Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Đặc trưng văn hóa lúa nước của người Việt qua tục ngữ

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Đặc trưng văn hóa lúa nước của người Việt qua tục ngữ

A. Mục tiêu cần đạt

 - Mở rộng, nâng cao hiểu biết về tục ngữ Việt Nam

- Làm quen với một số câu tục ngữ thông dụng thể hiện qua đặc trưng văn hóa lúa nước của người Việt.

Phân tích được một số bài câu tục ngữ trong kho tàng tục ngữ Việt Nam.

B. Chuẩn bị

 - Giáo viên: Tham khảo tài liệu, soạn bài

 - Học sinh: Ôn lại các câu tục ngữ đã học.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1831Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Đặc trưng văn hóa lúa nước của người Việt qua tục ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn: 22 /1/2013 BUỔI 11 ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA LÚA NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT QUA TỤC NGỮ
Giảng: /1/2013
A. Mục tiêu cần đạt
 - Mở rộng, nâng cao hiểu biết về tục ngữ Việt Nam
- Làm quen với một số câu tục ngữ thông dụng thể hiện qua đặc trưng văn hóa lúa nước của người Việt.
Phân tích được một số bài câu tục ngữ trong kho tàng tục ngữ Việt Nam.
B. Chuẩn bị
 - Giáo viên: Tham khảo tài liệu, soạn bài
 - Học sinh: Ôn lại các câu tục ngữ đã học..
C. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức: 7A: 7B:
2. Kiếm tra : Đọc thuộc 1 câu tục ngữ mà em thích nhất? Giải thích vì sao em thích?
3. Bài mới
ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA LÚA NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT QUA TỤC NGỮ
1. Giới thiệu chung
Từ trước đến nay nhiều bài viết quan tâm đến cây lúa gắn với kinh nghiệm sản xuất, thời tiết, thời vụ, trồng trọt, canh tác...trong tục ngữ (xem TLTK 1, 2, 5, 9), tuy vậy chưa có bài viết nào tìm hiểu lớp từ ngữ làm thành trường ngữ nghĩa nói về cây lúa và sản phẩm từ lúa phản ánh đặc trưng văn hóa lúa nước của người Việt. Vì vậy, bài học này hướng đến nhiệm vụ làm sáng tỏ luận điểm trên.
2. Khái niệm văn hóa
Theo Từ điển tiếng Việt (chủ biên), văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con ngời sáng tạo trong quá trình lịch sử. Kho tàng văn hóa dân tộc. Văn hóa phơng đông. Nền văn hóa cổ. 2. Những hoạt động của con ngời nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát). Phát triển văn hóa. Công tác văn hóa. 3. Tri thức, kiến thức, khoa học (nói khái quát). Học văn hóa. Trình độ văn hóa (10, tr.1062). Chúng tôi sử dụng khái niệm văn hóa với nghĩa thứ nhất. Theo cách hiểu nghĩa thuộc nhóm thứ nhất này thì giá trị tinh thần có nhiều biểu hiện, trong đó có ngôn ngữ. Còn tác giả F. Mayor (nguyên Tổng bí th UNESCO) thì phát biểu: "Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỉ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc". Theo định nghĩa thứ hai này thì ngôn ngữ, chính là sản phẩm của quá trình hoạt động sáng tạo của con ngời và chúng tạo nên các giá trị mà không ai chối cãi. Qua ngôn ngữ, chúng ta nhận ra những nét văn hóa riêng của một dân tộc, trong số đó có ngời Việt.
3. Về sự tồn tại của lớp từ ngữ chỉ cây lúa và các sản phẩm từ lúa phản ánh văn hóa lúa nước
Khảo sát cuốn Tục ngữ Việt Nam chọn lọc của Vương Trung Hiếu, NXB Văn nghệ, 1996 (618 trang) với 96 chủ đề, chúng tôi nhận thấy dấu ấn văn hoá lúa nước của người Việt thể hiện qua tục ngữ khá rõ. Trong tổng số 2400 phát ngôn tục ngữ thì có đến 446 phát ngôn có chứa các từ ngữ xuất hiện thành trường đề cập đến cây lúa và sản phẩm từ cây lúa. Số lượng lớn các từ này nói lên dấu ấn văn hóa lúa nước của người Việt để lại khá rõ trong kho tàng tục ngữ. Sau đây chúng tôi đi vào miêu tả từng nhóm cụ thể.
3.1. Các từ gọi tên cây lúa và sản phẩm từ cây lúa
Khảo sát các phát ngôn tục ngữ, chúng tôi nhận thấy lớp từ gọi tên hạt lúa - kết quả cuối cùng của công đoạn trồng cây lúa - xuất hiện khá nhiều. Người Việt canh tác lúa nước với mục đích lấy hạt lúa làm lương thực chính. Cây lúa đến thời kì chín rộ, có màu vàng mơ, người ta thu hoạch về lấy hạt, được gọi là hạt lúa. Nhưng khi đã mang về nhà (có thể phơi khô để cất giữ) còn được gọi là thóc. Nếu hạt lúa còn ở trên cây chưa thu hoạch thì không gọi là hạt thóc mà gọi là hạt lúa. Trong tư liệu của chúng tôi có bốn từ được dùng với tần số cao là lúa, thóc với 44 lần xuất hiện: Thóc hoa dâu, trầu lá mặt; Hạt lúa vàng, hạt thóc cũng vàng; Ăn không thì hóc, chẳng xay thóc thì phải ẵm em; Chứa tiền chứa thóc thì giàu; Khen nhà giàu lắm thóc; Có thóc mới bóc nên gạo; Có thóc mới cho vay gạo; Con học thóc vay... Trong sử dụng từ lúa có biến thể ngữ âm là ló (Khôn như tiền không tiền cũng dại, dại như chó có ló cũng khôn).
Về tên gọi từng loại lúa dùng để ăn vào những dịp khác nhau chủ yếu có hai loại: lúa tẻ và lúa nếp. Lúa tẻ nấu thành cơm dùng trong bữa ăn hàng ngày, còn lúa nếp nấu thành xôi dùng vào dịp lễ, tết. Lúa nếp ngon hơn lúa tẻ: Đắt lúa tẻ, rẻ lúa nếp; Gần chùa chẳng được ăn xôi; Cơm tẻ no xôi vò chẳng thiết; Ăn mày đòi xôi gấc; Thí trẻ ăn xôi gấc; Có xôi nói xôi dẻo, có thịt nói thịt bùi; Muốn ăn xôi, ngồi gần bếp. Ca dao, một thể loại có nội dung gần gũi với tục ngữ cũng ghi lại niềm mơ ước của người dân lao động: Chẳng thà chết quách thì thôi, sống thời có lúc no xôi chán chè.
