Bài giảng môn học ngữ văn lớp 7 - Bài 3 - Tuần 3 - Tiết 9: Ca dao - dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình

Bài giảng môn học ngữ văn lớp 7 - Bài 3 - Tuần 3 - Tiết 9: Ca dao - dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình

- MỤC TIÊU :

 1/ Kiến thức : Khái niệm ca dao dân ca

 Nội dung ý nghĩa của một số nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình

 2/ Kỷ năng:Đọc –hiểu và phân tích ca dao dân ca trử tình

 - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh ẩn dụ những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trử tình về tình cảm gia đình.

 3/ Thái độ::Học sinh thích sử dụng ca dao dân ca trong nói viết.

II-ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 11 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1078Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học ngữ văn lớp 7 - Bài 3 - Tuần 3 - Tiết 9: Ca dao - dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Bài 3 Tuần 3
Ngày dạy: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH Tiết 9	
I- MỤC TIÊU :
	1/ Kiến thức : Khái niệm ca dao dân ca
 Nội dung ý nghĩa của một số nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình
	2/ Kỷ năng:Đọc –hiểu và phân tích ca dao dân ca trử tình
	- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh ẩn dụ những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trử tình về tình cảm gia đình.
	3/ Thái độ::Học sinh thích sử dụng ca dao dân ca trong nói viết.
II-ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
	 a/ Giáo viên: Nghiên cứu chuyên đề, các tài liệu có liên quan, đáp án.
	 b/ Hs: Ghi chép cẩn thận, làm bài tập đầy đủ, thực hiện các yêu cầu của giáo viên.
III CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
	1' 1- Ổn định- Kiểm tra bài cũ không 
KIỂM TRA 15'
 A/ TRẮC NGHIỆM:
1/ Trong những từ ngữ sau, từ nào không thuộc"chín chử cù lao"(0,5đ)
 A/ Sinh đẻ B/Nuôi dưởng
 C/ Dạy dổ C/ Dựng vợ gả chồng
2/ Hãy nối cụm từ ở cột A với cột B cho phù hợp?(2đ)
A
B
Nối cột
1. Sông Lục Đầu
a/ có thành tiên xây
1.
2. Núi Đức Thánh Tản
b/ sáu khúc nước chảy xuôi một dòng
2.
3.Sông Thương
c/ thắt cổ bồng có thánh sinh
3.
4. Tỉnh Lạng
d/ bên đục bên trong 
4.
3/ Văn bản "Cổng trường mở ra"tác giả Lý Lan?(0,5đ)
 A/ Đúng B/ Sai
4/ Điền các từ sau đây"cần cù, gắng sức,gắng gổ" vào chổ trống cho phù hợp?(1đ)
 Hãy lao động .gắng sức , Ấy chân lưng .nhất đời.
 B/TỰ LUẬN:(6Đ)	5/ Em có nhận xét gì về những bài ca dao tình cảm gia đình?
 Đáp án
a/ Trắc nghiệm : (4đ)
 1. C(0,5đ) , 2. Nối cột :(2đ) 1- b , 2 -c ,3- d , 4 -a 
 3. A(0,5đ) ,4. Điền khuyết:cần cù(1đ)
b/ Tự luận(6đ)
 5/ Nhận xét về những bài ca dao tình cảm gia đình: Lời khuyên nhẹ nhàng mà thấm thía , đó là tình cảm đầu tiên cần có đối với mổi con người
2 / Dạy bài mới: 
1' Hôm nay các em sẽ được học về chủ đề CDDC nói về tình cảm gia đình .đối với mỗi người VN CDDC là dòng sữa ngọt ngào an ủi tâm hồn ta qua lời ru của mẹ,chị.
Tg
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
2'
8'
8’
5’
I Giới thiệu chung:
 1/ Xuất xứ: VHDG 
 2/ Kháiá niệm: Sgk
 3/ Thể loại :lục bát
II.Tìm hiểu văn bản:
a/ Nội dung :
-Nhân vật trử tình trong các bài ca dao về tình cảm gia đình 
+Người ông bà cha mẹ đối với con cháu 
+Người con cháu đối với ông bà cha mẹ(người anh chị em đối với nhau)
-Những tình cảm được biểu lộ trong các bài ca dao về tình cảm gia đình.
 + Tình yêu thương
+ Lòng biết ơn
 +Nổi nhớ
b/ Nghệ thuật:
-Sử dụng biện pháp so sánh ẩn dụ đối xứng tăng cấp
-Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm
-Diễn tả tình cảm qua những mô típ
-Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể
c/Ý nghĩa:
Tình cảm đối với ông bà cha mẹ và ngược lại luôn là những tình cảm sâu nặng thiêng liêng nhất trong đời sống mổi con người.
