Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 33 - Tiết 133: Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 33 - Tiết 133: Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn

A. Mục tiêu cần đạt.

 - HS biết cách sưu tầm ca dao tục ngữ theo chủ đề.

- Bước đầu biết chọn lọc sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.

- Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.

B. Phương pháp: Tổng hợp kiến thức

C. Chuẩn bị : - HS đọc kỹ câu hỏi SGK.

 - GV chuẩn bị những yêu cầu cụ thể đối với HS.

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2266Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 33 - Tiết 133: Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Bài 33 
Tiết 133. Chương trình địa phương
 phần Văn và Tập làm văn. 
A. Mục tiêu cần đạt.
 - HS biết cách sưu tầm ca dao tục ngữ theo chủ đề. 
- Bước đầu biết chọn lọc sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
- Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
B. Phương pháp: Tổng hợp kiến thức 
C. Chuẩn bị : - HS đọc kỹ câu hỏi SGK.
 - GV chuẩn bị những yêu cầu cụ thể đối với HS.
D. Tiến trình lên lớp
 Hoạt động của GV- HS
 Nội dung cần đạt
- Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
Lớp
Tiết dạy
Ngày dạy
Sĩ số
7A1
7A2
7A3
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Giới thiệu bài mới:
- GV nêu ngắn gọn mục đích giờ học.
- Hoạt động 2: Bài học.
* GV yêu cầu HS báo cáo kết quả sưu tầm ca dao dân ca và tục ngữ.
- Đại diện HS đọc những câu đã sưu tầm được và trao đổi về nội dung một số câu chưa hiểu rõ về nội dung.
* GV tổng kết đánh giá về hoạt động sưu tầm ca dao tục ngữ.
I.Báo cáo kết quả sưu tầm ca dao dân ca và tục ngữ.
- Về số lượng: cả lớp sưu tầm được bao nhiêu câu ca dao dân và tục ngữ. Số lượng của mỗi tổ là bao nhiêu. Tổ nào, cá nhân nào sưu tầm được nhiều nhất.
- Về chất lượng: Có bao nhiêu câu nói về địa phương và có bao nhiêu câu được lưu hành ở địa phương. Căn cứ vào nội dung cụ thể, những câu ấy có thể chia thành mấy nhóm.
II. Tổng kết hoạt động sưu tầm ca dao dân ca và tục ngữ.
1. ưu điểm.
- Có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm, nhiều em có ý thức tìm đọc sách báo ở địa phương, hỏi ngươì già và nghệ nhân ở địa phương.
- Số lượng sưu tầm đạt và vượt yêu cầu.
- Biết cách sắp xếp theo thứ tự hợp lí.
- Nhiều câu tục ngữ ca dao gắn liền với vác địa danh ở địa phương và có ý nghĩa trong việc cung cấp tri thức về các sản vật ở địa phương. Từ đó giáo dục lòng tự hào về quê hương đất nước.
 Ví dụ: - Dù ai đi ngược về xuôi.
 Cơm nắm lá cọ là người Sông Thao.
 - Thóc Gia Điền, tiền ấm Hạ.
* GV nhấn mạnh những tồn tại chính.
- Hoạt động 3: Tổng kết.
- GV tuyên dương những cá nhân và tổ làm tốt công tác sưu tầm.
- GV giải đáp thắc mắc của HS về những câu ca dao tục ngữ mà các em chưa hiểu rõ..
- Hoạt động 4: Củng cố.
- Nhắc nhở, động viên HS tiếp tục sưu tầm ca dao tục ngữ.
- Hoạt động 5: Hướng dẫn.
2. Tồn tại:
- Còn một bộ phận HS chưa tích cực sưu tầm nên số lượng và chất lượng chưa đạt yêu cầu.
Có em còn chép của các bạn trong nhóm, trong tổ hoặc của các bạn lớp khác.
- Một số câu tục ngữ, ca dao chưa có giá trị về nội dung (có em còn nhầm với vè).
- Có nhóm công tác biên soạn chưa tốt, sắp xếp lộn xộn.
* Rút KN giờ dạy:
 Tiết 134, 135 Chương trình địa phương 
 phần Văn và Tập làm văn (tiếp). 
A. Mục tiêu cần đạt.
 - HS biết cách sưu tầm ca dao tục ngữ theo chủ đề. Bước đầu biết chọn lọc sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng. Cung cấp cho HS một số câu tục ngữ, ca dao nói về địa phương hoặc được lưu hành ở địa phương.
- Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
B. Phương pháp: Tổng hợp kiến thức 
C. Chuẩn bị
- HS đọc kỹ câu hỏi SGK.
- GV chuẩn bị những yêu cầu cụ thể đối với HS.
D. Tiến trình lên lớp
 Hoạt động của GV- HS
 Nội dung cần đạt
- Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
Lớp
Tiết dạy
Ngày dạy
Sĩ số
7A1
7A2
7A3
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Giới thiệu bài mới:
- GV nêu cụ thể nội dung giờ học.
- Hoạt động 2: Bài học.
* GV yêu cầu HS báo cáo kết quả sưu tầm ca dao dân ca và tục ngữ.
- Đại diện HS đọc những câu đã sưu tầm được và trao đổi về nội dung một số câu chưa hiểu rõ về nội dung.
- Gv giới thiệu một số câu ca dao lưu hành ở địa phương cho học sinh nghe.
* GV tổng kết đánh giá về hoạt động sưu tầm ca dao tục ngữ.
III, Giới thiệu những câu tục ngữ ca dao dân ca viết về địa phương hoặc được lưu hành ở địa phương.
 1. Bưởi Chi Đám, quýt Đan Hà
 Cà phê Phú Hộ, đồi trà Thái Ninh.
2. Muốn ăn gạo trắng nước trong
 Vượt qua dốc Kợo vào trong Đàn Trầm.
3. Sông Thao nước đỏ như son
Người đi có nhớ nước non quê mình.
4. Trước nương sơn, sau nương chè
 ước gì ta lại đi về cung nhau
5. Sang chơi anh nhớ hẹn ngày
 Để em ngắt ngọn chè đây bắc cầu.
- Giáo viên sưu tầm cho HS nghe.
- Tổ chức thi hát dân ca theo tổ
- Hoạt động 3: Tổng kết.
- GV tuyên dương những cá nhân và tổ làm tốt công tác sưu tầm.
- GV giải đáp thắc mắc của HS về những câu ca dao tục ngữ mà các em chưa hiểu rõ..
- Hoạt động 4: Củng cố.
- Nhắc nhở, động viên HS tiếp tục sưu tầm ca dao tục ngữ.
- Hoạt động 5: Hướng dẫn.
Về nhà sưu tầm và biờn soạn nộp theo tổ đỳng thời hạn.
IV. Nghe băng đĩa những bài hát dân ca Phú Thọ.
 Học sinh nghe xong có thể tổ chức cho các em hát lại các bài hát dưới hình thức thi theo tổ.
* Rút KN giờ dạy:
 Tiết 136. hoạt động ngữ văn
A.Mục tiêu cần đạt.
 - HS biết đọc diễn cảm các bài văn nghị luận và các bài thơ trữ tình đã học trong chương trình ngữ văn lớp 7. 
- Biết đọc lưu loát, rõ ràng, đúng dấu câu, ngữ điệu và thể hiện tình cảm của mình. 
- Từ đó củng cố và hiểu sâu sắc hơn giá trị của những tác phẩm đã học.
B. Phương pháp: Tổng hợp kiến thức 
C. Chuẩn bị
- HS đọc kỹ và chuẩn bị theo yêu cầu SGK.
D. Tiến trình lên lớp
- Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
Lớp
Tiết dạy
Ngày dạy
Sĩ số
7A1
7A2
7A3
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Giới thiệu bài mới:
- GV nêu vai trò và yêu cầu của việc đọc diễn cảm đối với hoạt động Đọc- Hiểu văn bản.
- Hoạt động 2: Bài học.