Ngoài những từ thuộc hai nhóm trên, ta còn gặp các từ khác là sản phẩm của lúa, được tách từ hạt lúa ra: cám, mẳn, tấm, trấu... Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê thì cám (danh từ)có nghĩa: chất màu vàng nâu, do lớp vỏ mềm bao ngoài hạt gạo nát vụn ra khi giã, xát, dùng làm thức ăn cho lợn (10, tr.104); mẳn (danh từ) có nghĩa: mảnh hạt, thường là hạt rất nhỏ, vụn (nói khái quát). Ăn tấm, ăn mẳn (tr.597); tấm (danh từ) có nghĩa: mảnh vỡ nhỏ của hạt gạo do xay giã. Nhỏ như hạt tấm. Cơm tấm (tr. 866); trấu (danh từ) có nghĩa: lớp vỏ cứng đã tách ra của hạt thóc. Bếp đun trấu, Muỗi như trấu (tr.996). Trong tục ngữ, ta gặp các từ cám xuất hiện với tần số 21 lần, trấu 7 lần, tấm 11 lần trong các câu: Ra tay gạo xay ra cám; Trai đi giày đến đám, trai về nhà bốc cám rang; Trấu trong nhà, thả gà đi đâu; Thứ nhất phân ngấu, thứ nhì trấu tươi; No cơm tấm, ấm ổ rơm; Xay lúa Đồng Nai, tấm cám về ngài, thóc gạo về tôi). Từ cơm xuất hiện 66 lần (Lớn bát cơm, to bó lúa; Nồi cơm không rế mất một hạt, bờ ruộng không phạt mất một bó), từ gạo xuất hiện 24 lần (Mẹ đần lại đẻ con đần, gạo chiêm đem giã mấy lần vẫn chiêm; Gạo chợ, nước sông, củi đồng, trầu miếng; Ra tay gạo, xay ra cám). Không chỉ trong tục ngữ mà ca dao cũng phản ánh những từ chỉ sản phẩm từ lúa này: Ra đường võng giá nghênh ngang, về nhà hỏi vợ cám rang đâu mày? Cám rang tôi để cối xay, hễ chó ăn hết thì mày với tao.
Ngoài ra, ta bắt gặp những tổ hợp từ ghép đẳng lập hai âm tiết: thóc lúa, thóc gạo, gạo thóc, lúa gạo, lúa má, cơm cháo, tấm cám: Xay lúa Đồng Nai, thóc gạo về ngài, tấm cám về tôi; Thóc lúa về nhà, lợn gà ra chợ; Thóc gạo đầy bồ cũng nhờ anh phạt bờ cuốc gốc; Thóc gạo có tinh; Lúa thóc đi đâu bồ câu theo đấy.
3.2. Các từ gọi tên thực phẩm chế biến từ hạt lúa
a. Trong tục ngữ, chúng tôi bắt gặp nhiều nhất là cơm. Cơm là lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Người Việt thu hoạch lúa về, quạt sạch, phơi khô, đem xay, giã trắng và nấu thành cơm. Vì thế, tiêu chuẩn để đánh giá sự no đủ của người Việt là phải có cơm ăn no: No cơm ấm áo; No cơm ấm cật; Cơm no bò cưỡi; No chê cơm nguội, đói đánh cả rau thiu. Cơm có nhiều loại khác nhau với những tên gọi theo những nguồn gốc khác nhau. Ta có cơm cày, cơm cấy trong Cơm cày cơm cấy ai thấy thì ăn để chỉ cơm ăn vào dịp thời vụ làm mùa; cơm hom trong Ăn cơm hom, nằm giường hòm để chỉ loại cơm ngon đắt tiền; cơm chăm trong Cơm mùa treo chái chùa cũng chín để chỉ lúa mùa dễ chín; cơm mùa trong Cơm chăm, mắm chườm để chỉ hai thứ ăn với nhau (cơm chăm ăn với mắm chườm) trong bữa ăn của người việt được xem là ngon miệng, ăn được nhiều; cơm muối trong Cơm muối hơn chuối chết để chỉ cơm chấm muối còn tốt hơn rất nhiều nếu ăn các chuối mà bị chết rồi mới làm thịt cá để nấu lên; cơm tẻ trong Cơm tẻ no, xôi vò chẳng thiết; Cơm tẻ mẹ ruột để chỉ loại cơm nấu từ gạo (khác với loại xôi nấu từ nếp) luôn gắn bó thân thiết với bữa ăn hàng ngày của người Việt; cơm hàng trong Cơm hàng cháo chợ, ai lỡ thì ăn để chỉ cơm nấu với mục đích bán cho người qua đường.
Bên cạnh đó, còn có những câu tục ngữ phản ánh cách thức nấu cơm thành các kiểu cơm: Cơm ráo, cháo dừ; Cơm sống là cơm thảo, cơm nhão là cơm hà tiện; Cơm sống tại nồi, cơm sôi tại lửa; Cơm sống vì nồi, không sống vì vung. Tục ngữ cũng phản ánh cách thức ăn cơm khác với ăn cháo: Cơm và, cháo húp. Chính vì thế, nấu cơm cháo cũng đều phải học: Học chọc bát cơm, học đơm bát cháo. Khi ăn cơm cần biết chỗ cơm nào thì ngon: Cơm quanh rá, mạ quanh bờ là nói đến phong tục trước đây của người Việt khi ăn cơm thì xới cơm ra ở rá, sau đó mới xới vào bát cho từng người. Cơm xung quanh rá thường nguội, không ngon, giống như mạ quanh bờ thì rời rạc, không đều, không tốt.
Tục ngữ còn phản ánh cách gọi tên đơn vị đo lường lượng cơm ăn hàng ngày. Ta có các câu: Cơm ba bát áo ba manh; Cơm ba bát, thuốc ba thang là nhằm nói đến liều lượng ăn, mặc vừa độ thì sẽ luôn giữ được sức khỏe. Cơm còn được dùng để đánh giá tính cách con người: Cắn hột cơm không vỡ để chỉ người có tính keo kiệt so đo. Ca dao cũng sử dụng từ chỉ đơn vị đo lường lượng cơm trong bát, như: Cơm ăn mỗi bữa mỗi lưng, uống nước cầm chừng để dạ thương ai.
b. Ngoài từ cơm, ta còn bắt gặp từ cháo. Cháo là món ăn nấu từ gạo nhưng loãng, có nhiều nước, thời gian nấu lâu hơn. Đặc biệt, vào những ngày đói kém, thiếu gạo, hay yếu mệt, người Việt thường nấu gạo thành cháo để ăn: Cháo nóng húp quanh, công nợ trả dần; ăn cháo đá bát; Cơm hàng cháo chợ ai lỡ thì ăn; Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng; Nói như cháo chảy.
c. Cùng với cháo, còn phải kể đến các thứ quà bánh được chế biến từ gạo tẻ, gạo nếp: bánh đúc, hàng xáo, bánh cuốn, hồ, bánh dày, bánh chưng, cốm. Bánh đúc là một món ăn ngon, bổ dưỡng của người Việt trước đây, được mọi người ưa thích. Người ta xay nhỏ gạo thành bột, ngâm vào nước, cho thêm ít nước vôi (hoặc hàn the), quấy đều và đun lên, sau đó đổ theo khuôn, đặt ở sàng: Bánh đúc bày sàng. Khi ăn, bánh đúc được chấm với mắm tôm ngon đến mức: Bánh đúc bẻ ba, mắm tôm quệt ngược cả nhà tan hoang; Muốn ăn no bánh đúc; ăn bánh đúc đục mặt. Từ gạo tẻ hoặc nếp có thể xay thành bột, chế biến thành hồ: Có bột mới gột nên hồ; làm hàng xáo; Đấu hàng xáo, gáo hàng dầu (với nghĩa là vật dùng để đo lường đối với từng loại); Hàng xay hàng xáo láo nháo ghẹo chồng con bồ còn thóc hết. Nếp (cũng là một loại gạo nhưng quí hơn) để gói bánh chưng, nấu xôi cúng vào dịp lễ tết, vì vậy câu: ăn chực đòi bánh chưng hoặc ăn mày đòi xôi gấc để nói đến người đi ăn chực không có quyền đòi hỏi vì phụ thuộc vào sự hảo tâm của người cho. Nếp xay thành bột để làm bánh như bánh dày, bánh dẻo: Khôn khéo bánh dầy, vụng dại chày cối. Nếp còn được làm thành cốm, chẳng hạn câu: Giã gạo thì ốm giã cốm thì khỏe là nói đến những người thích ăn mà nhác làm. Cốm được làm từ lúa nếp còn xanh, chưa chín già, người ta thu hoạch về, lấy hạt rồi tách vỏ và rang lên gọi là cốm. Tục ngữ có câu: Gần nhà giàu đau răng ăn cốm, gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn là nói đế việc ở gần nhà giàu phải chịu khổ giống như người đau răng mà ăn cốm thì càng đau hơn do cốm giắt vào răng rất khó chịu. Gần kẻ trộm thì bị vạ lây giống như người ốm vốn đã yếu sẵn mà lại chịu thêm đòn thì càng đau nặng hơn .
3.3. Các ... ăn lúa tháng mười trông trăng mồng tám tháng tư; Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu; Trăng mười bốn được tằm, tỏ trăng hôm rằm thì được lúa gieo.
Kinh nghiệm về thời tiết mưa nắng, sấm, chớp, gió để biết trước mất mùa hay được mùa: a1) Về nắng, mưa: Nắng tốt dưa mưa tốt lúa; Mồng tám tháng tám không mưa bỏ cả cày bừa mà nhổ lúa đi; Mồng chín tháng chín không mưa, mẹ con đi sớm về trưa mặc lòng, mồng chín tháng chín có mưa, mẹ con bán cả cày bừa mà ăn; Tháng Tám mưa trai tháng hai mưa thóc; a2) Về sấm: Tháng mười có sấm cấy trên nấm cũng có ăn; Lúa chiêm đứng nép đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên; a3) Về gió: Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau; Gió đông là chồng lúa chiêm, gió bấc là duyên lúa mùa.
b. Người Việt trước đây trồng lúa chủ yếu vào vụ mùa, nên gọi là lúa mùa. Về sau, do tiếp xúc với người Chiêm (hay chăm) nên có thêm lúa chiêm (hay lúa chăm). Như vậy, hàng năm người Việt canh tác lúa vào hai mùa chính: lúa chiêm và lúa mùa. Tục ngữ đã ghi lại cách gọi tên lúa theo hai vụ này: Chiêm xấp xới, mùa đợi nhau; Chiêm bơ bãi, mùa phải thời, nghĩa là mạ chiêm thì có thể cấy chênh nhau về ngày nhưng mạ mùa thì phải đúng thời gian, vào một khoảng nhất định, đó là lúc có sao tua rua. Cũng chính vì vậy, sao tua rua là một trong những ngôi sao làm bạn với nhà nông: Tua rua đi bắc mạ mùa.
3.6. Các từ gọi tên kinh nghiệm trồng lúa và canh tác lúa nước
a. Liên quan đến kinh nghiệm trồng lúa và canh tác lúa phải nói đến trường ngữ nghĩa gồm những từ chỉ công cụ sản xuất lúa nước, như cái cày, cái bừa, cái liềm, đặc biệt con vật gắn bó mật thiết với con người là con trâu: Con trâu là đầu cơ nghiệp; Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng, Trâu lên mạ xuống; Chín gang trâu cười, mười gang trâu khóc; Con trâu là đầu cơ nghiệp. Tuy nhiên do giới hạn về phạm vi khảo sát, chúng tôi chưa có điều kiện đề cập đến trường ngữ nghĩa nói về loài vật gắn với việc canh tác lúa nước trong đó có cả trâu.
b. Các từ ngữ gọi tên thứ tự của việc canh tác lúa nước.
Trong các từ được sắp xếp theo trình tự về tính cần thiết người ta quan tâm trước hết là nước. Nước là nguồn gốc của sự sống và nó cũng là nhân tố đầu tiên nói đến khi trồng lúa: Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống; Nhất ruộng, nhì mạ, thứ ba canh điền; Nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh điền; Cày cấy, bón phân phải kể anh phạt bờ cuốc gốc.
