Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Chuyên đề Giáo dục đạo đức học sinh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Chuyên đề Giáo dục đạo đức học sinh

 Nhà nước ta đặt ra giáo dục là quốc sách hàng đầu,là sự nghiệp của nhà nước và của toàn Đảng toàn dân ta.

 Luật giáo dục qui định : Mục tiêu GD là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội, hình thành và phát triền nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ Quốc. Đúng vậy, một con người có ích phải là một con người toàn diện cả về tri thức lẩn đạo đức, một con người có tài mà không có đức sẽ là người vô dụng.

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Chuyên đề Giáo dục đạo đức học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề
 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
 ________________
 Nhà nước ta đặt ra giáo dục là quốc sách hàng đầu,là sự nghiệp của nhà nước và của toàn Đảng toàn dân ta.
 Luật giáo dục qui định : Mục tiêu GD là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội, hình thành và phát triền nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ Quốc. Đúng vậy, một con người có ích phải là một con người toàn diện cả về tri thức lẩn đạo đức, một con người có tài mà không có đức sẽ là người vô dụng. Hiện nay vấn đề về đạo đức học sinh đang có chiều hướng đi xuống, số học sinh chưa ngoan ngày càng tăng, nổi trội nhất là tình trạng vô lễ, không tôn trọng, không vâng lời thầy cô.Còn ở gia đình các em không vâng lời cha mẹ và có thái độ phản kháng , chống đối lại cha mẹ khi bị la rầy, chê trách .Đứng trước vấn đề này đòi hỏi ngành giáo dục chúng ta phải tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp nhất nhằm giáo dục đạo đức học sinh vì ngoài dạy chữ cho các em chúng ta con phải dạy người, dạy cho các em nên người , thành một người vùa có tài vừa có đức, tức là một con người”vừa hồng vừa chuyên” cho đất nước
 Những nguyên nhân chính của tình trạng sa sút đạo đức
Do ý thức học tập chưa cao: những học sinh không ngoan thường tâp trung ở những học sinh có học lực yếu, do các em bị hỏng kiến thức từ những lớp dưới vì thế không tiếp thu được bài nên dẩn đến tình trạng các em chán học và quấy rối trong giờ học.
Do ảnh hưởng bạn bè – Một số học sinh cá biệt rủ rê , lôi kéo những học sinh khác cúp tiết , trốn học tụ tập thành băng nhóm.
Do ảnh hưởng gia đình – Một số gia đình ít quan tâm đến con cái, vì lo phát triển kinh tế , không có thời gian chú ý đến sự thay đổi của con mình. Bên cạnh đó có những em được sống trong gia đình khá giả, được cưng chìu quá mức cũng dẫn đến hư hỏng.
Do nhận thức sai lệch – Các em chưa nhận thức rỏ đâu là tốt , đâu là xấu, đâu đúng , đâu sai.
Do ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường – Xã hội ngày càng phát triển, các dịch vụ vui chơi giải trí ngày càng phong phú, phim ảnh tràn lan đủ các thể loại, các em học thói đua đòi , ăn chơi hưởng thụ.
Do ảnh hưởng tâm lý lứa tuổi – Lứa tuổi học sinh THCS là lúc các em muốn tự khẳng định mình, muốn làm người lớn nên các em bướng bỉnh, khó bảo
 Chính những nguyên nhân trên mà dẫn đến tình trạng xuống cấp đạo đức như hiện nay.Đối với những học sinh này, khi đến trường , đến lớp rất khó có thể chấp hành theo đúng nội qui của trường, của lớp . Với tính cách như thế, khi vi phạm bị thầy cô phê bình , nhắc nhở thì các em có thái độ phản kháng, chống đối thậm chí có thái độ vô lể ,xúc phạm đến thầy cô.
 Những giải pháp để giáo dục đạo đức học sinh:
