Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Chuyên đề: Tiếng Việt

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Chuyên đề: Tiếng Việt

Mức độ cần đạt

* Giúp học sinh:

- Hiểu cấu tạo của các loại từ ghép, từ láy và nghĩa của từ ghép từ láy; nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm .

- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của việc dùng từ láy trong văn bản .

- Hiểu giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy, yếu tố Hán Việt .

- Biết cách sử dụng từ ghép, từ láy, từ Hán Việt .

 

doc 65 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 4327Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Chuyên đề: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: 	 TIẾNG VIỆT
Phần I: TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
I.Mức độ cần đạt	
* Giúp học sinh:
- Hiểu cấu tạo của các loại từ ghép, từ láy và nghĩa của từ ghép từ láy; nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm .
- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của việc dùng từ láy trong văn bản .
- Hiểu giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy, yếu tố Hán Việt .
- Biết cách sử dụng từ ghép, từ láy, từ Hán Việt .
II. Chuẩn bị
- Gv: Hệ thống kiến thức Sgk, tham khảo sách bài tập, tài liệu liên quan, ra bài tập, soạn giáo án dưới dạng đề cương. Tích hợp một số văn bản đã học, chuẩn bị ĐDDH phù hợp với từng đơn vị kiến thức.
- Hs: Ôn tập lại kiến thức, học bài làm bài trước khi đến lớp.
III. Nội dung kiến thức
I.Từ ghép
*Lí thuyết :
1. Khái niệm: Từ ghép là những từ do hai hoặc nhiều tiếng có nghĩa tạo thành.
- Ví dụ : hoa + lá = hoa lá.
 học + hành = học hành.
- Chú ý : Trong Tiếng việt phần lớn từ ghép có 2 tiếng.
2. Phân loại : Có hai loại từ ghép
*Từ ghép chính phụ: Có tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Ví dụ : + Bút bút máy, bút chì, bút bi
 + Làm làm thật, làm dối, làm giả
*Từ ghép đẳng lập:Có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, không phân ra tiếng chính tiếng phụ.
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
- Có thể đảo vị trí trước sau của các tiếng dùng để ghép.
- Ví dụ : - Áo + quần quần áoquần áo
 - Xinh + tươi Xinh tươi tươi xinh.
* Luyện tập
 Bài 1: Khoanh tròn vào chữ các đứng trước câu trả lời đúng :
Từ ghép chính phụ là từ ghép như thế nào ?
A . Từ có hai tiếng có nghĩa.
B . Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa.
C . Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
D . Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Bài 2: Hãy sắp xếp các từ sau đây vào bảng phân loại từ ghép:
 Học hành, nhà cửa, xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp,vôi ve, nhà khách, nhà nghỉ.
Bài 3: Nối một từ ở cột A vớ một từ ở cột B để tạo thành một từ ghép hợp nghĩa ở cột C
A
B
C
Bút
tôi
Xanh
mắt
Mưa
bi
Vôi
gặt
Thích
ngắt
Mùa
ngâu
Bài 4 : Xác định từ ghép trong các câu sau:
a. Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
b. Nếu không có điệu Nam ai
Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi.
Nếu thuyền độc mộc mất đi
Thì hồ Ba Bể còn gì nữa em.
c.Ai ơi bưng bát cơm đầy.
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Bài 5 : Tìm các từ ghép trong đoạn văn sau và cho chúng vào bảng phân loại :
 “ Mưa phùn đem mùa xuân đến, mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ . Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhội hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác .
Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được cho uống thuốc.”
* Gợi ý trả lời :
Bài 1: D
Bài 2: 
Từ ghép chính phụ
Học hành, nhà cửa, nhãn lồng, chim sâu, xe đạp, vôi ve, nhà khách, nhà nghỉ.
Từ ghép đẳng lập
Nhà cửa, làm ăn, đất cát
 Bài 3: Bút bi, xanh ngắt, mưa ngâu, vôi tôi, thích mắt, mùa gặt
Bài 4: 
Câu
Từ ghép đẳng lập
Từ ghép chính phụ
a
Ăn ngủ .
Học hành .
b
Điệu Nam Ai, sông Hương, thuyền độc mộc, Ba Bể.
c
Dẻo thơm .
Bát cơm .
Bài tập 5: 
Từ ghép chính phụ
Mưa phùn, mùa xuân, chân mạ, dây khoai, cây cà chua, xanh rợ, mầm cây, cây nhôi .
Từ ghép đẳng lập
Cây bàng, cây bằng lăng, mùa hạ, mưa bụi, uống thuốc.
II. Từ láy:
* Lí thuyết 
1. Khái niệm :
- Từ láy là một kiểu từ phức đặc biệt có sự hòa phối âm thanh, có tác dụng tạo nghĩa giữa các tiếng. Phần lớn từ láy trong Tiếng Việt được tạo ra bằng cách láy tiếng gốc có nghĩa.
- Ví dụ : + Khéo khéo léo.
 + Xinh xinh xắn.
2. Phân loại : 
* Từ láy toàn bộ: Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo sự hài hòa về âm thanh.
- Láy toàn bộ giữ nguyên thanh điệu:
 Ví dụ : xanh xanh xanh.
- Láy toàn bộ có biến đổi thanh điệu:
 Ví dụ : đỏ đo đỏ.
* Láy bộ phận: 
- Láy phụ âm đầu :
 Ví dụ : Phất phất phơ
- Láy vần : 
 Ví dụ : xao lao xao.
3.Tác dụng :
- Từ láy giàu giá trị gợi tả và biểu cảm. Từ láy tượng hình có giá trị gợi tả đường nét, hình dáng màu sắc của sự vật.Từ láy tượng thanh gợi tả âm thanh. 
- Ví dụ : “ Lom khom dưới núi tiều vài chú 
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà .”
* Luyện tập
Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Từ láy là gì ?
A. Từ có nhiều tiếng có nghĩa.
B.Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu.
C. Từ có các tiếng giống nhau về vần.
D.Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên cơ sở một tiếng có nghĩa.
2.Trong những từ sau từ nào không phải từ láy.
A. Xinh xắn. B.Gần gũi. 
C. Đông đủ. D.Dễ dàng.
3.Trong những từ sau từ nào là từ láy toàn bộ ?
A. Mạnh mẽ. B. Ấm áp.
C. Mong manh. D. Thăm thẳm.
Bài 2: Hãy sắp xếp các từ sau vào bảng phân loại từ láy :
“Long lanh, khó khăn, vi vu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thoang thoảng,nhỏ nhắn,ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu. ”
Bài 3: Điền thêm các từ để tạo thành từ láy.
- Rào . ;.bẩm;.tùm;nhẻ;lùng;chít;trong;ngoan;
lồng; mịn; bực.;đẹp.
Bài 4 : Cho nhóm từ sau : 
“ Bon bon, mờ mờ, xanh xanh, lặng lặng, cứng cứng, tím tím, nhỏ nhỏ, quặm quặm, ngóng ngóng ” .
Tìm các từ láy toàn bộ không biến âm, các từ láy toàn bộ biến âm ?
Gợi ý trả lời :
Bài 1:1D. 2. D 3. D.
Bài 2
Từ láy toàn bộ
Ngời ngời, hiu hiu, loang loáng, thăm thẳm.
Từ láy bộ phận
Long lanh , khó khăn, nhỏ nhắn, bồn chồn, lấp lánh.
Bài 3:Rào rào, lẩm bẩm, um tùm, nhỏ nhẻ, lạnh lùng,chi chít, trong trắng, ngoan ngoãn, lồng lộn, mịn màng, bực bội, đẹp đẽ.
Bài 4 :*Các từ láy toàn bộ không biến âm: Bon bon, xanh xanh, mờ mờ.
* Các từ láy toàn bộ biến âm: Quằm quặm, lẳng lặng, ngong ngóng, cưng cứng, tim tím, nho nhỏ .
III Từ Hán Việt:
* Lí thuyết
1. Khái niệm:
- Từ Hán Việt là từ gốc Hán nhưng được đọc theo cách Việt, viết bằng chữ cái cla-tinh. 
- Ví dụ : Sính lễ, trưởng thành , gia nhân
Chú ý : Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt:
 + Ví dụ : Xuất /quỷ / nhập / thần 4 chữ,4 tiếng, 4 yếu tố Hán Việt.
- Có yếu tố Hán Việt được dùng độc lập:
 + Ví dụ : Sơn , thủy, thiên, địa, phong ,vân
- Có yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập, hoặc ít được dùng độc lập mà chỉ được dùng để tạo từ ghép.
 + Ví dụ : Tiệt nhiên, như hà, nhữ đẳng
- Có yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa.
 + Ví dụ : Hữu- bạnTình bằng hữu.
 Hữu- bên phải Hữu ngạn sông Hồng. 
 Hữu- có Hữu danh vô thực.
2.Từ ghép Hán Việt
a Từ ghép đẳng lập :
* Do hai hoặc nhiều tiếng Hán Việt có nghĩa tạo thành.
- Ví dụ : + Quốc gia Quốc (nước) + gia (nhà)
bTừ ghép chính phụ . 
* Từ ghép chính phụ Hán Việt được ghép theo 2 kiểu:
- Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
+ Ví dụ : Ái quốc, đại diện, hữu hiệu
- Tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau:
+ Ví dụ : Quốc kì, hồng ngọc, mục đồng, ngư ông
c Sử dụng từ Hán Việt :
- Phải hiểu nghĩa của từ Hán Việt để sử dụng cho đúng, cho hợp lí, cho hay lúc giao tiếp.
- Từ Hán Việt có thể làm cho thơ văn thêm đẹp: cổ kính, hoa mĩ, trang trọng và trang nhã.
* Luyện tập:
Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1 . Chữ “thiên”trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời ” ?
A . Thiên lí . B. Thiên thư . C . Thiên hạ . D . Thiên thanh .
2 . Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập ?
A . Xã tắc . B . Quốc kì . C . Sơn thủy . D . Giang sơn .
Bài 2: Giải thích ý nghĩa của các yếu tố Hán – Việt trong thành ngữ sau : “ Tứ hải giai huynh đệ ”
Bài 3 : Xếp các từ sau vào bảng phân loại từ ghép Hán Việt : “ Thiên địa , đại lộ , khuyển mã , hải đăng , kiên cố, tân binh, nhật nguyệt, quốc kì, hoan hỉ, ngư ngiệp”
* Gợi ý trả lời :
Bài 1 :1 A . 2 . B .
Bài 3 :
Bài 2 :- Tứ : bốn 
 Hải : biển . Bốn biển đều là anh em . - Giai : đều .
- Huynh : anh . - Đệ : em .
Từ ghép đẳng lập
- Thiên địa, khuyển mã, kiên cố, nhật nguyệt, hoan hỉ.
Từ ghép chính phụ
Đại lộ, hải đăng, tân binh, ngư nghiệp.
III . Từ đồng nghĩa
* Lí thuyết
1.Khái niệm : Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Ví dụ : Mùa hè – mùa hạ, quả - trái, sinh - đẻ .
2. Phân loại :
a. Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa.
b . Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Là những từ có nghĩa gần giống nhau nhưng sắc thái ý nghĩa khác nhau.
- Ví dụ : + “ Áo chàng đỏ tựa ráng pha ,
 Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in .” ( Chinh phụ ngâm )
 + “Khuyển mã chí tình ” ( Cổ ngữ )
- Ví dụ :+ “Giữa dòng bàn bạc việc quân
 Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” .( Hồ Chí Minh )
 “Mênh mông bốn mặt sương mù 
 Đất trời ta cả chiến khu một lòng ”. ( Việt Bắc – Tố Hữu )
* Luyện tập
Bài 1 : Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1 . Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “thi nhân ” ?
A . Nhà văn . B . Nhà thơ . C . Nhà báo . D . Nghệ sĩ .
2 . Yếu tố “tiền” trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với những yếu tố còn lại ?
A . Tiền tuyến . B . Tiền bạc . C . Cửa tiền . D . Mặt tiền .
Bài 2 : Điền từ thích hợp vào các câu dưới đây : “ Nhanh nhảu , nhanh nhẹn , nhanh chóng ” .
a) Công việc đã được hoàn thành .
b) Con bé nói năng 
c) Đôi chân Nam đi bóng rất 
Bài 3 : Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa.
Chết, nhìn, cho, chăm chỉ, hi sinh, cần cù, nhòm, siêng năng, tạ thế, biếu, cần mẫn, thiệt mạng, liếc, tặng, dòm, chịu khó .
Bài 4 : Cho đoạn thơ: " Trên đường cát mịn một đôi
 Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa
 Gậy trúc dát bà già tóc bạc
 Tay lần tràn hạt miệng nam mô" (Nguyễn Bính)
a) Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm.
b) Đặt câu với các từ em vừa tìm được.
Bài 5 : Viết một đoạn văn khoảng 8 – 12 câu ( chủ đề ngày khai trường ) trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa .
* Gợi ý :
Bài 1 :1 . A . 2 . B .
Bài 2: a ) Nhanh chóng . b ) Nhanh nhảu . c ) Nhanh nhẹn .
Bài 3 :
Từ đồng nghĩa hoàn toàn 
Chăm chỉ , cần cù , siêng năng , cần mẫn , chịu khó ,
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn 
Chết, hi sinh, tạ thế, thiệt mạng, cho, biếu, tặng, nhìn, liếc, nhòm, 
* Hoặc có thể xếp như sau :
a) chết, hi sinh, tạ thế, thiệt mạng
b) nhìn, nhòm, ngó, liếc, dòm
c) cho, biếu, tặng
d) kêu, ca thán, than, than vãn
e) chăn chỉ, cần cù, siêng năng, cần mẫn,chịu khó
g) mong, ngóng, trông mong
Bài 4 : a ) tìm từ đòng nghĩa ; đỏ - thắm, đen – thâm, bạc – trắng
 b) hs chú ý đặt câu cho đúng sắc thái
 IV .Từ trái nghĩa 
* Lí thuyết
1. Khái niệm 
- Từ trái nghĩ ... nh thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất.
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Bài cũ: Sưu tầm những câu ca dao, thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con đối với cha mẹ 
Bài mới: Soạn bài“Cuộc chia tay của những con búp bê”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...........
Tuần 1 	Ngày soạn: 26/08/2012
Tiết PPCT: 3 Ngày dạy: 29/08/2012
 Tiếng Việt: TỪ GHÉP
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nhận diện được hai loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
- Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghĩa của từ ghép đẳng lập.
- Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lí.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
- Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập
- Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập
2. Kỹ năng: 
- Nhận diện các loại từ ghép
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ 
- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát
3. Thái độ: HS có ý thức trau dồi vốn từ và biết cách sử dụng từ từ ghép một cách hợp lí vào nói và viết
C.PHƯƠNG PHÁP: 
Phân tích, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp động não, thảo luận nhóm
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: Bạn nào còn nhớ khái niệm từ ghép, thử nhắc lại cho cả lớp cùng nghe? 
3.Bài mới: Trong chương trình lớp sáu các em đã làm quen với khái niệm từ ghép. Đó là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau. Bài học hôm nay cô sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về cấu tạo, trật từ sắp xếp và nghĩa của “Từ ghép”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG
- GV treo bảng phụ, ghi VD SGK/13
- GV: Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức ở VD, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính?	
- HS thảo luận nhóm (nhóm 1, 2).	
- GV: Em có nhận xét gì về trật tự giữa các tiếng trong những từ ấy? 
- HS: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
- GV: treo bảng phụ ghi VD SGK/14.
- GV: Các tiếng trong 2 từ ghép quần áo, trần bổng ở VD có phân ra tiếng chính tiếng phụ không?	 
- HS thảo luận nhóm (nhóm 3, 4).	
- GV: Từ ghép có mấy loại? Thế nào là từghép chính phụ? Thế nào là từ ghép đẳng lập?
- HS trả lời, GV chốt ý.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/14.
- GV: So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa của từ thơm, em thấy có gì khác nhau?	
-HS: +Bà ngoại: người đàn bà sinh ra mẹ. +Bà: người đàn bà đàn bà sinh ra mẹ hoặc cha. 
+ Thơm: có mùi như hương của hoa, dễ chịu, làm cho thích ngửi.
+Thơm phức: có mùi thơm bốc lên mạnh hấp dẫn.
-GV: So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần áo, nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng, em thấy có gì khác nhau?	 
-HS: Quần áo: quần và áo nói chung. Trầm bổng (âm thanh): lúc trầm lúc bổng nghe rất êm tai.	 
-GV: Cho biết nghĩa của từ ghép chính phụ, nghĩa của từ ghép đẳng lập?
HS trả lời, GV chốt ý.
HS đọc ghi nhớ SGK/14.	
LUYỆN TẬP
Bài 1:
GV : Gọi 2 hs lên bảng làm bt 
- Phân loại từ ghép đẳng lập, chính phụ?
- Vì sao em lại xếp như vậy ?
Bài 2: GV treo bảng phụ - hs lên điền từ
- Điền thêm tiếng để tạo từ ghép chính phụ ?
GV treo bảng phụ - hs lên điền từ 
- Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập ?
Gọi hs trả lời 
- Trả lời tại sao ? 	
Bài 6: Gv làm mẫu từ “mát tay”:
- Mát tay : 
+ Mát : Chỉ trạng thái vật lý 
+ Tay : Bộ phận của cơ thể
- Mát tay: Chỉ trình độ nghề nghiệp, có tay nghề giỏiàkết quả khái quát hơn nghĩa của “mát” “tay”
- Hs tập giải nghĩa các từ còn lại
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- GV hướng dẫn HS tìm từ ghép trong văn bản “Mẹ tôi”.
- Đọc bài, tìm hiểu các ví dụ trong sgk.
Chuẩn bị bài “ Từ láy”: Đọc trước bài, tìm hiểu ví dụ và khái niệm trong phần ghi nhớ.
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1. Cấu tạo từ ghép :
a. Từ ghép chính phụ
- bà ngoại: tiếng chính: bà 
 tiếng phụ: ngoại
- thơm phức: tiếng chính: thơm 
 tiếng phụ: phức
 Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính=> Từ ghép chính phụ
b. Từ ghép đẳng lập
- Quần áo, trầm bổng: không phân ra tiếng chính và tiếng phụ, các tiếng bình đẳng với nhau về quan hệ ngữ pháp.
=> Từ ghép đẳng lập
2. Nghĩa của từ ghép
a, Nghĩa của từ ghép chính phụ:
+ bà: người phụ nữ cao tuổi-> Nghĩa rộng
+ bà ngoại: người đàn bà sinh ra mẹ-> Nghĩa hẹp.
 Nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà
=> Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính: Tính chất phân nghĩa:
b, Nghĩa của từ ghép đẳng lập
+ quần áo: là hợp nghĩa của hai từ quần, áo
+ trầm bổng: hợp hai am thanh: trầm và bổng.
=> Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn so với nghĩa của các tiếng tạo nên nó : Tính chất hợp nghĩa..
* Ghi nhớ sgk/14
II.LUYỆN TẬP:
Bài 1: 
- Từ ghép chính phụ: xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cây cỏ, lâu đời, cười nụ
- Từ ghép đẳng lập: suy nghĩ, chài lưới, đầu đuôi, ẩm ướt
Bài 2: Bút bi, thước kẻ, mưa rào, làm quen, ăn bám, trắng xóa, vui mắt, nhát gan.
Bài 3: Từ ghép đẳng lập 
- Núi non, núi sông ; ham thích, ham muốn; 
- Xinh đẹp, xinh tươi ; mặt mũi, mặt mày;
- Học hành, học hỏi ; tươi tốt, tươi tỉnh.
Bài 4: - Sách, vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được.
- Sách vở là từ ghép đẳng lập hợp nghĩa chỉ chung các loại sách và vở của học sinh nên không nói một cuốn sách vở.
Bài 6: Nghĩa của các từ đã cho khái quát hơn nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.
- Gang thép :
+ Gang : Chỉ một kim loại rắn giòn
+ Thép : Chỉ một kim loại mỏng mềm hơn gang
- Gang thép : Chỉ một đức tính tốt của một người (Cứng rắn, cương quyết )
* Nhận xét: Nghĩa của các từ ghép trên khái quát hơn nghĩa của các tiếng.Có sự chuyển nghĩa so với nghĩa của các tiếng.
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Bài cũ:
- Khái quát lại các loại từ ghép, nghĩa của từ ghép chính phụ, đẳng lập . Làm các bài tập còn lại . 
- Nhận diện từ ghép trong văn bản “Mẹ tôi”
Bài mới: Soạn bài “Từ láy” 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................
Tuần 1 	Ngày soạn: 27/08/2012
Tiết PPCT: 4 	Ngày dạy: 01/09/2012
 Tập làm văn: LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn bản
- Biết vận dụng những liên kết vào việc đọc – hiểu và tạo lập văn bản
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
Khái niệm liên kết trong văn bản
Yêu cầu về liên kết trong văn bản
2. Kỹ năng: 
Nhận biết và phân tích tính liên kết của các văn bản
Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết
3. Thái độ: 
 - HS có ý thức trau dồi và biết vận dụng tính liên kết vào thực tiễn đời sống
C.PHƯƠNG PHÁP: 
Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp động não, thảo luận nhóm
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2.Kiểm tra bài cũ: Học sinh nhắc lại kiến thức chung về văn bản:Văn bản là gì?Văn bản có tinh chất gì?
3.Bài mới: Mỗi văn bản phải có nội dung chủ đề nhất định. Vậy làm sao để văn bản truyền đạt được các nội dung chủ đề đó một cách dễ hiểu? Bài học “Liên kết trong văn bản” sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Nếu En Ri Cô chưa hiểu ý bố thì hãy cho biết vì sao? (vì giữa các câu còn chưa có sự liên kết )
- Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì? 
HS: trả lời nêu khái niệm liên kết
GV: liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản
* Bài tập thêm: “Tôi đến trường. Em Thu bị ngã”. Ở đây nêu mấy thông tin? Những thông tin này như thế nào với nhau? 
HS: hai thông tin - không liên quan với nhau.
GV:Em hãy sửa lại câu văn để 2 thông tin này gắn kết với nhau? HS:Trên đường tới trường, tôi thấy em Thu bị ngã . )
GV treo bảng phụ ghi đoạn văn SGK: Chỉ ra sự thiếu liên kết của chúng. Hãy sửa lại để thành một đoạn văn có nghĩa?	
HS: Giữa các câu không có các phương tiện ngôn ngữ để nối kết.Thêm vào “Còn bây giờ giấc ngủ”
 -Thay từ “đứa trẻ” bằng “con”.
GV: Một Văn bản có tính liên kết trước hết phải có điều kiện gì? Cùng với điều kiện ấy các câu trong Văn bản phải sự dụng các phương tiện gì?	
HS thảo luận nhóm, trình bày.	
GV nhận xét, chốt ý.	
HS đọc ghi nhớ .
LUYỆN TẬP
Bài 1
GV đọc đoạn văn, chia Hs làm 4 nhóm đọc đoạn văn và sắp xếp câu văn theo thứ tự hợp lí để tạo thành 1 đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ.
HS làm việc nhóm sắp xếp và giải thích cách sắp xếp của nhóm.
 Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống?
Bài 2:GV hướng dẫn, gọi HS đọc và trả lời tại chỗ.
Bài 3 GV đọc, HS điền từ.
Bài 4: Giáo viên hướng dẫn, gợi ý và giải thích cho Hs nghe.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Bài cũ: Đọc lại truyện, chú ý chi tiết chàng khoai đọc “khắc xuất”, “khắc nhập”
Bài mới: Chuẩn bị bài “ Bố cục trong văn bản”: Đọc bài, tìm hiểu ví dụ trong sgk.
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản.
a.Tính liên kết của văn bản:
* Ví dụ sgk/17:
- Đoạn văn khó hiểu vì giữa các câu văn không có mối quan hệ gì với nhau.
-> Liên kết: là sự nối kết các câu, các đoạn trong văn bản một cách tự nhiên, hợp lí, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu
b,Phương tiện liên kết trong văn bản :
- Ví dụ a: thiếu tâm trạng của bố-> Thiếu nội dung.
- Ví dụ b:
+ Thêm cụm từ : còn bây giờ
+ Thay từ “Đứa trẻ”băng từ : con
-> Dùng từ, câu văn thích hợp để liên kết.
->Muốn tạo được tính liên kết trong văn bản cần phải sử dụng những phương tiện liên kết về hình thức và nội dung.
2. Kết luận
- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
- Liên kết là làm cho nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Phương tiện liên kết: các từ ngữ, câu văn thích hợp.
* Ghi nhớ sgk/18
II. Luyện tập :
Bài 1 :
Sơ đồ câu hợp lí : 1 - 4 - 2 - 5 - 3
Bài 2 
- Đoạn văn chưa có tính liên kết.
- Vì chỉ đúng về hình thức ngôn ngữ song không cùng nói về một nội dung.
Bài 3 
Điền từ : bà, bà , cháu, bà, bà, cháu, thế là.
- Các câu chưa nối liền với nhau một cách hợp lí 
Bài 4: Giải thích: Nếu tách 2 câu văn khỏi các câu khác trong văn bản thì có vẻ rời rạc. Nhưng nếu đặt trong văn bản, thì 2 câu vẫn liên kết với các câu khác làm thành một thể thống nhất.
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Bài cũ: Tìm hiểu và phân tích tính liên kết trong văn bản “Cây tre trăm đốt”
- Bài mới: Soạn bài: “Bố cục trong văn bản”
E. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong phu dao van 7.doc