c. Cách thức làm đất là phải chú trọng đất ải. Trong câu: Đất không ải, rải thêm phân là nói đến kinh nghiệm làm đất, nhưng câu: Đất chổng lên, nền vạc phẳng, ải tảng băng, cấy sáng giăng, không phải thằng nào đấm lại là chê cách làm đất, cách canh tác không đúng. Đất phải làm thật ải: ải bở chồng con ở, ải sương chồng con đi; Một cục đất ải bằng một bãi phân. Cùng với việc làm ải đất còn phải chú trọng làm cho ngấu đất: ải thâm không bằng dầm ngấu; Thứ nhất phân ngấu, thứ nhì ngấu tươi, chú trọng cách thức làm đất để gieo mạ: Ướp dưa phải dằn đá, vãi mạ phải soạn trưa.
d. Cách thức làm cỏ: Nói đến làm ruộng là phải diệt sạch cỏ. cỏ luô cùng tồn tại cùng với việc trồng lúa: Ăn cơm làm cỏ chẳng bỏ đi đâu; Một búi cỏ, một giỏ thóc; Một lượt cỏ, thêm một giỏ thóc; Gánh phân làm cỏ chẳng bỏ đi đâu.
đ. Làm ruộng là phải đi cày, đi bừa: Cày cạn khoẻ trâu, cày sâu tốt lúa; Cày gãi bừa chùi, lúa thui thóc lép: Cày sâu bừa kép, lúa đẹp bông sây; Cày sâu làm đầu lúa tốt; Thứ nhất cày nỏ thứ nhì bỏ phân. Sau đây là kiểu cày chưa đúng cách: Cao vây nhỏ sống thì rỗng đường cày; Cấy sáng cấy tối, gặp phải chân bừa dối toi ăn. Cày bừa theo vụ mùa cũng khác nhau: Chiêm đi đơn, mùa đi kép. 
Làm ruộng là phải đi cấy. Việc đi cấy như một nhận thức tất yếu: Chẳng cấy lấy đâu có thóc, chẳng học lấy đâu có chữ. Đi cấy được phản ánh bằng những động tác khác nhau: Cấy bằng mặt, gặt bằng đầu. Tục ngữ còn phản ánh cách thức cấy lúa: Cấy thưa thừa thóc, cấy dày thì cóc được ăn; Cấy cạn đẻ nhiều là điều nhà nông; Gié thừa cấy nỏ, chiêm thừa bỏ đi; Lúa mùa thì cấy cho sâu, lúa chiêm thì gửi cành dâu cũng vừa; Vụ mùa cấy lúa cao, vụ chiêm cấy lúa trũng.
Làm ruộng phải chú trọng đến việc tưới nước, cách thức tưới nước cho ruộng: Đất điền đất thổ, ruộng cao tưới trước, ruộng thấp tưới sau; Không nước không phân chuyên cần vô ích; Phân tro không bằng no nước; Mây kéo xuôi cầm gàu tát ngược, mây kéo ngược cầm cuốc phá bờ; Làm ruộng thì phải đắp đìa, vừa dễ giữ nước, khi về dễ đi; Làm ruộng thì phải đắp bờ, may cờ thì phải viền đường mép; Mạ mùa sướng cao, mạ chiêm ao thấp. Công cụ để tưới nước ở những ruộng cao thấp khác nhau: Cao bờ thì tát gàu dai, gàu sòng chỉ tát được nơi thấp bờ. ..
e. Làm ruộng phải bón phân thì lúa mới tốt cho thu hoạch sản lượng cao. Ta có các câu: Mạ chiêm không có bèo dâu, khác nào như thể ăn trầu không vôi; Mạ chiêm mà đổ kín bèo, như con nhà nghèo trời đổ của cho; Một búi cỏ, một giỏ phân; Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Thứ nhất phân ngấu, thứ nhì trấu tươi; Thứ nhất cày nỏ, thứ nhì bỏ phân.
Làm ruộng là nói đến công cụ gặt lúa khi vụ thu hoạch đến. Khi lúa chín, người nông dân thường dùng hái, liềm (còn gọi là A, vì nó có hình giống như chữ A): Lúa phơi màu, trông nhau liềm hái; Cắt rạ thì dùng bằng A, quét nhà thì dùng bằng chổi; Đánh một lưỡi A bằng ba công việc lưỡi hái.
