Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Một số nét về tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Một số nét về tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ

1. Giải thích nhan đề:

“ Truyền kì mạn lục” là ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.

2. Thể loại: tác phẩm tự sự. Đây là câu chuyện kể về cuộc đời một con người theo chuỗi sự việc. Chuyện được kể từ ngối thứ 3.

3. phương thức biểu đạt: Tự sự là chính kết hợp với biểu cảm.

VD: Các lời nói của VN thấm đẫm cảm xúc.

 

docx 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Một số nét về tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§Ò cu¬ng «n tËp líp 9 cùc chuÈn vµ ®éc ®©y!§©y lµ bé ®Ò cu¬ng bao qu¸t, xuyªn suèt toµn bé kiÕn thøc líp 9 tõ vb ®Õn TV, TLV. §ã lµ c¶ mét hÖ thèng c©u hái, bµi tËp( tÊt nhiªn lµ cã ®Þnh h­íng nhÐ) theo huíng ra ®Ò thi vµo 10 hiÖn nay, do gi¸o viªn l©u n¨m cã kinh nghiÖm trong viÖc «n thi t¹i Hµ Néi so¹n gi¶ng. §õng bá lì c¬ héi ®Ó cã mét tËp tµi liÖu hay! H·y liªn hÖ víi m×nh ngay nhÐ! B¹n sÏ kh«ng ph¶I nuèi tiÕc ®©u.Sè ®iÖn tho¹i cña m×nh lµ 0985086456! 
vÝ dô vÒ mét bµi trong tËp ®Ò cu¬ng ®Ó b¹n tham kh¶o rïi quyÕt ®Þnh nhÐ!
IMột số nét về tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ 
Giải thích nhan đề: 
“ Truyền kì mạn lục” là ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
Thể loại: tác phẩm tự sự. Đây là câu chuyện kể về cuộc đời một con người theo chuỗi sự việc. Chuyện được kể từ ngối thứ 3. 
phương thức biểu đạt: Tự sự là chính kết hợp với biểu cảm.
VD: Các lời nói của VN thấm đẫm cảm xúc.
Tóm tắt
Nàng Vũ Nương đẹp người đẹp nết được chàng Trương Sinh cưới làm vợ. Gia đình đang yên ấm hạnh phúc thì chàng Trương Sinh phải rời nhà đi lính.
ở nhà, Vũ Nương sinh con trai đặt tên là Đàn.
Khi trở về, Trương Sinh nghe theo lời con trẻ nghi ngờ vợ phản bội. Vũ Nương một mực kêu oan. Trương sinh không nghe đánh mắng đuổi đi. Vũ Nương không tự minh oan được bèn trầm mình tự vẫn.
Chàng Trương hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương tha thứ nhưng không trở về cuộc sống trần thế.
Phân đ oạn 
Đoạn 1: Từ đầu đến muôn dặm quan san: hạnh phúc của Vũ Nương.
Đoạn 2: Tiếp đến  nhưng việc trót đã qua rồi: Oan trái của Vũ Nương.
Đoạn 3: Còn lại: Vũ Nương được giải oan.
một số BT xoay quanh tác phẩm: 
BT1: Viết tiếp câu mở đoạn sau để hoàn thành một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách diễn dịch hoặc tổng phân hợp. “ Nhà văn đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ những phẩm chất đẹp đẽ của nàng” 
Gợi ý:
Câu chủ đề đó phải được đặt ở đầu đoạn văn.
Các câu tiếp theo phải triển khai được các ý sau:
Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người đẹp nết.
Qua lời nhận xét của tác giả (D/c)
Qua việc đối xử với chồng.
Khi chồng ở nhà: Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép, biết chăm nom, vun vén hạnh phúc gia đình nên cuộc sống vợ chồng chưa từng xảy ra bất hòa.
Khi tiễn chồng ra trận: Vũ Nương đã cư xử rất đúng mực, chân tình. Nàng rót chén rượu đầy và nói những lời đưa tiễn ngọt ngào, nồng đượm một tình yêu chung thủy.
Điều mơ ước lớn lao nhất của Vũ Nương không phải là danh vọng mà là một cuộc sống gia đình yên ấm.
Biết chồng dấn thân nơi trận mạc, nàng rất xót thương và lo lắng, cảm thông trước những vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng.
Bầy tỏ nỗi khắc khoải nhớ nhung da diết bằng những lời nói ân tình, ai nghe cũng xúc động.
Qua việc đối xử với mẹ chồng:
Khi chồng đi vắng, Vũ Nương hết sức làm lụng để nuôi đứa con thơ và mẹ chồng già cả, ốm đau.
Qua lời trăng trối của mẹ chông: “ Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”
Khi bị chồng nghi oan, nàng đã hết lòng tìm cách hàn gắn cái hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Dù phải gánh nỗi cay đắng đó, dù phải quyên sinh để giữ tròn phẩm giá, nàng cũng chưa một lần to tiếng để phạm đạo làm vợ.
Dù phải xuống thủy cung, nàng vẫn mong có ngày được trở về bên chồng con, vẫn nhớ và lo lắng về nhà cửa, về mồ mả hai bên cha mẹ đầy đủ.
Tác giả khắc họa tính cách nhân vật qua lời nói, việc làm, cách biểu hiện tình cảm, đặt trong mối quan hệ luôn luôn ca ngợi. Qua đó ta thấy Vũ Nương quả là một người phụ nữ hoàn hảo, mang trong mình nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt nam: Xinh đẹp, nết na, hiền thục lại đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng rất mực hiếu thảo, một dạ thủy chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Phẩm chất và đạo đức của nàng thật đáng trân trọng và ngợi ca!
BT2: Trong bài thơ “ lại bài viếng Vũ Thị” của Lê Thánh Tông có câu kết: “ khá trách chàng Trương khéo phũ phàng”. Em có đồng ý với tác giả không? Viết một đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của em.
Vua Lê Thánh Tông đã nói rất đúng: trong những nguyên nhân dẫn đến cái chết của VN có bàn tay của TS.
Trương Sinh con nhà hào phú nhưng không có học, tính đa nghi cả ghen đối với vợ phòng ngừa quá sức → Tính cách ít đảm bảo cho người vợ một cs hạnh phúc. 
Sau ba năm đi lính về , tính cách của TS bộc lộ rõ dần. Đặc biệt là khi nghe những lời nói thơ ngây của bé Đan với những thông tin mập mờ đáng suy nghĩ → TS đã không đủ tỉnh táo để suy xét về những lời con nói, chàng đinh ninh chắc chắn là vợ hư → Đó là cách suy nghĩ vội vàng, một chiều của con người vốn độc đoán, gia trưởng.
Từ sự suy đoán ấy, TS đã xử sự hồ đồ , vũ phu. Chàng không thẳng thán hỏi , hoặc “chất vấn” thậm chí có thể theo dõi hành động, thái độ của vợ Trái lại, chàng đã không chịu nghe những lời phân trần của vợ, không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng, cũng không để cho vợ có cơ hội giãi bày, giảng giải, minh oan. Chàng “ mắng nhiếc và đánh đuối nàng đi” Một chuỗi những hành động đó của TS đã bịt kín mọi ngả đường giải oan của Vũ Nương, đẩy nàng vào cái chết oan khiên → hạnh phúc gia đình tan vỡ.
→ Lời chê trách của Vua Lê Thánh Tông thật nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu sắc, đã kín đáo nêu nên cho đời bài học về đối nhân xử thế, cẩn trọng nhất là trong đạo vợ chồng.
BT 3 : Viết một đoạn văn phân tích vai trò của hình ảnh cái bóng.
