Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 4)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 4)

. Mục tiêu: Giúp học sinh:

 *- Cảm nhận được và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.

 *- Rèn kĩ năng đọc, cảm nhận cho học sinh

 *- Giáo dục tình yêu thương cha mẹ, nhà trường

 B. Phương phỏp:

 - Đọc sáng tạo

 -Đàm thoại, phân tích

 C. Chuẩn bị của thầy và trũ:

 

doc 210 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1018Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Tiết 1	Ngày soạn: 19/8/08
	Ngày giảng: 22/8/08	
Cổng trường mở ra
	A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	*- Cảm nhận được và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
	- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
	*- Rèn kĩ năng đọc, cảm nhận cho học sinh
	*- Giáo dục tình yêu thương cha mẹ, nhà trường
	B. Phương phỏp:
 - Đọc sỏng tạo
 -Đàm thoại, phõn tớch
 C. Chuẩn bị của thầy và trũ:
 -Thầy: Soạn bài kĩ
 -Trũ: Đọc, soạn bài mới.
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. ổn định:(1’) Nắm sĩ số 
	II. Bài cũ:(3’) Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở
	III. Bài mới: 
	 1. Đặt vấn đề:(1’)
	 ? Từ lớp 1 đến lớp 7 em đã có 7 lần khai trường, ngày khai trường lần nào làm em nhớ nhất? 
	 ? Trong ngày khai trường đầu tiên ai đưa em đến trường? Em có nhớ đêm trước ngày khai trường mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không? Để trả lời câu hỏi đó bài học hôm nay chúng ta sẽ rõ:
	 ? Một em nhắc lại văn bản nhật dụng
	 2. Triển khai bài:
GV hướng dẫn đọc: giọng nhẹ nhàng, tình cảm thể hiện tâm trạng nhân vật
Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn đ 3 học sinh đọc nối tiếp .
 GVhướng dẫn HS tỡm hiểu 1 số chỳ thớch khú: 1,2,4,7,10.
? Từ văn bản đã đọc em hãy tóm tắt đại ý của văn bản bằng một vài câu ngắn gọn (Tác giả viết về cái gì, việc gì?)
 . Đại ý: Viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu của em
 ? Theo em bài này có thể chia làm mấy đoạn?
HS:- Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường
 - Tâm trạng của người mẹ khi nhớ lại ngày đầu tiên mẹ đi học
 - Cảm nghĩ của người mẹ về ngày khai trường của nước Nhật
 - Cảm nghĩ của mẹ về nhà trường 
=> 4 đoạn
 ? Đêm trước ngày khai trường tâm trạng người mẹ và đứa con có gì khác nhau?
 ? Điều đó biểu hiện ở chi tiết nào trong bài? (1 em đọc đoạn)
-HS: Mẹ: thao thức, không ngủ, suy nghĩ
 - Con: thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư
 - Mẹ: bâng khuâng, xao xuyến, lo lắng 
 Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được? Có thể mẹ lo cho con hay mẹ nghĩ về ngày xưa của mình, hay vì 1 lý do nào khác
HS: + Mẹ lo cho con, nghĩ về chính mình
? Trong văn bản có phải mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em mẹ đang tâm sự với ai?
HS:Mẹ không trực tiếp nói với ai cả, mẹ nhìn con ngủ như nói với con, nhưng thực ra mẹ nói với chính mình, đang tự ôn lại kỉ niệm riêng của mình)
 ? Cách viết này có tác dụng gì?
HS: đ Khắc sâu, làm nổi bật được tâm trạng, tâm tư tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng lời trực tiếp: Hồi hộp, trăn trở, xao xuyến, bâng khuâng
 ? Câu nào trong văn bản cho ta thấy sự chuyển đổi tâm trạng của người mẹ thật tự nhiên?
HS:Thực ra mẹ không lo...
 - Cái ấn tượng...
 đ Tâm trạng chuyển đổi thật tự nhiên
 ? Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
 HS: - "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục... đi chệch cả hàng dặm sau này".
 - GV phân tích thêm
 ? Em hãy tìm một số từ ghép trong đoạn này?
HS: - Khai trường, giám hiệu, phụ huynh, giáo dục, khai giảng...
 ? Kết thúc bài mẹ nói "... bước qua... sẽ mở ra"? Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
 - Nhà trường mang lại cho em ánh sáng tri thức, đạo lý, tư tưởng tình cảm, tình bạn, tình thầy trò.
? Vậy toàn bài này gợi cho ta điều .
gì? (ND, NT)
 ? Em học tập được gì về nghệ thuật miêu tả ở đây? (Thể kí)
GV bổ sung ý kiến của các em
Đọc thêm: bài "Trường học"
HĐI:(8’) Đọc và tìm hiểu chú thích:
 1. Đọc:
 2. Chỳ thớch: 1,2,4,7,10.
HĐ II:(20’) Tìm hiểu văn bản:
 1. Bố cục: 4 đoạn
2.Phõn tớch
 a.Tõm trạng của mẹ và con trong đờm trước ngày khai trường
 *Mẹ:
 -Thao thức, khụng ngủ ,suy nghĩ triền miờn.
 - Bõng khuõng, xao xuyến, lo lắng.
 *Con:
 -Thanh thản, nhẹ nhàng, vụ tư.
=> Mẹ lo cho con, nghĩ về chớnh mỡnh.
b. Tầm quan trọng của nhà trường:
3. Ghi nhớ:(SGK)
 	 IV Củng cố:(3’) 1 em đọc lại ghi nhớ
	 V. Dặn dò:(3’) - Làm bài tập số 2 sgk
 bài 6 SBT
*Soạn "Mẹ tôi"
-Đọc, tỡm hiểu chỳ thớch
?Thỏi độ của người bố? Lớ do?
? Mẹ của En-ri-cụ là người ntn?
?Điều gỡ khiến En-ri-cụ „xỳc động vụ cựng” khi đọc thư bố?
 *Bổ sung:
	 Tiết 2	 Ngày soạn: 20/8/08 
	 Ngày giảng: 23/8/08	
Mẹ tôi
	A. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Hiểu được tác dụng lời khuyên của bố về lỗi của 1 đứa con đối với mẹ. Thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.
	- Giáo dục lòng biết ơn và kính trọng cha mẹ
	- Luyện đọc diễn cảm
 B. Phương phỏp:
 -Đọc sỏng tạo
-Thảo luận nhúm
-Đàm thoại, phõn tớch.
	C. Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Thầy: Đọc kĩ văn bản, nghiên cứu soạn bài
	- Trò: Đọc nhiều lần, trả lời các câu hỏi sgk
	D. Tiến trình lên lớp:
	I. ổn định(1’)
	II. Bài cũ:(5’)
	 ? Nêu tâm trạng của người mẹ và vai trò của nhà trường qua văn bản "Cổng trường mở ra"
	III. Bài mới: 
	1.Giới thiệu bài:(1’) Rất nhiều nhà văn, nhà thơ ca ngợi về người mẹ ở nhiều khía cạnh khác nhau. Một trong những cách biểu hiện của Et-môn-đô đơ Amixi đó là gì, bài học hôm nay giúp các em hiểu rõ điều đó.
	 2. Triển khai bài:
 1HS đọc chỳ thớch*, nờu vài nột về tỏc giả
- Tác giả của các cuốn sách: Cuộc đời của các chiến binh, Những tấm lòng cao cả, Cuốn truyện của người thầy, Giữa trường và nhà
- Đọc: dưới dạng bức thư tâm tình đọc phải thể hiện được tình cảm, thái độ của người cha đối với con.
	- Chú thích: gọi 1 học sinh đọc chú thích 
 ? Theo em bài này có thể chia làm mấy đoạn?
 HS: - Suy nghĩ của bố về lời nói của con
 - Lời khuyên của bố đối với con
=> 2 đoạn
? Nguyên nhân nào để người bố viết thư cho con?
HS: - Khi nói với mẹ người con đã thốt ra một lời nói thiếu lễ độ
 ? Tìm những câu nói lên sự xúc động của người bố khi nghe con hỗn láo đối với mẹ? Nhận xét sự so sánh ở trong câu đó? Tác dụng
 HS: - Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy, bố không thể nén... thà ...
⇒so sánh đ nỗi đau đớn của người bố khi nghe con thiếu lễ độ
 - Bố rất yêu con nhưng thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc
⇒1 sự so sánh hơn kém đ thấy được mức độ đau đớn và sự nghiêm khắc của người bố khi răn dạy con
 ? Người bố đã nhớ lại những việc làm của người mẹ đối với con như thế nào?
- Người mẹ thức suốt đêm, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con
 - Sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con 1 giờ đau đớn
 - Người mẹ có thể hy sinh... đi ăn xin
⇒Người mẹ hết lòng thương yêu con, hy sinh tất cả cho con
 ? Qua những chi tiết đó ta thấy tình cảm của người mẹ đối với con như thế nào? Khi cho con thấy tình cảm của mẹ đối với con người bố đã có những lời khuyên nào đối với con?
 - Người bố đã đưa ra hình ảnh nỗi đau khi người con bị mất mẹ (gọi 1 học sinh đọc lại đoạn "khi đã khôn lớn... tình cảm yêu thương đó")
 ? Từ nỗi đau mất mẹ người bố đã khuyên con sửa chữa lỗi lầm như thế nào?
+ Không được thốt ra 1 lơi nói nặng
+ Phải xin lỗi mẹ
+ Cầu xin mẹ hôn con
 ? Khi đọc bức thư điều gì khiến En-ri-cô xúc động.
(HD học sinh thảo luận theo nhóm câu hỏi sgk - câu 4)
? Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư
HS:Tỡnh cảm sõu sắc thường tế nhị và kớn đỏo, nhiều khi khụng núi trực tiếp được. Hơn nữa, viết thư là núi riờng cho người mắc lỗi biết, giữ được sự kớn đỏo tế nhị và người mắc lỗi khỏi bị tự ỏi.
 ? Tại sao nội dung văn bản là 1 bức thư người bố gửi cho con mà nhan đề lại là "Mẹ tôi"
HS: Tuy người mẹ khụng xuất hiện trực tiếp nhưng đú là tiờu điểm để cỏc nhõn vật hướng tới
-2 HS đọc
: HD học sinh làm 2 bài tập sgk
IV. Củng cố:(2’) - Gọi 1 học sinh đọc lại phần ghi nhớ
	 - HS tự liên hệ bản thân
	V. Dặn dò:(4’) - Tìm một số câu tục ngữ, ca dao nói về công lao của mẹ
	 Soạn:Từ ghộp
 +Cỏc loại từ ghộp? 
 +Nghĩa của từ ghộp?
* Bổ sung:
HĐ1(4’). Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
	- Et-môn-đô đơ Amixi (1246-1908) nhà văn Italia
	 HĐ2(7’). Đọc - tìm hiểu chú thích: 
 1. Đọc
2.Chỳ thớch: 1,2,6,7,9
HĐIII.(17’) Tìm hiểu văn bản:
 1. Bố cục: 2 đoạn
2. Phõn tớch
 a. Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư:
 -Tức giận, buồn bó
 b. Hình ảnh người mẹ qua bức thư:
 -Hết lũng yờu thương con, hi sinh tất cả vỡ con.
3.Tõm trạng En-ri-cụ khi đọc thư bố
-Xỳc động 
-Hối hận
3. Ghi nhớ(sgk)
	Tiết 3	Ngày soạn: 23/8/08
	Ngày giảng: 26/8/08	
Từ ghép
	A. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và Từ ghép đẳng lập
	- Hiểu được nghĩa của từ ghép và biết vận dụng trong bài tập
 -Giỏo dục tớnh tớch cực, chủ động cho HS.
 B. Phương phỏp:
 -Đàm thoại
	C. Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Thầy: Nghiên cứu, soạn bài
	- Trò: Ôn lại kiến thức đã học ở lớp 6 và bài mới
	D. Tiến trình lên lớp
	I. ổn định:(1’)
	II. Bài cũ: Ôn lại KT từ ghép ở lớp 6
	III. Bài mới
 1 : Giới thiệu bài(1’) 
 2: Triển khai bài 
- GV ghi ví dụ lên bảng
 ? Trong các từ ghép trên bảng tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ?
 ? Vậy thế nào là tiếng chính, thế nào là tiếng phụ
HS:đ Tiếng phụ: bổ sung nghĩa
 Tiếng chính: được bổ sung nghĩa ?Em có nhận xét gì về trật tự các tiếng trong các từ ấy
HS:đ Tiếng chính: đứng trước
 Tiếng phụ: đứng sau
 - GV ghi lên bảng
 ? Hai từ bên có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không? Vì sao?
 - GV hệ thống lại và học sinh đọc phần ghi nhớ 1 sgk
 ? Tìm thêm một số từ ghép chính phụ và đẳng lập
 ? Em hãy so sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà
 ? Tương tự nghĩa của từ "thơm phức" và "thơm" (thơm phức, lừng, ngát)
 ? Qua phân tích em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép chính phụ và nghĩa của tiếng chính
HS: (1) Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính
 ? So sánh nghĩa của từ "quần áo" với nghĩa của mỗi tiếng
 Tương tự: trầm bổng
 - Quần áo: quần và áo nói chung
 + Quần: chỉ phần mặc dưới....
 - Trầm bổng: âm thanh lúc cao, lúc thấp
 ? Qua so sánh nghĩa chung và nghĩa của mỗi tiếng trong từ ghép đẳng lập em có nhận xét gì?
(2) Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo nên nó
Bài tập 4: Có thể nói 1 cuốn sách, 1 cuốn vở vì sách vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể có thể đếm được. Còn "sách vở" là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại nên không thể nói 1 cuốn sách vở
Bài tập 6: Mát tay: - Mát: chỉ trạng thái vật lý
 - Tay: bộ phận cơ thể
 mát tay: chỉ một phẩm chất nghề nghiệp có tay nghề giỏi dễ thành công trong công việc (thầy thuốc mát tay)
HĐ1:(14’) Các loại từ ghép
1. Ví dụ a:
 - Bà ngoại: bà: chính, ngoại: phụ
 - Thơm phức: thơm: chính, phức: phụ
 Ví dụ b: sgk
 - Quần áo, trầm bổng đ không phân ra tiếng chính tiếng phụ vì chúng ngang nhau về mặt ngữ pháp
2. Ghi nhớ 1: sgk
HĐ2:(13’) N ...  Đêm khuya mưa. Non - nước. Gái - trai...
	- Câu cảm, hô ngữ: + Đẹp quá đi, mùa xuân ơi!
	+ Tôi yêu Sài Gòn da diết, tôi yêu thời tiết trái chứng, tôi yêu phố phường yêu cả cái tĩnh lặng...
	- Câu hỏi tu từ: Ai bảo non đừng thương nước, ai cấm được...
	- Điệp từ ngữ: - Sài Gòn vẫn trẻ, SG cứ trẻ, tôi yêu, ai cấm được...
 	- Câu văn nhịp nhàng, kéo dài, dạt dào ý thơ
	+ Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, ... đẹp như thơ như mộng...
	+ Bấy giờ, khi chào người lớn, các cô ấy cúi đầu, chắp hai bàn tay lại và xá
	7. Điền vào ô trống
	- Nội dung văn bản biểu cảm: ND cảm xúc, tâm trạng, tình cảm và đánh giá nhận xét của người viết
	- Mục đích biểu cảm: Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết
	- Phương tiện biểu cảm: Câu cảm, so sánh, tương phản, trùng điệp, câu hỏi tu từ, trực tiếp biểu hiện cảm xúc, tâm trạng...
	8. Điền vào ô trống:
	(1) Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm
	 - Nêu cảm xúc, tình cảm, tâm trạng và đánh giá khái quát
	(2) Thân bài: - Khai triển cụ thể từng cảm xúc, tâm trạng, tình cảm
	 - Nhận xét, đánh giá cụ thể hay tổng thể
	(3) Kết bài: ấn tượng sâu đậm nhất còn đọng lại trong lòng người viết
	Tiết 2:
	* Kiểm tra bài cũ: ? Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
	* Bài mới:
	HĐ2: II. Về văn bản nghị luận:
	1. Các bài văn nghị luận đã học: 4 bài
	2. Các dạng nghị luận: (nói, viết)
	3. Những yếu tố cơ bản trong 1 bài văn nghị luận: Gồm luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng, lí lẽ, dẫn chứng, lập luận. Trong đó yếu tố lập luận là yếu tố chủ yếu
	4. Luận điểm là gì? Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định) được diễn đạt sáng tỏ dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn bài viết nó thống nhất các đoạn văn thành một khối
	- Câu a,d là luận điểm, câu b chỉ là câu cảm thán, câu c chưa đủ ý, chưa rõ ý
	5. Trong văn chứng minh rất cần dẫn chứng nhưng cũng rất cần lí lẽ còn phải biết cách lập luận
	- Dẫn chứng trong bài văn c/m tiêu biểu, chọn lọc, chính xác, phù hợp với luận điểm, luận đề
	- Lí lẽ, lập luận không chỉ là chất keo kết nối các dẫn chứng mà còn làm sáng tỏ và nổi bật dẫn chứng
	- Yêu cầu của lí lẽ và lập luận phải phù hợp với d/c góp phần làm rõ bản chất của d/c hướng tới luận điểm
	6. Phân biệt 2 đề TLV:
	+ Giống: chung một luận đề, cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận
	+ Khác: về thể loại
	Giải thích	 Chứng minh
	- Vấn đề (gthiết là) chưa rõ	- Vấn đề (giả thiết) đã rõ
	- Lí lẽ là chủ yếu	- Dẫn chứng là chủ yếu
	- Làm rõ bản chất vấn đề là ntn?	- Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề ntn?
	HĐ3: III. Hướng dẫn ôn ở nhà: Làm phần bài tập ở nhà
	HĐ4: 4. Củng cố: Hệ thống lại toàn bộ thể loại
	5. Dặn dò: Ôn tập kĩ đề kiểm tra học kì
	Tuần 33	Tiết 129+130	Ngày soạn:1/ 5/ 08
	Ngày giảng:3/ 5/ 08
Ôn tập tiếng việt
Hướng dẫn làm bài kiểm tra
	A. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Hệ thống hoá kiến thức đã học về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học
	- Luyện cho các em biết vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tốt
	B. Chuẩn bị:
	- Thầy: nghiên cứu, soạn bài tổng hợp
	- Trò: chuẩn bị tốt phần bài cũ để ôn tốt
	C. Nội dung - Tiến trình:
	1. ổn định
	2. Bài cũ: Kết hợp bài mới
	3. Bài mới: HĐ1
	I. Các phép biến đổi câu đã học: Gồm 2 kiểu:
	- Thêm, bớt thành phần trong câu Rút gọn câu
 	 Mở rộng bằng TN và mở rộng bằng cụm C-V
	- Chuyển đổi câu: chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
	II. Các phép tu từ cú pháp: Gồm: điệp ngữ, liệt kê, và các tác dụng của nó
	HD học sinh kẻ bảng ôn: T2 ND Tác dụng Ví dụ
	Tiết 2:
	* Kiểm tra bài cũ: ? Cho biết các phép biến đổi câu đã học? Ví dụ?
	* Bài mới:
	III. Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng kết:
	1. Hướng dẫn phần văn: Gồm tục ngữ, 1 số bài nghị luận và 2 bài truyện ngắn hiện đại
	+ Văn nghị luận: ND nổi bật đều thể hiện ở tiêu đề của mỗi bài
	+ Văn tự sự (Truyện ngắn hiện đại)
	- Truyện: Sống chết mặc bay... Thấy được cuộc sống lầm than cơ cực của người dân và tố cáo bọn quan lại mục nát, bê tha vô trách nhiệm
	- Những trò lố... Tập trung phơi bày những trò lố bịch của tên toàn quyền Varen đại diện cho thực dân Pháp trước người anh hùng đầy khí phách Phan Bội Châu
	2. Phần tiếng việt: Theo HD đã ôn 2 tiết
	3. Phần tập làm văn: kì II học các thể loại: giải thích, chứng minh, văn bản hành chính cụ thể: Đề nghị, báo cáo.
	* Giáo viên đọc 1 số đề học sinh tham khảo trả lời, gv hướng dẫn
	HĐ2: 4. Củng cố: Hệ thống lại toàn bộ các phần đã học
	5. Dặn dò: Các em ôn lại toàn bộ để làm bài kiểm tra học kì tốt
	Tiết 131+132	Ngày soạn:1/ 5/ 08
	Ngày giảng:9/ 5/ 08
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
(Đề do phòng ra chung cho học sinh khối 7)
	Tuần 34	Tiết 133+134	Ngày soạn:1/ 5/ 08
	Ngày giảng: 4+5/ 5/ 08
Chương trình địa phương
Phần văn và phần tập làm văn 
	A. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
	- Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương, quê hương mình.
	B. Chuẩn bị:
	- Thầy: nghiên cứu, sưu tầm ca dao, tục ngữ.
	- Trò: sưu tầm ca dao, tục ngữ theo hướng dẫn của thầy.
	C. Nội dung - Tiến trình:
	1. Nội dung:
	2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
	3. Bài mới: 
	HĐ1: I. Chuẩn bị:
	- Giáo viên yêu cầu: học sinh tiếp tục sưu tầm ca dao, dân ca có ở địa phương mình. Đặc biệt là những câu nói về địa phương mình. 
	HĐ2: II. Thực hiện:
	- Mỗi em tự sưu tầm và ghi vào vở bài tập của mình (có thể hỏi bố mẹ, sách, báo, ở địa phương)
	- Mỗi tổ: thu thập kết quả của từng tổ viên trong tổ
	- Học sinh khá, giỏi từng tổ biên tập bỏ bớt câu không phù hợp yêu cầu và sắp xếp theo vần chữ cái thành bản tổng hợp của tổ.
	- Tổ chức nhận xét phần ca dao, tục ngữ đã sưu tầm - chọn câu hay để giải thích ý nghĩa về tên địa danh, tên người, tên cây, quả, phong tục có trong các câu ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được.
	- Biểu dương hoặc trao tặng phẩm cho tổ, cá nhân sưu tầm được nhiều câu hay và giải thích đúng nội dung.
	HĐ3: Cũng cố: Mỗi cá nhân biết sắp xếp các câu ca dao theo, theo chủ đề
 Dặn dò: - Về nhà sưu tầm theo ca dao tục ngữ địa phương
 - Đọc trước các bài văn nghị luận chuẩn bị cho bài học sau.
	Tiết 135+136	Ngày soạn:8/ 5 / 08
	Ngày giảng:11/ 5/ 08
Hoạt động ngữ văn
(Đọc diễn cảm văn nghị luận)
	A. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, giọng điệu và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
	- Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm ngọng.
	B. Chuẩn bị:
	- Thầy: Tìm hiểu kĩ yêu cầu đọc từng bài và hướng dẫn cho học sinh
	- Trò: Luyện đọc trước ở nhà
	C. Nội dung - Tiến trình:
	1. ổn định: Nắm sĩ số
	2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
	3. Bài mới:
	HĐ1: Nêu yêu cầu về cách đọc và tiến trình giờ học:
	1. Yêu cầu đọc:
	- Đọc đúng: Phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc và rõ ràng.
	- Đọc diễn cảm: Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản.
	2. Tiến trình giờ học:
	a) Tiết 135: 2 bài
	- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
	- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
	b) Tiết 136: 2 bài
	- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
	- ý nghĩa của văn chương.
	HĐ2: Hướng dẫn, tổ chức đọc:
	I. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
	Giọng chung toàn bài: hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.
	1. Đoạn mở bài:
	- Nhấn mạnh các từ ngữ: Nồng nàn
	- Ngắt đúng các vế câu trạng ngữ, nhấn các động từ và tính từ làm vị ngữ: sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lướt, nhấn chìm tất cả,...
	- Vế cuối: Đọc chậm lại.
	2. Đoạn thân bài:
	- Đọc liền mạch, nhanh hơn một chút.
	- Chú ý các cặp quan hệ từ: từ - đến, cho đến.
	3. Đoạn kết:
	- Giọng chậm và hơi nhỏ hơn.
	II. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt:
	Nhìn chung, cách đọc văn bản nghị luận này là: giọng chậm rãi, điềm đạm, tình cảm tự hào.
	1. Đọc 2 câu đầu cần chậm và rõ hơn, nhấn mạnh các từ ngữ: tự hào, tin tưởng.
	2. Đoạn: Tiếng Việt có những đặc sắc...thời kì lịch sử:
	Chú ý từ điệp Tiếng Việt; ngữ mang tính chất giảng bài: Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng...
	3. Đoạn: Tiếng Việt...văn nghệ v.v... đọc rõ ràng, khúc chiết, lưu ý các từ in nghiêng: chất nhạc, tiếng hay...
	4. Câu cuối cùng của đoạn: Đọc giọng khẳng định vững chắc.
	Trọng tâm của tiết học đặt vào bài trên nêu ở bài này chỉ cần gọi từ 3 - 4 HS đọc từng đoạn cho đến hết bài.
	- Giáo viên nhận xét chung.
(Hết tiết 135, chuyển tiết 136)
	III. Đức tính giản dị của Bác Hồ:
	Giọng chung:
 	Nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng. Các câu văn trong bài, nhìn chung khá dài, nhiều vế, nhiều thành phần nhưng vẫn mạch lạc và nhất quán, Cần ngắt câu cho đúng. Lại cần chú ý các câu cảm có dấu (!).
	1. Câu 1: Nhấn mạnh ngữ: sự nhất quán, lay trời chuyển đất.
	2. Câu 2: Tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ: Rất lạ lùng, rất kì diệu; nhịp điệu liệt kê ở các đồng trạng ngữ, đồng vị ngữ: Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
	3. Câu 3 và 4:
	Con người của Bác...thế giới ngày nay: Đọc với tình cảm ấm áp, gần với giọng kể chuyện. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ càng, thực sự văn minh,...
	4. Đoạn cuối:
	- Cần phân biệt lời văn của tác và trích lời của Bác Hồ. Hai câu trích cần đọc giọg hùng tráng và thống thiết.
	- Văn bản này cũng không phải là trọng tâm của tiết 136, nên sau khi hướng dẫn cách đọc chung, chỉ gọi tư 2-3 HS đọc 1 lần. Nếu có thể đọc lại 1 lần đoạn: Hồ Chủ Tịch, hình ảnh dân tộc, SGK, tr. 53, hoặc bài thơ Sáng tháng năm của Tố Hữu.
	IV. ý nghĩa của văn chương:
	Xác định giọng đọc chung của văn bản: chậm, trữ tình, giản dị, tình cảm sâu lắng và thấm thía.
	1. 2 câu đầu: Giọng kể chuyện lâm li, buồn thương: câu thứ 3 giọng tỉnh táo, khái quát.
	2. Đoạn: Câu chuyện có lẽ chỉ là...gợi lòng vị tha:
	Giọng tâm tình, thủ thỉ như lời trò chuyện.
	3. Đoạn: Vậy thì...hết: Tiếp tục giọng tâm tình, thủ thỉ như đoạn 2.
	Lưu ý câu cuối cùng, giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi được cảnh tượng nếu xảy ra.
	GV đọc trước 1 lần. HS khá đọc tiếp 1 lần; sau đó lần lượt gọi từ 4 -7 HS đọc từng đoạn cho đến hết.
	HĐ3: GV tổng kết chung 2 tiết hoạt động luyện đọc văn bản nghị luận:
	1. Số HS được đọc trong 2 tiết; chất lượng đọc, kĩ năng đọc; những hiện tượng cần lưu ý khắc phục.
	2. Những điểm cần rút ra khi đọc văn bản nghị luận.
	Sự khác nhau giữa đọc văn bản nghị luận và văn bản tự sự hoặc trữ tình. Điều chủ yếu là văn nghị luận cần trước hết ở giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và cần lập luận. Tuy nhiên, vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm.
	HĐ4: Hướng dẫn luyện đọc ở nhà:
	1. Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đoạn mà em thích nhất.
	2. Tìm đọc diễn cảm Tuyên ngôn độc lập.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA van7ca nam.doc