3.7. Các từ gọi tên giá trị hàng hoá lấy thóc lúa làm đơn vị so sánh
Sự độc canh cây lúa (và lương thực nói chung) tạo ra tâm lý lấy hạt lúa (hoặc lương thực) làm hệ quy chiếu, hệ chuẩn mực trong nhận, đánh giá mọi quan hệ khác. Vì vậy, thóc gạo được coi là thước đo nhiều giá trị khác nhau trong xã hội. Ta gặp một số lượng các câu tục ngữ phản ánh giá trị này.
Trước hết thóc gạo thước đo mối quan hệ thân sơ giữa người với người trong cộng đồng: Ông tiền ông thóc, ông cóc gì ai; Bà tiền bà thóc, bà cóc gì ai; Không tiền không gạo mạnh bạo gì thầy; Không tiền không gạo mạnh bạo xó bếp; Ngồi đống thóc, móc đống tiền.
Thứ hai nó là thước đo sự giàu nghèo: Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc; Nhà giàu mua vải tháng ba, bán gạo tháng tám mới ra nhà giàu; Khen nhà giàu lắm thóc; Chứa tiền chứa thóc thì giàu; Làm ruộng không trâu làm giàu không thóc; Con học, thóc vay; Con không học, thóc chẳng vay.
Thứ ba thóc gạo là thước đo tính giá trị trong lời nói: Lời nói quan tiền thúng thóc.
Cuối cùng thóc gạo còn là thước đo sự khôn dại: Khôn như tiền không tiền cũng dại, dại như chó có ló cũng khôn; Mạnh vì gạo bạo vì tiền khôn ngoan dù mốc.
3.8. Các từ gọi tên đơn vị đong đếm đo lường thóc hoặc chứa đựng, lúa, gạo, cơm.
Trong tục ngữ, ta bắt gặp những danh từ chỉ đơn vị gọi tên vật dùng để đong đếm thóc gạo: Ba thưng cũng vào một đấu; Đấu hàng xáo, gáo hàng dầu; Được vài đấu thóc khấn trời làm mưa.
Từ chỉ vật chứa đựng thóc, lúa, gạo, cơm như bồ, cót, bát, giỏ, thúng: Tháng giêng ăn nghiêng bồ thóc; Hàng xay hàng xáo láo nháo ghẹo chồng con bồ còn thóc hết; Thóc cót thóc bồ; Thóc gạo đầy bồ cũng nhờ anh phạt bờ cuốc góc; Dòm giỏ bỏ thóc; Một lượt cỏ, một giỏ thóc; Nắm cỏ giỏ thóc; Lời nói thúng thóc, lời nói dùi đục cẳng tay.
Bên cạnh các vật đựng thóc lúa gạo, người Việt dùng vật đựng trong bữa ăn cơm bằng bát, đọi. Khác các nước sống bằng nghề săn bắt, thực phẩm chủ yếu là thịt, họ dùng công cụ trong bữa ăn là dao, đĩa, thìa, nĩa. Người Việt, trái lại thường dùng đũa, bát, chén, đọi, môi ..., như: Bớt bát cơm mặt còn hơn nợ nần; Có bát mát mặt; Lớn bát cơm to bó lúa; Một nút lạt một bát cơm; Cơm ba bát áo ba manh; Ngồi mát ăn bát đầy, lầy cầy không đầy bát; Sợ bát cơm đầy không sợ thầy to tiếng; Ăn cháo đá bát; Một quả cà bằng ba bát/ chén thuốc; Một chén thuốc ta bằng ba chén thuốc tàu; Lời nói đọi máu; Ba voi không được đọi xáo.
