I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Học sinh hiểu về nét đẹp riêng của tiếng ói người Hà Nội.
- Tự hào về cách nói năng thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
- Có ý thức thực hiện việc nói năng thanh lịch văn minh thông qua việc rèn luyện để nói đúng, nói lời hay và nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếpvà đối tượng giao tiếp.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Tư liệu, bài viết, mẩu chuyện băng đĩa, tranh ảnh,.cần thiết
- Phiếu thảo luận bảng phụ, đạo cụ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
Ngày soạn: Ngày giảng Tiết 1 - Bài 1: Tiếng nói của người Hà Nội Mục tiêu cần đạt: Học sinh hiểu về nét đẹp riêng của tiếng ói người Hà Nội. Tự hào về cách nói năng thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Có ý thức thực hiện việc nói năng thanh lịch văn minh thông qua việc rèn luyện để nói đúng, nói lời hay và nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếpvà đối tượng giao tiếp. Tài liệu và phương tiện: Tư liệu, bài viết, mẩu chuyện băng đĩa, tranh ảnh,..cần thiết Phiếu thảo luận bảng phụ, đạo cụ Tiến trình dạy học: ổn định tổ chức lớp: Giới thiệu bài: Giới thiệu vài nét về sự cần thiết của môn học, cấu trúc của môn học,và yêu cầu của môn học. Dạy bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * Hoạt động 1: Thử phân biệt giọng nói Hà Nội với giọng nói của địa phương khác. - GV cho HS nghe giọng nói của phát thanh viên trên đài phát thanh và truyền hình Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội qua băng. ? Em có cảm nhận như thế nào về giọng nói và cách phát âm cảu các phát thanh viên trong băng? ? Hãy so sánh các giọng nói có gì giống và khác nhau? - GV dẫn dắt vào bài: Hà Nội không chỉ đẹp về phong cảnh mà Hà Nội còn đẹp bởi cốt cách con người . Một trong những yếu tố góp phần làm nên nét đẹp của người Hà Nội chính là tiếng nói của người Hà Nội. * Hoạt động 2: Giúp HS hiểu về đặc điểm của tiếng nói người Hà Nội. ? Em hãy cho biết, tiếng Hà Nội có những đặc điểm gì về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp? ? So sánh với ngôn ngữ của toàn dân, em thấy tiếng Hà Nội có điểm giống và khác như thế nào? - GV kết luận về kiến thức cơ bản. * Hoạt động 3: Tìm hiểu tiếng Hà Nội – Sự kết tinh những nét đẹp của ngôn ngữ Việt Nam. - Chia lớp thành 4 nhóm, hội ý trong 2 phút sau đó cử 1 đại diện lên bảng viết nhanh chính tả cá từ của các vùng miền trên đất nước và phát âm các từ đó theo tiếng của vùng miền đó. Nhóm nào viết nhanh, viết đúng, phát âm chuẩn được nhiều từ thì nhóm đó sẽ thắng. - GV cho HS nghe một đoạn băng ghi âm tiếng nói của người Hà Nội. ? Em có nhận xét gì về cách phát âm cà cách viết của người Hà Nội? ? Vị trí của tiếng Hà Nọi trong ngôn ngữ chung của cả nước? - GV kết luận: 1.Đặc điểm của tiếng nói người hà Nội: + Về mặt ngữ âm: Các nguyên âm được phát ra rõ ràng. Sáu thanh điệu được phát âm chính xác.Các phụ âm cuối được phát âm đúng chuẩn. + Về mặt từ vựng: Người nói tiếng Hà Nội sử dụng vốn từ toàn dân trong mọi hoạt động giao tiếp. + Về mặt chính tả: Mặc dù thiếu vắng một số phụ âm đầu và một số vần trong khi phát âm nhưng khi viết chính tả, người Hà Nội phân biệt rất chính xác cá từ đó. + Người Hà Nội có cách phát âm nhẹ nhàng, mềm mại “ tròn vành, rõ chữ” + Cách uốn giọng ngọt ngào, uyển chuyển, ạo nên nét đọc đáo và riêng biệt. + Là tiếng nói hội tụ tinh hoa của bốn phương đất nước, làm rạng rỡ mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Củng cố: GV yêu cầu HS nhắc lại những đặc điểm chính của tiếng nói người Hà Nội và nêu cảm nhận của mình khi chính mình là người Hà Nội? Cho HS nghe một số bài hát về Hà Nội và xem một số đoạn băng hình về cảnh đẹp của Hà Nội. Dướng dẫn về nhà : - Tìm hiểu cách nói năng của người Hà Nội. - Sưu tầm một số bài thơ, đoạn văn hay nói về nét đẹp của hà Nội. Ngày soạn: Ngày giảng Tiết 2 - Bài 1: Tiếng nói của người Hà Nội ( tiếp ) I. Mục tiêu cần đạt: Học sinh hiểu về nét đẹp riêng của tiếng ói người Hà Nội. Tự hào về cách nói năng thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Có ý thức thực hiện việc nói năng thanh lịch văn minh thông qua việc rèn luyện để nói đúng, nói lời hay và nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếpvà đối tượng giao tiếp. II. Tài liệu và phương tiện: Tư liệu, bài viết, mẩu chuyện băng đĩa, tranh ảnh,..cần thiết Phiếu thảo luận bảng phụ, đạo cụ III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1: Em hãy nêu những đặc điểm của tiếng nói người Hà Nội? Tiếng nói người Hà Nội khác với tiếng nói của địa phương khác như thế nào? Câu hỏi 2: Tại sao nói tiếng nói người Hà Nội là sự kết tinh những nét đẹp của ngôn ngữ Việt Nam? Em có suy nghĩ gì khi mình là người Hà Nội? 3. Dạy bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * Hoạt động 4: Tìm hiểu về cách nói năng thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. - Cho HS thảo luận nhóm trong 2 phút về cách nói năng thanh lịch,văn minh của người Hà Nội theo câu hỏi: ? Người Hà Nội có cách nói năng thanh lịch, văn minh như thế nào ( Về cách phát âm, dùng từ, cách xưnmg hôtrong giao tiếp ) ? Nêu một số ví dụ minh họa cụ thể mà em biết? - GV yêu cầu từng nhóm HS cử đại diện trả lời câu hỏi sau khi thảo luận. - GV kết luận kiến thức: * Hoạt động 5: Hướng dẫn HS biết cách nói năng thanh lịch, văn minh. - GV cho HS đóng tiểu phẩm “ Làm đẹp tiếng Hà Thành” ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ của Vân? ? Thái độ và lời nói của bố Vân giúp cho em hiểu biết gì về cách nói năng của mỗi người? - GV kết luận: - GV đưa ra một số tình huống về cách nói năng cảu HS hiện nay để HS trao đổi và thảo luận, phân tích những nét đẹp và chưa đẹp trong việc sử dụng ngôn ngữ. - HS trình bày kết quả sưu tầm tục ngữ, ca dao, thành ngữ, châm ngôn nói về cách nói năng của con người - HS tự rút ra kết luận. 2. Cách nói năng thanh lịch, văn minh của người Hà Nội: + Người Hà Nội có cách nói năng thanh lịch, văn minh, nhẹ nhàng, dễ nghe. + Người Hà Nội có cách xưng hô đúng mực, cư xử nhã nhặn, lịch sự tôn trọng người đối thaoị. + Người Hà Nội thường nói những lời tế nhị, không xô bồ. + Người Hà Nội luôn biết chọn lọc từ ngữ để sử dụng khi giao tiếp. 3. Học sinh cần học cách nói năng thanh lịch, văn minh: Để giữ gìn và làm đẹp thêm tiếng nói người Hà Nội, học sinh chúng ta cần rèn luyện cho mình thói quen: + Nói đúng: Phát âm chuẩn, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả, đặt câu đúng ngữ pháp. + Nói lời hay và cách nói hay: Biết thưa gửi, chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi khi giao tiếp. Biết xưng hô phù hợp với đối tượng giao tiếp. Không nói lời tục tĩu,. Biết kết hợp lời nói với nét mặt, cử chỉ để gây thiện cảm với đối tượng giao tiếp. Biết tiếp thu cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ khác nhưng không kệch cỡm, lai căng. + Nói phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp: Tùy từng hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà có cách nói năng, giao tiếp sao cho phù hợp. 4. Củng cố: - GV hướng dẫn HS tóm tắt lại toàn bộ nội dung bài học. - GV giải đáp thắc mắc ( Nếu có ) 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Sưu tầm một số tình huống giao tiếp và ứng xử trong gai đình mà em thường gặp. .
Tài liệu đính kèm: