hs: Nhà văn nâng niu trân trọng và da diết nhớ cái không khí hạnh phúc của gia đình, ước mơ được trở về sum họp.
Gv:(Bình) Đây không chỉ là ước mơ, khao khát của Vũ Bằng mà là khao khát của tất cả mọi người dân Việt Nam trong cảnh đất nước bị chia cắt
 Qua hồi tưởng của tác giả ta thấy mùa xuân Bắc Việt mang một vẻ đẹp riêng biệt, thơ mộng và dạt dào tình người.
Gv: (Dẫn) Dường như cảm xúc trào dâng trong lòng về mùa xuân, đã ca ngợi rồi còn muốn nói mãi nữa về vẻ đẹp đó nên đoạn tiếp sau tác giả đã dùng 3 câu liên tục để khẳng định “ Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu nhất mùa xuân là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng” Vậy cảnh sắc và không khí của mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng có gì đặc biệt ta cùng tìm hiểu 3
Hs: Theo dõi đọc thầm phần còn lại
Gv: (Dẫn)Nhà văn đã phát hiện được một vẻ đẹp khác nữa của mùa xuân đất Bắc
?Vẻ đẹp đó được biểu đạt bằng những chi tiết hình ảnh nào.
Hs: “ Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong ”
? Qua những chi tiết hình ảnh này em thấy có gì đặc sắc trong cách sử dụng từ ngữ của tác giả.
Hs: Sử dụng nhiều tính từ miêu tả, hình ảnh so sánh cảm nhận tinh tế
? Qua đó vẻ đẹp của thiên sau ngày rằm tháng giêng hiện lên như thế nào
- > Vẻ đẹp của sự tươi tắn của đất trời , cỏ cây trổ lộc đơm hoa kết trái. 
Gv: Và theo Hàn Mặc Tử vẻ đẹp của sắc xuân ấy đã đến độ “chín” trong cảnh vật.
Gv: (Bình)
 Những hình ảnh thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng không còn sôi động rực rỡ bằng những ngày tết mà như bình tĩnh trở lại đang tích tụ chưng cất sức sống của mùa xuân để nối tiếp cuộc tuần hoàn kỳ diệu trong đời sống con người đất trời cỏ cây.
Gv: (Dẫn) Những sinh hoạt của con người cũng có sự chuyển biến
? Em hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó
Hs: 
- Bữa cơm giản dị mộc mạc: cà om với thịt thăn 
- Cuộc sống đời thường êm đềm thường nhật: Cánh màn điều 
(Chiếu )
Gv (chốt): Đó là một cuộc sống bình dị thanh bình, một nét văn hoá đặc sắc của người dân xứ Bắc
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của nhà văn trong đoạn văn này
Hs: Sự quan sát tinh tế
Gv: Sự quan sát cảm nhận tinh tế trong từng chi tiết miêu tả ngoại cảnh cho thấy tác giả không chỉ là người am hiểu thiên nhiên mà còn rất yêu thiên nhiên biết trân trọng cuộc sống và tận hưởng những vẻ đẹp cuộc sống đời thường rất đỗi thân thương của miền Bắc.
Gv: ( dẫn) Để hệ thống lại những giá trị nghệ thuật và nội dung của bài học chúng ta chuyển sang phần III
? Em hãy khái quát lại những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài tuỳ bút:
Hs: Tình cảm biểu đạt chân thực cụ thể ; lời văn giàu hình ảnh cảm xúc được tái hiện qua hồi tưởng.
-> Từ ngữ, câu văn, các biện pháp tu từ mỗi lúc một chắt lọc vừa chính xác vừa in đậm phong cách văn chương của tác giả rất tài hoa, phóng túng 
? Thông qua những đặc sắc về nghệ thuật tác giả muốn biểu đạt tình cảm gì qua bài văn
- Nỗi nhớ da diết của người xa quê
-> Đó chính là tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu cuộc sống tâm hồn tinh tế nhạy cảm của một cây bút tài hoa. Tác giả đã truyền cho ta tình yêu 
mùa xuân yêu quê hương yêu gia đình và yêu đất nước.
Hs : đọc ghi nhớ
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Vũ Bằng(1913- 1984) quê Hà Nội 
- Là nhà văn, nhà báo nổi tiếng
- Sở trường là tuỳ bút, bút kí, truyện ngắn.
2. Tác phẩm
- Trích từ tập tuỳ bút- bút ký “Thương nhớ mười hai”
- Thể loại: Tuỳ bút
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Bố cục: 3 phần
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Tình cảm của con người với mùa xuân.
- Yêu mến mùa xuân là lẽ tự nhiên trong tâm hồn tình cảm của mỗi người.
2. Cảnh sắc và không khí mùa xuân của đất trời và lòng người
- Đẹp, thanh bình mang những nét đặc trưng của miền Bắc
- Mùa xuân gợi niềm yêu cuộc sống, chứa những giá trị tinh của người Việt.
3. Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
- Với sự quan sát tinh tế thấy được sự thay đổi , chuyển biến của cảnh vật và cuộc sống sinh hoạt
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
2. Nội dung
* Ghi nhớ (SGK)
IV. Củng cố luyện tập
*Bài tập: Suy nghĩ một phút và trả lời câu hỏi: Khi xa quê em sẽ nhớ nhất hình ảnh nào về quê hương em
 Gv: nhận xét
V. Hướng dẫn về nhà
 - Tập đọc diễn cảm bài văn
 - Sưu tầm và chép lại những đoạn văn câu thơ hay về mùa xuân
 - Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống

Tài liệu đính kèm:

  • docmua xuan cua toi.doc