Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Đề kiểm tra viết 1 tiết

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Đề kiểm tra viết 1 tiết

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và đầy đủ nhất. (từ câu 1 đến câu 4)

 Có anh tính hay khoe của. Một hôm may được cái áo mới liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả có ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

 Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:

- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

 Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

1.Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ trong văn bản trên?

a.PC về lượng b.PC về chất

c.PC cách thức d.PC lịch sự

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Đề kiểm tra viết 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS MINH ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (12 câu, mỗi câu 0,25 đ)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và đầy đủ nhất. (từ câu 1 đến câu 4)
	Có anh tính hay khoe của. Một hôm may được cái áo mới liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả có ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
	Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:
- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
	Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
1.Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ trong văn bản trên?
a.PC về lượng 	b.PC về chất
c.PC cách thức 	d.PC lịch sự
2.Hai lời thoại của nhân vật (phần gạch chân) được dẫn theo cách nào?
a.Trực tiếp 	b.Gián tiếp
c.Một lời trực tiếp, một lời gián tiếp	d.Cả hai không phải lời dẫn
3.Qua cách xưng hô của hai nhân vật, ta biết họ quan hệ với nhau ra sao?
a.Anh áo mới trên vai 	b.Anh lợn cưới trên vai
c.Hai anh ngang vai nhau	d.Hai anh không có quan hệ
4.Trong phần trích có cụm từ đứng hóng ở cửa, từ cửa đó được dùng theo nghĩa gốc. Vậy các từ cửa trong cửa miệng, mở cửa nền kinh tế được hiểu theo loại nghĩa nào?
a.Nghĩa gốc 	b.Nghĩa chuyển – hoán dụ
c.Nghĩa chuyển – ẩn dụ 	d.Nghĩa mới hình thành thay thế nghĩa cũ
5.Cho nhóm từ: mãng xà, xà phòng, ca nô, ca sĩ, nô lệ, ô tô, tham ô. Tập hợp các từ nào sau đây mượn ngôn ngữ phương Tây?
a.Nô lệ, ca nô, xà phòng 	b.Tham ô, mãng xà, ca sĩ
c.Ô tô, ca nô, ca sĩ 	d.Xà phòng, ô tô, ca nô
6.Có hai từ cùng nghĩa: lợn và heo. Trong đó, lợn vốn thuộc loại nào sau đây?
a.Từ toàn dân	b.Phương ngữ Bắc
c.Phương ngữ Trung 	d.Phương ngữ Nam
	7.Từ nào sau đây được vay mượn từ tiếng Hán?
a.Vũ trụ	b.Nghèo khổ
c.Non sông	d.Khó khăn	
8. Nhận định nào sau đây là đúng?
a.Tiếng Việt là thứ tiếng duy nhất vay mượn từ ngữ nước ngoài
b.Tiếng Việt vay mượn từ ngữ nước ngoài là do sự ép buộc
c.Tiếng Việt vay mượn tiếng nước ngoài để đáp ứng nhu cầu giao tiếp
d.Tiếng Việt ngày nay đã đầy đủ nên không cần vay mượn nữa
9.Cho nhóm từ: má, mẹ, u, mợ. Từ nào là biệt ngữ xã hội (không phải là từ toàn dân cũng không phải là từ địa phương)?
a.Má 	b.Mẹ
c.U 	d.Mợ
	10. Từ xuân trong câu sau có nghĩa là gì?
Khi người ta đã ngoài bảy mươi xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng yếu.
(Hồ Chí Minh)
a.Chỉ sức sống	b.Chỉ tuổi tác
c.Chỉ mùa xuân	d.Chỉ tuổi trẻ 
	11.Hai câu thơ sau có sử dụng phép tu từ nào?
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
a.So sánh	b.Điệp ngữ
c.Hoán dụ	d.An dụ
12.Từ nước trong câu nào sau đây là thuật ngữ?
a.Nước là chất lỏng dùng để uống 	b.Nước là hợp chất của Hiđrô và Ô xi