III. Tổng kết: GN
HĐ1
Nêu xuất xứ ?
Tại sao 4 bài khác nhau lại kết hợp thành văn bản?
HĐ2
Lời cùa ai nói với ai ?về việc gì?
-k-G , thời gian ,nổi buồn như thế nào?
HĐ 3: 
 Giáo viên nhận xét, bổ sung, cho học sinh ghi vở.
HĐ 4: 
(Hướng dẫn HS tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật)
 Hãy nêu những nét nghệ thuật nổi bật của ca dao về tình cảm gia đình?
Giáo viên có thể nêu các câu hỏi gợi ý giúp học sinh hoàn thành câu hỏi trên.
* Nêu ví dụ minh hoạ.
* Giáo viên phát đề kiểm tra cho học sinh làm
* Kiểm tra việc làm bài của học sinh. Đảm bảo tính nghiêm túc và trung thực trong khi làm bài
Ø Học sinh hoạt động cá nhân nêu khái niệm ca dao tình cảm gia đình?
Ø Học sinh nhận xét.
Ø Học sinh ghi vở
Ø Học sinh hoạt động cá nhân nêu ý nghĩa của ca dao về tình cảm gia đình?.
Ø Học sinh nhận xét câu trả lời của bạn.
Ø Học sinh ghi vở
Ø Học sinh nhận đề kiểm tra.
Ø Học sinh làm việc cá nhân nghiêm túc trung thực.
y/c hs ghi
- vì có cùng nội dung nói về tình cảm gia đình
-Mẹ nói với con về công cha mẹ
-Công cha nghĩa mẹ ngang tầm với vẽ cao rộng và vĩnh cửu của thiên nhiên .
- Kín đáo ít ai để ý 
-Cuối ngày
-Không được chăm sóc cha mẹ nhớ thời mẹ nhớ thời con gái đã qua đau thân phận mình đang ở nhà chồng.
- Chân tay liền cơ thể không phụ nhau không chia cắt 
- Anh em gắn bó cha mẹ vui , đó là đã báo hiếu cha mẹ . đề cao tình huynh đệ đạo lý người Việt nam nhắn nhủ anh em đoàn kết vì mái ấm gia đình.
-Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha cho tròn chử hiếu mới là đạo con.
Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể 
Con nuôi mẹ con kể từng ngày
Qua đình ngã nón trong đình 
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
Qua cầu ngã nón trong cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu 
HS ghi
.4’ 3/ Cũng cố:
 	a/ Nêu nội dung bài ca dao trên?
 	 b/Nêu nghệ thuật bài ca dao trên?
 1’ 4/ Dặn dò: Sưu tầm một số bài ca dao dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc lòng các bài ca dao vừa học.
Chuẩn bị trả lời câu hỏi sgk từ 14 trang 37 bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn : Bài 3 Tuần 3
 Ngày dạy: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU Tiết 10
 QUÊ HƯƠNGDẤT NƯỚC CON NGƯỜI
I- MỤC TIÊU:
	1/ Kiến thức:-Nội dung ý nghĩa một số hình thức tiêu biểu cuả nhửng bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước con người
	2/ Kỷ năng:-:Đọc hiểu và phân tích các bài ca dao trử tình
Phát hiện và so sánh hình ảnh quen thuộc trong các bài ca dao trử tình đó
	3/ Giáo dục:Yêu thích những bài ca dao trên và đọc diễn cảm
II ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
 	a/ Giáo viên: sgk , gíao án , bảng phụ
	b/Học sinh: Sgk, vở ghi, trả lời câu hỏi.
III CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
4’	1- Ổn định - Kiểm tra bài cũ:
	a/ Nêu nội dung những bài ca dao về tình cảm gia đình?
	b/ Nêu ý nghĩa những bài ca dao về tình cảm gia đình?
 2- Dạy bài mới: 
1’ 	 Ở các tiết học trước các em đã được học về chủ đề ca dao dân ca nói về tình cảm gia đình, hơm nay những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước và con ngườirất phong phú . Mổi miền quê trên đất nước ta rất nhiều bài đĩ là nội dung bài học ta cần tìm hiểu.	 
Tg
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
10’
18’
7’
I GIỚI THIỆU CHUNG:
- Như bài trước
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
 A/ NỘI DUNG 
-Tên núi tên sông tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể cảnh trí lịch sử văn hoá của từng địa danh 
- Tình yêu chân chất tinh tế, niềm tự hào đối với con người lịch sử truyền thống văn hoá của quê hương đất nước .
b/ Nghệ thuật:
-Sử dụng kết cấu lời hỏi đáp , lời chào mời , lời nhắn nhủ , thường gợi nhiều hơn tả 
- Có giọng điệu thiết tha , tự hào.
- Cấu tứ đa dạng độc đáo 
-Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể 
c/ Ý nghĩa:
Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước
III. Tổng kết: GN
HĐ1
Phần đầu là lời gì?
Phần sau là lời gì?
HĐ2
Học sinh nêu nội dung ca dao về tình yêu quê hương đất nước?.
Những địa danh nào được nhắc đến?
Có đặc điểm riêng và chung nào?
Không nhắc đến HN mà gợi nhớ HN vì sao?
- Hà Nội được nhắc đến là gì?
HĐ 3: 
 Giáo viên nhận xét, bổ sung, cho học sinh ghi vở.
HĐ 4: 
(Hướng dẫn HS tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật)
 Hãy nêu những nét nghệ thuật nổi bật của ca dao về tình yêu quê hương đất nước con người.
Giáo viên có thể nêu các câu hỏi gợi ý giúp học sinh hoàn thành câu hỏi trên.
* Nêu ví dụ minh hoạ.
* Giáo viên phát đề kiểm tra cho học sinh làm
* Kiểm tra việc làm bài của học sinh. Đảm bảo tính nghiêm túc và trung thực trong khi làm bài
Ø Học sinh hoạt động cá nhân nêu khái niệm ca dao về tình yêu quê hương đất nước?
Ø Học sinh nhận xét.
Ø Học sinh ghi vở
Ø Học sinh hoạt động cá nhân nêu ý nghĩa của ca dao về tình yêu quê hương?.
Ø Học sinh nhận xét câu trả lời của bạn.
Ø Học sinh ghi vở
Ø Học sinh nhận đề kiểm tra.
Ø Học sinh làm việc cá nhân nghiêm túc trung thực.
y/c hs ghi 
Ôn lại 
-là lời hỏi
Là lời đáp
Hà Nội, sông Lục Đầu, sông Thương, Tản viên đền Sòng Thanh Hoá, Lạng Sơn 
Hồ Gươm , cầu Thê Húc . chùa Ngọc Sơn, đài nghiện Bút Tháp là danh lam thắng cảnh ở Hà Nội
-Vẻ đẹp văn hoá truyền thống hồ Gươm , gợi truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm thể hiện tinh thần chuộng hoà bình 
-Màu xanh của núi và nước hoà lẩn tạo cảnh đẹp êm đềm tươi mát , khoáng đảng hứa hẹn điều tốt lành 
Ai đi Nam Bộ,
 Tiền Giang Hậu Giang ,
Ai vô thành phố Hồ Chí Minh 
Rực rở tên vàng
Ai lên tây nguyên Công Tum Đắc Lắc
Khu năm dằng dặ khúc ruột miền Trung
Ai về quê hương ta tha thiết 
Sông Hương, bến Cát ,cửa Tùng
HS ghi bài theo sgk
4’ 3. Củng cố :
	a/ Nêu nội dung những bài ca dao trên?
	b/ Nêu nghệ thuật những bài ca dao trên?
1’ 4. Dặn dò:
a/ Các em tiếp tục sưu tầm một số bài ca dao nói về các đề tài trên.
	b/ Học chuẩn bị trả lời câu hỏi từ 13 bài ca dao than thân trang 48
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: Bài Tuần 
 Ngày dạy:	 Từ láy Tiết 
I MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức:
-Khái niệm từ láy 
-Các loại từ láy
	 2. Kĩ năng:
	-Phân tích cấu tạo từ giá trị tu từ trong văn bản 
	-Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gới hình ,gợi tiếng biểu cảm ,để nói giảm hoặc nhấn mạnh.
	 3. Thái độ : 
 	- Sử dụng từ láy hợp lý.
 II ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC :
	a/ Giáo viên:Chọn một số bài tập để học sinh tham khảo và luyện tập.
	b/ Học sinh: Soạn theo hướng dẫn của giáo viên.
 III CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LƠP: 
4’ 1/Ổn định -kiểm tra bài cũ:
	a/ Nêu các loại từ ghép? Cho ví dụ?
	b/ Nghĩa của từ ghép ra sao? Cho ví dụ?
 2/ Dạy bài mới :
 1’ Từ có hai tiếng trở lên nếu có tiếng lặp lại hoàn toàn thì gọi là từ gì?Còn các tiếng giửa chúng có bộ phận nào đó giống nhau gọi là từ gì ta sẽ học bài từ láy 
TG
 Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
10’
10’
5’
10’
I CÁC LOẠI TỪ LÁY:
-Khái niệm:
+Từláy toàn bộ :các tiếng lặp nhau hoàn toàn 
(nhỏ nhẻ, liêu xiêu) hoặc tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra sự hài hoà về âm thanh (nho nhỏ, đèm đẹp , xôm xốp)
+Từ láy bộ phận :giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu (long lanh nhỏ nhắn)hoặc phần vần (lác đác, lí nhí)
II. NGHĨA CỦA TỪ LÁY:
-Đặc điểm về ý nghĩa của từ láy :
+ Nghĩa của từ láy được tạo bởi đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giửa các tiếng 
+Trong trường hợp từ láy có tiếng gốc có nghĩa thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc :sắc thái biểu cảm, 
sắc thái nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ.
Lưu ý :
+ Quy luật biến đổi phụ âm cuối và thanh điệu của một số từ láy toàn bộ.
+ phân biệt từ láy với từ ghép đẳng lập có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần(dẻo day tươi tốt, tươi cươi)
III,Luyện tập:
*Đây là những từ Hán Việt, vì thế em hãy sử dụng thao tác giải nghĩa từ rồi vào đó, em dễ dàng xác định từ nào là từ láy .
HĐ1
Thế nào là từ láy?
Ø Hsinh nêu định nghĩa về từ láy. Kể tên các loại từ láy.
Tù láy có nghĩa như thế nào?
Nhận xét, bổ sung .
Giáo viên chốt vấn đề.
Hướng dẫn hs nhận các từ láy để phân loại.
HĐ2
Hướng dẫn hs thực hiện.
Nhận xét, bổ sung-> rút kinh nghiệm.
-Chú ý xem lại phần ghi nhớ để giải bài tập này
* Hướng dẫn: Các từ in đậm đều có nghĩa chuyển
HĐ3
Lưu ý kiến thức bài từ Hán Việt để làm .Cho hs giải thích nghĩa của từ-> làm bt.
Chốt lại vấn đề cho hs nắm Học sinh thực hành làm bài tập.
Cá nhân làm .
Lớp nhận xét bổ sung.
HĐ4
1/ Tìm các từ láy?
2/ Yêu cầu hs thực hành viết đoạn văn có chứa từ láy
Ø Hsinh nhận và ôn tập lại kiến thức bài cũ.
ØHsinh trình bày nghĩa của từ láy.
-Lần lượt đổi trật tự các tiếng trong mỗi từ. Những từ nghĩa không đổi và nghe xuôi tai là những từ có thể đổi được trật tự.
-HS ôn lại kiến thức từ Hán Việt vận dụng làm BT.Chú ý đến nghĩa của các từ in đậm để làm.
-Bần bật, thăm thẳm, nức nở , tức tưởi, rón rén, lặng lẻ, rực rở , chiêm chíp , 
-HS thực hành viết đoạn văn. Lớp nhận xét , bổ sung.
4’ 3/.Củng cố :
 a/ Em hiểu thế nào là từ láy kể tên các loại từ láy đã học.
 b/ Viết hoàn chỉnh đoạn văn có dụng các loại từ láy.
1’ 4/ Dặn dò:
 - Chuẩn bị bài " đại từ" bằng cách ôn lại các kiến thức đã học để vận dụng vào bài tập trang 54
 - Làm các bài tập 1,2,3,4 do gv chỉ định ( gv phát cho hs các tờ giấy có in sẵn các bài tập để học sinh chuẩn bị trước .)
Ngày sọan:	Bài 3 Tuần: 3
Ngày dạy QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN Tiết:12
I Mục tiêu:
 1)Kiến thức :
 	-Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và bài viết tập làm văn.
 2)Kỷ năng:
	-Tạo lập văn bản có bố cục liên kết, mạch lạc
 3)Thái độ:
 	- Làm văn có phương pháp có ý thức học tập để vận dụng kiến thức 
 II Đồ dùng dạy và học :
	a/ Giáo viên: Sách giáo khoa ,sách giáo viên ,bảng phụ
	b/ Học sinh: Sgk, vở ghi trả lời câu hỏi.
 III Các hoạt động trên lớp:
 4’ 1)Ổn định-Kiểm tra bài cũ :
	a/Nêu điều kiện để văn bản có tính mạch lạc ?
	 b/ Cho ví dụ minh họa?
	2)Dạy bài mới :
 1’ Một văn bản dễ hiểu thì người đọc cảm thấy lôi cuốn nhưng để có được điều đó cần phải có phương pháp đó là quá trình tạo lập văn bản
TG
Nội dung
họat động giáo viên
Họat động học sinh
20’
15’
I Các bước tạo lập văn bản :
Để tạo lập văn bản cần thực hiện các bước :
-Định hướng chính xác:viết cho ai để làm gì,viết cái gì,viết như thế nào?
-Tìm ý và sắp xép ý để có một bố cục rành mạch,hợp lý thể hiện đúng định hướng
-Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu , đọan văn chính xác,trong sáng,có mạch lạc và liên kết chặt chẻ với nhau
-Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt yêu cầu chưa và có cần sửa chửa gì không
II Luyện tập :
a ) khi viết văn bản cần lựa chọn nội dung cần thiết
b)Cần xác định đối tượng để thể hiện nội dung và từ ngữ khác nhau
c) khi làm bài cần lập dàn bài để nội dung không đi lạc hướng
d) Cần đọc lại bài để sửa chữa 
2)Nội dung như thế là chưa phù hợp
-Thiếu trao đổi kinh nghiệm nên chưa đúng nội dung
-Chưa xác định đối tượng giao tiếp của mình
3) Dàn bài cần viết đủ ,rỏ ý ,càng ngắn càng tốt ,lời không cần hòan chỉnh và liên kết
b)Các phần các mục lớn,nhỏ cần được thể hiện trong một hệ thống kí hiệu với cách viết thống nhất
vd;I
A
1
	a
4) Định hướng nội dung
Dàn ý sắp xếp ý
- Viết thành bức thư kiểm tra và sửa
HĐ 1 :
-Cho biết điều gì thôi thúc người ta phải viết thư ?
Muốn tạo môt văn bản cần có quy trình gì ?
Viết thư cần lưu ý điều gì?
HĐ2
Khi viết xong bạn làm gì?
HĐ 3:
 Điều em muốn nói khi tạo văn bản có cần thiết không?
Việc quan tâm đến đối tượng có cần cho bài viết không ?
Khi viết em có xây dựng dàn bài không? điều đó có ảnh hưởng như thế nào?
Tác dụng của kiểm tra sửa chửa ?
Nội dung như trên có phù hợp chưa cần sửa gì?
Dàn bài có cần viết thành câu trọn vẹn không ?cần có câu văn liên kết không?
HĐ4
Viết bức thư cần có những ý gì?
HS:khi có nhu cầu trao đổi tình cảm hay nguyện vọng nên phải viết thư
HS:viết cho ai để làm gì,viết như thế nào
cần viết ý và sắp xếp ý ra sao để bạn hiểu rỏ mình 
HS:viết đúng chính tả ,từ ngữ để bạn chấp nhận
HS: đọc và sửa xem đạt yêu cầu chưa 
HS:viết nội dung cần thiết cần quan tâm
HS:cần vì để tiện xưng hô
HS:xây dựng để tránh viết sai
HS:bài viết sẻ hòan chỉnh hơn
HS: chưa vì thiếu trình bày kinh nghiệm,cần chú ý đến đối tượng tiếp nhận
HS:cần viết ngắn gọn càng tốt không cần phải có sự liên kết các mục lớn nhỏ cần xếp theo một hệ thống
HS: định hướng cho bức thư nói lên nỗi ân hậnvà quyết tâm sửa
-xếp ý
-viết thành bức thư
-kiểm tra ,sửa
4’	3)Củng cố :
 a/ Để có văn bản “lão nông và các con” La phôn ten đã tạo lập văn bản như thế nào qua các bước ?
	b/ Tìm ý và sắp xép ý để có một bố cục rành mạch,hợp lý thể hiện đúng định hướng như thế nào?
1’	4)Dặn dò :
	-Tạo lập văn bản có tính mạch lạc
	- Học, làm bài tập tiếp, chuẩn bị luyện tập tạo lập văn bản trang 59 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày sọan:	VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN Tuần 3
Ngày KT :	 SỐ I Ở NHÀ Tiết 12
	I MỤC TIÊU:
	- Ôn về văn tự sự ,miêu tả,cách dùng từ đặt câu và liên kết ,bố cục văn bản ,mạch lạc trong văn bản
	- Có ý thức học tập và vận dụng vào bài văn của mình 
	- Vận dụng kiến thức đã học vào một bài văn cụ thể
	II TIẾN HÀNH KIỂM TRA 
	Em hãy viết thư cho bạn cũ kể lại những thay đổi của lớp mình trong năm học mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 7 tuan 3.doc