1.Tuyên truyền giáo dục
Tuổi học sinh THCS là tuổi con bồng bột , suy nghĩ con nông cạn chính vì thế nhà trường cần thông qua buổi sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoài giờ, giờ sinh hoạt lớp, thông qua cac hoat động Đoàn- Đội để giáo dục đạo đức học sinh.
2.Phương pháp nêu gương
Lập danh sách những học sinh cá biệt ,tìm cách dần dần đưa các em vào nề nếp, theo dõi , động viên. Nếu phát hiện các em có biểu hiện tích cực thì kịp thời khen ngợi việc làm đó trước sân cờ,trước tập thể nhầm khuyến khích các em cố gắng hơn và đồng thời động viên các học sinh khác
3.Lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh trong từng môn học 
Đối với các giờ lên lớp ở các môn như : văn, GDCD, lịch sử chúng ta có thể vừa dạy vừa giáo dục đạo đức học sinh thông qua những câu chuyện cổ tích, câu chuyện ngụ ngôn có trong bài học, giúp học sinh phân biệt được thiện ác, tốt xấu, đúng sai và rút ra được bài học gì qua mỗi câu chuyện . Và thông qua những bài học về đạo đức có thể liên hệ thực tế bằng những tình huống trong đời sống hàng ngày,nêu rỏ những việc không được làm, không nên làm để từ đó học sinh nhận thức được và chuyển đổi hành vi, ứng xử của mình.
4.Phối hợp với các bộ phận giáo dục trong và ngoài nhà trường
a.Sự phối hợp của GVCN và GVBM
- GVCN là người thay mặt nhà trường nhắc nhở, động viên học sinh chấp hành tốt nội qui, là người gắn bó thường xuyên và gần gũi nhất với học sinh. GVCN phải hiểu hết cá tính, tính tình của từng học sinh của mình, học sinh nào ngoan , học sinh nào chưa ngoan và phải liên hệ với gia đình để tìm hiểu kỹ hoàn cảnh của từng học sinh , tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em để có những biện pháp, cách thức riêng nhằm giúp đỡ các em bằng tất cả tình thương và trách nhiệm. GVCN phải liên hệ chặt chẻ với gia đình, kịp thời thông báo với gia đình về những biểu hiện không tốt của học sinh ở trường, kịp thời phát hiện những học sinh bắt đầu có biều hiện không ngoan , báo ngay cho gia đình để kịp thời ngăn chặn.
- GVBM thông qua GVCN để nắm thông tin về đặc điểm cá tính của những học sinh cá biệt này từ đó tìm ra biện pháp thích hợp để quản lý tốt học sinh trong giờ dạy của mình.
b. Sự phối hợp của Đoàn – Đội
- Đoàn – Đội là môi trường hoạt động của thanh thiếu niên, tại môi trường này HS có cơ hội tham gia các hoạt động phong trào, có cơ hội làm việc và khẳng định mình. Chúng ta phải xem vai trò của Đoàn – Đội là hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học sinh, thông qua những hoạt động của Đoàn- Đội như: người tốt việc tốt , giúp bạn vượt khó ,thi đua tiết học tốt , vòng tay bè bạn, tổ chức về nguồn, thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng nhằm giúp HS có ý thức về việc tốt, biết giúp đỡ người khác , biết cội nguồn , yêu thương và kính trọng mọi người.
c. Sự cộng tác của cha mẹ học sinh
- Cha mẹ học sinh giữ một vai trò tích cực trong công tác giáo dục đạo đức HS. Tại các cuộc họp PHHS , nhà trường phải chỉ rỏ tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức HS và mối nguy hại của việc sa sút về đạo đức để gia đình phối hợp tích cực trong việc giáo dục con mình.
 Trên đây là một số giải pháp nhằm giáo dục đạo đức học sinh , nhưng cuộc sống trong xã hội lúc nào cũng muôn màu muôn vẽ , con người thì tồn tại có kẻ xấu , người tốt .Đó là qui luật của XH. Điều quan trọng là chúng phải thưc hiện bằng hết lương tâm và trách nhiệm của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen de GDDDHS.doc