c.Nước có nhiều ở ao, hồ, sông, biển	d.Nước là chất lỏng không màu, không mùi 
II.PHẦN TỰ LUẬN:
1.Thế nào là phương châm về chất? Thế nào là phương châm quan hệ? Nêu một tình huống giao tiếp vi phạm một trong hai phương châm này. (4đ)
2.Xác định và phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao sau: (3đ)
Còn trời, còn nước, còn non,
Còn cô bán rượu anh còn say sưa.
TRƯỜNG THCS MINH ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT (ĐỀ B)
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (12 câu, mỗi câu 0,25 đ)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và đầy đủ nhất. (từ câu 1 đến câu 4)
	Chuyện kể, có một danh tướng có lần đi qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy đã từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
_Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là(1)
_Thưa ngài, ngài là(2)
	Danh tứơng liền nói với thầy của mình rằng nhờ thầy mà ông thành đạt, và mãi mãi với thầy, ông luôn là đứa học trò bé nhỏ.(3)
1.Câu chuyện khẳng định giá trị của phương châm hội thoại nào?
a.PC về lượng 	b.PC về chất
c.PC cách thức	d.PC lịch sự
2.Ba phần được gạch chân là những lời thoại được dẫn lại theo cách nào?
a.Cả ba là lời dẫn trực tiếp trực tiếp 	b.Cả ba là lời dẫn gián tiếp
c.Hai lời trực tiếp, một lời gián tiếp	d.Một lời trực tiếp, hai lời gián tiếp
3. Cách xưng hô của người thầy ở (2) thể hiện thái độ nào?
a.Thân mật 	b.Suồng sã
c.Lịch sự 	d.Kính trọng
4.Trong phần trích có từ thành đạt (3). Từ này thuộc loại nào sau đây?
a.Từ địa phương 	b.Từ mượn
c.Biệt ngữ xã hội 	d.Từ toàn dân
5.Cho nhóm từ: má, mẹ, u, mợ. Từ nào là biệt ngữ xã hội (không phải là từ toàn dân cũng không phải là từ địa phương)?
a.Má	b.Mẹ
c.U	d.Mợ
6.Có hai từ cùng nghĩa: cá lóc và cá quả. Trong đó, cá lóc vốn thuộc loại nào sau đây?
a.Từ toàn dân	b.Phương ngữ Bắc
c.Phương ngữ Trung 	d.Phương ngữ Nam
	7.Trong các thành ngữ sau, thành ngữ nào chỉ cách nói vi phạm phương châm cách thức?
a.Ong nói gà bà nói vịt	b.Dây cà ra dây muống
c.Nói như đấm vào tai	d.An ốc nói mò
8.Cho nhóm từ: mãng xà, xà phòng, ca nô, ca sĩ, nô lệ, ô tô, tham ô. Tập hợp các từ nào sau đây mượn từ tiếng Hán?
a. Xà phòng, ô tô, ca nô	b.Tham ô, mãng xà, ca sĩ
c.Ô tô, ca nô, ca sĩ	d. Nô lệ, ca nô, xà phòng
	9.Từ xuân trong câu thơ sau có nghĩa là gì?
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
a.Chỉ tuổi tác	b.Chỉ tuổi trẻ
c.Chỉ mùa xuân	d.Chỉ sức sống
10. Từ nước trong câu nào sau đây là thuật ngữ?
a. Nước là hợp chất của Hiđrô và Ô xi 	b.Nước là chất lỏng có thể uống được
c.Nước có nhiều ở ao, hồ, sông, biển	d.Nước là chất lỏng không màu, không mùi
	11.Khổ thơ sau đây sử dụng phép tu từ nào?
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng.
a.So sánh	b.Nhân hóa
c.Nói quá	d.Liệt kê
	12.Nhận định nào sau đây là đúng?
a.Tiếng Việt vay mượn từ ngữ nước ngoài là do sự ép buộc
b.Tiếng Việt là thứ tiếng duy nhất vay mượn từ ngữ nước ngoài
c.Tiếng Việt vay mượn tiếng nước ngoài để đáp ứng nhu cầu giao tiếp
d.Tiếng Việt ngày nay đã đầy đủ nên không cần vay mượn nữa
II.PHẦN TỰ LUẬN:
1.Thế nào là phương châm về lượng? Thế nào là phương châm cách thức? Nêu một tình huống giao tiếp vi phạm một trong hai phương châm này. (4đ)
2.Xác định và phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong phần trích sau: (3đ)
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người.Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KT 1T TV 20112012.doc