Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 10: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 10: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người (Tiếp)

1.Kiến thức:

- Qua nghệ thuật, các câu ca dao đã ngợi ca vẻ đẹp của các danh lam, thắng cảnh đất nước có tính chất tiêu biểu thể hiện thái độ trân trọng, tình cảm đối với quê hương đất nước.

- Lối hát đối đáp, hát đố giao duyên, lối tả cảnh, tả người rất đậm đà màu sắc địa phương và sống động.

2. Rèn kĩ năng: Đọc ca dao trữ tình, phân tích hình ảnh, nhịp điệu, và các mô típ quen thuộc trong ca dao dân ca.

3. Thái độ: Yêu quý, niềm tự hào chân thành trước vể đẹp của quê hương, đất nước, con người.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1297Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 10: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	 
Ngày dạy:..
Tiết 10:
Những câu hát về tình yêu
 quê hương đất nước, con người
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Qua nghệ thuật, các câu ca dao đã ngợi ca vẻ đẹp của các danh lam, thắng cảnh đất nước có tính chất tiêu biểu thể hiện thái độ trân trọng, tình cảm đối với quê hương đất nước.
- Lối hát đối đáp, hát đố giao duyên, lối tả cảnh, tả người rất đậm đà màu sắc địa phương và sống động.
2. Rèn kĩ năng: Đọc ca dao trữ tình, phân tích hình ảnh, nhịp điệu, và các mô típ quen thuộc trong ca dao dân ca.
3. Thái độ: Yêu quý, niềm tự hào chân thành trước vể đẹp của quê hương, đất nước, con người.
B.Chuẩn bị đồ dùng.
Thầy:Những câu ca dao thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
Trò :Soạn bài, Những câu ca dao thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
C. Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, nêu vấn đề
d.Các hoat động dạy và học:
1. ổn định
2. Kiểm tra: Em thuộc những câu ca dao nào nói về tình cảm gia đình? Em cảm nhận được điều gì khi học những câu ca dao đó?
3. Bài mới:
* Giới thiệu: Bên cạnh những câu ca dao, dân ca khẳng định những giá trị về tình cảm gia đình là những câu ca ca ngợi về quê hương đất nước.Vậy những câu ca đó thể hiện cụ thể ntn chúng ta tìm hiểu trong bài hôm nay.
 Hoạt động của thầy
? Bài ca dao được thể hiện dưới hình thức nào?
? Em hiểu thế nào về hình thức đối đáp?
? Câu hỏi 1 (SGK)
? Vì sao chàng trai – cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm như vậy để hỏi đáp?
? Em có nhận xét gì về cách hỏi của chàng trai?
VD: Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh --> hình dáng núi Núi thiêng
? Em có nhận xét gì về cách đáp gọn, trả lời đúng câu đố của các cô gái?
? Em hiểu biết thêm điều gì về quê hương đất nước ta qua lời hát đối đáp?
Phân tích nội dung và nghệ thuật bài 2
? Bài ca dao có nội dung gì?
? Bài ca dao được mở đầu bằng một lời mời “rủ nhau ...”. Phân tích cụm từ “rủ nhau”.
? Khi nào thì người ta thường “rủ nhau”?
? Em biết những câu ca dao nào cũng mở đầu bằng “rủ nhau”?
? ở bài ca dao này, người ta rủ nhau làm gì? Từ nào được lặp lại nhiều lần? Thể hiện điều gì?
?Những địa danh được nêu ra trong bài là những địa danh ntn?
? Em có nhận xét gì về cách tả cảnh trong bài ca dao này?
? Câu ca dao có gợi cho em nhớ đến 1 câu chuyện truyền thuyết nào không?
? Câu hỏi cuối bài ca dao có tác dụng gì? “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”? Em có biết 1 số câu ca dao khác ca ngợi cảnh đẹp của Hà Nội?
? Bài ca dao ca ngợi cảnh đẹp gì?
? Trong câu thơ 1, cảnh đẹp được gợi tả qua từ nào?
? Cách tả trong câu thứ 2 có gì đặc biệt?
- Cảnh đẹp như 1 bức tranh có đường nét, có màu sắc tươi mát --> bức tranh sơn thuỷ hữu tình
Câu cuối là 1 lời mời, lời nhắn gửi “Ai vô xứ Huế thì vô ...”
? Phân tích đại từ “ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong đó
? Qua đó bài ca dao còn thể hiện nội dung tình cảm gì nữa ?
 Gọi HS đọc bài ca dao.
? Hai dòng đầu có gì đặc biệt về từ ngữ?Tác dụng, ý nghĩa?
? Trên cái bức tranh mênh mông, bát ngát của cánh đồng, hiện lên hình ảnh của ai?
? Tìm biện pháp nghệ thuật biểu hiện?
? Em cảm nhận được điều gì về cô gái?
? Bài ca dao là lời của ai? Biểu hiện tình cảm gì?
- Chàng trai ca ngợi cánh đồng, ca ngợi vẻ đẹp cô gái --> cách bày tỏ tình cảm
Chốt: 4 bài ca dao đã làm hiện lên trước mắt chúng ta hình ảnh đẹp của quê hương, đất nước, con người VN. Qua đó ta thấy tình yêu qh, đn đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi người dân. dao.
Gọi Hs đọc Ghi nhớ
.
BT1:Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca?
BT2 :Tình cảm chung thể hiện trong 4 bài ca là gì?
 Hoạt động của trò
- Hát đối đáp là 1 loại dân ca. 
-Đối đáp thể hiện trí tuệ và tình cảm dân gian về địa lý lịch sử văn hoá ... thể hiện cách ứng xử đẹp, sắc sảo của trai gái làng quê xưa
- (b) – (c)
- Đây là một hình thức để trai gái thử tài nhau về kiến thức địa lý, lịch sử
- Rất hóm hỉnh, bí hiểm. Chàng trai đã chọn được nét tiêu biểu của từng địa danh để hỏi
- Rất sắc sảo, những nét đẹp riệng về thành quách, đền đài, sông núi của mỗi miền quê đều được “nàng” thông tỏ
- Lời đối đáp đã làm hiện lên một giang san gấm vóc rất đáng yêu mến tự hào, dân ca đã mượn hình thức đối đáp để thể hiện tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc
H - đọc bài ca dao
- “Rủ nhau”: gọi nhau cùng đi, đông vui, hồ hởi
- Có niềm say mê chung, muốn chia sẻ tình cảm
- “Rủ nhau đi tắm hồ sen
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình”
- “Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu”
- Họ rủ nhau đi xem những cảnh đẹp đặc sắc, tượng trưng cho HN
--> họ rất yêu và say mê Hà Nội
- Điệp từ “xem” và liệt kê cảnh đẹp cho thấy sự háo hức và tự hào của người dân
- Tả từ cái bao quát “cảnh kiếm hồ” --> cái cụ thể “chùa, tháp, đền” --> 1 trong những trình tự tả cảnh theo không gian rất tiêu biểu
- Truyền thuyết Hồ Gươm --> Địa danh và cảnh trí gợi 1 Hồ Gươm, 1 Thăng Long đẹp giàu truyền thống lịch sử văn hoá --> gợi tình yêu, niềm tự hào ...
- Câu hỏi tự nhiên, giàu âm điệu, nhắn nhủ tâm tình. Đây cũng là dòng thơ xúc động sâu lắng nhất trong bài ca trực tiếp tác động vào tình cảm người đọc. Câu hỏi khẳng định nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của cha ông nhiều thế hệ, khêu gợi lòng biết ơn, niềm tự hào dân tộc
 H- Đọc bài 3
- Từ láy “quanh quanh” --> sự uốn lượn, khúc khuỷu, gập ghềnh xa xôi
- Sử dụng thành ngữ “non xanh nước biếc”, so sánh “như tranh hoạ đồ”
--> cảnh sắc thiên nhiên sông núi tráng lệ, hùng vĩ, hữu tình, nên thơ gợi lên trong lòng người đọc niềm tự hoà về giang sơn gấm vóc, về quê hương xinh đẹp, mến yêu
- Ai - đại từ phiếm chỉ hàm chứa nhiều nghĩa, có thể là số ít, số nhiều hướng tới những người chưa quen biết. Bài ca dao kết thúc ở câu lục với dấu chấm lửng là một hiện tượng độc đáo ít thấy trong ca dao, là lời chào mời chân tình, như một tiếng lòng vẫy gọi
H- Đọc bài ca dao
- Dòng thơ kéo dài 12 tiếng gợi sự dài rộng, to lớn, mênh mông của cánh đồng. Điệp từ, đảo ngữ và đối xứng được sử dụng rất hay tạo cảm giác choáng ngợp trước sự trải dài của cánh đồng.
- Hình ảnh thiếu nữ trẻ trung, xinh tươi, đầy sức sống, làm chủ tự nhiên, làm chủ cuộc đời, rất đáng yêu --> một sự hài hoà tuyệt đẹp giữa cảnh và người. Cảnh làm nền cho con người xuất hiện, cảnh lại thêm đẹp, thắm tình người.
==> Đó cũng là một trong những tình cảm đẹp nhất, thiết tha nhất của nd ta được nói thật hay trong ca
H- Đọc ghi nhớ
Học sinh tự bộc lộ:BT1
HS tự bộc lộ 2 SGK 
- Đọc thêm
Nội dung 
I.Đọc và tìm hiểu văn bản.
1. Đọc
2. Chú thích :
Bài 1
- Lời hát đối đáp của những chàng trai – cô gái nói về những cảnh đẹp trên đất nước ta
--> tình yêu quê hương đậm đà
Bài 2
- Niềm sung sướng tự hào của nhân dân ta trước những cảnh đẹp của Thăng Long
Bài 3
- Ca ngợi cảnh đẹp trên đường vào xứ Huế
--> thể hiện tình yêu, lòng tự hào, ý tình kết bạn tinh tế và sâu sắc
Bài 4
- Vẻ đẹp trù phú, mênh mông của cánh đồng lúa
- Bức tranh đẹp và đầy sức sống ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động
* Ghi nhớ :Sgk
III. Luyện tập
- BT1
- BT2 SGK
IV. củng cố:
? Vai trò của những địa danh trong chùm ca dao- dân ca nói về tình cảm quê hương đất nước như thế nào? Đọc thêm những câu, bài về đề tài này?
V. HDVN:
- Học thuộc thơ, ghi nhớ
- Soạn bài Những câu hát than thân
E. Rút kinh nghiệm:
.....
..
..
..
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docT10.doc