Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (tiết 36)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (tiết 36)

1.Mục tiêu

a.Kiến thức:

- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.

- Lời văn biểu hiện tâm trạng nười mẹ đới với con trong văn bản.

b.Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.

- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị khai trường đầu tiên của con.

- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.

 

doc 297 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (tiết 36)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2010 - 2011 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Tiết PPCT: 1 Văn bản 
Ngày dạy: ..........
 ( Theo LÍ LAN )
1.Mục tiêu 
a.Kiến thức:
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng. 
- Lời văn biểu hiện tâm trạng nười mẹ đới với con trong văn bản.
b.Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
c.Thái độ:
Cảm nhận và thấm thía những hình ảnh thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
2.Chuẩn bị: 
- GV: SGK, SGV, SHD chuẩn KT – KN, tranh, bảng phụ.
- HS: Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
3. Phương pháp dạy học:
Đọc diễn cảm, bình giảng, tái hiện, Kĩ thuật mảnh ghép, Thảo luận nhóm.
4.Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra SGK, vở BT, Vở ghi bài học.
 4.3 Giảng bài mới:
Từ lớp 1 đến lớp 7 các em đã được 7 lần khai trường. Vậy ngày khai trường lần nào làm em nhớ nhất? Ai đưa em đến trường? Em có nhớ đêm hôm trước ngày khai trường ấy, mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không? Để hiểu được tâm trạng chung của những bậc làm cha mẹ cụ thể là trước ngày đưa con vào lớp 1. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản “Cổng trường mở ra”.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài ghi
Hoạt động 1
 - GV hướng dẫn cách đọc văn bản: Đọc rõ ràng, diễn cảm để thấy được tâm trạng của người mẹ.
 - GV đọc mẫu- 2 HS đọc tiếp.
- Nhận xét cách đọc.
D Theo em văn bản này thuộc văn bản gì ?
( Văn bản nhật dụng. )
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích.
1/ Đọc.
D Ở lớp 6, các em đã được học văn bản này rồi, em nào nhắc lại thế nào là văn bản nhật dụng?
Văn bản nhật dụng là văn bản đề cập đến những nội dung có tính cập nhật, đề tài có tính thời sự, đồng thời là những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài.
1 HS đọc chú thích.
Giải nghĩa các từ: nhạy cảm, háo hức, bận tâm, can đảm.
Hoạt động 2.
D Em hãy tóm tắt văn bản bằng vài câu ngắn gọn. (Bài văn viết về việc gì? Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong một đêm không ngủ trước ngày khai trường để vào lớp 1 của con.)
D Hoàn cảnh nào nảy sinh tâm trạng của mẹ.
D Tìm những chi tiết biểu hiện tâm trạng của hai mẹ con trong văn bản.
Con: gương mặt thanh thoát, ngủ say như uống ly sữa, ăn cái kẹo, tựa ngiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở thỉnh thoảng chúm lại.
- Mẹ: Lẽ ra làm việc nhưng hôm nay không tập trung được vào việc gì cả, lên giường nằm trằn trọc.
Sử dụng bảng phụ. (Câu hỏi thảo luận )
D Tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau.
Mẹ: Không ngủ, suy nghĩ miên man.
Con: Thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư.
D Ở đây tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
( Tương phản )
D Tại sao mẹ không ngủ được.
( HS thảo luận: GV gợi ý: Mẹ không ngủ được có phải vì lo lắng cho con hay vì người mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa, lí do nào khác nữa.)
HS trình bày ý kiến.
GV nhận xét diễn giảng.
@ Mẹ không ngủ được vì 2 lý do sau:
+ Lo lắng cho con nên người mẹ cứ miên man suy nghĩ về đứa con mình.
+ Nôn nao nghĩ về ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ. (Kí ức tuổi thơ của mẹ trỗi dậy )
D Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.
( Cứ nhắm mắt lại ....hẹp; Cái ấn tượng .... bước vào)
HS đọc 2 đoạn này.
D Tại sao ngày khai trường vào lớp 1 đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người mẹ như vậy ? 
( Có thể là lần đầu tiên mẹ được đến trường, được bà dắt đi học. Mẹ nôn nao hồi hộp cảm nhận về một ngôi trường hoàn toàn mới mà trong đó có cả một thế giới kì diệu... )
D Từ dấu ấn sâu đậm của ngày khai trường điều mà mẹ mong muốn cho con ở đây là gì.
( Mẹ muốn nhẹ nhàng cẩn thận ghi vào lòng con những kỉ niệm đẹp ... )
D Từ sự suy nghĩ trăn trở ... đến mong muốn của mẹ ... em thấy mẹ là người như thế nào ?
D Trong văn bản này, người mẹ đang tâm sự với ai.
( Mẹ không trực tiếp nói với con và cũng không trực tiếp nói với ai. Mẹ nhìn con ngủ như đang tâm sự với con nhưng thực ra đang nói với chính mình )
D Cách viết này có tác dụng gì.
( Làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, những điều sâu kín khó nói. )
D Những câu văn nào nói về vai trò và tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ.
( Ai cũng biết rằng ... Sau này. )
D Kết thúc bài văn người mẹ nói: “ Bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” Em hiểu thế giới kì diệu ấy là gì
( HS phát biểu – GV nhận xét )
¨ Nhà trường đã mang lại cho em những gì về tri thức, tình cảm tư tưởng, đạo lý, tình bạn, tình thầy trò ... Thế giới của những niềm vui, hi vọng nhưng cũng không ít nỗi buồn và những vấp ngã khiến ta phải nhớ suốt đời. Nhà trường là tất cả tuổi trẻ của mỗi con người.
Hoạt động 3. Tổng kết
D Qua tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được trước ngày khai trường của con, em hiểu gì về điều tác giả muốn nói.
( HS đọc ghi nhớ )
Hoạt động 4. Luyện tập.
D Hãy đọc đoạn văn mà em thích nhất. Vì sao em thích.
D Em hãy kể lại 1 kỉ niệm đẹp của em đối với cha mẹ.
2/ Chú thích.
- Tác giả: Lí Lan
Văn bản được in trên báo “yêu trẻ” số 166 ngày 1/9/2000 ở thành phố Hồ Chí Minh.
II/ Đọc – phân tích văn bản.
1/ Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng.
Vào đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con, mẹ không ngủ được.
2/ Diễn biến tâm trạng của mẹ.
- Hôm nay, mẹ không tập trung vào việc gì cả.
- Mẹ lên giường và trằn trọc, không ngủ được.
- Lo lắng cho con nên mẹ:
+ Suy nghĩ miên man.
+ Nhớ lại kỉ niệm xưa.
Þ Mẹ yêu thương con sâu sắc, tình cảm đẹp đẽ sâu nặng đối với con
3. Suy nghĩ của mẹ về ngày mai.
- “Đi đi con, hãy can đảm lên ... Thế giới kì diệu sẽ mở ra” --> Bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.
=>Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
Ghi nhớ SGK/9
III/ Luyện tập:
Đọc.
Kể.
4.4 Củng cố và luyện tập:
D Bài văn đã giúp em hiểu thêm điều gì về bản thân mình ?
Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng trãi qua ngày khai trường đầu tiên nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì. Bài văn như một lời nhắc nhở những ai quá vô tâm mà quên đi tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng và những hi vọng lớn lao của mẹ đối với con, nó nhắc nhở mỗi con người cần có.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Viết một đoạn văn ghi lại suy nghĩ của bản thân về ngày khai trường đầu tiên.
- Sưu tầm và đọc một số văn bản về ngày khai trường.
- Vở bài tập: 3 → 6.
- Soạn bài: “ Mẹ tôi” theo câu hỏi SGK/11. Đọc trước văn bản:
+ Mẹ của EnriCô là người như thế nào?
+ Thái độ của người bố đối với EnriCô và tình cảm của mẹ dành cho em ra sao? Có thái độ trân trọng, hiểu biết và thông cảm với mẹ mình.
5. Rút kinh nghiệm:
Nội dung: ...............................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phương pháp: ........................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hình thức tổ chức: ................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
MẸ TÔI
Tiết PPCT:2 . Văn bản 	
 Ngày dạy: ........... (Ét-môn-đô- đơ- A mi-xi) 
1.Mục tiêu :
a. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Ét-môn- đô-đơ-A-mi-xi.
Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức mộ bức thư.
b. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
c. Thái độ:
 Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
2. Chuẩn bị: 
- Giáo viên:: SGK+xem SGV+ SHD chuẩn KT-KN+ baûng phuï + Tranh minh hoạ.
- Học sinh: soạn bài, SGK, tập ghi ...
3. Phương pháp dạy học:
Đọc diễn cảm, bình giảng, tái hiện, Kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận nhóm
 4. Tiến trình:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện sĩ số học sinh
 Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc một đoạn trong văn bản “Cổng trường mở ra”mà em thích nhất. (4đ). Vì sao em thích. (6đ)
HS khác đọc một đoạn trong văn bản. (4đ). Qua văn bản em đã cảm nhận được điều gì. (6đ)
Nhận xét, đánh giá.
- HS đọc và giải thích.
- Hiểu thêm về tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
4.3 Giảng bài mới:
 Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được hết điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế.
Hoạt động của giáo viên và học sinh.
Nội dung bài học.
Họat động 1.
 - GV hướng dẫn cách đọc: đọc rõ ràng, diễn cảm thể hiện tâm tư tình cảm đau buồn của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông đối với vợ.
 - GV đọc mẫu- HS đọc tiếp theo.
Nhận xét cách đọc.
Cho biết vài nét về tác giả bài văn.
Giải thích: lễ độ, hối hận, quằn quại, hổn hển.
Hoạt động 2:
 Tìm hiểu văn bản.
D Vì sao người bố viết thư gửi cho En-ri-Cô.
( Bố muốn cảnh cáo vì hành động thiếu lễ độ của En-ri-Cô đối với mẹ.)
D Qua bài văn em thấy thái độ của người bố đối với En-ri-Cô như thế nào.
- GV gợi ý: Thái độ đó được thể hiện rõ qua lời lẽ mà ông viết trong bức thư gửi En-ri-Cô. Em hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết thể hiện thái độ của người bố.
- 1HS đọc đoạn “Trước mặt cô giáo... cứu sống con.”, “Từ nay... của con được.”
- HS trả lời - Nhận xét.
- GV chốt ý:
+ “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”--> người bố buồ ... g mực.
1.3.Thái độ: sử dụng từ đúng mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, khi viết.
2. TRỌNG TÂM:
- Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ. 
 - Chuẩn mực sử dụng từ.
 - Một số lỗi dùng từ thường gặp và cách chữa
3. CHUẨN BỊ: 
3.1.Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ, 
3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi /SGK
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2. Kiểm tra miệng
∆ Làm thế nào để sử dụng từ đúng chuẩn mực?
∆ Trong những trường hợp nào không nên sử dụng từ địa phương? Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt?
- Kiểm tra tập vở.
- Muốn sử dụng từ đúng chuẩn mực cần phải chú ý:
+ Sử dụng từ dúng âm, đúng chính tả.
+ Sử dụng từ đúng nghĩa.
+ Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp... (4đ)
- Gây khó hiểu cho người đọc.
- Làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (4đ)
- Đủ : (2đ)
4.3 Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ1: 
Ở tiết trước, các em đã được học về chuẩn mực sử dụng từ. Chuẩn mực sử dụng từ giúp chúng ta định hướng và sử dụng từ đúng khi nói cũng như khi viết, nâng cao kĩ năng sử dụng từ. Tiết học hôm nay, các em sẽ vận dụng các kiến thức đã học để tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm qua các bài làm của mình để có thể sử dụng thật chính xác ngôn từ của tiếng Việt.
HĐ2: 
GV cho HS nhắc lại kiến thức đã học ở tiết trước.
∆ Em nào có thể nhắc lại các chuẩn mực sử dụng từ?
Có 5 chuẩn mực sử dụng từ.
- Các em đã nắm được các chuẩn mực sử dụng từ, từ đầu năm đến nay các em đã làm ba bài tập làm văn. Hãy lấy các bài tập làm văn đã làm, ghi lại các từ em đã sử dụng sai về âm và chính tả.
- GV gọi 2 em lên bảng điền vào mẫu có sẳn, ghi lỗi và tự sửa chửa (chủ yếu là lỗi chính tả do ảnh hưởng tiếng địa phương, do phát âm sai, liên tưởng không đúng sự thật).
=> GV nhận xét.
HĐ3:
- Chia lớp thành 4 nhóm, cho các em trao đổi bài tập làm văn với nhau rồi yêu cầu cá em đọc bài làm của bạn. Sau đó, các em thảo luận với nhau, cử đại diện lên sửa bài và nhận xét các lỗi dùng từ.
+ Nhóm 1: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
+ Nhóm 2: Lỗi dùng từ không đúng tính chất ngữ pháp.
+ Nhóm 3: Lỗi không đúng sắc thái biểu cảm
+ Nhóm 4: Lỗi không hợp với tình huống giao tiếp.
HĐ4:
- Ghi lại những lỗi dùng từ sai trong các bài tập làm văn của bản thân (về âm, chính tả, ngữ pháp, sắc thái biểu cảm) và nêu cách chữa (theo bảng) 
- Nhận xét về việc sử dụng từ trong bài tập làm văn của 1 bạn cùng lớp, qóp ý cho bạn sửa lỗi.
- GV cho từng nhóm cử đại diện lên bảng ghi vào khung mẫu cho sẵn, ghi lỗi sai và sửa chũa.
- GV gọi các nhóm còn lại nhận xét về cách sửa chữa của nhóm bạn.
- GV nhận xét và góp ý cho điểm để động viên tinh thần học tập của học sinh.
Câu văn có từ sai.
Lỗi sai.
Từ đúng.
Luyện tập:
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
∆ Em hãy nhắc lại các chuẩn mực cần phải có khi sử dụng từ trong tiếng Việt?
- Muốn sử dụng từ đúng chuẩn mực cần phải chú ý:
+ Sử dụng từ dúng âm, đúng chính tả.
+ Sử dụng từ đúng nghĩa.
+ Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp...
- Những từ sau đây sai lỗi gì. Hãy chữa lại cho đúng.
- Xuất sứ
- Ghập ghềnh
- Trân thành
- Gìn dữ
- Chung thành
- Trung thủy
- Xâu sa
- Sử lí
- Cuốn huýt
- Xung xướng
- Sai âm
- Sai chính tả
- Sai âm đầu
- Sai chính tả
- Sai âm
- Sai âm
- Sai âm
- Sai âm
- Sai âm cuối
- Sai âm đầu.
- Xuất xứ
- Gập ghềnh
- Chân thành
- Gìn giữ
- Trung thành
- Chung thủy
- Sâu xa.
- Xử lí
- Cuống quýt
- Sung sướng
4.5 Hướng dẫn HS tự học:
- Đối chiếu những lỗi do dùng từ sai đã tìm được ở lớp với 1 bài làm (ở môn học khác) của bản thân để sửa lại cho đúng..
- Chuẩn bị ôn tập tiếng Việt --> Thi HKI.
5. Rút kinh nghiệm:
Nội dung: ...............................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phương pháp: ........................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Söû duïng ñoà duøng daïy hoïc, thieát bò daïy hoïc...........................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN TIẾNG VIỆT
Bài : – Tiết : 72
Tuần dạy : 18
Ngày dạy : 
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức 
 Một số lỗi chính ta do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.
1.2.Kĩ năng: 
Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương. 
1.3.Thái độ: 
 có ý thức nói đúng âm, viết đúng chính tả. 
2. TRỌNG TÂM:
Một số lỗi chính ta do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương
3. CHUẨN BỊ: 
3.1.Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ, 
3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi /SGK
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2. Kiểm tra miệng
∆ Thế nào là từ đồng âm. Cho VD (4đ)
 Em hiểu thế nào là từ trái nghĩa. Cho VD (4đ)
- Kiểm tra tập vở.
- Là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau. 
VD: đường (đường ăn; đường đi)
- Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau xét trên cơ sở chung nào đó.
- Có làm đủ BT, soạn bài (2đ)
4.3 Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1: 
Đa số các em thường mắc lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Để khắc phục hạn chế trên thông qua tiết “chương trình địa phương” (phần tiếng Việt) các em cần phải có một sự quyết tâm khắc phục triệt để hơn nữa.
HĐ2: 
HS tìm hiểu thành ngữ.
∆ Thế nào là thành ngữ. Thành ngữ có thể giữ những chức vụ gì ở trong câu.
HS thảo luận: Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt sau:
- Bách chiến bách thắng.
- Bán tín bán nghi.
- Kim chi ngọc diệp.
- Khẩu phật tâm xà.
HĐ2: Hãy thay thế những từ sau bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương.
- Bây giờ lão phải thẩn thơ giữa nơi đồng ruộng mênh mông và vắng lặng.
- Bác sĩ bảo bệnh tình của anh ấy nặng lặng lắm. Nhưng phải cố gắng đến cùng, nay có chút hi vọng.
- Thôi thì làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái, tôi xin nhận lỗi với các bác.
- Ông ta giàu có, nhiều tiền bạc. Trong nhà không thiếu thứ gì mà rất keo kiệt, chẳng giúp đỡ ai.
∆ Thế nào là điệp ngữ. Điệp ngữ có mấy dạng.
∆ Thế nào là chơi chữ. Hãy tìm một số VD về các lối chơi chữ.
HĐ3: Hướng dẫn HS rèn luyện cách viết đúng chính tả.
∆ Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống.
∆ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ in đậm:
∆ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống (trung, chung)
... sức, ... thành, thủy ..., ... đại.
∆ Điền các tiếng mãnh hoặc mảnh vào chỗ trống thích hợp: 
mỏng ..., dũng ..., ... trăng.
HĐ4: Cho HS tìm từ theo yêu cầu.
∆ Tìm tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm tính chất?
∆ Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.
- Nhớ - viết đoạn văn bản có độ dài 100chữ, sau đó đối chiếu với văn bản để nhận ra lỗi chính tả.
- Nghe - viết đoạn văn bản có độ dài 100chữ, sau đó đối chiếu với văn bản để nhận ra lỗi chính tả.
- Điền chữ cái phù hợp vào chỗ trống. 
- Thêm dấu thanh vào các tiếng cụ thể.
- Đặt câu phân biệt các tiếng dễ nhầm lẫn.
- Điền một tiếng hoặc một từ vào chỗ trống.
1/ Thành ngữ:
Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ.
2/ Thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa:
- Trăm trận trăm thắng
- Nửa tin nửa ngờ
- Cành vàng lá ngọc
- Miệng nam mô bụng bồ dao găm
3/ Thay thế từ bằng thành ngữ có ý nghĩa tương đương.
- Đồng không mông quạnh.
- Còn nước còn tát.
- Con dại cái mang.
4/ Điệp ngữ: Từ, ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Có 3 dạng điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp.
5/ Chơi chữ: Là lơợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước ... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
* Chương trình địa phương:
a. Điền vào chỗ trống: (X hoặc S)
- Xử lí, sử dụng, xét xử, giả sử.
- Chung sức, trung thành, thủy chung, trung đại.
- Mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng.
b. Tìm từ theo yêu cầu:
- Tên các bài ca bắt đầu bằng ch (cá chép) hoặc bắt đầu bằng tr (cá trắng)
- Nghỉ ngơi
- Suy nghĩ
Luyện tập:
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
∆ Thế nào là điệp ngữ. Điệp ngữ có mấy dạng.
- Điệp ngữ: Từ, ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Có 3 dạng điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp.
∆ Thế nào là Chơi chữ?
- Chơi chữ: Là lơợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước ... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
4.5 Hướng dẫn HS tự học.
- Đọc lại các bài làm văn của chính mình, phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
5. Rút kinh nghiệm:
Nội dung: ...............................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phương pháp: ........................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Söû duïng ñoà duøng daïy hoïc, thieát bò daïy hoïc..................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNguVan7_HK1(du).doc