1.Kiến thức
-Hệ thống hoá kiến thức về văn biểu cảm.
-Hệ thống kiến thức về văn nghị luận.
2. Kĩ năng
-Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm và nghị luận đã học.
-Làm bài văn biểu cảm văn nghị luận.
3.Tình cảm
Yêu mến văn biểu cảm và văn nghị luận.
Ngày soạn: Lớp 7a. Tiết......Ngày giảng ......Sĩ số.Vắng. Bài 33: Tiết 127 : ôn tập phần tập làm văn. I. Mục tiêu bài học 1.Kiến thức -Hệ thống hoá kiến thức về văn biểu cảm. -Hệ thống kiến thức về văn nghị luận. 2. Kĩ năng -Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm và nghị luận đã học. -Làm bài văn biểu cảm văn nghị luận. 3.Tình cảm Yêu mến văn biểu cảm và văn nghị luận. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: -Tư liệu: Tư liệu ngữ văn 7. -Phương tiện: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đọc bài, ôn bài ở nhà. III Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Không K/T 2. Bài mới: Giới thiệu bài. HĐGV HĐHS KTCĐ HĐ1 H/d ôn tập văn bản biểu cảm đã học. -Nêu nội dung bài tập 1, hướng dẫn làm bài tập. -Tổng hợp nội dung cần đạt (bp). -Chú ý nghe, làm bài tập. -Trình bày kết quả. -Chú ý . I. Về văn biểu cảm. 1. Các văn bản biểu cảm đã học -Cổng trường mở ra -Mẹ tôi -Cuộc chia tay của những con búp bê. -Một thứ quà của lúa non: Cốm. -Mùa xuân của tôi. -Sài Gòn tôi yêu. HĐ2 H/d ôn tập đặc điểm của văn bản biểu cảm. -Nêu nội dung bài tập 2, hướng dẫn làm bài. -Tổng hợp ý kiến, đưa ra nội dung cần đạt. -Chú ý nghe, làm bài tập. -Trình bày ý kiến. -Nhận xét, bổ sung. -Chú ý, ghi chép. 2. Đặc điểm của văn biểu cảm. -Mục đích: Bày tỏ tình cảm, tư tưởng, thái độ và đánh giá của người viết đối với người và việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học. -Cách thức: Người viết phải biến đồ vật, cảnh vật, con người, sự việc thành hình ảnh để bộc lộ tình cảm cảm xúc. -Bố cục theo mạch tình cảm. HĐ3 H/d tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm ?Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm? ?Yếu tố tự sự có vai trò gì trong văn biểu cảm? -Chốt nội dung cần đạt -Suy nghĩ, trả lời. -Bổ sung. -Trả lời, bổ sung -Chú ý . 3. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm. -Cốt để khêu gợi cảm xúc, tình cảm chứ không phải để miêu tả đầy đủ phong cảnh, chân dung hay sự việc. -Trong miểu tả đã thể hiệntình cảm, cảm xúc, tâm trạng. 4. Vai trò của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm. Việc điểm xuyên vào một vài nhân vật cốt truyện đơn giản nhằm là nổi bật cảm xúc tâm trạng. HĐ4 H/d tìm hiểu phương pháp biểu cảm. -Nêu nội dung vài tập 5+6, hướng dẫn làm bài. -Nhận xét, chữa bài, đưa ra nội dung cần đạt -Chú ý nghe. -Làm bài tập. -Trình bày kết quả. -Nhận xét, chữa bài. -Chú ý , ghi vở. 5. Phương pháp biểu cảm Khi muốn bày tỏ tình yêu thương, lòng ngưỡng mộ ngợi ca đối với con người, sự vật hiện tượng thì phải nêu được: -Với con người: Vẻ đẹp ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động, vẻ đẹp tâm hồn, tính cách. -Với vật, cảnh: Vẻ đẹp riêng, ấn tượng đối với cảnh, quan con người. Các phương tiện tu từ trong văn biểu cảm: -So sánh, ẩn dụ, nhân hoá. -Câu cảm, hô ngữ, trực tiếp bộc lộ cảm xúc, tình cảm. -Câu hỏi tu từ, điệp ngữ, cấu trúc câu, câu văn kéo dài dào dạt ý thơ. HĐ5 Nội dung, bố cục của văn biểu cảm. -Nêu nội dung bài tập, hướng dẫn làm bài. -Tổng hợp ý kiến, đưa ra nội dung cần đạt. -Chú ý nghe, làm bài tập. -Trình bày kết quả -Nhận xét, chữa bài. -Chú ý, ghi vở. 6. Nội dung, bố cục văn biểu cảm. -Nội dung văn bản biểu cảm thể hiện tâm trạng, cảm xúc, tình cảm, đánh giá, nhận xét của người viết. Sử dụng nhiều phương tiện tu từ để bộc lộ cảm xúc. -Bố cục: +Mở bài: Nêu đối tượng biểu cảm, cảm xúc khái quát. +Thân bài: Khái triển cụ thể từng cảm xúc, tâm trạng, tình cảm. +Kết bài: Khắc sâu tâm trạng, cảm xúc, tình cảm. 3. Củng cố Hệ thống hoá nội dung bài, h/d chuẩn bị bài ở nhà. 4. Dặn dò Chuẩn bị bài cho tiết 128.
Tài liệu đính kèm: