Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Kiểm tra văn 15 phút

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Kiểm tra văn 15 phút

A. ĐỀ: Khoanh vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng.(mỗi câu đúng được 0,5đ)

 Câu 1: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào?

 A. Từ hai tiếng có nghĩa.

 B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa.

 C. Từ có các tiếng bình đẳng về nghĩa.

 D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính.

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Kiểm tra văn 15 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ki ểm tra TV 15ph út
A. ĐỀ: Khoanh vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng.(mỗi câu đúng được 0,5đ)
 Câu 1: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào?
 A. Từ hai tiếng có nghĩa. 
 B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa.
 C. Từ có các tiếng bình đẳng về nghĩa.
 D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính.
 Câu 2: Điền thêm các tiếng(đứng trước hoặc sau) để tạo thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
 A. áo...; B.  vở; 
 C. nước...; D. cười..; 
 Câu 3: Trong các từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ?
 A. Mạnh mẽ B. Ấm áp
 C. Mong manh D. Thăm thẳm.
 Câu 4: Hãy điền thêm các tiếng để tạo thành từ láy:
 A. Rào..; B.bẩm; 
 C. Đẹp D. Ngoan..
 Câu 5: Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau:
 Ai đi đâu đấy hỡi ai,
 Hay là trúc đã nhớ mai mà tìm.
 A. Ai B. Trúc C. Mai D. Nhớ.
 Câu 6: Đại từ tìm được ở câu trên được dùng để làm gì? 
 A. Trỏ người ; B. Trỏ vật ; C. Hỏi người ; D. Hỏi vật. 
 Câu 7: Từ Hán Việt không có sắc thái nào trong các sắc thái sau:
 A. Sắc thái trang trọng, thể hiện sự tôn kính.
 B. Sắc thái tao nhã.
 C. Sắc thái suồng sã, thể hiện sự thân mật.
 D. Sắc thái cổ kính. 
 Câu 8: Từ băng hà dùng để chỉ cái chết của ai?
 A. Người có công với đất nước B. Người rất cao tuổi
 C. Nhà vua D. Vị hoà thượng.
 Câu 9: Chữ thiên trong thiên thư (ở bài “Sông núi nước Nam”) có nghĩa như thế nào?
 A. Nghìn; B. Di dời; C. Nghiêng về; D. Trời.
 Câu 10: Trong các dòng sau, dòng nào có sử dụng quan hệ từ? 
 A. Vừa trắng lại vừa tròn. B. Bảy nổi ba chìm.
 C. Tay kẻ nặn. D. Giữ tấm lòng son.
 Câu 11: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ?
 A. Nhà tôi vừa mới mua một cái tủ bằng gỗ rất đẹp.
 B. Hãy vương lên bằng chính sức mình.
 C. Nó thường đến trường bằng xe đạp.
 D. Bạn Nam cao bằng bạn Minh.
 Câu 12: Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ in đậm trong câu: “Chiếc ô tô bị chết máy giữa đường”
 A. Mất B. Hỏng C. Đi D. Qua đời.
 Câu 13: Nét nghĩa: nhỏ, xinh xắn, đáng yêu phù hợp với từ nào sau đây:
 A. Nhỏ nhẻ B. Nho nhỏ C. Nhỏ nhắn D. Nhỏ nhặt.
 Câu 14: Câu sau đây mắc lỗi quan hệ từ gì?
 Tôi viết thư bà tôi báo tháng sau tôi sẽ về quê thăm bà
 A. Thiếu quan hệ từ; 
 B. Thừa quan hệ từ.
 C. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
 D. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. 
 B. Đáp án:
Câu
1
3
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
D
D
A
C
C
C
D
A
A
B
C
A
Câu 2: Có thể điền các tiếng sau:
 A. Áo quần B. Sách vở C. Nước non D. Cười nói
Câu 4: Có thể điền các tiếng sau để tạo từ láy:
 A. Rào rào B. Lẩm bẩm C. Đẹp đẽ D. Ngoan ngoãn.	

Tài liệu đính kèm:

  • docKT 15 phut TV.doc