Chi tiết cái bóng đựợc cài đặt đầy dụng ý. Hình ảnh cái bóng tưởng như vô tình , ngẫu nhiên nhưng thực ra là một chi tiết rất quan trọng của câu chuyện: Cái bóng xuất hiện với Vũ Nương là cách để dỗ con cho khuây nỗi nhớ thương chồng. Song ngờ đâu, bóng mà lại biến thành người, cái giả cứ chập chờn trong cái thật. Cái bóng sang đến bé Đàn thì lại biến thành người thật – một người đàn ông bí ẩn. Và khi đến tai TS lần thứ nhất thì cái bóng ấy trở thành một người đàn ông dan díu với vợ mình, là bằng chứng không thể chỗi cãi về sự hư hỏng của vợ.. dẫn đến kết cục đáng tiếc và đau buồn của ba nhân vật như đã nói ở trên. Và chính cái bóng ấy xuất hiện lần thứ hai – Cái bóng của chính chàng Trương đã mở mắt cho chàng sự thật tội ác do chính mình gây ra và đã giải tỏa nỗi oan của Vũ Nương nhưng tất cả đã quá muộn.
BT 4: Viết đoạn văn phân tích ý nghĩa của chi tiết kết thúc truyện “ Vũ Nương trở về trong chốc lát”
Lối kết thúc “ Vũ Nương trở về trong chốc lát” (truyện NCGNX-ND) cứ ám ảnh day dứt người đọc. đây là chi tiết kỳ ảo mang tính sáng tạo rất riêng của tác giả thể hiện rõ đặc trưng của thể loại truyền kỳ. Giống biết bao truyện cổ tích, sự trở về của Vũ Nương là lối kết thúc có hậu. Điều này thể hiện ước mơ công lý người tốt như Vũ Nương phải được minh oan, làm dịu đi phần nào tâm lý căng thẳng. Hơn thế, sự trở về của Vũ Nương càng khắc đậm nổi bật đức hạnh cao quý của nàng – thương chồng, yêu con, nặng tình nghĩa với làng xóm, quê hương, một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng. Song, Nguyễn Dữ lại để cho Vũ Nương chỉ trở về “loáng loáng, mờ nhạt rồi biến mất”. phải chăng, sự trở về trong chốc lát này đã khẳng định những điều tốt đẹp nói ở trên chỉ là ảo ảnh. Sự thật phũ phàng – người chết thì đã chết, hạnh phúc gia đình đã tan nát, chia lìa. Chính vì thế mà ta hiểu sâu hơn hàm ý của tác giả: Nêu bài học cẩn trọng trong đạo vợ chồng và tố cáo cái xã hội phong kiến. tố cáo chiến tranh. Trong đó người phụ nữ bao giờ cũng là nạn nhân đau đớn nhất. Có thể nói lối kết thúc truyện giầu giá trị hiện thực giàu giá trị nhân văn làm nói rõ được chủ đề của tác phẩm.
BT5.
Vì sao nói lấy người phụ nữ làm nhân vật chính là một nét mới mẻ của tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dữ?
Hình ảnh nào được lấy làm nhan đề, được giới thiệu đầy đủ họ tên quê quán, xuất hiện suốt tác phẩm. Khép lại bằng câu nói.
à Văn học VN vắng bóng hình ảnh người phụ nữ sự xuất hiện của Vũ Nương cho thấy những giá trị nhân bản, sự quan tâm đến hạnh phúc đời thường đặc biệt là của người phụ nữ.
Đó là sự dự báo xuất hiện cách nhân vật Thúy Kiều, Chinh Phụ ở giai đoạn sau này
BT6.
 Có ý kiến cho rằng sự trở về của Vũ nương ở phần kết truyện đã hóa giải bi kịch trong truyện? Hãy nêu ý kiến của em?
- Vũ Nương tự vẫn chỉ có một mình, chịu oan ức khi trở về có TRương Sinh đững đợi bên đàn giải oanà phẩm giá được chiêu tuyết.
Tuy nhiên, bi kịch không được hóa giải: giữa hai người có một khoảng cách không thể vượt qua, nàng xuất hiện rồi biến mấtà Hạnh phúc chỉ là chiếc bóng hư ảo
BT7.
 Vũ Nương chọn cái chết theo cách “tắm gội chay sạchmà chết”. Theo em cái chết đó nói lên điều gì?
- Nhân cách con người Vũ Nương tự trọng luôn vươn tới lẽ công bằng
- Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
 BT8
- Nếu hiểu bi kịch là:
+ Sự mất đi của những điều tốt đẹp
+ Cái đẹp bị hủy diệt
+ Khát vọng hạnh phúc và khả năng không thể thực hiện được trong thực tiễn.
Thì số phận của Vũ Nương có phải là bi kịch không? Bi kịch theo nghĩa nào?
Bi kịch của cuộc đời của Vũ Nương: cái đẹp bị hủy diệt
Lấy dẫn chứng từ cuộc đời của nàng
BT9.
Tư tưởng phong kiến, trưởng giả nam quyền phân chia đẳng cấp được thể hiện ntn trong truyện?
Quan hệ Trương Sinh- Vũ Nương không chỉ là vợ chồng mà còn là quan hệ của kẻ giàu người khó
+ Trương Sinh xin 100 lạng vàng cưới vợ
+ Khi đi lính thụ động nghe lời
+ Độc đoán chuyên quyền chỉ nghe lời đứa con thơ không cho vợ minh oanà kết tội.
Bài 10: Cái bong trên vách là hình tượng đầy bi kịch về số phận của Vũ Nương. Cảm hứng ngợi ca và cảm hung phê phán của Nguyễn dữ thể hiện ngay cả trong hình tượng hư ảo chập chờn này
Dựa vào những hiểu biết của mình về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, hãy làm sang tỏ nhận định trên?
Cảm hứng ngợi ca: vẻ dẹp tâm hồn của Vũ Nương: giàu tình yêu thương con, thủy chung với chồng và khao khát một gia đình đầy đủ.
Cảm hứng phê phán: phê phán chiến tranh đã cướp đi hạnh phúc gia đình trọn vẹn của 2 mẹ con Vũ thị; phê phán chế đô. Nam quyền đẩy người phu nữ vào con đường cùng(xem them phần nguyên nhân đẩy Vũ Nương đến bi kịch)
Bài 11:
Lấy tích từ một truyện dân gian nhưng Chuyện người con gái Nam Xương mang đậm nét sang tạo tài hoa của Nguyễn Dữ, đã trở thành một “ kì bút” đầy tính nhân văn và đặc sắc việt Nam.Phần cuối tác phẩm không chỉ thể hiện tính chất truyền kì của truyện mà còn chứa đựng giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc.hãy trình bày những suy nghĩ về vấn đề đó trong một đoạn văn?( ý nghĩa nội dung và nghệ thuật đoạn cuối truyện)
làm truyện trở nên hấp dẫn
Đây là một hình thức giải oan: người tốt sẽ được đền bù, thể hiện ước mơ công lí và là tiếng nói bênh vực người phụ nữ
Yếu tố kì ảo làm nên đặc trưng của thể loại truyền kì.nó làm hoàn chỉnh thêm đức tính tốt đẹp của Vũ Nương: nặng lòng với gia đình, với chồng con, vẫn mong được phục hòi danh dự, vị tha, độ lượng
Tuy nhiên việc nàng không thể trở lại cõi trần, hình ảnh nàng mờ dần đi rồi biến mất laiij có ý nghĩa tố cáo sâu sắc( xem ở trên)
Bài 12: Theo em, những lí do nào đã dẫn đến cái chết oan khuất của VN?
-Sự vô tình của đứ con qua sự việc cái bóng
Sự cả ghen đến mức mù quáng của Ts
Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm cho đôi vợ chòng trẻ phải xa nhau khiến cho TS, một người ca ghen, chỉ cần 1nguyên cớ không rõ rang là hắt hủi, đánh đuổi vợ ngoài tai những lời thanh minh. Có thể nói chiến tranh phi nghĩa là nguyên nhân sâu xa tạo nên bi kịch của Vn.Ở đây ta nhận ra chiều sâu giá trị hiện thực cua tác phẩm.
Bài 13: trong tác phẩm văn học có những chi tiết rất quan trọng, không có chi tiết đó , cốt truyện không phát triển được. Em hãy lựa chọn một chi tiết như thế trong Chuyện người con gái Nam xuongwcuar Nguyễn Dữ và viết đoạn văn ngắn nói rõ ý nghĩa cua chi tiêt dó?
Chi tiết cái bóng

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE CUONG OV TAP VAN 9 CUC HAY.docx