4. Về tên gọi các từ ngữ phản ánh sự cư trú của những chủ nhân trong làng xã gắn với nghề canh tác lúa nước
4.1.Về sự cư trú của những chủ nhân trồng lúa trong làng xã 
Đặc điểm văn hoá của cư dân Đông Nam á nói chung và người Việt nói riêng là cư trú thành xóm, làng, bản, buôn, sóc. Đây là văn hoá của những người nông dân trong cộng đồng làng, bản, buôn gắn với nghề nghiệp canh tác lúa nước, nền kinh tế tự cung tự cấp và khép kín, vì vậy nền văn hoá đậm sắc thái địa phương. Điều này được phản ánh khá rõ qua các câu tục ngữ chứa các lớp từ phản ánh tục lệ dựng vợ gả chồng, chẳng hạn: Ruộng đầu chợ, vợ đầu làng; Ruộng giữa đồng, chồng giữa làng; Tậu ruộng giữa đồng, lấy chồng giữa làng; Lấy chồng giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ; Nuôi lợn thì phải vớt bèo, lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng. Ngoài ra, ta còn gặp sự đáng giá sức lao động qua việc sinh đẻ gái hay trai để có thêm người làm ruộng: Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu làng. Con người đi đến đâu thì phải lao động sản xuất để sống, gắn với họ là con vật phục vụ cho trồng lúa: Con trâu là đầu cơ nghiệp.
4.2. Về cơ cấu của làng
Đặc điểm văn hóa của sự cư trú thành làng còn thể hiện qua lớp từ nói về quyền lực của làng. Trong tục ngữ, chúng tôi bắt gặp những phát ngôn phản ánh tính quyền lực của làng khá ró nét, trở thành những luật tục trong làng buộc mọi người phải tuân theo. Người ta còn sợ hơn là phép nước như: Lệnh làng hơn phép nước, câu này có nghĩa là dù phép nước được vua ban ra nhưng ở xa, còn lệnh của làng lại gần nên tính hiệu lực của làng mạnh hơn, bắt buộc mỗi người dân phải thực hiện. Tương tự, ta có câu: Quan thời xa, bản nha thời gần; Phép vua thua lệ làng; Quan cứ lệnh, lính cứ truyền. Đến mức mà người dân khái quát thành phương châm ứng xử: Thà thiếu thuế vua hơn thua lệ làng. Làng có tổ chức của làng mà đứng đầu mỗi làng đều có lí trưởng đốc thúc mọi việc nên có câu: áo cứ tràng, làng cứ lí trưởng như một điều hiển nhiên, không phải bàn cãi. Người đi ban lệnh của làng là mõ: Xay thóc có chàng, việc làng có mõ. Chàng có nơi còn gọi là cái giằng xay ngoắc vào tai cối xay, không có nó thì cối xay không thể quay được. Cũng tương tự, việc làng muốn chạy suôn sẻ thì có mõ đi rao khắp làng. Làng xã luôn có những quy định luật tục riêng: Làng theo lệ làng, nước theo phép nước. Sự kính trọng cũng có sự phân biệt: Triều đình trọng tước, hương đảng trọng xỉ, nghĩa là triều đình trọng tước vị, còn trong làng lại trọng người cao tuổi. Quan sang cũng bởi làng mà ra.
5. Kết luận
Khảo sát lớp từ ngữ phản ánh đặc trưng văn hóa lúa nước trong tục ngữ, chúng tôi nhận thấy nổi rõ nhất qua hệ thống từ ngữ - tên gọi cây lúa và các sản phẩm từ lúa, tên gọi các công đoạn của nghề trồng lúa, kĩ thật canh tác lúa, thời vụ trồng lúa, các dụng cụ để tạo ra lúa. Đặc biệt, sự cư trú thành làng xã của những con người vốn là chủ thể trồng lúa, tạo nên thiết chế làng xã, về nguyên nhân sâu xa, chính là do nền sản xuất trồng lúa quyết định. Sự tồn tại của làng xã luôn gắn với địa danh, với con người, hoàn cảnh địa lý, sản vật

Tài liệu đính kèm:

  • docBOI DUONG BUOI CHIEU VAN 7.doc