A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp HS nắm giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học
2. Kĩ năng:
- tìm ý , lập dàn ý bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học
- Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học trước tập thể
- Diễn đạt mạch lạc rõ ràng những tình cảm của bản thân về một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 56 : Tập làm văn Luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp HS nắm giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học - Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học 2. Kĩ năng: - tìm ý , lập dàn ý bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học - Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học trước tập thể - Diễn đạt mạch lạc rõ ràng những tình cảm của bản thân về một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói 3. Tư tưởng: - Có ý thức phát biểu trước tập thể, bày tỏ tự nhiên, chân thực cảm xúc, suy nghĩ của mình về tác phẩm văn học. B. Chuẩn bị - Thày:SGK, dàn ý, TLHDTH chuẩn KTKN. - Trò: Lập dàn bài chi tiết theo nhóm. C. Phương pháp: - P.P: Vấn đáp, tích hợp - KT: Động não D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3- Bài mới * Giới thiệu bài: Mỗi bài văn, bài thơ, mỗi tác phẩm văn học thường đọng lại trong ta những cảm xúc, suy tư sâu lắng, những bài học sâu sắc về lẽ sống, về cuộc đời, về con người... Hoạt động 1(5’) P.P: Vấn đáp, thuyết trình KT: Động não Hoạt động 2(30’) P.P: Vấn đáp, KT: Động não ? Hãy trình bày miệng cảm nghĩ về bài thơ: “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh? - Dựa vào dàn ý đã thảo luận và trình bày ở nhà - 4 HS đại diện các nhóm trình bày - HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét đánh giá cho điểm bài nói tốt I. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của HCM II. Yêu cầu - HS chuẩn bị dàn ý dựa trên mẫu ở SGK - Khi nói: phải thưa gửi, dùng câu ngắn gọn, kèm theo ánh mắt, giọng nói, cử chỉ để biểu hiện cảm xúc - HS phải bạo dạn, tự tin, biết tạo không khí thân mật III. Thực hành - Mỗi tổ một nhóm (hoặc 2 hoặc 1 bàn 1 nhóm) - Lần lượt từng HS trong nhóm trình bày trước nhóm của mình (có thể mỗi HS trình bày một phần) - Nhóm trưởng nhận xét, báo cáo -> chọn bạn đại diện nói trước tập thể - Mỗi nhóm một HS trình bày -> HS nhóm khác nhận xét, góp ý về nội dung, hình thức, tác phong nói * GV chốt các kĩ năng làm bài PBCN về tác phẩm văn học - Bố cục bài văn biểu cảm - Trình tự các bước làm văn biểu cảm - Cách biểu lộ tình cảm trực tiếp và gián tiếp - Vai trò của các yếu tố BC trong bài văn BC IV. Củng cố (1’) ? Các kĩ năng làm bài PBCN về tác phẩm văn học? - Bố cục bài văn biểu cảm - Trình tự các bước làm văn biểu cảm - Cách biểu lộ tình cảm trực tiếp và gián tiếp - Vai trò của các yếu tố BC trong bài văn BC V. Hướng dẫn về nhà(2’) - Viết hoàn chỉnh phần bài văn từ dàn ý trên. - Lập dàn ý, phát biểu cảm nghĩ bài “Tiếng gà trưa” - Chuẩn bị: Một thứ quà của lúa non: Cốm Tìm tư liệu tác giả, tác phẩm. Trả lời các câu hỏi SGK E. Rút kinh nghiệm ............... ............... .................. . ---------------------------&0&--------------------------
Tài liệu đính kèm: