Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Mở rộng nâng cao kiến thức phần văn bản - Tập làm văn: Viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Mở rộng nâng cao kiến thức phần văn bản - Tập làm văn: Viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Mục tiêu

- HS nắm được kiến thức các văn bản: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê. Mở rộng, khắc sâu kiến thức cho học sinh.

- Ôn lại những kiến thức lí thuyết phần tập làm văn tự sự đã học ở lớp 6.

- Rèn kĩ năng viết đoạn văn bài văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm

II. Chuẩn bị

GV: Giáo án, tư liệu mở rộng kiến

thức.

 

doc 41 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2366Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Mở rộng nâng cao kiến thức phần văn bản - Tập làm văn: Viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 09/9/2010
Ngµy gi¶ng: 10/10/2010
MỞ RỘNG NÂNG CAO KIẾN THỨC PHẦN VĂN BẢN
TLV: VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM.
I. Mục tiêu
- HS nắm được kiến thức các văn bản: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê. Mở rộng, khắc sâu kiến thức cho học sinh.
- Ôn lại những kiến thức lí thuyết phần tập làm văn tự sự đã học ở lớp 6.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn bài văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm
II. Chuẩn bị
GV: Giáo án, tư liệu mở rộng kiến thức.
HS: SGK, Sách tham khảo.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
? Nội dung của văn bản Cổng trường mở ra?
Trong đời người, ngày đầu tiên bước vào lớp 1 bao giờ cũng thật thiêng liêng. Biết bao nhiêu bỡ ngỡ sẽ đến với con trẻ. Nhưng Cổng trường mở ra không nói nhiều về đứa con mà tập trung nói về tâm trạng của người mẹ, tình thương yêu vô bờ của mẹ dành cho con trước một sự kiện mà mẹ coi là trọng địa trong một đời người. Những chi tiết nói về sự trằn trọc của người mẹ, sự chăm chút của mẹ với con rất cảm động: ngắm con ngủ, đắp mền, buông mùng, xếp đồ chơi cho con. Thậm chí khi mọi việc đã xong xuôi, tự dặn mình đi ngủ sớm nhưng người mẹ vẫn không ngủ được. Ngày mai con vào lớp 1 đã trở thành niềm thao thức của mẹ. Đây là bài văn nói lên tình cảm sâu sắc của người mẹ qua những chi tiết bình dị nhưng có sức ám ảnh lớn.
? Ngoài việc nói về tình cảm của mẹ dành cho con, Cổng trường mở ra còn muốn nói điều gì?
(Vai trò của giáo dục trong suy nghĩ của người mẹ?)
? Đặc sắc về nghệ thuật được sử dụng ở 
đây?
(Em nhận xét gì về giọng điệu, cách nói, ngôn ngữ trong văn bản?)
GV mở rộng về tác giả; tác phẩm: 
Ét – môn – đô đơ A - mi – xi là nhà văn nổi tiếng người I – ta – li –a, Những tấm lòng cao cả (1886) là truyện thiếu nhi xuất sắc và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. “Dưới hình thức là tập nhật kí tròn một năm học của một cậu HS nhỏ, sách gồm nhiều mẩu chuyện ngắn có liên hệ với nhau, mô tả những hành động ý nghĩ cũng như tình cảm chân thực, hồn nhiên, trong sáng và sâu sắc như tình thương giữa bố mẹ và con cái, giữa những người nghèo khổ bất hạnh, tình yêu và lòng tự hào về quê hương về thói hư tật xấu như thói ghen tị, tật khoe khoang, tính kiêu ngạo Các câu chuyện được trình bày một cách giản dị, sinh động, hiện thực mà nhiều khi hết sức cảm động.
? Nội dung và những nét nghệ thuật đặc sắc của văn bản?
Tham khảo:
 Cha ngồi canh cơn sốt của con
Còn vật vã hơn nhiều hơn khi quặn lên những câu thơ nặng nhọc
Con trai ơi
Tiếng khóc của con – niềm hi vọng của cha nhòe ướt
Tiếng cười của con là gương mặt của cha vừa lên sắc
Con gom đời cha trong bước chân bé tí
Cha bế con lên, bế lại ấu thơ mình
Ngày mỗi ngày
Con lại dắt hi vọng của cha ùa ra phố
Mang hồi hộp dồn căng trái bóng
Niềm vui cha lăn với mặt đường
Con mang về trong căn nhà ta những điều bình yên
Mang cả lo âu từng ngày phố bụi
Mẹ đã đợi cơm hai cha con ta như đợi hai đứa trẻ
Những đam mê quên cả hẹn hò.
(Trần Quang Quý, Với con trai)
? Những hiểu biết của em về tác phẩm?
? Trong truyện Khánh Hoài tập trung vào những cuộc chia tay nào?
? Tại sao tác giả không đặt tên truyện là Cuộc chia tay của hai anh em mà lại là Cuộc chia tay của những con búp bê? Cách đặt tên truyện như vậy có phù hợp với nội dung tác phẩm không?
? Thể loại của văn bản?
? Những nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện?
- HS suy nghĩ trả lời, nhận xét bổ sung.
- HS thảo luận nhóm, nêu cảm nhận của bản thân.
- Trình bày trước lớp
- Nhận xét, bổ sung.
GV nêu đề bài: 
Hướng dẫn HS lập dàn bài theo yêu cầu:
? Mở bài em định viết ntn?
? Thân bài, em sẽ xây dựng những nội dung gì?
? Phần kết bài, phải làm rõ được yêu cầu gì?
HS: Viết bài theo dàn ý vừa lập.
Trình bày bài viết trước lớp, nx bài của bạn, bổ sung, gv sửa lỗi, đánh giá.
I. MỞ RỘNG KIẾN THỨC PHẦN VĂN BẢN.
1. Văn bản: Cổng trường mở ra
- Cổng trường mở ra không nói nhiều về đứa con mà tập trung nói về tâm trạng của người mẹ, tình thương yêu vô bờ của mẹ dành cho con trước một sự kiện mà mẹ coi là trọng địa trong một đời người.
- Đây là bài văn nói lên tình cảm sâu sắc của người mẹ qua những chi tiết bình dị nhưng có sức ám ảnh lớn.
- Cổng trường mở ra cũng nói lên vai trò to lớn của nhà trương đối với cuộc sống mỗi người. Người mẹ nhớ lại kỉ niệm ngày khai trường năm xưa của mình. Bà liên hệ đến nền giáo dục Nhật Bản để thấm thía hơn rằng: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.
- Đặc sắc của văn bản này là nhà văn đã chọn một cách nói hợp lí. Người mẹ không rao giảng với đứa con ý nghĩa và lợi ích của việc học, cũng không nói về tâm trạng của mình bằng những lời lẽ to tát. Người mẹ đang nói với chính mình, ôn lại những kỉ niệm mà mình đã trải qua bằng giọng điệu tâm tình. Chính hình thức kể chuyện này khiến cho tâm trạng của người mẹ hiện lên rõ nét hơn.
- Ngôn ngữ trong bài văn cũng rất giản dị, giàu sắc thái biểu cảm và đặc biệt trong sáng. Điều này khiến cho các em khi học văn bản này sẽ hiểu hơn tấm lòng của mẹ dành cho con, từ đó cố gắng học tập để không phụ lòng cha mẹ.
* Bài tập:
Suy nghĩ của em về câu nói : “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”?
- Câu văn thể hiện vai trò to lớn của giáo dục nhà trường. Gọi đó là “thế giới kì diệu” vì nhà trường là: 
+ Nơi cung cấp cho ta những tri thức về thế giới và con người.
+ Nơi giúp ta hoàn thiện nhân cách: về lẽ sống, tình thương, quan hệ, xử thế.
+ Nơi ta được sống trong mối quan hệ trong sáng và mẫu mực: Tình thầy trò.
2. Văn bản: Mẹ tôi
- VB: Mẹ tôi trích trong Những tấm lòng cao cả qua bản dịch của Hoàng Thiếu Sơn. Nhan đề do chính A – mi –xi đặt. Tuy câu chuyện được viết theo hình thức là một bức thư của người bố gửi cho con mình (cậu bé En – ri –co) vì cậu đã thiếu lễ độ với mẹ, nhưng tác giả lại tập trung bói về người mẹ mặc dù bà không xuất hiện trực tiếp trong văn bản này. Người bố bằng sự nghiêm khắc của mình, đã nêu lên lỗi lầm của đứa con, nói với con về tình yêu thương, đức hi sinh vô bờ của mẹ và yêu cầu con phải thành khẩn sửa chữa sai lầm.
- Câu chuyện được thuật lại một cách giản dị, chân thực nhưng có sức hấp dẫn lướn vì tác giả đã chọn lựa cách kể thích hợp, các chi tiết được sử dụng một cách hợp lí.
* Bài tập: 
Tại sao khi nhận được bức thư này, En-ri-co lại thấy “xúc động vô cùng”? Em có nhận xét gì về thái độ của cậu bé? Hãy liên hệ đến bản thân khi mắc lỗi và thái độ của mình khi nhận được sự góp ý của người khác.
- Người bố đã kể lại những kỉ niệm để cậu bé nhớ lại tình yêu thương và đức hi sinh mà người mẹ đã dành cho cậu. Mẹ đã bao đêm thức trắng vì con, đã “khóc nức nở” vì sợ mất con. Với người mẹ, En-ri-cô là tài sản quý giá nhất trên.
- Thái độ nghiêm khắc của bố buộc En-ri-cô phải suy nghĩ lại về hành động của mình.
- Sự phân tích của bố chân tình và thấu đáo giúp En-ri-co hiểu một cách sâu sắc rằng “tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”
3. Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê.
- Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài là truyện ngắn đã được trao giải Nhì trong cuộc thi thơ – văn về quyền trẻ em do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát –đa Bác –nen tổ chức năm 1992. Tác phẩm nói đến một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống, nhất là đời sống hiện đại: Cuộc chia tay của những người làm bố, làm mẹ đã để lại nỗi đau sâu sắc trong những tâm hồn thơ trẻ, khiến chúng thiếu vắng tình cảm của người đã sinh ra chúng.
- Khánh Hoài không nói nhiều đến cuộc chia tay của người lớn mà xoáy vào cuộc chia tay của hai anh em Thành – Thủy: Người anh ở lại với bố, cô em gái phải về quê với mẹ. Hai con búp bê (Con Em nhỏ - con Vệ Sĩ) lẽ ra cũng phải chia tay nhau. Nhưng phút cuối, trước khi về quê theo mẹ,đứa em đã để lại cho anh con búp bê với lời dặn: “không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau”. Như vậy, tuy buộc phải chia tay nhưng về tình cảm, hai anh em không hề chia tay. Thông qua câu chuyện về hai anh em, tác giả đã tập trung ngợi ca tình cảm nhân hậu, trong sáng, vị tha của những đứa trẻ ngay cả trong tình huống bi đát nhất, khi mà tổ ấm gia đình của chúng đổ vỡ.
- Trên thực tế, Cuộc chia tay của những con búp bê thuộc thể loại VB nhật dụng (Viết về quyền trẻ em). Nhưng về thể loại, đây là một truyện ngắn hoàn chỉnh. Thông qua câu chuyện về cuộc chia tay đau xót và cảm động giữa hai đứa trẻ, tác giả đã đưa ra một đề nghị thật khẩn thiết: Gia đình là tổ ấm hết sức quan trọng và quý giá. Nó bền vững nhưng cũng hết sức mong manh. Phải tìm cách để vun đắp, giữ gìn hạnh phúc gia đình, đừng vì bất kì một lí do nào đó mà làm tan vỡ những tình cảm cao đẹp ấy
- Nghệ thuật
+ Truyện được kể từ ngôi thứ nhất (cậu bé Thành) nên tính chân thực của câu chuyện đã được tăng thêm; đồng thời khiến cho tác giả dễ thể hiện những suy nghĩ, những day dứt của nhân vật.
+ NT phân tích tâm lí nhân vật của nhà văn khá sâu sắc, tập trung khai thác tâm trạng của hai anh em qua các tình huống khác nhau.
- Lối kể chuyện giản dị, chân thành, giọng kể tự nhiên nên có sức truyền cảm lớn.
* Bài tập: 
a) Trong truyện có những chi tiết bất ngờ. Theo em, đâu là những chi tiết bất ngờ và cảm động nhất?
- Cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút nhưng em không dám nhận vì Thủy phải về quê và không được đi học nữa. Đây là chi tiết rất đau xót. Không những Thủy phải sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm của người cha mà em còn bị bắt phải thôi học. Em phải kiếm sống ngay từ khi còn nhỏ.
- Thủy tụt xuống xe và chạy về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ. Chi tiết này cũng làm người đọc thắt lòng. Dù hai anh em phải chia tay nhau nhưng tình cảm của Thành - Thủy thì không thể chia cắt, chúng vẫn mãi ở bên nhau.
b) Phân tích chi tiết khi dắt tay em ra khỏi trường, cậu bé Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.
- Đây là một chi tiết giàu tính nghệ thuật. Tác giả tạo nên sự đối lập: tâm trạng của hai anh em thì đau xót, u ám nhưng cảnh vật bên ngoài thì vẫn bình thường, nắng vẫn vàng, người vẫn đi lại như không có gì xảy ra. Sự tương phản này khiến nỗi đau càng nổi rõ, tăng thêm cảm giác bơ vơ, thất vọng của hai anh em. Chẳng có ai thấu hiểu, chia sẻ với chúng nỗi đau quá lớn này. 
II Tập làm văn: Viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
* Đề bài: 
Hãy viết một bài văn ngẵn kể về người Bà của em. (Kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm)
* Gợi ý:
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về người bà của em (Bà nội  ... cảm nơi người đọc.
- Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình, bao gồm các thể loại văn học như: thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút.
- Có 2 cách biểu cảm chính:
+ Biểu cảm trực tiếp: Là phương thức trữ tình bộc lộ những cảm xúc, ý nghĩ thầm kín bằng những từ ngữ trực tiếp gọi ra tình cảm ấy.
+ Biểu cảm gián tiếp: Là cách biểu hiện tình cảm, cảm xúc thông qua một phong cảnh, một câu chuyện hay một suy nghĩ nào đó mà không gọi thẳng cảm xúc ấy ra. Cách thể hiện này thường thấy trong thơ và trong văn xuôi.
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác)
- Tình cảm phải được bộc lộ một cách tự nhiên, chân thực, không gò ép.
* Đặc điểm của văn Biểu cảm:
- Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
- Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng (là đồ vật, loài cây hay một hiện tượng nào đó) để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
- Bài văn BC thường có bố cục 3 phần như mọi bài văn khác
* Cách làm bài văn biểu cảm.
- Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm.
- Các bước làm bài văn biểu cảm là: 
+ Tìm hiểu đề, tìm ý.
+ Lập dàn bài
+ Viết bài 
+ Sửa bài.
- Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm thì phải hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và cảm xúc, tình cảm của mình trong các trường hợp đó.
- Tìm lời văn thích hợp, gợi cảm.
2. Bài tập
Bài 1: 
- Những câu thuộc chủ đề tình cảm gia đình thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà, bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.
- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử văn hóa của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương đất nước.
- Những câu hát than thân thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Ngoài ý nghĩa than thân, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội pk.
- Những câu hát châm biếm phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
Bài 2:Hãy phát biểu cảm nghĩ về một mùa em thích nhất trong 4 mùa quê hương em.
* Gợi ý:
- Nêu lí do chọn một trong bốn mùa: vì kỉ niệm gì, vì cảm xúc gì?
- Em dự kiến chọn các dấu hiệu nào về thiên nhiên của mùa em chọn, phù hợp với việc biểu cảm về kỉ niệm hoặc con người em mến thương, ấn tượng?
- Cảm xúc lạ lùng trong em, mỗi khi mùa về.
* Đọc bài văn mẫu tham khảo:
Cảm nghĩ của em về các mùa của đất nước VN ta: Sách các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 7 tr183.
4. Củng cố : Hệ thống hóa kiến thức toàn bài
5. Dặn dò: Học và nắm chắc khái niệm Từ Hán Việt, làm các bài tập đã giao. 
Ngµy so¹n: 20/10/2010
Ngµy gi¶ng: 21/10/2010
MỞ RỘNG, NÂNG CAO KIẾN THỨC PHẦN VĂN BẢN, 
LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM.
PHỤ ĐẠO HS YẾU: VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM
I. Môc tiªu:
Mở rộng kiến thức phần văn bản: Bánh trôi nước, Sau cuộc chia ly.
Luyện tập làm bài văn biểu cảm: Biết cách tạo lập một văn bản biểu cảm hoàn chỉnh
RÌn kÜ n¨ng viÕt bµi v¨n biểu cảm, biết đánh giá bài văn biểu cảm. 
II. Ho¹t ®éng d¹y häc
1. ¤ĐTC
2. KTBC
3 Bµi míi
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
? Những hiểu biết của em về cuộc đời Hồ Xuân Hương?
- Hồ Xuân Hương là con gái của một ông đồ nho xứ Nghệ. Bà sinh ra và lớn lên ở đất Kinh kì Thăng Long (chưa rõ năm sinh và năm mất) vào khoảng cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX. Là người cùng thời với thi hào Nguyễn Du, bà từng giao thiệp, họa thơ với một số tao nhân mặc khách thời bấy giờ.
- Cuộc đời bà trải qua nhiều bất hạnh về mặt tình duyên: làm vợ lẽ ông phủ Vĩnh Tường, làm vợ lẽ Tổng Cóc:
 “Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ơi!
 Cái nợ ba sinh đã trả rồi”.
 (Khóc ông phủ Vĩnh Tường)
 “Chàng Cóc ơi, chàng Cóc ơi!
 Thiếp bén duyên chàng có thế thôi”
 (Khóc Tổng Cóc)
- Tài thơ của HXH rất độc đáo, đặc sắc. Tác phẩm của nữ sĩ gồm có khoảng 50 bài thơ Nôm thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú Đường luật, tập thơ chữ Hán “Lưu Hương kí”.
- HXH đã chế giễu, phê phán lễ giáo PK, đả kích những thói hư tật xấu, đạo đức giả của tầng lớp thống trị, bọn thầy chùa phá giới,. Bà lên tiếng đề cao hoặc bênh vực người phụ nữ Nội dung thơ HXH giàu tính nhân bản.
- Đề tài thơ HXH rất bình dị: quả mít, con ốc nhồi, bánh trôi, cái quạt, đánh đu, tát nước. Thơ của bà đa nghĩa, hóm hỉnh, sắc sảo. Có bài trào phúng sâu cay. Có bài trữ tình như kết đọng nhiều tiếng thở dài ngao ngán. 
? Em đánh giá ntn về giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ bánh trôi nước của HXH?
a) Tìm hiểu đề văn trên.
Em chọn loài cây nào? Vì sao?
b) Cây em chọn, cây em yêu ấy gắn bó với cuộc sống của em ntn? Khơi nguồn cảm xúc từ đâu?
c) Dự kiến dàn ý của em?
d) Dựa vào dàn ý vừa lập, viết bài văn hoàn chỉnh.
(GV hướng dẫn HS thực hiện các bước)
I. Mở rộng, nâng cao kiến thức phần văn bản.
1. Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương).
a) Cuộc đời:
- Hồ Xuân Hương sống vào khoảng cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX. (chưa rõ năm sinh và năm mất)
- Cuộc đời bà trải qua nhiều bất hạnh về mặt tình duyên: làm vợ lẽ ông phủ Vĩnh Tường, làm vợ lẽ Tổng Cóc.
b) Sự nghiệp: 
- Tài thơ của HXH rất độc đáo, đặc sắc. Tác phẩm của nữ sĩ gồm có khoảng 50 bài thơ Nôm thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú Đường luật, tập thơ chữ Hán “Lưu Hương kí”.
- Nét nổi bật trong thơ bà là cảm hứng nhân văn cao cả: yêu thương , trân trọng người phụ nữ, nồng nhiệt với cuộc sống, tha thiết với thiên nhiên và tinh thần đấu tranh phản kháng mãnh liệt. HXH đã khéo léo đưa vào thơ Đường luật những yếu tố dân gian khiến cho thể thơ này trở nên mềm mại và đậm đà tính dân tộc.
- Đề tài thơ HXH rất bình dị: quả mít, con ốc nhồi, bánh trôi, cái quạt, đánh đu, tát nước. Thơ của bà đa nghĩa, hóm hỉnh, sắc sảo. Có bài trào phúng sâu cay. Có bài trữ tình như kết đọng nhiều tiếng thở dài ngao ngán.
- HXH đã có nhiều đóng góp trong việc Việt hóa thơ Đường luật. Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” trên thi đàn dân tộc.
c) Bài thơ: “Bánh trôi nước”
- Là một trong những bài thơ xuất sắc của HXH. Thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, HXH đã thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với số phận chìm nổi của người phụ nữ, đồng thời ngợi ca, trân trọng những phẩm chất cao đẹp của họ. Ngôn ngữ thơ bà bình dị, trong sáng, giàu sức gợi, gần gũi với văn học dân gian.
* Bài tập:
Cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ: Bánh trôi nước của HXH
I. Mở bài:
- Giới thiệu một vài nét về tác giả:
+ HXH, nữ sĩ tài ba được ca ngợi là “bà chúa thơ Nôm”
+ Nữ sĩ còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm.
+ Thơ bà có đề tài bình dị, ngôn ngữ thuần Nôm, rất sắc sảo, hóm hỉnh, đa nghĩa.
+ Là tiếng nói ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, là lời cảm thông, bênh vực người phụ nữ trong xã hội.
- Giới thiệu văn bản và chủ đề bài thơ:
+ Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt: Bánh trôi nước tiêu biểu cho hồn thơ của nữ sĩ:
“Thân em vừa trắng.tấm lòng son”.
+ Chủ đề: Qua việc miêu tả chiếc bánh trôi nước, nữ sĩ gửi gắm bao tình cảm tốt đẹp về phẩm chất và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời.
II. Thân bài: 
* Bánh trôi nước là một bài thơ bình dị về đề tài, mang hàm nghĩa sâu sắc.
1. Bài thơ tả thực cái bánh trôi nước, một món ăn dân tộc được làm bằng bột nếp, sắc trắng trong, dáng bánh tròn. Nhân bánh bắng đường phên (tấm lòng son). Bánh được nấu chín trong nồi nước sôi “bảy nổi ba chìm với nước non”.
2. Câu thứ nhất nhân hóa cái bánh: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
“Thân em” là một cách nói khiêm nhường, dịu dàng, kín đáo, một nét đẹp của thiếu nữ.
- Hai vế tiểu đối: “Vừa trắng lại vừa tròn” có giá trị gợi tả, liên tưởng về vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của thiếu nữ.
3. Câu thơ thứ hai và thứ ba mang hàm nghĩa về thân phận người phụ nữ trong cuộc đời xưa.
“Bảy nổi ba chìm.. ..tay kẻ nặn”
- Thành ngữ được vận dụng: “ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh” trong văn cảnh hàm ý về thân phận vất vả của người phụ nữ, chịu nhiều thiệt thòi do lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ, do đạo tam tòng khắc nghiệt gây nên. 
- Hai chữ rắn nát ám chỉ số phận của người phụ nữ được sung sướng hạnh phúc hoặc bất hạnh đều do tay kẻ nặn, do cha mẹ hay chồng con định đoạt. Việc hôn nhân do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Đạo tam tòng chính là tay kẻ nặn.
- Vần thơ biểu lộ niềm cảm thông sâu sắc của nữ sĩ đối với số phận, thân phận người phụ nữ ngày xưa.
4. Câu cuối, hình ảnh ẩn dụ: tấm lòng son nói về lòng son sắt thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp đôn hậu, vị tha của người mẹ, người chị quê ta.
- Cấu trúc câu thơ: Mặc dầumà vẫn...”
ở hai câu cuối bài thơ, đặc biệt chữ “vẫn” làm cho ý thơ được khẳng định và ngợi ca tâm hồn trong sáng, tình yêu thủy chung của người phụ nữ VN:
“Rắn nát mặc dầutấm lòng son”.
III> Kết bài:
- Bánh trôi nước là một bài thơ Nôm đa nghĩa, nó thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha của HXH đối với nền văn hóa dân tộc. Chiếc bánh bình dị của quê hương đã đi vào hồn thơ nữ sĩ và trở thành một bài thơ hay. Nữ sĩ đã dành những lời lẽ tốt đẹp ca ngợi bao phẩm chất cao quý của người phụ nữ VN.
- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ vận dụng sáng tạo tục ngữ, cách nói cách cảm của dân gian để tạo những vần thơ hàm súc đậm đà mang phong cách HXH.
2. Văn bản: Sau phút chia ly
(Hướng dẫn hs nắm bài theo yêu cầu).
II. Tập làm văn: Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm.
* Đề: Phát biểu cảm nghĩ về loài cây em yêu.
- Tìm hiểu đề: 
+ Văn biểu cảm.
+ Đối tượng: Loài cây (Có thể là tre, bàng, phượng.)
Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu, Những cảm xúc của em với loài cây em chọn.
Thân bài:
- Giới thiệu chi tiết về loài cây em yêu
- Kỉ niệm bạn bè, kỉ niệm tuổi thơ với loài cây đó.
Cây gắn bó với tuổi thơ em và gia đình em ntn.
- Tác dụng của loài cây em chọn viết
- Chồi non mọc lên mang ý nghĩa hi vọng tương lai tốt đẹp
- Tình cảm của em với cây.
..
Kết bài: 
Tình cảm của em với cây mãi mãi là thân thương.
Đọc bài văn mẫu: Đề 10 tr194 sách Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 7
4. Củng cố: Hệ thống bài
5. Dặn dò: Về viết hoàn chỉnh bài văn biểu cảm về loài cây, đọc thêm nhiều tài liệu về dạng đề này.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an dai tradoc.doc