* GV nêu yêu cầu cụ thể về việc đọc diễn cảm.
* GV và HS thống nhất cách đọc từng bài.
- HS đọc. GV nhận xét, uốn nắn.
I.Yêu cầu đọc diễn cảm.
1, Đọc đúng: 
- Phát âm đúng, chính xác.
- Ngắt câu, ngát nhịp đúng. Chú ý các câu văn dài phải căn cứ vào dấu câu; hoặc câu thơ phải căn cứ vào đặc điểm thể thơ để đọc cho đúng.
2, Đọc diễn cảm:
- Đối với văn nghị luận cần thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu lập luận của từng văn bản.
- Đối với thơ trữ tình cần thể hiện được cảm xúc của tác giả, làm rõ tư tưởng tình cảm của tác giả. 
II. Tổ chức đọc diễn cảm.
1, Đọc diễn cảm các bài văn nghị luận.
* Bài 1: Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.( Hồ Chí Minh)
- Giọng chung toàn bài: hào hứng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.
- Cụ thể:
+ Phần mở bài: Nhấn mạnh các từ ngữ “nồng nàn”, “ đó là”, “sôi nổi”. Cần ngắt các vế chính xác, câu cuối đọc nhanh dần.
+ Phần thân bài: Nhấn mạnh một số từ ngữ, nhấn mạnh các điệp ngữ, giọng liệt kê, các cặp quan hệ từ.
+ Phần kết bài: Giọng nhỏ, đọc chậm, hai câu cuối giọng giảng giải, khúc triết.
* GV gọi HS đọc từng bài. Chú ý nhận xét cụ thể và gọi đọc bổ sung.
- Hoạt động 3: Tiểu kết.
- GV nhận xét giờ đọc diễn cảm.
- Hoạt động 4: Củng cố.
- Nhắc nhở, động viên HS tiếp tục rèn luyện đọc diễn cảm.
- Hoạt động 5: Hướng dẫn.
- Chẩn bị đọc các bài thơ trữ tình đã học.
*Bài 2: Sự giàu đẹp của tiếng Việt. 
 ( Đặng Thai Mai)
- Toàn bài: Đọc chậm rãi, điềm đạm, tình cảm tự hào.
- Cụ thể:
+ Hai câu đầu: đọc chậm và rõ, nhấn mạnh các từ ngữ “tự hào”, “tin tưởng”....
+ Đoạn giữa: Chú ý điệp từ, cụm từ mang ý nghĩa giải thíc “ Nói thế có nghĩa là nói rằng”, giọng to, rõ ràng khúc triết, lưu ý các từ in nghiêng.
+ Câu cuối cùng: đọc giọng khẳng định vững chắc.
*Bài 3:Đức tính giản dị của Bác Hồ. 
 (Phạm Văn Đồng)
- Toàn bài: Đọc với giọng nhiệt tình, ca ngợi, giản dị mà sang trọng. Chú ý các câu cảm thán.
- Cụ thể:
+ Hai câu đầu: Nhấn giọng vào từ ngữ “nhất quán”, “long trời lở đất”. Tăng cảm xúc ngợi ca.
+Đoạn tiếp: đọc thể hiện tình cảm ấm áp, gần với giọng kể chuyện.
+ Đoạn cuối: Cần phân biệt lời văn của tác giả với lời trích của Bác Hồ. Hai câu cuối đọc giọng hùng tráng và khúc triết.
*Bài 4:ý nghĩa văn chương. 
 (Hoài Thanh)
- Toàn bài: Đọc chậm, giản dị, tình cảm sâu lắng.
- Cụ thể:
+ Hai câu đầu: giọng tự sự, dứt khoát.
+ Đoạn tiếp: giọng tâm tình, thủ thỉ.
+ Đoạn cuối: khẳng định rõ ràng, dứt khoát.
* Rút KN giờ dạy:
 Tiết 137. hoạt động ngữ văn (tiếp).
A. Mục tiêu cần đạt.
 - HS biết đọc diễn cảm các bài thơ trữ tình đã học trong chương trình ngữ văn lớp 7. Biết đọc lưu loát, rõ ràng, đúng dấu câu, ngữ điệu và thể hiện tình cảm của mình. Từ đó củng cố và hiểu sâu sắc hơn giá trị của những tác phẩm đã học.
B. Phương pháp: Tổng hợp kiến thức 
C. Chuẩn bị
HS đọc lại các bài thơ trữ tình đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7.
C. Tiến trình lên lớp
 Hoạt động của GV- HS
 Nội dung cần đạt
- Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
Lớp
Tiết dạy
Ngày dạy
Sĩ số
7A1
7A2
7A3
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Giới thiệu bài mới:
- GV nêu yêu cầu và những điều cần lưu ý khi đọc diễn cảm các bài thơ trữ tình.
- Hoạt động 2: Bài học.
* GV nêu yêu cầu cụ thể về việc đọc diễn cảm các bài thơ trữ tình.
* GV và HS thống nhất cách đọc từng bài.
- HS đọc.
- GV nhận xét, uốn nắn.
II. Tổ chức đọc diễn cảm.
1, Đọc diễn cảm các bài thơ trữ tình.
a, Thơ trữ tình trung đại:
* Bài thơ: Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)
- Đọc đúng nhịp của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Giọng điệu toàn bài: mạnh mẽ, hùng tráng thể hiện niềm tự hào và ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù.
- Nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện thái độ của tác giả.
* Bài thơ: Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang khải).
- Hai câu đầu: đọc cao giọng thể hiện hào khí chiến thắng và lòng tự hào của tác giả.
- Hai câu cuối: Giọng trầm xuống thể hiện suy ngẫm, khát vọng về nền thái bình của đất nước trong tương lai.
* Bài thơ: Thiên Trường vãn vọng (Trần Nhân Tông).
 Giọng thong thả, thư thái, bộc lộ tình yêu và gắn bó với cuộc sống thôn dã của tác giả.
* Đoạn trích: Côn Sơn ca ( Nguyễn Trãi)
 Đọc theo nhịp chẵn của thể thơ lục bát. Giọng thơ nhẹ nhàng, thể hiện niềm giao cảm hoà hợp với thiên nhiên của nhà thơ.
* Đoạn trích: Sau phút chia li (Đoàn Thị Điểm)
 Đọc theo nhịp của thể thơ song thất lục bát, nhấn giọng ở những điệp ngữ. Chú ý thể hiện tâm trạng của người chinh phụ.
- GV gọi HS đọc từng bài. 
- Chú ý nhận xét cụ thể và gọi lại theo đúng yêu cầu.
( Khuyến khích những HS đọc thuộc lòng và diễn cảm)
- Hoạt động 3: Tổng kết.
- GV nhận xét giờ đọc diễn cảm.
- Hoạt động 4: Củng cố.
- Nhắc nhở, động viên HS tiếp tục rèn luyện đọc diễn cảm, nhất là các bài thơ trữ tình và các văn bản nghị luận.
- Hoạt động 5: Hướng dẫn.
- Chẩn bị bài: Chương trình ngữ văn địa phương phần Tiếng Việt.
* Bài thơ: Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
Chú ý nhấn mạnh các quan hệ từ và thành ngữ. Giọng thơ bộc lộ niềm tự hào và sự cảm thông trước số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
* Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
 Đọc đúng đặc điểm về vần, nhịp và đối của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Thể hiện nỗi niềm nhớ nươc thương nhà của tác giả.
* Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.
 Đọc với giọng vui tươi hóm hỉnh, thể hiện tình bạn chân thành, gắn bó.
b, Thơ trữ tình hiện đại:
* Bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
 Đọc đúng theo đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Chú ý nhấn giọng ở các điệp ngữ.
* Bài thơ Rằm tháng giêng Hồ Chí Minh.
Đọc bản dịch theo thể thơ lục bát. Chú ý điệp từ “xuân”. Giọng thơ thể hiện niềm lạc quan của Bác.
* Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
Đọc với giọng kể chuyện tâm tình, nhấn mạnh điệp ngữ “Tiếng gà trưa”. Giọng thơ tha thiết thể hiện nõi nhớ của người lính xa quê, nhớ bà.
* Rút KN giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 33.doc