Câu 1: “Chuyện người con gái Nam Xương” được viết theo thể loại?
A. Văn xuôi tự sự . B. Truyện kí. C. Truyện ngắn. D. Tiểu thuyết.
Câu 2: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất thành công về mặt nghệ thuật của “Chuyện người con gái Nam Xương”.
A. Xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn. C. Kết hợp tự sự với trữ tình.
B. Khắc hoạ tâm lí nhân vật sâu sắc. D. Cả A, B, C đều đúng.
Ngày soạn :......................... Ngày thực hiện:................... KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: Văn TIẾT: 47 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Thấp Cao Chuyện người con gái Nam Xương Nhớ thể loại, cốt truyện văn bản. Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Suy nghĩ cảm nhận về nhân vật trong đoạn trích. Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỷ lệ: 50% Số câu: 4 Số điểm: 6,5 Tỷ lệ: 65% Hoàng Lê Nhất thống chí Nhớ nội dung và các chi tiết trong văn bản. Hiểu, tái hiện sự kiện và nhân vật trong văn bản. Nhận xét ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật trong truyện Số câu Số điểm Tỷ lệ Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20% Số câu: 4 Số điểm: 3,5 Tỷ lệ: 350% Tổng câu Tổng điểm Tỷ lệ Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỷ lệ: 15% Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỷ lệ: 15% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỷ lệ: 50% Số câu: 8 Số điểm: 10 Tỷ lệ: 100% ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Văn I/ Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) (Hãy chọn đáp án đúng nhất ghi vào bài kiểm tra) Câu 1: “Chuyện người con gái Nam Xương” được viết theo thể loại? A. Văn xuôi tự sự . B. Truyện kí. C. Truyện ngắn. D. Tiểu thuyết. Câu 2: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất thành công về mặt nghệ thuật của “Chuyện người con gái Nam Xương”. A. Xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn. C. Kết hợp tự sự với trữ tình. B. Khắc hoạ tâm lí nhân vật sâu sắc. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3: Đọc câu văn sau: “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”. Cho biết nhận định nào nói đúng nhất nội dung câu văn trên? A. Nói lên sự chảy trôi của thời gian. B. Miêu tả thiên nhiên trong nhiều thời điểm khác nhau. C. Nỗi buồn nhớ của Vũ Nương trải dài theo năm tháng. D. Cho thấy Trương Sinh Phải đi chinh chiến ở nơi rất xa xôi. Câu 4: Nhận định nào nói đúng nội dung của những đoạn văn tả cảnh vua Quang Trung ra trận? A. Ghi lại những sự kiện lịch sử diễn biến một cách gấp gáp, khẩn trương qua từng mốc thời gian. B. Miêu tả cụ thể những hành động của nhân vật chính trong từng trận đánh. C. Nói lên tương quan dối lập giữa quân ta và quân địch. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 5: Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người? A. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp. C. Thân chinh cầm quân ra trận. B. Phủ dụ quân linh tại Nghệ An. D. Sai mở tiệc khao quân. Câu 6: Nhận định nào nói đúng và đủ về người anh hùng Quang Trung ở “Hồi thứ mười bốn”? A. Có hành động mặnh mẽ, quyết đoán, chí tuệ sáng suốt, nhạy bén. B. Có ý chí quyết tâm và tầm nhìn xa trông rộng. C. Có tài dụng binh như thần, oai phong lẫm liệt trong chiến trận. D. Kết hợp các ý trên. II/ Tự luận. Câu 1: (2 điểm) Em có nhận xét gì về chi tiết “Quang Trung muốn lâu dài tránh chuyện binh đao với phương Bắc để phúc cho dân” trong truyện “Hoàng Lê Nhất thống chí”. Câu 2: (2 điểm) Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền qua hình tượng nhân vật Vũ Nương (“Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ). .....................Hết........................... HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN : Văn TIẾT: 47 I/ Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) Mỗi phương án đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Phương án đúng A D C D A D II/ Tự luận: (7 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1: (2 điểm) Thể hiện: - Quang Trung có tầm nhìn xa trông rộng của một nhà chính trị. - Có tư tưởng chuộng hòa bình. (1 điểm) (1 điểm) Câu 2: (5 điểm) a, Nội dung.(4 điểm) Người viết có thể bố cục bài viết theo cách khác nhau, nhưng phải đúng kiểu bài bình luận để thấy rõ: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền có cuộc đời & số phận vô cùng đau khổ vì họ phải chịu nhiều oan ức, bất công. Có sự cảm thông sâu sắc với số phận nhân vật. Lên án cách sống bội bạc, thái độ bảo thủ, gia trưởng của chế độ nam quyền. b) Hình thức: (1 điểm) Biết vận dụng kiến thức đã học về thể loại nghị luận văn học để bố cục mạch lạc, chặt chẽ theo 3 phần: Mở bài (đặt vấn đề); Thân bài (giải quyết vấn đề); Kết bài (kết thúc vấn đề). Biết vận dụng kiến thức đã học ở văn bản để làm dẫn chứng minh hoạ cho lí lẽ. Lập luận chặt chẽ, trình bày vấn đề rõ ràng, hợp lí. Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. (2 điểm) (1 điểm) (1 điểm) .....................Hết...........................
Tài liệu đính kèm: