Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 24 - Tiết 97: Văn bản: Ý nghĩa văn chương ( Hoài Thanh)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 24 - Tiết 97: Văn bản: Ý nghĩa văn chương ( Hoài Thanh)

A. Mục tiêu cần đạt.

- HS hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm nhân đạo. Tác dụng của văn chương là khơi dậy lòng vị tha, làm cho sự sống thêm giàu đẹp.

- Thấy được thái độ trân trọng của tác giả dành cho văn chương.

- Hiểu được cách nghị luận văn chương vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh.

B. Phương pháp: Phân tích- bình giảng

C. Chuẩn bị: - HS đọc kỹ văn bản và trả lời câu hỏi SGK.

 

doc 10 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 24 - Tiết 97: Văn bản: Ý nghĩa văn chương ( Hoài Thanh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/2/2012 BÀI 24.
 TIẾT 97 Văn bản. Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG ( Hoài Thanh)
A. Mục tiêu cần đạt.
- HS hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm nhân đạo. Tác dụng của văn chương là khơi dậy lòng vị tha, làm cho sự sống thêm giàu đẹp.
- Thấy được thái độ trân trọng của tác giả dành cho văn chương.
- Hiểu được cách nghị luận văn chương vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh.
B. Phương pháp: Phân tích- bình giảng
C. Chuẩn bị: - HS đọc kỹ văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
D. Tiến trình lên lớp
- Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
Lớp
Tiết dạy
Ngày dạy
Sĩ số
7A1
7A2
7A3
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu luận điểm và nhận xét cách lập luận trong bài “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”(Đặng Thai Mai)? 
3. Giới thiệu bài mới:
- GV giới thiệu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
- Hoạt động 2: Đọc- Hiểu văn bản:
- GV hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu.
- HS đọc bài
- Văn bản được trích ở đâu? Do ai viết, viết trong hoàn cảnh nào?
- Tìm bố cục?
- Tác giả đi tìm ý nghĩa văn chương bắt đầu từ câu chuyện tiếng khóc của nhà thi sĩ hoà làm một với sự run rẩy của con chim sắp chết. Điều đó cho thấy t/g muốn cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương như thế nào?
- Từ câu chuyện ấy, tác giả kết luận như thế nào về về nguồn gốc của văn chương? Em hiểu kết luận đó ra sao?
* §iÓm KTM:
 7A1 7A2 7A3 
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc: rõ ràng, rành mạch, nổi bật luận điểm chính.
2. Tìm hiểu chú thích: SGK.
- Tác giả: Là nhà phê bình văn học xuất sắc
- Xuất xứ : Viết năm 1936, in trong sách 
“ Văn chương và hành động”
- Từ khó: SGK
3. Bố cục: 2 phần.
- Từ đầu đến: Gợi lòng vị tha-> Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
( Gồm 2 đoạn văn bản: Khởi nguồn của văn chương, sáng tạo văn chương).
- Còn lại: Công dụng của văn chương.
( Văn chương khơi dậy lòng nhân ái, văn chương làm giàu đẹp cho cuộc sống).
II. Phân tích văn bản.
1, Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
- Văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện tượng đời sống.
- Văn chương là niềm xót thương của con người trước những điều đáng thương.
- Cảm xúc yêu thương mãnh liệt trước cái đẹp là nguồn gốc của văn chương.
* Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài.
- Để làm rõ hơn nguồn gốc của văn chương, Hoài Thanh nêu tiếp một nhận định về vai trò của tình cảm trong sáng tạo văn chương. Đó là nhận định nào?
Hãy giải thích nhận định đó?
- Theo em nhận định trên có đúng không? Hãy lấy ví dụ minh hoạ?
- Tìm những câu văn bàn về tác dụng của văn chương đối với đời sống con người?
- Em hiểu như thế nào về những câu văn ấy?
- Những nhận xét nào thể hiện công dụng của văn chương đối với đời sống con người? Tác giả muốn ta tin và cảm nhận sức mạnh nào của văn chương?
- Hoạt động 3: Hướng dẫn Tổng kết.
- Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài này có gì đặc sắc?
- Em nhận thức thêm được điều gì về văn chương qua bài viết này?
- Hoạt động 4: Củng cố.
- Luyện tập, đọc thêm: SGK.
- Chuẩn bị Kiểm tra 1 tiết.
- Hoạt động 5: Hướng dẫn.
 -> Nhân ái là nguồn gốc chính của văn chương.
* Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo sự sống.
...Nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha.
-> Văn chương phản ánh đời sống, sáng tạo ra đời sống, làm cho đời sống đẹp hơn.
-> Sự sáng tạo ấy bắt đầu từ cảm xúc yêu thương rộng lớn của nhà văn.
( HS tự minh hoạ bằng các tác phẩm đã học)
2, Công dụng của văn chương.
a, Văn chương khơi dậy tình cảm con người.
- Một con người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng...cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?
- Văn chương gây cho ta những tình cảm...rộng rãi đến trăm nghìn lần.
-> Khơi dậy những trạng thái cảm xúc cao thượng của con người.
-> Mở rộng, làm giàu thế giới tình cảm của con người.
b, Văn chương làm giàu đẹp thêm cho cuộc sống.
- Có kẻ nói từ khi các ca sĩ ca tụng ...tiếng suối nghe mới hay.
=>Văn chương làm đẹp và hay những thứ bình thường.
- Nếu pho lịch sử loài người...nghèo nàn đến bực nào.
->Các thi nhân, văn nhân làm giàu thêm cho lịch sử nhân loại.
III. Tổng kết.
1, Nghệ thuật: Nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
2, Nội dung: Nguồn gốc của văn chương là tình cảm nhân ái. Văn chương có công dụng đặc biệt: Vừa làm giàu cho tình cảm con người, vừa làm đẹp cho cuộc sống.
( Người viết là người am hiểu văn chương, có quan điểm rõ ràng, trân trọng đề cao văn chương.)
 TIẾT 98. KIỂM TRA VĂN.
A. Mục tiêu cần đạt.
 - Đánh giá kiến thức của HS về các nội dung sau: Tục ngữ, văn bản nghị luận .
- HS biết vận dụng kiến thức phần văn để giải quyết các bài tập, biết cách trình bày bài kiểm tra.
- GV đánh giá được khả năng nhận thức của HS để có những điều chỉnh cho hợp lý.
B. Chuẩn bị.
- HS tự ôn tập và chuẩn bị giấy kiểm tra. 
- GV thiết kế ma trận đề kiểm tra, in đề, ra đáp án, hướng dẫn HS làm bài.
C. Tiến trình lên lớp.
I. Khởi động
1, Tổ chức: 
Lớp 
 Ngày KT 
Tiết KT
 Sĩ số
7A1
7A2
7A3
 MA TRẬN:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Tục ngữ
- Nhận biết đặc điểm của tục ngữ.
- Nhận diện tục ngữ.
- Hiểu giá trị nội dung của các câu tục ngữ.
Giải thích vì sao tục ngữ được gọi là túi khôn của nhân dân.
Viết đoạn văn CM đức tính giản dị của Bác.
Số câu: 3
Số câu: 4
Số câu: 1
2. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Nhận biết tác giả, tác phẩm, kiểu văn bản.
So sánh các biểu hiện của TTYN.
Số câu: 1,3
Số câu: 1
3. Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Nhận biết tác giả, tác phẩm.
Số câu: 0,3
Số câu: 1
Số câu: 1
4. Ý nghĩa văn chương
- Nhận biết tác giả, tác phẩm.
- Hiểu nguồn gốc văn chương.
Số câu: 0,3
Số câu: 1
Số điểm
1,75
1,25
4
3
10
Tỉ lệ
17,5%
12,5%
40%
30%
100%
2, Kiểm tra bài cũ: không
 3, Giới thiệu bài mới: GV nêu yêu cầu cụ thể của giờ kiểm tra
 - Làm bài đúng số đề của mình( chẵn, lẻ)
 - Thực hiện nghiêm túc quy chế 
- Hoạt động 2:Tiến hành kiểm tra.
1. Đề bài.
 Đề chẵn ĐỀ KIỂM TRA PHÂN MÔN VĂN, LỚP 7.
Họ và tên: lớp: Thời gian làm bài: 45 phút.
A. Phần trắc nghiệm( 3 điểm). Chọn phương án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Nhận định nào đúng về đặc điểm của tục ngữ? 
 A. Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian thể hiện đời sống nội tâm của con người 
 B. Tục ngữ là những câu nói dân gian thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
 C. Tục ngữ là những câu thơ giản dị, dễ hiểu, gần gũi với nhân dân lao động.
 D.Tục ngữ là những cụm từ cố định, có ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh.
Câu 2: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?
 A. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
 B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
 C. Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.
 D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân.
Câu 3: Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao?
 A.Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao, câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát.
 B. Tục ngữ nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất, còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người.
 C. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định, thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình, thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người.
 D. Cả A, B, C đều sai.
 Câu 4: Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh được sáng tác trong thời kì nào?
 A. Thời kì kháng chiến chống Pháp.
 B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ.
 C. Thời kì nước ta xây dựng CNXH ở miền Bắc.
 D. Trong những năm đầu thế kỉ XX.
Câu5: Chứng cứ nào không được tác giả Đặng Thai Mai dùng để nói lên “cái đẹp” của 
Tiếng Việt?
 A. Một thứ tiếng giàu chất nhạc.
 B. Dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt
 C. Rành mạch trong lối nói.
 D. Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú.
Câu 6: Bài văn “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng đã đề cập đến đức tính giản dị của Bác ở những phương diện nào?
 A. Bữa ăn, đồ dùng, căn nhà, quan hệ với mọi người.
 B. Trong nói và viết.
 C. Trong việc ăn mặc.
 D. Gồm A và B.
B. Phần tự luận.( 7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm).
 Phân tích câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”.
 ( Trong một đoạn văn khoảng 7-8 dòng)
Câu 2 (5 điểm) Viết một bài văn ngắn chứng minh rằng: Bác Hồ sống rất giản dị.
 Đề lẻ ĐỀ KIỂM TRA PHÂN MÔN VĂN, LỚP 7.
 Họ và tên: lớp: Thời gian làm bài: 45 phút.
A. Phần trắc nghiệm( 3 điểm). 
 Chọn phương án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Nhận định nào đúng về đặc điểm hình thức của tục ngữ? 
 A. Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian thể hiện đời sống nội tâm của con người 
 B. Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
 C. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, thường có vần lưng, các vế đối xứng nhau, lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
 D.Tục ngữ là những cụm từ cố định, có ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh.
Câu 2: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?
 A. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
 B. Ngồi mát ăn bát vàng.
 C. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân.
 D. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
Câu 3: Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao?
 A.Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao, câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát.
 B. Tục ngữ nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất, còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người.
 C. Cả A, B, C đều sai. 
 D. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định, thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình, thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người.
 Câu 4: Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào?
 A. Trong công cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
 B. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
 C. Trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
 D. Cả A và B.
Câu5: Chứng cứ nào không được tác giả Đặng Thai Mai dùng để nói lên “cái hay” của 
Tiếng Việt?
 A. Dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
 B. Một thứ tiếng giàu chất nhạc.
 C. Ngữ pháp uyển chuyển, chính xác.
 D. Thoả mãn nhu cầu tình cảm, ý nghĩ giữa người với người.
Câu 6: Bài văn “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng đã sử dụng phép lập luận nào là chủ yếu?
 A. Chứng minh. C. Giải thích
 B. Bình luận D. Phân tích.
B. Phần tự luận.( 7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm).
 Phân tích câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”.
 ( Trong một đoạn văn khoảng 7-8 dòng)
Câu 2 (5 điểm) Viết một bài văn ngắn chứng minh rằng: Bác Hồ sống rất giản dị.
- Hoạt động 3. Đáp án và biểu điểm.
 A. Phần trắc nghiệm: 
 Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm, tổng 3 điểm.
1, Đề chẵn:
 Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án 
B
C
C
A
B
D
 2, Đề lẻ:
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
B
D
A
B
A
 B. Phần tự luận. Tổng 7 điểm.
Câu1( 2 điểm)
- HS chỉ ra và phân tích được những đặc điểm về nội dung và hình thức của câu tục ngữ:
+ Câu 1( Đề chẵn): Câu tục ngữ gồm 2 vế, quan hệ điều kiện- kết quả; sử dụng từ ngữ có tính chất khẳng định “ đố mày”. Qua đó nhân dân ta khẳng định, đề cao vai trò của việc học thầy. 
+ Câu 2 ( Đề lẻ): Câu tục ngữ gồm 2 vế, quan hệ so sánh, nhấn mạnh vai trò của việc học ở bạn bè.
- Rút ra bài học được đúc kết từ câu tục ngữ.
* Cách cho điểm: + Đáp ứng yêu cầu 1: 1,5 điểm
 + Đáp ứng yêu cầu 2: 0,5 điểm.
Câu 2 (5 điểm)
- HS viết được bài văn nghị luận chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ. Bài văn có bố cục đủ 3 phần, có luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Có thể sử dụng các dẫn chứng trong bài văn của Phạm Văn Đồng hoặc những dẫn chứng khác song phải biết cách trình bày và lập luận theo luận điểm của mình, tránh sao chép.
- Không mắc lỗi về dùng từ, diễn đạt, viết câu...
* Cách cho điểm: 
+ Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, cho tối đa 5 điểm.
+ Bài viết tỏ ra hiểu đề nhưng dẫn chứng sơ sài, lập luận thiếu thuyết phục, còn mắc lỗi các loại, cho 2 điểm.
- Hoạt động 4: Củng cố. 
1, Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
- Hoạt động 5: Hướng dẫn. 
2, Chuẩn bị bài “ Sống chết mặc bay” ( Phạm Duy Tốn).
 TIẾT 99. CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (Tiếp theo)
A.Mục tiêu cần đạt.
 - HS nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động. Phân biệt câu chủ động, câu bị động và câu bình thường. 
- Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Hình thành ý thức sử dụng khi nói và viết. 
B. Phương pháp: Phân tích – Qui nạp
C. Chuẩn bị: - HS đọc trước SGK và trả lời câu hỏi.
 - GV chuẩn bị một số ngữ liệu để quy nạp nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp
- Hoạt động 1: Khởi động.(7’)
1. Tổ chức:
Lớp
Tiết dạy
Ngày dạy
Sĩ số
7A1
7A2
7A3
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Phân biệt câu chủ động và câu bị động?
Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
- Làm bài tập theo yêu cầu phần 3, mục I, trang 64.
3. Giới thiệu bài mới:
GV nêu yêu cầu và nội dung bài học.
- Hoạt động 2: Bài học.(15’)
* GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu trên bảng phụ rồi trả lời câu hỏi.
- Cho biết các câu trên là câu chủ động hay bị động?
- Hãy chuyển các câu đó thành câu bị động?
- Từ đó, hãy trình bày qui tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
* §iÓm KTM:
 7A1 7A2 7A3 
I. Cách chuyển đổi câu chủ động và câu bị động.
* Ngữ liệu: 
a, Người ta xây chùa từ TK XIX.
b, Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm hoá vàng.
* Phân tích: 
- Các câu trên là câu chủ động.
- Chuyển thành câu bị động:
a, - Chùa được người ta xây từ TK XIX.
 - Chùa xây từ TK XIX.
b, - Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm hóa vàng.
 - Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm hoá vàng.
* Kết luận: Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
- Chuyển từ ( cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị/ được vào sau từ (cụm từ) đó.
- Chuyển từ ( cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
- Hoạt động 3: Luyện tập(21’)
* GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của các bài tập trong SGK.
- HS thực hiện yêu cầu SGK.
- HS trình bày bảng.
- GV gợi ý, HS viết đoạn văn có luận điểm rõ ràng, trình bày luận cứ cụ thể.
- Hoạt động 4: Củng cố.(1’)
- GV nhấn mạnh nội dung bài học. HS đọc phần Ghi nhớ.
- Hoạt động 5: Hướng dẫn.(1’)
- Chuẩn bị bài: Dùng cụm c-v để mở rộng câu.
II. Luyện tập.
Bài 1: Chuyển đổi mỗi câu chủ động thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau?
 a, - Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ TK XIII.
 - Ngôi chùa ấy xây từ TK XIII.
b, - Cánh cửa chùa được người ta làm tất cả bằng gỗ lim.
 - Cánh cửa chùa làm tất cả bằng gỗ lim.
...
Bài 2: Chuyển mỗi câu chủ động thành hai câu bị động : một câu dùng từ bị, một câu dùng từ được. Cho biết sắc thái ý nghĩa của mỗi câu có gì khác nhau?
Bài 3: Viết một đoạn văn nói về ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em, trong đó có dùng ít nhất một câu bị động?
Ví dụ:
- Văn học bồi dưỡng cho em lòng yêu thương con người:
+ Yêu thương những người ruột thịt.
+ Yêu thương những người bất hạnh.
+ Yêu thương đồng loại.
* Câu bị động:
“ Tâm hồn em được văn học sưởi ấm qua những câu ca dao ngọt ngào về tình cha, nghĩa mẹ.” 
* Rút KN gìơ dạy:
 TIẾT 100. LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH.
A. Mục tiêu cần đạt.
- Củng cố cho HS những hiểu biết và kĩ năng làm bài văn lập luận chứng minh.
- HS biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng đó vào việc viết một đoạn bài văn chứng minh cụ thể.
- Giáo dục ý thức trình bày, phương pháp lập luận.
B. Chuẩn bị
- HS chuẩn bị bài trước ở nhà theo hướng dẫn SGK và hướng dẫn cụ thể của GV.
+ Nhóm 1: Viết đoạn văn theo yêu cầu đề 1-2.+ Nhóm 2: Viết đoạn văn theo yêu cầu đề 3- 4.
+ Nhóm 3: Viết theo yêu cầu đề 5-6.+ Nhóm 4: Viết theo yêu cầu đề 7-8.
- GV đọc thêm một số tài liệu tham khảo về văn nghị luận và phép lập luận chứng minh và chuẩn bị hướng dẫn HS theo những tình huống cụ thể.
C. Phương pháp: Rèn kỹ năng
D. Tiến trình lên lớp
- Hoạt động 1: Khởi động.(3’)
1. Tổ chức:
Lớp
Tiết dạy
Ngày dạy
Sĩ số
7A1
7A2
7A3
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Giới thiệu bài mới:
* GV nêu rõ mục đích và yêu cầu của giờ luyện tập.
Hoạt động 2: Bài học (35’)
* HS nhắc lại những kiến thức cơ bản về phép lập luận chứng minh.
- GV nêu yêu cầu cụ thể về việc viết đoạn văn lập luận chứng minh.
I. Yêu cầu chung.
1, Phép lập luận chứng minh:
 Dùng những lí lẽ và dẫn chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm đó là đáng tin cậy.
2, Bố cục: 3 phần.
3, Đoạn văn chứng minh:
- Là một đoạn của phần thân bài ( Không tồn tại độc lập)
- Câu chủ đề cần nêu rõ luận điểm sẽ trình bày trong đoạn văn.
- Các câu khác phải làm rõ cho câu chủ đề.
- Các lí lẽ, dẫn chứng phaỉ được sắp xếp hợp lí để quá trình lập luận chứng minh được rõ ràng, mạch lạc.
II. Luyện tập
1, Hoạt động nhóm:
 Mỗi HS lần lượt trình bày 2 đoạn văn đã chuẩn bị. Các thành viên góp ý ngắn gọn. Mỗi nhóm chọn 2 đoạn văn viết tốt nhất để trình bày trước lớp ( Viết vào bảng phụ)
* HS trình bày dàn ý đã chuẩn bị ở nhà. GV nhận xét, bổ sung.
- Hoạt động 3: Tổng kết.(5’)
* GV hướng dẫn HS hệ thống và nhấn mạnh những kiến thức về đoạn văn lập luận chứng minh.
- Hoạt động 4: Củng cố.(1’)
- GV lưu ý những lỗi cần tránh khi viết đoạn văn nghị luận.
- Hoạt động 5: Hướng dẫn.(1’)
2, Hoạt động chung ở lớp.
- HS các nhóm lần lượt trình bày đoạn văn trước lớp.
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
* Một số luận điểm có thể sử dụng trong các đoạn văn:
- Chúng ta có thể học tập rất nhiều điều ở thực tế song điều quan trọng là mỗi người cần có ý thức học tập tốt.
- Văn chương bồi dưỡng cho ta những tình cảm mới mẻ mà ta chưa có.
- Văn chương góp phần làm đẹp thêm những tình cảm mà ta sẵn có.
- Nói dối có hại cho chính bản thân mình.
- Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 PHẦN KIỂM TRA VÀ NHẬN XÉT GIÁO ÁN 
Ban Giám Hiệu
NguyÔn V¨n C­êng
Tổ trưởng tổ chuyên môn
Hµ Thu H­¬ng

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 24 Ngu van 7.doc